NHỮNG THẮC MẮC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP MỘT TẬP

Một phần của tài liệu Bài điều kiện môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học (Trang 52 - 61)

TIẾNG VIỆT LỚP MỘT TẬP 1

Dưới đây là một thắc mắc của em trong việc dạy học Tiếng Việt lớp Một tập 1 và chính nhờ môn học Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đã giúp em giải quyết những thắc mắc này.

Câu 1: Vì sao ở 2 bài đầu, sách giáo khoa TV lớp 1 bố trí bài dạy nguyên âm e trước, bài dạy phụ âm b sau?

Trong dạy học Học vần ở bộ môn Tiếng Việt, sách giáo khoa đi theo định hướng, lấy tiếng làm đơn vị cơ bản trong dạy dạy học. Do đó, học sinh được làm quen với tiếng ngay từ bài đầu tiên.

Trong chương trình SGK cũ, HS cũng được học nguyên âm o ngay từ bài đầu tiên. Thực chất, việc dạy các nguyên âm o hay e trước đều nhằm mục đích giới thiệu để học sinh làm quen với một tiếng tối giản.

Câu 2: Vì sao các chữ ă, â không được giới thiệu trong phần âm và chữ (các bài giới thiệu vần có 1 âm)?

những tiếng chứa vần chỉ có 1 âm (những vần này không có âm cuối)

Tuy nhiên, các chữ ă, â là sự thể hiện của các nguyên âm ngắn. Nguyên âm ngắn chỉ xuất hiện trong âm tiết có âm cuối.

Chính vì vậy, không thể giới thiệu ă, â trong các bài học về vần không có âm cuối, mà phải đợi tới những bài học về vần có âm cuối. Trong SGK, chữ â được giới thiệu ở bài 36 với vần ây; còn chữ ă được giới thiệu ở bài 45 với vần ăn.

Câu 3: Dạy HS đánh vần theo cách nào dưới đây:

Cách 1: Đọc và ghép lần lượt từng chữ cái từ trái qua phải Ví dụ: từ sống: sờ - ô – sô – ngờ - song – sắc - sống

Cách 2:

Ví dụ: từ sống : (ô – ngờ - ông) – sờ - ông – sông – sắc – sống

Âm tiết TV có cấu trúc hai bậc, vì vậy, ta nên dạy HS đánh vần theo cách 2 cho phù hợp với trực cảm về vần của người Việt bản ngữ. Theo cách đánh vần này, học sinh chỉ cần học một vần là có thể biết đọc những tiếng chứa vần đó. SGK hiện nay cũng hướng tới cách dạy này, ở mỗi bài các em được làm quen với những vần mới và các từ, câu ứng dụng chứa vần đó. Do vậy các em mau biết đọc, thời gian học chữ được rút ngắn.

Còn về vấn đề đọc: ô – ngờ - ông – sờ - ông – sông – sắc – sống Hay: sờ - ông – sông – sắc – sống

Thì hiện nay, theo chương trình, HS được học theo cách đọc từ Phụ âm đầu – vần – dấu thanh. Nếu như theo cách đọc cũ, HS được đọc lại các chữ ghi

âm trong vần, điều này giúp các em một lần nữa “ôn” lại các chữ đã học. Nhưng nếu đọc theo phương pháp hiện nay, các em sẽ “ghi âm” vần và đọc từ một cách nhanh chóng hơn.

Câu 4: Tại sao khi dạy Học vần phải đặc biệt chú ý tới trực quan và phương pháp sử dụng trò chơi học tập?

Thứ nhất, do nhận thức của trẻ thiên về trực quan, tư duy trừu tượng chưa phát triển nên việc sử dụng phương pháp trực quan trong các giờ Học vần có tác dụng tích cực đối với việc hình thanh các kĩ năng lời nói của học sinh. Phương pháp trực quan giúp các em nắm được nội dung bài học một cách dễ đàn, cụ thể, vừa sức.

Phương tiện trực quan có thể là vật thật, tranh vẽ, mô hình để giới thiệu từ chứa tiếng có âm-vần mới học hoặc tìm hiểu nội dung bài đọc TV. Hay GV có thể sử dụng bộ chữ thực hành TV, các băng giấy, thẻ từ chép sẵn nội dung học tập khi luyện đọc từ ngữ ứng dụng. Đôi khi, cũng có thể là chữ viết mẫu hoặc các thao rác của thầy cô giáo khi hướng dẫn HS viết vào bảng con hay viết vào vở.

Thứ hai, khả năng tập trung chú ý của HSTH chưa cao, đồng thời, do đặc trưng tâm lí lứa tuổi, HS lớp 1 đăc biệt hào hứng với các trò chơi. Trò chơi học tập là con đường tốt dẫn HS đến những kĩ năng lời nói cần luyện tập một cách tự giác và hào hứng.

GV có thể tổ chức cho HS chơi sau khi học bài mới (kết hợp luyện tập) hoặc sau khi luyện tập. Tùy theo bài học và mục đích mà tổ chức hoạt động chơi của HS một cách linh hoạt. Trong quá trình chơi, các em có thể sử dụng đồ dùng dạy học, lời nói hay thao tác của thân thể… dể chơi một số trò chơi như đo chữ, thi tìm đúng, nhanh âm – vần vừa học, thi ghép vần, hái hoa dân chủ,

bốc thăm….

Câu 5: Quy trình dạy học cho các bài dạy Làm quen với chữ cái

Tiết 1:

I. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc được âm, thanh, viết được chữ, dấu của bài kế trước - HS nhận biết và tìm được các tiếng, từ có âm, thanh vừa học II. Dạy học bài mới

1) Giới thiệu bài

GV dựa vào tranh trong SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu chữ hoặc dấu thanh mới

2) Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới a/ Nhận diện chữ/ dấu thanh mới

- GV hướng dẫn HS nhận dạng (phân tích) chữ/ dấu thanh mới - HS tập phát âm âm mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b/ Ghép chữ và phát âm

HS sử dụng bộ chữ thực hành tiếng Việt để ghép các chữ cái hành chữ ghi tiếng, đọc to những tiếng vừa ghép được

c/ Tập tô chữ trên bảng con

GV hướng dẫn quy trình tô chữ, sau đó tô mẫu để hs tập tô chữ hoặc dấu thanh mới trên bảng con/ trên giấy.

Tiết 2

3) Luyện tập

a/ Luyện đọc âm mới

HS luyện đọc theo nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp; tập tô một số chữ trong vở tập viết

b/ Luyện tô chữ vào vở

- GV hướng dẫn cách tô chữ vào vở

- HS tập tô theo nét chữ mới học trong vở Tập Viết, tập 1 c/ Luyện nghe – nói

Ở các bài Làm quen, nội dung luyện nghe – nói chủ yếu dựa vào tranh, do vậy, tương đối tự do, không gò bó trong các âm, thanh vừa học

- Chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc theo

- Hướng dẫn HS tìm tiếng có âm/ thanh mới học - Dặn dò học sinh học và làm bài tập về nhà.

Câu 6: Quy trình dạy học cho các bài dạy Làm quen với chữ cái

Tiết 1

I. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần, đọc, viết được tiếng/ từ ứng dụng; đọc được câu ứng dụng của bài kế trước.

II. Dạy học bài mới 1) Giới thiệu bài

GV dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh, ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị để giới thiệu chữ ghi âm/ vần mới; cũng có thể giới thiệu trức tiếp âm, vần mới.

2) Học âm, vần mới a/ Nhận diện

- GV gắn chữ ghi âm/ vần mới lên bảng và đọc mẫu, HS đọc theo mẫu. - HS phân tích cấu tạo vần mới

b/ Đánh vần, đọc tiếng, từ khóa (tiếng, từ mới) - GV chỉ tranh minh họa để HS tìm tiếng khóa - GV viết chữ ghi tiếng khóa trên bảng

- GV chỉ chữ ghi âm và chữ ghi vần để HS đánh vần tiếng khóa - HS nhận diện âm/ vần mới trong tiếng khóa

- GV đọc mẫu tiếng khóa, HS đọc theo 3) Tập đọc từ ngữ ứng dụng

- GV gắn từ ngữ ứng dụng lên bảng. HS đọc thầm và tìm trong từ ngữ ứng dụng các tiếng chứa âm/ vần vừa học

- GV đọc mẫu, HS luyện đọc từ ngữ ứng dụng 4) Tập viết trên bảng con

- GV gắn chữ mới lên bảng, hướng dẫn HS phân tích cấu tạo chữ mới - GV hướng dẫn quy trình viết, viết mẫu trên bảng lớp

- HS tập viết trên bảng con Tiết 2

5) Luyện đọc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Đọc chữ ghi vần/ tiếng/ từ ngữ

GV chỉ bằng để HS đọc lại các âm, vần, tiếng khóa, từ khóa, từ ngữ ứng dụng đã học ở tiết 1.

b/ Đọc bài ứng dụng

dụng.

- GV viết hoặc gắn lên bảng bài đọc ứng dụng.

- HS đọc thầm, tìm trong bài đọc ứng dụng tiếng chứa các vần/âm đã học - GV đọc mẫu bài đọc ứng dụng

- HS luyện đọc theo mẫu 6) Luyện viết vào vở

HS luyện viết vào vở theo yêu cầu của GV 7) Luyện nghe – nói

- HS xem tranh ảnh cho chủ đề luyện nghe – nói

- GV dựa vào chủ đề trong tranh, nêu câu hỏi để HS luyện nói theo chủ đề bài học.

III.Củng cố, dặn dò

- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo - HS viết chữ ghi âm/ vần/ tiếng mới trên bảng - GV dặn HS học bài và làm bài tập về nhà.

Câu 7: Cách sử dụng tranh, ảnh, mô hình, vật thật trong dạy Học vần

1) Sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật để giải nghĩa từ - Ví dụ: Bài 9 : o – b

Sau khi hướng dẫn học âm/ tiếng/ từ mới, GV giới thiệu ảnh “con bò” để HS tái hiện hình ảnh con vật (nếu chưa biết). GV có thể nói thêm đôi nét sơ lược: con bò thường ăn cỏ, đươc nuôi lấy thịt hay dùng sức kéo.

- Ví dụ: Bài 40 : iu – êu

Để giảng từ “cái phễu”, GV đưa ra cái phễu và hỏi: Cái phễu dùng để làm gì? HS trả lời: Cái phễu dùng để rót nước vào chai cho khỏi bị đổ ra ngoài.

Sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật khi giải nghĩa từ giúp HS mường tượng ra sự vật hay hoạt động được nói đến trong từ khóa, từ ứng dụng, hiểu đúng hơn về sự vật, hoạt động.

2) Sử dụng tranh ảnh để minh họa câu ứng dụng - Ví dụ: Bài 40 : iu – êu

GV treo tranh “vườn cây nhà bà” và nói: Đây là bức tranh nói về vườn cây nhà bà, các em hãy quan sát tranh và cho cô biết: Quả của các cây trông vườn nhà bà như thế nào? HS trả lời: Quả của các cây trong vườn nhà bà đều rất nhiều quả. GV chỉ tranh nói: Các cây trong vườn nhà bà đều sai trĩu quả và giảng thêm: Sai trĩu quả là cây rất nhiều quả đến nỗi trĩu cả cành xuống.

Sử dụng tranh ảnh khi học câu ứng dụng giúp HS hiểu thêm về nội dung câu ứng dụng.

3) Sử dụng tranh ảnh để giúp HS tái hiện phần Luyện nói - Ví dụ: Bài 33: ôi – ơi

Khi dạy chủ đề luyện nói “Lễ hội”, GV có thể tiến hành như sau:

+ GV yêu cầu HS đọc chủ đề luyện nói trong SGK (lễ hội) và tìm tiếng chứa vần ôi (hội)

+ Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, sau đó treo tranh minh họa: Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), Hội Lim (Bắc Ninh), Hội chọi trâu (Hải Phòng), Hội đua voi (Tây Nguyên). Để giới thiệu thêm nội dung có thể mở rộng về chủ đề luyện nói (một vài cảnh lễ hội ở các vùng khác nhau).

+ Gợi mở bằng câu hỏi đẻ HS luyện nói theo chủ đề. + Nhận xét kết quả luyện nói của HS

Sử dụng tranh ảnh giúp HS mở rộng thêm hiểu biết về chủ đề cần luyện nói, góp phần hứng thú học tập của HS.

- Khi sử dụng tranh ảnh để hướng dẫn HS trong giờ luyện nói, cần chú ý: + Nắm vững nội dung, yêu cầu luyện nói trong giờ học vần

+ Lựa chọn và sử dụng hình ảnh minh họa đúng mục đích, đúng yêu cầu, nêu bật nội dung chủ đề luyện nói.

4) Sử dụng tranh ảnh trong phần Kể chuyện (tiết ôn tập) - Ví dụ: dạy kể chuyện Hổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ HS mở SGK, đọc tên nhân vật trong câu chuyện: Hổ

+ GV gợi mở: Câu chuyện hôm nay nói về hai nhân vật là Mèo và Hổ. Nội dung câu chuyện cho thấy Hổ là con vật như thế nào, các em hãy chú ý lắng nghe.

+ GV kể chuyện 2 lần, kết hợp tranh minh họa

trí tưởng tượng của các em. Dựa theo tranh, các em hình dung ra không gian, thời gian câu chuyện, sắp xếp các ý câu chuyện, nội dung để kể lại.

Câu 8: Các hình thức trò chơi thường được sử dụng trong giờ Học vần?

1) Loại 1: Trò chơi tô chữ trên tranh

- Mục đích: Nhận dạng được chữ ghi âm, ghi vần mới, đọc tiếng có âm/ vần mới.

- Cách chơi: Một/ một nhóm gồm 2 em dùng bút chì màu tô vào chữ có âm hoặc vần mới học; sau khi tô HS phải nói rõ ô chữ ở hình vẽ nào (gọi tên con vật, đồ vật, người trong hình vẽ) có chữ ghi âm / vần mới. Nên có cả hình ảnh không có chữ ghi âm/ vần mới để học sinh lựa chọn. Ghi tên gọi dưới mỗi hình, kẻ khung cho từng chữ ghi mỗi tên gọi. Chụp các hình này vào một trang giấy rồi nhân bản cho mỗi học sinh hoặc một nhóm một bản để chơi.

Minh hoạ bài 12: i – a

ong lá bà cá

quả bí con khỉ con mèo gói mì

Nên dùng trò chơi này ở

2) Loại 2: Trò chơi thi ghép vần, tiếng, từ

- Mục đích: Nhớ mặt chữ ghi vần mới, ghép vần mới với phụ âm đầu và thanh để tạo tiếng mới; đọc trơn

- Cách chơi: Tôi tổ chức cho học sinh chơi ghép vần, tiếng từ, theo nội dung bài học, chú ý dẫn dắt, mở rộng vốn từ và vốn hiểu biết của học sinh.

- Ví dụ: Bài 42 on – an

Sau khi học xong bài giáo viên cho học sinh ghép tiếng ngoài bài có chứa vần on, vần an theo hai dãy ( dãy 1 ghép tiếng chứa vần on, dãy 2,3 ghép tiếng chứa vần an) vào bảng gài. Học sinh ghép xong, giáo viên yêu cầu học sinh giơ bảng hỏi thêm để từng em nêu rõ tiếng tìm được có trong từ (hoặc cụm từ) nào, như: màn (cái màn), than (than đá), đan (đan lưới), gan (gan dạ), tan (tan học), bán (bán hàng)...Tổ nào ghép được nhiều từ đúng và hay sẽ là tổ chiến thắng.

Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học âm, vần mới ở cuối tiết 2.

3) Loại 3: Trò chơi hái hoa

- Mục đích: Luyện nhẩm đánh vần nhanh để đọc trơn cả tiếng, cả từ, dùng từ đã học để tạo từ ngữ hoặc câu ngắn.

- Cách chơi: Học sinh tự chọn cho mình một bông hoa giấy gắn trên cành rồi tự giơ bông hoa ra đọc từ ghi ở mặt giấy phía trong. Đọc xong học sinh phải nói một cụm từ hoặc một câu trong đó có các từ đã học.

- Chuẩn bị và tổ chức: Cắt khoảng 10 đến 20 bông hoa giấy gắn vào một cành cây, trên mỗi bông hoa ghi một từ có âm hoặc vần mới học. Sau khi học sinh hái một bông hoa thì cần đổi vị trí gắn bông hoa đó.

- Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học âm, vần mới và các bài ôn tập.

4) Loại 4: Trò chơi nhìn ra xung quanh

- Mục đích: Luyên nhớ vần mới, tìm nhanh các tiếng có vần mới, đọc và viết các tiếng, từ đó.

- Cách chơi: Học sinh quan sát trong không gian lớp học xem có đồ vật nào, người nào, chữ viết nào trên tường, trên bảng có từ chứa vần mới học. Viết

những từ tìm được lên bảng phụ của nhóm rồi đọc các từ này cho cả lớp cùng nghe kết hợp với việc chỉ vật hoặc người mà từ đó gọi tên. Ai tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng.

- Chuẩn bị và tổ chức: Bố trí nhiều vật, tranh ảnh, hình vẽ những người và vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài điều kiện môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học (Trang 52 - 61)