* Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG XÃ TÂN THẠNH I. THỰC TRẠNG. Trung tâm học tập cộng đồng xã Tân Thạnh được thành lập từ năm 2005 và được củng cố, kiện toàn vào năm 2010. Ban giám đốc gồm đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm giám đốc và Hiệu trưởng các trường Tiểu học Tân Thạnh, trung học cơ sở Tân Thạnh làm Phó Giám đốc. Trong thời gian qua, hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng xã Tân Thạnh khá hiệu quả. Hàng năm, Trung tâm học tập cộng đồng đều triển khai thực hiện việc điều tra nhu cầu học tập, nhu cầu việc làm của nhân dân trong xã, lập kế hoạch và tham mưu, phối hợp, tổ chức nhiều lớp học về giáo dục chính trị và pháp luật, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, văn hóa - giáo dục… đáp ứng nhu cầu người học trên các địa bàn. Tuy nhiên, hạn chế của Trung tâm học tập cộng đồng xã Tân Thạnh hiện nay là nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về xây dựng xã hội học tập chưa thực sự đầy đủ; nội dung và chương trình hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng còn nghèo nàn; cán bộ quản lý và giáo viên, cộng tác viên chưa được tập huấn đầy đủ, kinh nghiệm quản lý tổ chức còn kém; cơ sở vật chất hạn chế; công tác tham mưu phối hợp tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng kịp nhu cầu học tập của nhân dân trong xã. Xác định vai trò, vị trí của Trung tâm học tập cộng đồng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng, Trung tâm học tập cộng đồng xã Tân Thạnh đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, nhằm góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG. 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Ban quản lý Trung tâm học tập cộng đồng cần tiếp tục quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội học tập, xây dựng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng để cán bộ và nhân dân nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí của Trung tâm học tập cộng đồng. 2. Coi trọng công tác phối hợp với Hội Khuyến học xã. Các chi Hội Khuyến học trong xã cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục; Khơi dậy và phát huy tinh thần tự học, truyền thống hiếu học của quê hương nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chủ động tích cực trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài, nhất là trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập; tích cực tham mưu, đề xuất về cơ chế, chính sách khuyến khích các phong trào học tập trong nhà trường và xã hội; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là với ngành giáo dục trong việc tổ chức tốt phong trào quần chúng tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học … 3. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Ban Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng trên cơ sở tính đến nhu cầu, điều kiện, khả năng của người học, điều kiện kinh tế địa phương, nhu cầu lao động của các công ty, xí nghiệp ở địa phương: Để xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng có hiệu quả nhất, cần thu thập các thông tin cơ bản (vị trí, diện tích, dân số, lịch sử, tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân….); phân tích, xác định các vấn đề và nhu cầu của cộng đồng; sắp xếp ưu tiên các vấn đề và nhu cầu; lên kế hoạch và lập kế hoạch thực hiện. Tổ chức hoạt động học tập: Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng người học, phát huy tính tích cực, độc lập của người học, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp, chọn địa điểm và thời gian học tập hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho người học…; lập sổ sách theo dõi học tập, danh sách học viên từng lớp, tổ chức đánh giá kết quả sau mỗi buổi học, nêu vấn đề để học viên tự đánh giá… Quản lý ngân quỹ Trung tâm học tập cộng đồng: Theo quy chế, Trung tâm học tập cộng đồng có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện nguyên tắc: mọi khoản thu, chi phải được ghi chép, lưu giữ đầy đủ để đảm bảo tính minh bạch; có báo cáo tài chính hàng quý niêm yết công khai tại Trung tâm học tập cộng đồng. 4. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Trung tâm học tập cộng đồng. Làm tốt công tác tham mưu với UBND xã tạo điều kiện về trụ sở làm việc của Trung tâm học tập cộng đồng, trang bị phương tiện làm việc như bàn ghế, máy tính, tủ hồ sơ, … 5. Thực hiện Quy chế làm việc. Thực hiện tốt Quy chế làm việc. Quy chế làm việc có phân công rõ trách nhiệm Ban Giám đốc và các chức danh trong Trung tâm học tập cộng đồng. Giám đốc: Phụ trách chung Phó giám đốc thứ nhất: Phụ trách khuyến học, công tác vận động các nguồn quỹ. Phó giám đốc thứ hai: phụ trách tổ chức hoạt động chuyên môn. Mỗi đông chí trong Ban Giám đốc cần có kế hoạch công tác cụ thể trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện. Sau mỗi quý có họp Ban giám đốc để đánh giá rút kinh nghiệm. 6. Công tác phối hợp. Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng thường xuyên liên hệ, kết hợp với các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn để điều tra nhu cầu lao động, nhu cầu đào tạo lao động để đáp ứng nhu cầu lao động, hoặc kết hợp với các công ty xí nghiệp dạy nghề trược tiếp cho người lao động tại các cơ sở sản xuất. 7. Tổ chức điều tra nhu cầu học tập ở địa phương. Việc xây dựng mẫu điều tra phải thể hiện được đầy đủ thông tin cần điều tra như: nhu cầu học tập, học lớp mấy …., nhu cầu học nghề, học nghề gì … Tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện mẫu điều tra cho người điều tra, người điều tra phải năm rõ nhu cầu lao động của các công ty, xí nghiệp trong địa bàn để tư vấn nghề trong nhân dân. 8. Thực hiện mô hình Trung tâm học tập cộng đồng gắn với thư viện xã. Mô hình Trung tâm học tập cộng đồng gắn với Thư viện xã nhằm phát huy hiệu quả việc khai thác thông tin, tài liệu ứng dụng khoa học vào hoạt động sản xuất của Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng phải làm tốt công tác tham mưu với Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch nâng cấp thư viện, xây dựng tủ sách. Trên cơ sở thống kê điều tra nhu cầu học tập của nhân dân, Trung tâm học tập cộng đồng phối hợp Thư viện xã có kế hoạch chuẩn bị, bổ sung tài liệu học tập. Thực hiện việc kết nối mạng internet và khai thác các tài nguyên trên mạng tại Thư viện xã. Mở lớp hướng dẫn truy cập mạng internet và phân công người quản lý máy tính kết nối mạng tại Thư viện. Phát động phong trào tặng sách, quyên góp sách rộng rãi trong các ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân để đa dạng hóa các tài liệu trong thư viện, đáp ứng nhu cầu đọc sách trong nhân dân. Phát triển mạng lưới tủ sách thư viện cho các ấp để mỗi ấp có một tủ sách nhằm mục đích đưa sách báo, tài liệu tham khảo về gần dân để phục vụ nhu cầu học tập, giải trí, tìm hiểu ứng ứng khoa học – kỹ thuật vào lao động sản xuất của nhân dân. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Trong năm 2011, Trung tâm học tập cộng đồng xã Tân Thạnh đã mở được các lớp như sau: Nội dung chuyên đề Số lượng Số buổi, lớp Số người tham dự Cấp chứng chỉ - Tuyên truyền pháp luật 5 buổi 120 - Tập huấn phòng chống tội phạm 1 buổi 50 - Tư vấn giải quyết việc làm 2 lớp 160 - Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản 4 lớp 250 - Bổ túc văn hóa 6 - Nghề điện dân dụng 2 lớp 58 - Anh văn chứng chỉ B 1 37 37 - Tin học chứng chỉ B 1 09 09 - Anh văn chứng chỉ B 1 37 37 - Khai thác mạng internet 1 52 IV. KẾT LUẬN. Trung tâm học tập cộng đồng là một mô hình giáo dục không chính quy được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm học tập cộng đồng phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời cho mọi người tại cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng một xã hội học tập ở địa phương. Có thể nói mô hình Trung tâm học tập cộng đồng là một mô hình giáo dục rất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, mọi lứa tuổi được học tập suốt đời. Mô hình này vừa thiết thực trong việc nâng cao dân trí, tiến hành cuộc vận động, tổ chức quần chúng, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, vừa là cơ sở để thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội học tập. Để thực hiện hiệu quả mô hình này, trước hết, mỗi cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng phải có tâm huyết, lòng nhiệt tình và tính trách nhiệm cao. Song song đó, Trung tâm học tập cộng đồng phải chủ động tham mưu, đề xuất với Phòng GD – ĐT, Đảng ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương để có sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời. Điều quan trọng là cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải quan tâm chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể có liên quan ở địa phương tích cực phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng, có cơ chế, chủ trương thực hiện công tác xã hội hóa đa dạng hóa các loại quỹ hỗ trợ cho hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, để Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động ngày càng hiệu quả, phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời theo phương châm “cần gì học nấy” cho mọi lứa tuổi, mọi người dân ở địa phương. PHẠM VĂN NGỌ Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng xã Tân Thạnh . tập, nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng, Trung tâm học tập cộng đồng xã Tân Thạnh đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng. * Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG XÃ TÂN THẠNH I. THỰC TRẠNG. Trung tâm học tập cộng đồng xã Tân Thạnh được thành lập từ. trợ cho hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, để Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động ngày càng hiệu quả, phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời theo phương châm “cần gì học nấy”