1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Soạn và dạy bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện theo phương pháp dạy học tích cực_sinh học 8

20 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 125 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : "SOẠN VÀ DẠY BÀI PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC" A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học đối với các cấp học nói chung, hay việc đổi mới phương pháp dạy đối với môn sinh học nói riêng, người giáo viên phải tuân thủ theo nguyên tắc“ thầy thiết kế, trò thi công” hay nói cách khác “ thầy tổ chức trò hoạt động”. Phải làm sao cho mỗi tiết học trên lớp trở thành 45 phút say sưa, sôi nổi, hào hứng, chứa chan niềm hi vọng và niềm tin của những người khám phá và làm chủ tri thức. Trong tiết học đó, học sinh phải phát huy cao độ tính tích cực vốn có của mình, được bộc lộ mọi năng lực của bản thân và được khẳng định mình trong các hoạt động của nhóm, hoạt động tập thể. Bằng suy nghĩ tích cực, học sinh có thể tìm tòi, khám phá các kiến thức sinh học, rồi sử dụng chính các kiến thức đó thành công cụ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm , kiến thức môn sinh học được chia thành nhiều dạng khác nhau như : khái niệm sinh học, quá trình sinh học, quy luật sinh học… do đó việc giảng dạy các loại kiến thức sinh học có những phương pháp đặc thù riêng. Trong một tiết học không chỉ có một dạng kiến thức mà có thể tổ hợp của nhiều dạng kiến thức khác nhau, đối tượng học sinh ở các lớp cũng có sự khác nhau. Trong chương trình sinh học lớp 8 có nhiều tiết học nội dung kiến thức tương đối dài, khó và có nhiều dạng kiến thức. Do vậy trong một tiết học giáo viên vừa phải đảm bảo việc truyền đạt hết nội dung kiến thức, vừa phải đảm bảo phương pháp truyền đạt mang tích tích cực nhưng phải đạt hiệu quả cao. Việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài , phù hợp với đối tượng học sinh và sự phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học với nhau một cách nhuần nhuyễn là một vấn đề rất quan trọng. Đó cũng là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Điều đó đã thôi thúc tôi đi nghiên cứu đề tài “ Soạn và dạy bài : phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện theo phương pháp dạy học tích cực” II. Phạm vi đối, tượng nghiên cứu, thời gian thực hiện 1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Được thực hiện trong một lớp học - Học sinh lớp 8 trường THCS Diễn Bích 2. Thời gian tiến hành: - Tiến hành thử nghiệm trong năm học 2010-2011, 2011-2012 B. PHẦN NỘI DUNG I. Nhận thức cũ và thực trạng cũ Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện là một bài vừa dài, lại vừa khó, kiến thức được trình bày dưới dạng kênh chữ và kênh hình. Mục tiêu của bài học này là học sinh phải: phân biệt được phản xạ không điều kiện về khái niệm và tính chất, nêu được ý nghĩa của phản xạ có điều kiện trong đời sống, trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ, nêu được các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện. Trong những năm qua, từ việc thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, nhất là những giáo vên chưa có kinh nghiệm, chưa tiếp thu được các phương pháp dạy theo sách giáo khoa mới và phương pháp dạy học tích cực nên rất lúng túng khi khi dạy bài nay, do đó khi dạy bài này thường mắc phải một số hạn chế sau: - Một bộ phận giáo viên khi lên lớp nghiên cứu bài chưa kỹ, do vậy không hiểu hết ý đồ của của người viết sách giáo khoa nên họ chưa hiểu sâu, cặn kẽ về kiến thức. Từ đó việc dẫn dắt, hình thành kiến thức bài học cho học sinh đôi khi còn thiếu tính hệ thống. Khai thác chưa đúng mức các thông tin ở kênh chữ và kênh hình, nên bài dạy có những biểu hiện như: + Thiếu chặt chẽ, có tính áp đặt. + Dàn trải, ghi nhiều. + Thiếu khắc sâu kiến thức, đồng thời đi kèm với nó là thiếu sự củng cố và mở rộng kiến thức cấn thiết cho học sinh. + Thiếu sự liên hệ thực tế - Giáo viên không đặt bài học trong mối quan hệ với bài trước nên bài học thiếu tính hệ thống và khó hiểu - Việc hướng dẫn của giáo viên chưa rõ ràng, do đó học sinh chưa được định hướng đúng khi khai thác thông tin. Mặt khác hệ thống câu hỏi dẫn dắt có khi chưa được chọn lọc, thiếu câu hỏi gợi mở từ những câu lệnh của sách giáo khoa, diễn đạt câu hỏi không thoát ý. Làm cho học sinh khó hiểu ít tham gia xây dựng bài và tiết học nặng nề. - Khâu kiểm tra đánh giá vừa ôm đồm vừa phiến diện. - Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh việc chuẩn bị bài ở nhà, cũng như cách học bộ môn. Từ những hạn chế trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau để khắc phục và hạn chế các tồn tại không chỉ áp dụng cho bài học này mà cả chương trình môn sinh học cấp trung học cơ sở. II. NHẬN THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP MỚI Để có một tiết dạy học đem lại hiệu quả cao thì giáo án là điều kiện cần thiết. Nếu giáo án được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo trước khi lên lớp thì nhất định cách dạy của thầy giáo sẽ chủ động, tự tin, linh hoạt và đạt chất lượng cao hơn. Vì vậy ở từng năm học, mỗi thầy cô giáo đều phải thực hiện nghiêm túc việc soạn giáo án theo quy định các bước lên lớp đã được phổ biến. Trong bài soạn cần chú ý những vấn đề sau: - Xác định mục tiêu của bài học: Mục tiêu của bài học phải xác định cho người học, cần cụ thể mức độ cần đạt được đối với chẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy của học sinh ở ba mức độ cụ thể là: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. - Xác định được những hoạt động trong quá trình dạy học, trong từng hoạt động cần làm rõ hoạt động nào của giáo viên và hoạt động nào của học sinh. Tương ứng với mỗi hoạt động thì giáo viên cần áp dụng phương pháp nào và dự kiến thời gian cho hoạt động . - Lựa chọn các kiến thức cơ bản, nâng cao và cập nhật theo một cấu trúc hợp lý không nhất thiết phải thực hiện tuần tự theo sách giáo khoa. - Lựa chọn các phương pháp và phương tiện gắn với từng nội dung cụ thể giúp học sinh chủ động khai thác tự chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức đặt ra. - Chuẩn bị nội dung bài giảng theo hệ thống câu hỏi dưới dạng các vấn đề mà giáo viên nêu ra. Để thiết kế câu hỏi giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu của bài học, ý đồ của người viết sách. Trong mỗi giáo án phải thể hiện được phương pháp rõ ràng phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh và làm nổi bật được hoạt động giữa thầy và trò. - Hướng dẫn học sinh học ở nhà , chuẩn bị bài học ở nhà. Đặc điểm của bài này là từ những kiến thức đã sẵn có, dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên để học sinh tự rút ra kết luận . Do vậy để bài học thành công thì bài học trước đó giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xem lại những nội dung kiến thức có liên quan đã học để phục vụ cho bài học. Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện là một dạng bài lí thuyết và được chia thành 3 phần. Trong đó mỗi phần có dạng kiến thức và nguồn cung cấp thông tin cho học sinh cũng khác nhau . Ở phần 1 đề cập tới kiến thức khái niệm, nguồn cung cấp thông tin dưới dạng kênh chữ. Để dạy phần này giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở nhằm huy động vốn kiến thức sẵn có của học sinh để hình thành khái niệm mới, cho học sinh xác định các ví dụ để khắc sâu kiến thức về khái niệm mới được hình thành. Ở phần hai đề cập tới kiến thức quá trình và nguồn cung cấp thông tin là kênh hình. Trong ba phần của bài học thì phần thứ hai là phần vừa dài lại có tính trừu tượng cao. Do đó giáo viên cần xâu chuỗi các kiến thức tạo ra những hoạt động chính, bao quát, tương thích với nội dung chương trình. Cuối cùng là việc tổng kết hình thành hình thành mảng kiến thức cần thu nhận. Để làm được điều này, giáo viên cần linh hoạt, biết phối hợp các hình thức dạy học, biết chớp thời cơ trong quá trình học sinh tìm được kiến thức đúng. Biết lắp ghép để có mạch kiến thức cần cho học sinh. Cần dự kiến các tình huống có thể xẩy ra trong các hoạt động, hoạt động nào giải quyết nhanh và hoạt động nào cần cho học sinh suy nghĩ trao đổi để có giải pháp cho kịp thời gian của tiết dạy. Giáo viên tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội từng vấn đề bằng cách: nêu vấn đề (dưới dạng những câu hỏi) dẫn dắt học sinh đi từng kiến thức đã học để giải quyết các đơn vị kiến thức mới. Trong quá trình giải quyết các đơn vị kiến thức mới giáo viên có thể gọi một vài học sinh trả lời một câu hỏi và nhất thiết phải có sự nhận xét, đánh giá sau mỗi câu trả lời của học sinh. Nếu học sinh trả lời đầy đủ giáo viên có thể nhân đó mà đặt thêm câu hỏi khác hoặc có thể nhận xét và tóm tắt một cách ngắn gọn nội dung trả lời. Giáo viên không nên thuyết trình dài dòng, không nên giành lấy quyền kết luận mà để cho học sinh tự kết luận, giáo viên chỉ bổ sung hay xác nhận. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có đều kiện là bài gần cuối của chương IX: “Thần kinh và giác quan” song lại liên quan rất mật thiết với các bài 6, chương I; bài 47 chương IX trong chương trình Sinh học lớp 8, do đó nếu giáo viên không chuẩn bị kỹ về kiến thức, không có phương pháp phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng học sinh hiểu bài một cách hời hợt, không thấy được bản chất, cơ sở khoa học của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện . Mục tiêu của bài này là : Sau khi học xong, học sinh hiểu và trình bày được khái niệm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Trình bày quá trình hình thành các phản xạ mới và kìm hãm phản xạ cũ. Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện, phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện và mối liên quan giữa hai loại phản xạ này. Trước khi vào bài mới, giáo viên dành khoảng 5 phút để kiểm tra kiến thức cũ và giới thiệu chương. Hỏi: Em hãy nhắc lại phản xạ là gì? Cung phản xạ là gì? Giáo viên tóm tắt nhấn mạnh về đường đi của luồng xung thần kinh trong một phản xạ , vai trò của cơ quan thụ cảm và trung ương thần kinh trong phản xạ và chuyển tiếp: “Phản xạ sẽ có những loại nào? Chúng được hình thành như thế nào? Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài: Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN Hoạt động 1: Hình thành khái niệm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. I-PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN: Thông thường ở phần này giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sách giao khoa phần I hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 52-1. “Các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” để từ đó làm cơ sở để học sinh rút ra khái niệm về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Như vậy ở đây chúng ta thấy một sự nghịch lí là học sinh chưa hề có kiến thức về phản xạ không điều kiện, cũng như phản xạ có điều kiện thì học sinh lấy cơ sơ nào để xác định trong các ví dụ về phản xạ ở bảng 52-1 thì ví dụ nào thuộc phản xạ không điều kiện, ví dụ nào thuộc phản xạ có điều kiện. Mặc khác con đường để hình thành khái niệm sinh học cho học sinh với cách dạy như trên là chưa đúng với phương pháp dạy khái niệm sinh học. Để hình thành được một khái niệm sinh học phải trải qua 5 bước cơ bản sau: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức + Bước 2: Quan sát vật thật, vật tượng hình .+ Bước 3: Phân tích dấu hiệu chung và bản chất của khái niệm + Bước 4 : Định nghĩa khái niệm + Bước 5: Đưa khái niệm vào hệ thống khái niệm đã học Tuy nhiên với dạng khái niệm trên thì ta chỉ cần thực hiện bước 2 ,bước 3 và bước 4. Mặt khác mục đích của việc xác định các ví dụ trong bảng 52-1 là để học sinh khắc sâu kiến thức về hai loại phản xạ này. Từ những tồn tại trên, tôi đã đầu tư suy nghĩ xây dựng cách dạy phần này như sau: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về phản xạ, thường thì học sinh chỉ nêu được các phản xạ không điều kiện còn phản xạ có điều kiện học sinh ít nêu do đó giáo viên nên gợi ý để học sinh nêu ví dụ như: khi có ai ở phía sau gọi đúng tên mình thì lúc đó ta có phản xạ gì hoặc khi thầy, cô giáo vào lớp thì học sinh có phản xạ gì, khi thầy giáo yêu cầu xác định phép tính: 1 + 1 thì ta sẽ được kết quả như thế nào và ghi các phản xạ đó trên bảng theo 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ ghi khoảng 3 hoặc 4 phản xạ. Nhóm thứ nhất là các phản xạ không điều kiện và nhóm thứ 2 là phản xạ có điều kiện. [...]... 1 Phản xạ không điều kiện không bền vững 2 Sự hình thành phản xạ có điều kiện phải có đường liên hệ tạm thời 3 Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có liên quan chặt chẽ với nhau 4 Nếu không được củng cố, phản xạ có điều kiện sẽ mất do ức chế tắt dần 5 Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới Câu 4: Hãy chọn câu trả lời đúng Những điều kiện. .. tranh và dạy theo gợi ý với hệ thống câu hỏi sau: Hỏi: Khi cho chó ăn vùng nào bị hưng phấn? Đây là phản xạ không điều kiện hay có điều kiện? Hỏi: Khi bật đèn thì trung khu nào bị kích thích? Đây là phản xạ không điều kiện hay có điều kiện? Hỏi: Phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn là phản không điều kiện hay có điều kiện? Hỏi: Bản chất của phản xạ có điều kiện là gì? Hỏi: Để thành lập phản xạ có điều kiện. .. chuyển mục 3 bằng cách đặt vấn đề: Vậy phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện chúng khác nhau ở điểm nào và có mối quan hệ gì? Hoạt động 3: Phân biệt các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện III.-SO SÁNH CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VỚI PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phân tích các ví dụ ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trình bày... nhóm 2 là các phản xạ có điều kiện Hỏi: phản xạ không điều kiện là gì? phản xạ có điều kiện là gì? (Phản xạ không điều kiện là những phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống các thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện) Giáo viên vừa hỏi vừa ghi khái niệm lên bảng và phát phiếu học tập cho học sinh làm bài tập 52-1 để... kết quả vào bảng phụ, yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung và giáo viên nhận xét bổ sung hoàn thành bảng Hỏi: Để thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn ở chó cần phải có phản xạ không điều kiện nào trước? Giáo viên nhận xét và bổ sung Hỏi: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có mối quan hệ với nhau như thế nào? Giáo viên nhận xét và ghi bảng: Phản xạ không điều kiện là cơ... Chó có phản xạ định hướng với ánh phản xạ có điều kiện đèn - Thức ăn: Phản xạ tiết nước bọt 2 Trong khi hình thành Bật đèn và cho ăn nhiều lần: ánh đèn trở thành tín phản xạ có điều kiện hiệu ăn uống 3 Sau khi thành lập Bật đèn chó tiết nước bọt Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ví dụ về thành lập phản xạ có điều kiện và ức chế có điều kiện qua một ví dụ tự chọn Hỏi: Thế nào là ức chế phản xạ có điều kiện? ... thành như thế nào ? muốn thành lập phản xạ có điều kiện cần có điều kiện gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ có điều kiện II-SỰ HÌNH THÀNH PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN Mục này trong SGK chia thành 2 phần nhỏ Phần 1 hình thành phản xạ có điều kiện, phần 2 ức chế phản xạ có điều kiện Ở phần 1 kiến thức của bài chứa đựng trong kênh hình từ hình 52-1→52-3, do đó khi dạy thì giáo viên sẽ khai thác kênh... luồng xung thần kinh trong phản xạ ? Hỏi: Phản có điều kiện được hình thành khi nào? Nhờ vào đâu? Giáo viên nhận xét câu trả lời và nhấn mạnh đây chính là bản chất của phản xạ có điều kiện và ghi bảng theo sơ đồ sau: Bản chất của phản xạ có điều kiện : quá trình học tập và rèn luyện→ Hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng vỏ não với nhau→ Phản xạ có điều kiện mới được thành lập Giáo...Hỏi: Các phản xạ trong nhóm 1 có điểm gì giống nhau ? Các phản xạ thuộc nhóm 2 có điểm gì giống nhau? ( Các phản xạ trong nhóm 1 giống nhau là sinh ra đã có, không cần phải học tập Các phản xạ trong nhóm 2 giống nhau là được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện) Giáo viên giới thiệu các phản xạ trong nhóm 1 là các phản xạ không điều kiện còn các phản xạ trong... sự thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn thì thức ăn là kích thích không điều kiện còn ánh đèn là kích thích có điều kiện Hỏi: Để thành lập được phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn thì cần có điều kiện gì? Hỏi: Để thành lập một phản xạ có điều kiện cần trải qua những bước nào? Các bước hình thành: Bước 1 Xác định phản xạ muốn thành lập Bước 2 Tìm một kích thích tự nhiên có hiệu quả . Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN Hoạt động 1: Hình thành khái niệm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. I-PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU. học của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện . Mục tiêu của bài này là : Sau khi học xong, học sinh hiểu và trình bày được khái niệm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. . các phản xạ trong nhóm 1 là các phản xạ không điều kiện còn các phản xạ trong nhóm 2 là các phản xạ có điều kiện. Hỏi: phản xạ không điều kiện là gì? phản xạ có điều kiện là gì? (Phản xạ không

Ngày đăng: 14/04/2015, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w