Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng Sông Đà 2

110 877 0
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng Sông Đà 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B LỜI NÓI ĐẦU Trong một vài năm gần đây hoạt động đấu thầu xây lắp đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các công trình trọng điểm của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng với quy mô lớn trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Cùng với quá trình đó, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang từng bước tiếp cận dần với các hình thức kinh nghiệm mới, với thực tiễn về kỹ thuật kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ chỉ tiến hành một vài năm trở lại đây và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Cùng với điều này, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp Công ty xây dựng Sông Đà II cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc như trên. Qua thời gian thực tập tại Công ty Sông Đà II kết hợp với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu” với mong muốn góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên. Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương chính sau: 1 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động đấu thầu Chương II: Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng Sông Đà II Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng Sông Đà II Vì trình độ và thời gian có hạn, luận văn này khó có thể tránh được những thiếu sót em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cũng như các cán bộ Công ty xây dựng Sông Đà II để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Qua bài viết này cho phép em gửi lời cảm ơn tới các cô chú trong phòng KTKH - Công ty xây dựng Sông Đà II - Tổng công ty xây dựng Sông Đà, chú Nguyễn Văn Sinh Thạc sỹ- Phó giám đốc công ty xây dựng Sông Đà II, chú Nguyễn Trọng Hiến trưởng phòng KTKH và đặc biệt là cô giáo T.S Đoàn Thị Thu Hà -Khoa khoa học quản lý-Trường ĐHKTQD đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp. 2 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1. Khái niệm đấu thầu nói chung Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. • "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. • "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 3 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B 2. Khái niệm về đấu thầu xây dựng Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng. 3. Ý nghĩa của công tác đấu thầu Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà, ngày càng có nhiều các dự án đầu tư và xây dựng trong nước cũng như đầu tư nước ngoài. Các công trình đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và giá cả. Vì vậy, câu hỏi đặt ra với các chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong chu trình của dự án ? Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định, đấu thầu là phương pháp có hiệu quả cao nhất thực hiện mục tiêu này, đảm bảo cho sự thành công của chủ đầu tư. Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu. 4. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng 4.1. Đối với các nhà thầu - Đối với nhà thầu xây dựng, thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của nhà thầu trên thương trường, thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong thi công và quản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật vững tay nghề, máy móc thiết bị thi công được tăng cường. 4 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B - Hoạt động đấu thầu được tổ chức theo nguyên tắc công khai và bình đẳng, nhờ đó các nhà thầu sẽ có điều kiện để phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm công trình và khả năng của mình để trúng thầu. 4.2. Đối với chủ đầu tư - Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu có khả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình. Trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vốn đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ công trình. - Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ nắm bắt được quyền chủ động, quản lý có hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư do toàn bộ quá trình tổ chức đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật và sau khi chủ đầu tư đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ về mọi mặt. - Để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việc áp dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên. 4.3. Đối với Nhà nước - Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế và loại trừ được các tình trạng như: thất thoát 5 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B lãng phí vốn đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách, các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xây dựng cơ bản. - Đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong ngành cũng như trong nền kinh tế quốc dân. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY CHẾ ĐẤU THẦU 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. 1. Phạm vi áp dụng Quy chế đấu thầu áp dụng để lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư tại Việt Nam phải được tổ chức đấu thầu và thực hiện tại Việt Nam. 1. 2. Đối tượng áp dụng  Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng có quy định phải thực hiện Quy chế đấu thầu là các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển, bao gồm: a. Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng. b. Các dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới. c. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn. 6 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B  Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần.  Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của tổ chức nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nội dung Điều ước được các bên ký kết (các bên tài trợ và các bên Việt Nam). Trường hợp có những nội dung trong dự thảo Điều ước khác với Quy chế này thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết điều ước phải trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết.  Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện: a. Đối với dự án đầu tư trong nước, chỉ thực hiện khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án. b. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo quy chế này khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án hoặc Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu phải đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện dự án. Đấu thầu khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia bao gồm: + Các dự án liên doanh + Các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh + Các dự án BOT, BT, BTO. + Các dự án khác cần lựa chọn đối tác đầu tư. 7 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B 2. Nguyên tắc đấu thầu Nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và hiệu quả trong đấu thầu, chủ thể quản lý dự án phải đảm bảo nghiêm túc các nguyên tắc sau: 2. 1. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau Mỗi cuộc đấu thầu đều phải dược thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử. 2. 2. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng của công trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện. Để đảm bảo nguyên tắc này, chủ thể quản lý dự án phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kỹ và rất chắc chắn về mọi yếu tố có liên quan, phải cố gắng tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách. 2. 3. Nguyên tắc đánh giá công bằng Các hồ sơ phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất. Lý do để ''được chọn " hay 'bị loại " phải dược giải thích đầy đủ để tránh ngờ vực. 2. 4. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh Theo nguyên tắc này không chỉ nghĩa vụ, quyền lợi của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hoá trong hợp đồng, mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều được phân định rõ ràng để 8 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B không một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên có liên quan đều phải biết rõ mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu có sơ xuất và do đó mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro. 2. 5. Nguyên tắc "ba chủ thể " Trong quá trình thực hiện dự án luôn luôn có sư hiện diện đồng thời của ba chủ thể; chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Trong đó, "kỹ sư tư vấn " hiện diện như một nhân tố đảm bảo cho hợp đồng luôn được thực hiện một cách nghiêm túc đến từng chi tiết, mọi sự bất cập về kỹ thuật hoặc về tiến độ được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh thích hợp được đưa ra đúng lúc. Đồng thời, "kỹ sư tư vấn" cũng là nhân tố hạn chế tối đa với những mưu toan, thông đồng hoặc thoả hiệp, "châm chước" gây thiệt hại cho những chủ đích thực sự của dự án (Nhiều điều khoản được thi hành để buộc "kỹ sư tư vấn" phải là chuyên gia có đủ trình độ, năng lực phẩm chất và phải làm đúng vai trò của người trọng tài công minh, mẫn cảm, được cử ra bởi một công ty tư vấn chuyên ngành, công ty này cũng phải được lựa chọn thông qua đấu thầu theo một quy trình chặt chẽ) 2. 6. Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của nhà nước Theo nguyên tắc này mọi hoạt động trong quá trình đấu thầu các bên liên quan nhất thiết phải tuân theo Quy chế quản lý đấu thầu do Chính phủ ban hành nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và có tính cạnh tranh trong đấu thầu. 9 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B 2. 7. Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng Các khoản về bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm phải được đề cập trong túi hồ sơ dự thầu của các nhà thầu và phải được sự chấp nhận của chủ dự án. Với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước phải mua bảo hiểm công trình xây dựng để ứng phó với thiệt hại do những rủi ro bất ngờ và không lường trước. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc cũng bao gồm cả các sản phẩm tư vấn, vật tư thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công và người lao động của các tổ chức tư vấn và nhà thầu xây lắp trong quá trình thực hiện dự án. Như vậy, chính sự tuân thủ các nguyên tắc nói trên đã kích thích sự cố gắng nghiêm túc của các bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, tài chính, tiến độ của dự án và do đó đảm bảo lợi ích thích đáng của cả chủ dự án và nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội. Đối với các đơn vị dự thầu, việc làm quen với hoạt động đấu thầu là cách hữu hiệu giúp họ tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu. 3. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng 3. 1. Hình thức lựa chọn nhà thầu a. Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối 10 [...]... các nhà thầu không trúng thầu, nhưng không vi phạm quy chế đấu thầu kể cả khi không có kết quả đấu thầu, bên mời thầu hoàn trả bảo lãnh dự thầu cho nhà thầu trong thời gian không qúa 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu 4 Trình tự dự thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng Cùng với quá trình đấu thầu do chủ đầu tư tổ chức thì các nhà thầu (các đơn vị xây lắp) cũng phải tiến hành các công việc... bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu về kết quả đấu thầu Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầu bên mời thầu phải tiến hành thông báo cho các nhà thầu biết b Cập nhật thông tin về năng lực nhà thầu Trước khi ký hợp đồng chính thức, bên mời thầu cần... việc bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) 23 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B - Dự thảo hợp đồng (nếu có) - Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu - Ý kiến sơ bộ về kết quả đấu thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có) - Các tài liệu có liên quan khác Bước 8: Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng 1 Công bố kết quả đấu thầu a Nguyên... mời thầu Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu b Đấu thầu hạn chế Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau : + Chỉ có một số nhà thầu. .. của đội ngũ công nhân thi công công trình sẽ quyết định đến chất lượng và tiến độ thi công công trình Đó là lý do tại sao bên mời thầu cũng rất chú ý tới chỉ tiêu này khi xét thầu Bên cạnh đó đối với một doanh nghiệp xây dựng, năng lực và sự nhanh nhạy của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp theo đuổi quyết định phần lớn khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp nói... định riêng thì không thể đấu thầu được Cơ quan quản lý ngành phải xây dựng quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của quy chế đấu thầu và có ý kiến thoả thuận của Bộ kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định 3 2 Phương thức đấu thầu a Đấu thầu một túi hồ sơ 13 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ Phương thức... chức xây dựng a Năng lực về máy móc thiết bị thi công Thiết bị thi công là yếu tố rất quan trọng đối với việc thi công các công trình xây dựng Chi phí máy thi công thường chiếm từ 15% -20 % giá thành xây dựng công trình Thiết bị thi công không những có ảnh hưởng đến chiến lược đấu thầu về mặt giá thành xây dựng mà còn ảnh hưởng đến năng lực uy tín của nhà thầu cũng như ảnh hưởng đến kỹ thuật, công nghệ,... thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị trúng thầu Bước 7:Trình duyệt kết quả đấu thầu 1 Trách nhiệm trình duyệt kết quả đấu thầu Chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét xin phê duyệt 2 Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu a Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu 22 LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn M¹nh Cêng QLKT 39B Trong... - Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu - Quá trình tổ chức đấu thầu - Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu - Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu b Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm bản chụp các tài liệu sau đây: - Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia tư vấn - Quyết định đầu tư hoặc văn bản pháp lý tương đương,... mời thầu áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm : a Tên và địa chỉ bên mời thầu b Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác c Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu d Các điều kiện tham gia dự thầu e Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu Bước 4 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu a Nhận hồ sơ dự thầu Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu . hiện công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng Sông Đà II Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng Sông Đà II Vì trình độ và thời gian. những kiến thức đã học trên ghế nhà trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu với mong muốn góp phần giải. phòng KTKH - Công ty xây dựng Sông Đà II - Tổng công ty xây dựng Sông Đà, chú Nguyễn Văn Sinh Thạc sỹ- Phó giám đốc công ty xây dựng Sông Đà II, chú Nguyễn Trọng Hiến trưởng phòng KTKH và đặc biệt

Ngày đăng: 02/04/2015, 09:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

    • I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG

      • 1. Khái niệm đấu thầu nói chung

      • 2. Khái niệm về đấu thầu xây dựng

      • 3. Ý nghĩa của công tác đấu thầu

      • 4. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng

        • 4.1. Đối với các nhà thầu

        • 4.2. Đối với chủ đầu tư

        • 4.3. Đối với Nhà nước

        • II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY CHẾ ĐẤU THẦU

          • 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

            • 1. 1. Phạm vi áp dụng

            • 1. 2. Đối tượng áp dụng

            • 2. Nguyên tắc đấu thầu

              • 2. 1. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau

              • 2. 2. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ

              • 2. 3. Nguyên tắc đánh giá công bằng

              • 2. 4. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh

              • 2. 5. Nguyên tắc "ba chủ thể "

              • 2. 6. Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của nhà nước

              • 2. 7. Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng

              • 3. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng

                • 3. 1. Hình thức lựa chọn nhà thầu

                • 3. 2 Phương thức đấu thầu

                • III. TRÌNH TỰ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP

                  • 1. Điều kiện thực hiện đấu thầu

                    • 1. 1. Điều kiện mời thầu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan