Giáo viên cần chú ý luyện cho học sinh cách trả lời mạch lạc.

Một phần của tài liệu Bài điều kiện môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học (Trang 64 - 69)

Câu 11: Để tổ chức dạy đọc thành tiếng, GV phải có những kĩ năng gì?

Để luyện theo mẫu, GV phải có kĩ năng: biết làm mẫu, biết quan sát cách đọc của HS, biết tái hiện lời đọc của HS trong thế đối chiếu với lời đọc mẫu, biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu

Câu 12: Để hình thành kĩ năng biết làm mẫu, GV cần chú ý điều gì?

Để hình thành kĩ năng biết làm mẫu, GV cần chú ý:

* Phải có ý thức điều chỉnh, trau chuốt giọng đọc của mình VD: GV bị lỗi phát âm l/n phải có ý thức sửa

* GV nên sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình để quan sát cách đọc của mình , phát hiện ra các nhược điểm từ đó có biện pháp tự điều chỉnh, sửa chữa; đồng thời cũng dự tính được các lỗi HS sẽ mắc phải

* GV phải làm chủ âm thanh giọng đọc của mình, phải đọc đủ lớn . Nếu GV đọc nhỏ thì HS ở những bàn cuối không nghe rõ. Ngoài ra, GV phải làm chủ ngữ điệu, tốc độ, cường độ, cao độ để đọc diễn cảm; đặc biệt GV cần chú ý tạo ra mẫu đọc thành tiếng không đổi

Câu 13: Để có kĩ năng biết tái hiện lời đọc của HS trong thế đối chiếu với lời đọc mẫu, GV cần chú ý điều gì?

GV phải tạo điều kiện cho HS tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan. GV phải có khả năng “bắt chước “cách đọc sai của HS và đọc mẫu đúng đẻ từ đó HS so sánh sửa lỗi.

Nhưng GV chỉ nên áp dụng biện pháp này trong trường hợp HS không nhận ra lỗi đọc sai của mình để tránh tạo ra sự tự ái cho các em và khi mô phỏng như thế cần thể hiện thái độ chân thành : Cô muốn giúp cho các con đọc đúng/ hay hơn

Câu 14: Khi tổ chức cho HS luyện đọc to, GV cần làm những gì?

Trường hợp HS đọc nhỏ, GV không nên đến gần để nghe cho rõ,làm như thế thì GV không thể giúp HS tiến bộ. Trong trường hợp này, GV cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn xa nhất trong lướp nghe rõ mới thôi

GV cần biết được lí do tại sao các em đọc nhỏ. Nếu do HS thiếu tự tin thì GV cần động viên, khuyến khích, tạo cho các em sự tự tin. Nếu do HS không biết làm thế nào để đọc to , GV cần hướng dẫn HS cách nâng giọng cao hơn để đọc được to hơn. Nếu vì HS không biết cách lấy hơi thì GV luyện cho HS thở sâu và lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc

Trường hợp HS đọc quá to do nhầm tưởng rằng đọc càng to càng tốt ,GV cần điều chỉnh để các em đọc nhỏ lại

GV cần đọc mẫu thật chuẩn để HS nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải.

Câu 15: Những điều kiện chuẩn bị cho việc dạy học tập viết là gì?

1) Những điều kiện về cơ sở vật chất

- Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh:

Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Phòng học phải có đủ ánh sáng cho mọi HS ngồi học theo quy định của vệ sinh học đường. Cần chú ý không để ánh sáng của bóng đèn làm bóng bảng lớp, HS không nhìn được chữ viết trên bảng.

- Đồ dùng học tập của học sinh:

+ Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua cho các em những quyển vở có đường kẻ tin đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực. Được sự ủng hộ từ phía nhà trường, có vở của nhà trường được sản xuất với chất lượng cao, giấy không bị thấm mực. Đối với vở tập viết có nhãn vở, có tờ lót tay khi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy trong mùa hè, mùa thu.

+ Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 vẫn là tối ưu nhất. Có nhiều học sinh được bố mẹ mua cho bảng làm chất liệu mica màu trắng, dùng bút dạ viết bảng. Dùng loại bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh viết không chủ động, mực ra đậm nhạt không đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh. Hơn nữa, do bút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ.

+ Không cho HS dùng phấn quá cứng hoặc phấn kém chất lượng, vì dùng loại phấn này các em viết sẽ rất vất vả mà chữ viết không đẹp. Khăn lau bảng cần sạch sẽ, có độ ẩm, độ dày thích hợp để HS dễ cầm và xóa bảng.

cầu chung là ngòi bút phải gọn nét, không thanh quá, không đậm quá, mực xuống đều, kích thước tương ứng với tay HS.

2) Tư thế ngồi viết

- Khi ngồi viết, HS phải ngồi ngay ngắn, lung thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25 đến 30 cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào giữ mép vở để vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn.

- Khi viết, HS cầm bút và điều khiển bút viết bằng ba ngon tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên của đầu thân bút, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Khi viết, cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.

Câu 16: Kĩ năng viết chữ của HSTH được hình thành qua những giai đoạn nào?

- Kĩ năng viết chữ của HS được hình thành ở hai giai đoạn + Xây dựng biểu tượng về chữ viết

+ Điều khiển vận động viết chữ theo quy trình

- Trước tiên cần xây dựng cho HS biểu tượng về chữ viết như bao gồm các nét nào (các nét cơ bản) cũng như mối liên hệ với những chữ đã viết trước đó (nếu có), chiều cao và chiều rộng của chữ là bao nhiêu. Sau đó điều khiển vận động viết chữ theo quy trình. Xác định điểm đặt bút, cách rê bút và đưa nét. - Ví dụ:

Chữ cái a

+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị (2 ô vuông), bề ngang ở chỗ rộng nhất là 1,23 đơn vị (2,5 ô)

+ Cách viết: Đầu tiên viết nét cong kín như chữ a sao cho phía bên phải của nét này chạm vào đường kẻ dọc 3. Tiếp theo, từ giao điểm của

đường ngang 3 và dọc 3 (vị trí 2) đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc ngược (móc phải). Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường kẻ ngang 2.

Chữ cái ă

+ Cấu tạo: Chữ ă là chữ a có thêm nét cong nhỏ ở trên

+ Cách viết: Đầu tiên viết chữ a, sau đó viết nét cong nhỏ hình cung phía trên. Điểm đặt bút nằm trên đường kẻ dọc 2 và trung điểm của đường ngang 3 và 4, viết nét cong xuống rồi lượn lên. Đáy nét cong không chạm vào đầu chữ a.

Chữ cái b

+ Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất 1,25 đơn vị. Chữ b gồm nét khuyết trên và một nét thắt nhỏ.

+ Cách viết: Viết nét khuyết trên như chữ l. Viết nét thắt nhỏ ở dưới dòng kẻ ngang 3.

Câu 17: Trình bày những điều cần hướng dẫn HS khi viết ứng dụng trong tiết Tập viết

- Trong quá trình dạy HS tâp viết ứng dụng các chữ ghi vần, ghi tiếng chứa các âm và thanh đã học, GV thường hướng dẫn các em về kĩ thuật nối chữ (nối nét), viết liền mạch và đặt dấu thanh để vừa đảm bảo yêu cầu liên kết các chữ cái, tạo vẻ đẹp của chữ viết, vừa nâng dần tốc độ viết chữ, phục vụ cho kĩ năng viết chính tả hoặc ghi chép thông thường. Căn cứ vào nội dung dạy học và yêu cầu cần đạt về phân môn Tập viết ở từng lớp, GV hướng dẫn HS từng bước làm quen và thực hiện được các kĩ thuật nối chữ, viết liền mạch và đặt dấu thanh để trau dồi kĩ năng viết chữ ngày càng thành thạo.

- Cho HS phân biệt các trường hợp nối chữ:

+ Nét móc của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái, ví dụ: a-n = an, i-m = im, a-i = ai, t-ư = tư….

+ Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau, ví dụ e-n = en, c-ư = cư, ơ-n = ơn, o-i = oi….

ví dụ: a-c = ac, h-o = ho, g-a = ga, y-ê = yê….

+ Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau, ví dụ o-e = oe, o- a = oa, x-o = xo, ….

Một phần của tài liệu Bài điều kiện môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w