PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA Kính gửi: Quý chuyên gia Với mục đích tìm hiểu các thông tin về những mặt mạnh, mặt yếu của du lịch tỉnh Phú Yên, từ đó có đánh giá khách quan, chính x
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 1
3 Phạm vi nghiên cứu: 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
6 Kết cấu của luận văn: 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch 4
1.1.2 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội 10
1.2 Lý luận về chiến lược 12
1.2.1 Khái niệm về chiến lược 12
1.2.2 Các loại chiến lược 12
1.2.3 Quy trình xây dựng chiến lược 15
1.3 Công cụ đề hình thành chiến lược 16
1.3.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) 16
1.3.2 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) 17
1.3.3 Ma trận SWOT 17
1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch từ các quốc gia trên thế giới 20
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan 20
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore 20
Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ YÊN TRONG THỜI GIAN QUA 24
2.1 Vài nét về ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua 24
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên 27
2.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 27
2.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội 28
2.3 Phân tích môi trường hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên trong thời gian qua 34 2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 35
2.3.2 Phân tích môi trường bên trong 39
2.4 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch tỉnh Phú Yên 49
2.4.1 Những điểm mạnh của du lịch tỉnh Phú Yên (S) 49
2.4.2 Những điểm yếu của du lịch tỉnh Phú Yên (W) 50
2.4.3 Những cơ hội để phát triển du lịch tỉnh Phú Yên (O) 51
2.4.4 Những thách thức của du lịch tỉnh Phú Yên (T) 52
Kết luận chương 2 54
CHƯƠNG 3: 55
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 55
3.1 Những xu hướng du lịch hiện nay 55
3.2 Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 56
3.2.1 Mục tiêu phát triển của cả nước 56
3.2.2 Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên đến năm 2020 57
3.2.3 Định hướng phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020 60
3.3 Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Phú Yên 62
3.4 Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 64
3.4.1 Chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 64
3.4.2 Chiến lược liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trên cả nước 66
3.4.3 Chiến lược quảng bá, tiếp thị du lịch Phú Yên 68
3.4.4 Chiến lược thu hút và đào tạo nguồn nhân lực 69
3.4.5 Chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 69
3.5 Một số giải pháp để thực hiện chiến lược 70
3.5.1 Giải pháp về vốn 70
3.5.2 Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng mang đặc sắc riêng dựa trên thế mạnh và tiềm năng du lịch Phú Yên 71
3.5.3 Giải pháp quảng bá, tiếp thị phát triển du lịch 74
3.5.4 Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý phục vụ phát triển du lịch 75
Trang 23.5.5 Giải pháp liên doanh, liên kết với các công ty du lịch 76
3.5.6 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước 79
3.5.7 Giải pháp an toàn và an ninh trong du lịch 80
3.6 Kiến nghị 81
3.6.1 Kiến nghị đối với Trung Ương 81
3.6.2 Kiến nghị đối với địa phương 81
Kết Luận 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
CÁC WEBSITE 86
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations)
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product).
MICE: Hội họp, khen thưởng, hội nghị và tổ chức sự kiện (Meeting, Incentive, Conference, Event)
WTO: Tổ chức du lịch thế giới (World Travel Organization)
UBND: Ủy ban nhân dân
VH,TT& DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch
NXB: Nhà xuất bảng
EFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation) IFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation)
SWOT: Ma trận kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với cơ hội và mối đe dọa
(Strengths and Weaknesses – Opportunities and Threats)
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG Chương 2:
Bảng 2.1: Các số liệu cơ bản về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010
– 2012
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế mà Phú Yên đạt được trong năm 2007 -2012
Bảng 2.4:Các chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 2.5: Dân số Phú Yên giai đoạn 2002 – 2012
Bảng 2.6 Hiện trạng cơ sở lưu trú của Phú Yên và các tỉnh lân cận
Bảng 2.7: Lao động trong ngành du lịch của Phú Yên và các tỉnh lân cận
Bảng 2.8 Số lượng khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2008 – 2012
Bảng 2.9 Doanh thu du lịch Phú Yên giai đoạn 2008 – 2012
Bảng 2.10 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2008 – 2012 trên địa bàn Tỉnh Phú Yên
Bảng 2.11 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2008 – 2012 trên địa bàn Tỉnh Phú Yên,
phân phối theo đối tác đầu tư chủ yếu
Bảng 2.12 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2008 -2012 trên địa bàn Tỉnh Phú
Yên phân theo ngành kinh tế
Bảng 2.13 Tình hình lao động trong ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2008 -2012
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Chương 2:
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 Biểu đồ 2.2: Diễn biến khách du lịch nội địa ở Việt Nam ( 2005 – 2012)
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1:
Hình 1.1: Ma trận SWOT
Trang 4PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Kính gửi: Quý chuyên gia
Với mục đích tìm hiểu các thông tin về những mặt mạnh, mặt yếu của du lịch
tỉnh Phú Yên, từ đó có đánh giá khách quan, chính xác về thực trạng của Ngành, rất
mong Ông (Bà) vui lòng giành ít thời gian để trả lời phiếu câu hỏi sau đây Sự nhiệt
tình tham gia cung cấp thông tin của Ông (Bà) sẽ góp phần quan trọng giúp cho
Ngành du lịch tỉnh Phú Yên có cơ sở đánh giá về thực trạng phát triển của Ngành,
qua đó sẽ xây dựng chiến lược phát triển phù hợp
Số liệu Ông(bà) cung cấp chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, không phục vụ
mục đích kinh doanh
Xin vui lòng đọc kĩ phần hướng dẫn trả lời phía dưới và trả lời đầy đủ các
câu hỏi
Chân thành cảm ơn sự hổ trợ của Ông(bà)
HƯỚNG DẪN CUNG CẤP THÔNG TIN
Kính đề nghị quý chuyên gia cung cấp thông tin gồm 2 mục:
1 Thông tin cá nhân
- Giới tính: Nam:……… Nữ:………
- Tuổi:………
- Trình độ học vấn:………
- Chức vụ:………
- Đơn vị công tác:………
2 Cung cấp thông tin theo Phiếu cung cấp thông tin các yếu tố bên trong
và Phiếu cung cấp thông tin các yếu tố bên ngoài bằng cách phân loại
như sau:
- Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các
nhân tố này phải bằng 1.0
- Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy
cách thức mà các chiến lược hiện tại của Ngành phản ứng với yếu tố này
Trong đó, 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng
trung bình, 1 là phản ứng ít
- Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm
về tầm quan trọng
Mức độ quan trọng
Phân loại (1-4)
Số điểm quan trọng O1 Việt Nam có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng,
có kỳ quan của Thế Giới, chính trị ổn định
O2
Thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái
và mạo hiểm là những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh
O3
Ngành du lịch được Chính Phủ khuyến khích đầu tư
và là ngành công nghiệp mũi nhọn, có nhiều nguồn lợi lớn
O4 Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Yên nằm
trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia
O5 Xu hướng đi du lịch ngày càng tăng trong dân cư O6 Chính sách mở cửa hội nhập của Nhà nước T1 Thiên tai, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát T2 Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hoạt động thiếu
sự liên kết, hợp tác
T3
Các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao làm mất dần lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của du lịch Việt Nam
T4 Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch còn yếu T5 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ
Trang 5II PHIẾU CẤP THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
Mức
độ quan trọng
Phân loại (1-4)
Số điểm quan trọng S1 Với lợi thế về vị trí địa lý Phú Yên có tiềm năng về du
lịch lớn
S2 Phú Yên có ưu thế là nằm trong vùng phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên
S3 Có nguồn tự nhiên đa dạng, phong phú và thu hút vốn đầu tư lớn vào ngành này
S4 Có ưu thế về loại hình du lịch văn hóa: Tham quan thắng
cảnh và di tích lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển
S5 Cơ sở lưu trú tiện nghi, đáp ứng nhu cầu phát triển du
lịch
W1 Cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch còn yếu
W2 Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến chưa được đầu
tư mạnh mẽ, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp
W3
Tình trạng ô nhiễm môi trường còn tồn tại ở một số điểm
di tích, danh thắng gây cái nhìn khó thiện cảm đối với du
khách
W4
Chưa có sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị kinh doanh
du lịch trong việc đầu tư tôn tạo và khai thác các giá trị
lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh
W5 Kinh phí đầu tư du lịch còn khiêm tốn
W6 Chưa có chính sách thu hút nguồn nhân lực
Việt Nam, với tiềm năng đa dạng phong phú, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa mang tính hiện đại Đảng – Nhà nước ta đã xác định: “Phát triển du lịch thật
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng sẵn có
để hội nhập
Với những đặc trưng đặc sắc của mình, Phú Yên đã từng bước phát triển ngành
du lịch đã được Đảng và nhà nước ủng hộ Tuy nhiên, quy mô và chất lượng các loại hình du lịch chưa ngang tầm với tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của các ngành
du lịch còn khiêm tốn, chưa quảng bá được hình ảnh một cách rộng rãi để thu hút du khách Mặc dù đã có những định hướng được ưu tiên đặc biệt, nhưng nhìn chung cơ
sở vật chất du lịch Phú Yên vẫn chưa tích cực phát huy hết lợi thế của mình và cũng chưa khai thác đúng tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng Sản phẩm du lịch hầu hết khá đơn điệu, trùng lắp, chất lượng dịch vụ còn yếu
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, chúng tôi chọn
đề tài: “ Định hướng chiến lược phát triển du lịch cho tỉnh Phú Yên đến năm 2020.”
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thị trường du lịch Phú Yên nhằm tìm hiểu hiện trạng hoạt động của ngành du lịch Phú Yên và phân tích đánh giá môi trường, thực trạng phát triển của ngành du lịch Qua đó vận dụng rút ra một số vấn đề phát triển du lịch cốt lõi cần quan tâm trong thời gian tới, đồng thời đề xuất một số chiến lược phát triển du
Trang 6lịch mới nhằm cùng chính quyền địa phương quảng bá hình ảnh của mình trong
nhận thức của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong khu vực cũng như
trên thế giới Góp phần điều chỉnh, hoàn thiện định hướng phát triển du lịch Phú
Yên đến năm 2020 một cách chủ động, toàn diện và bền vững, từng bước đưa ngành
du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế động lực của Tỉnh
3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được giới hạn về không gian ngành du lịch tỉnh Phú Yên
trong mối quan hệ với sự phát triển của ngành trong cả nước Đề tài không đi sâu
nghiên cứu các vấn đề chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích những vấn đề tổng
quát phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh
Phú Yên.Các chính sách, kế hoạch đề ra được giới hạn về thời gian trong giai đoạn
2010 – 2015 và đề xuất các giải pháp thực hiện giai đoạn từ năm 2015 - 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ đạo, kết hợp với
nghiên cứu định lượng.Dữ liệu sử dụng để phân tích trong phương pháp nghiên cứu
này là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu sơ cấp là chủ yếu Nguồn
dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, các tài
liệu, báo cáo của tỉnh Phú Yên, Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê và của ngành
du lịch tỉnh Phú Yên…Dữ liệu sơ cấp chủ yếu là quan sát thực tế
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua nghiên cứu và phân tích xu hướng chiến lược phát triển du lịch Phú Yên
đến năm 2020, đề tài sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn và có căn cứ để so
sánh với những đề tài khác về những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
Phú Yên
Việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 là bước cụ thể hóa chủ trương đường lối phát
triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh về khả năng đột
phá, tăng tốc phát triển du lịch Phú Yên xứng đáng là một trong những địa bàn
trọng điểm du lịch của cả nước
Trước tình hình khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, du lịch Phú Yên cần phải có chiến lược phát triển dài hạn phù hợp, đặc biệt là định hướng phát triển chiến lược phát triển du lịch thành phố Tuy Hòa để có những giải pháp tối ưu nhất trong xu thế hội nhập
Nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và để nghiên cứu đi sâu vào trọng tâm
là tìm hiểu về định hướng chiến lược phát triển du lịch Phú Yên nên đề tài chỉ tập trung vào du lịch Phú Yên chứ chưa đi sâu phân tích hết các khía cạnh, chi tiết có liên quan
6 Kết cấu của luận văn:
Luận văn được thực hiện gồm 3 chương để làm rõ những quan điểm đã được đưa ra từ đầu:
Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển du lịch
Chương 2: Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
trong thời gian qua
Chương 3: Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu để phát triển du
lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, những mặt đạt được của đề tài, hạn
chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 7CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ thỏa
mãn các nhu cầu của con người.Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ đã làm cho thời gian thực hiện công việc nhanh hơn và thời gian nhàn rỗi
tăng lên, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện đã tạo động cơ
thúc đẩy du lịch phát triển không ngừng
Theo luật du lịch mới ban hành ngày 14/06/2005 thì: “ Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoản
thời gian nhất định” Đây là khái niệm có tính cô đọng và phản ánh được những nội
dung cốt lõi nhất của hoạt động kinh tế du lịch, nên chúng tôi thống nhất chọn để sử
dụng trong luận văn
Do những thay đổi theo hướng tiêu cực của môi trường, năm 1999, Hội đồng
thế giới về tham quan và du lịch (WTTC), Hội đồng trái đất (CT), và WTO đã đưa
ra định nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là loại hình du lịch
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của du khách và những vùng đón tiếp mà vẫn
đảm bảo và cải thiện nguồn lực cho tương lai Du lịch bền vững dẫn tới một phương
thức quản lý tất cả các nguồn lực cho tương lai Du lịch bền vững dẫn tới một
phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội
và thẩm mỹ mà vẫn gìn giữ được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”
1.1.1.2 Sản phẩm du lịch:
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”,(Michael M Coltman)
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa
và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó Do sản phẩm du lịch ở xa với khách hàng và cố định, nên các đơn vị cung ứng du lịch phải tìm cách đưa khách hàng đến với sản phẩm
Theo cách sắp xếp sản phẩm du lịch của Michael M Coltman theo hướng marketing thì tài nguyên sản phẩm du lịch được cấu thành từ 7 yếu tố sau:
• Tài nguyên thiên nhiên: Đồi, núi, sông, bãi biển, thác, suối, rừng, đảo, dốc
• Các tài nguyên thiên nhiên khác
• Hấp dẫn tâm lý: Mỹ quan, thái độ hài lòng
Mô hình sản phẩm du lịch: Từ các thành phần của sản phẩm du lịch, có thể rút ra những yếu tố cơ bản để lập nên mô hình sản phẩm du lịch Tùy yếu tố thiên nhiên và quan niệm của mỗi tác giả mà có thể tiếp cận các mô hình khác nhau như:
Mô hình 4S: Sea (Biển), Sun ( Mặt trời), Shop ( Cửa hàng lưu niệm), Sex ( Hấp dẫn)
Mô hình 3H: Heritage ( Di sản), Hospitality (Sức khỏe), Honesty ( Uy tín)
Trang 8Mô hình 6S: Sanitaire (Vệ sinh), Sante (Sức khỏe), Securite (An ninh),
Serenite (Thanh thản), Service (Dịch vụ), Satisfaction (Thỏa mãn)
Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng lưu trú Do đó cần phải có
hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung gian như các đại lý du
lịch, các cơ quan du lịch…tức là các đơn vị có khả năng ảnh hưởng đến nguồn du
khách tiềm năng Sản phẩm du lịch có chu kỳ sống ngắn, dễ bị thay đổi vì sự biến
động của tỷ giá tiền tệ, tình hình kinh tế, chính trị xã hội…và nó cũng không thể
tăng theo ý muốn của khách du lịch một cách nhanh chóng
1.1.1.3 Thị trường du lịch
Thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong
quá trình thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch vì mục đích thỏa mãn nhu cầu
mong muốn của du khách Mâu thuẫn cơ bản của thị trường là mâu thuẫn giữa cung
và cầu sản phẩm du lịch, để khai thác được thị trường du lịch phải xuất phát từ thực
tế, tiến hành một cách có kế hoạch, có chiến lược.Trong đó, phân tích thị trường
thông qua điều tra và dự đoán cung – cầu là tiền đề quan trọng
Cung của du lịch:Được hiểu là khả năng cung ứng các sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch Nó cũng bao gồm 3 yếu tố: Tài
nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hàng hóa và dịch vụ du lịch
Đặc điểm cung của du lịch: Cung của du lịch mang tính chất thụ động, nó
không tự đến với cầu, mà chỉ có thể đến với cầu ở một vị trí nhất định, nơi có tài
nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cung trong du lịch thường chỉ cung cấp một hoặc một số sản phẩm nhất
định, trong khi đó cầu của du lịch là một nhu cầu tổng thể bởi nhiều nhu cầu khác
nhau.Cung trong du lịch chịu ảnh hưởng bởi tài nguyên du lịch cả về không gian và
thời gian.Hàng hóa, dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch phải phù hợp
với tài nguyên du lịch.Cung trong du lịch ít thay đổi.Còn việc tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ mới đòi hỏi nhiều thời gian, vốn đầu tư và các yếu tố liên quan khác
Cầu của du lịch: Là thành phần quyết định tạo nên thị trường du lịch, một tập
hợp những khách du lịch ( du khách và khách tham quan) Cầu của du lịch phụ
thuộc vào các tầng lớp du khách khác nhau về mức độ thu nhập, phong tục tập quán
– tín ngưỡng, tâm sinh lý, giá cả và nhất là thời vụ.Các nhân tố ảnh hưởng này tạo
cơ cấu phức tạp đa dạng nên độ co giãn của cầu về du lịch rất lớn.Các đơn vị kinh doanh du lịch cần đặc biệt chú trọng vấn đề dự báo và “ đào sâu” công tác tiếp thị, nhất là du khách quốc tế Thị trường du lịch theo hướng cầu là một thị trường hoàn chỉnh, phản ánh nhu cầu của khách hàng về một loạt những sản phẩm có liên quan đến du lịch
Mối quan hệ cung – cầu du lịch: Do đặc thù của thị trường du lịch, cung cầu cách xa nhau nên công tác phát triển du lịch là hết sức cần thiết Động cơ du lịch là nhu cầu sinh học và nhu cầu tình cảm của con người Động lực thúc đẩy cung – cầu
du lịch là yếu tố kinh tế, sự mở rộng quan hệ quốc tế, tâm lý du khách, cơ sở vất chất, thông tin quảng cáo, tài nguyên du lịch, thời gian nhàn rỗi của du khách và sự tác động của Nhà nước
Trong lĩnh vực du lịch, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Thị trường là đối tượng chủ yếu, là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của các hoạt động du lịch Thông qua mối quan hệ cung - cầu của thị trường nhằm giải thích phương thức tương tác giữa năm khu vực chính của ngành du lịch: (1) Các tổ chức lưu trú;(2) Các tổ chức vận chuyển;(3) Các tổ chức lữ hành;(4) Các
tổ chức xúc tiến;(5) Các điểm du lịch để tác động điều tiết nhu cầu của du khách
tế, ngoại giao, thể thao, thực hiện công vụ ( ký kết hợp đồng mua bán, thăm dò thị trường…) và có lưu trú qua đêm tại đó
1.1.1.5 Ngành du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều khu vực ngành khác nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 9Theo Victor T.C Middleton trong tác phẩm Marketing in Travel and
Tourism ( tái bản lần thứ hai, NXB Bulterworth Heinemann, Oxford 1994, tr.4) thì
năm khu vực chính trong ngành du lịch gồm:
Khu vực vận chuyển: Bao gồm các hãng hàng không, hãng tàu biển, phà
thuyền, tàu hỏa, nhà điều hành xe bus, xe khách, công ty cho thuê xe…
Khu vực lưu trú: Bao gồm các khách sạn, lữ quán, nhà hàng, khu nghỉ mát,
trung tâm hội nghị, trung tâm triển lãm, căn hộ, biệt thự, nông trại…
Khu vực tổ chức lữ hành: Nhà điều hành du lịch, nhà bán sỉ, mô giới du lịch,
đại lý du lịch bán lẽ, nhà tổ chức hội nghị, đại lý đặt chỗ…
Khu vực điểm du lịch: Bao gồm công viên giải trí, viện bảo tàng và trưng
bày nghệ thuật, công viên quốc gia, công viên hoang dã, di tích lịch sử và các trung
tâm thể thao, thương mại…
Khu vực tổ chức điểm đến: Bao gồm cơ quan du lịch quốc gia (NTO), cơ
quan du lịch vùng, cơ quan du lịch địa phương và các Hiệp hội du lịch…
1.1.1.6 Các loại hình du lịch
Theo các tiêu chí như: Phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, nhu cầu làm
nảy sinh hoạt động du lịch, đối tượng khách du lịch, phương tiện giao thông,
phương tiện lưu trú được sử dụng, thời gian đi du lịch, vị trí địa lý sẽ có các sản
phẩm tương ứng
Căn cứ vào nhu cầu của du khách: Có thể có những loại hình sau
Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh, phục hồi sức
khỏe của khách Ngày nay, một số nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã biết kết
hợp có hiệu quả việc khai thác sử dụng các nguồn nước khoáng, suối nước nóng,
khí hậu biển trong lành…với kinh doanh dịch vụ phục vụ đối tượng khách du lịch
này Nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe của khách du lịch đôi khi chỉ đơn giản là
muốn được gần gũi với thiên nhiên hay thay đổi môi trường sống hằng ngày Vì
vậy, loại hình du lịch này đòi hỏi phải có điều kiện thiên nhiên tốt như bờ biển, sông
suối, hồ nước, cao nguyên… những nơi có khí hậu trong lành
Du lịch tham quan: Là những chuyến đi qua nhiều địa danh du lịch, đặc biệt
là các khu di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc… nó gắn liền với nhu
cầu làm tăng thêm sự hiểu biết của khách về kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của người dân địa phương nơi mà họ đến thăm Khách du lịch thường rất quan tâm đến phương tiện di chuyển và các thông tin về điểm tham quan
Du lịch thể thao: Nhu cầu, sở thích của khách gắn liền với một môn thể thao nào đó như leo núi, bơi lội…
Du lịch có tính chuyên nghiệp: Nó gắn liền với yêu cầu nghề nghiệp Khách
du lịch đi đến một địa danh nào đó với những mục đích rõ ràng và có sự chuẩn bị cho những nội dung cần giải quyết tại nơi đến Khách du lịch của loại hình này thường là các nhà khoa học về tự nhiên, môi trường hoặc văn hóa nghệ thuật…Khách đề ra mục đích rõ ràng và yêu cầu tìm hiểu về những nơi họ tham quan thường rất cao, rất cụ thể, đồng thời họ cũng có nhu cầu cao về trang thiết bị, tiện nghi và người giúp việc phục vụ cho các nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
Du lịch công vụ hay còn gọi là du lịch kết hợp với công tác: Đối tượng khách chủ yếu là những người đi dự hội nghị, hội chợ, lễ kỷ niệm, đi thảo luận trao đổi ký kết văn bản hợp tác, trao đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…Loại khách này có nhu cầu cao về phòng ngủ, nhà hàng, phòng họp và hệ thống tiện nghi
đi kèm như dịch thuật, máy chiếu phim, điện thoại… các chương trình tham quan
du lịch, vui chơi giải trí phụ trợ
Du lịch có tính chất xã hội: Khách đi du lịch kết hợp với thăm viếng người thân, quê hương…loại khách này chủ yếu phát triển ở những nước có kiều dân nước ngoài như Việt Nam, Anh…
Du lịch sinh thái, du lịch xanh…: Là những loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển rất mạnh Chúng ta đang sống trong một môi trường công nghiệp, tiếp xúc với máy móc tiếng ồn, không khí nóng bức bụi bặm, tác phong làm việc khẩn trương theo khuôn phép và luôn căng thẳng…Do đó mới phát sinh nhu cầu được trở về với thiên nhiên, được thư giãn trong không khí trong lành của môi trường nguyên sinh; tìm hiểu về con người, cuộc sống và những điều huyền bí, kỳ diệu của tự nhiên, đồng thời góp tay gìn giữ bảo tồn tài nguyên và môi trường đó
Trang 10bằng cách tạo cơ hội về việc làm và làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương,
lợi ích kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý
Căn cứ theo quốc tịch của khách: có thể chia thành 2 loại
Du lịch nội địa: Là loại hình mà công dân của một nước đi du lịch dưới bất
kỳ hình thức nào trong phạm vi quốc gia của nước mình
Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch mà công dân của một nước đi du lịch ở
các nước khác Quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các nước trên cơ sở hai bên cùng có
lợi tác động tích cực đến sự phát triển du lịch quốc tế
Căn cứ theo phương tiện giao thông mà khách sử dụng để đi du lịch: Có thể
có các loại hình như du lịch bằng xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy
bay…Thời gian gần đây đã có xuất hiện loại hình du lịch bằng tàu vũ trụ để bay vào
không gian, tuy còn khá mới và chi phí khá cao nhưng loại hình này hứa hẹn sẽ phát
triển mạnh mẽ trong tương lai
1.1.2 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch phát triển làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, củng
cố mối quan hệ kinh tế quốc tế Đồng thời góp phần phân phối lại thu nhập quốc
dân giữa các địa phương, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, thúc đẩy các
nền kinh tế khác phát triển, mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế Giải quyết
việc làm cho xã hội.Làm giảm quá trình đô thị hóa; du lịch là phương tiện truyền
thông quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà; Đánh thức các nghề thủ công
mỹ nghệ cổ truyền.Thắt chặt đoàn kết, hữu nghị giữa các vùng, các quốc gia
Phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ cho địa
phương và cho đất nước Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định: Du lịch là một ngành
xuất khẩu vô hình hoặc du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế
cao Khi khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng, họ sẽ tiêu thụ một khối lượng
lớn nông sản, thực phẩm dưới dạng những món ăn, đồ uống và mua hàng hóa, sản
phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ
nghệ…Như vậy địa phương sẽ thu được một khoản ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả
cao
Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan
hệ hai chiều Khi nền kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của người dân càng tăng lên, do đó ngành du lịch có điều kiện để phát triển Ngành
du lịch phát triển sẽ là đầu tàu kéo theo sự phát triển của các ngành khác có liên quan, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư, như vậy sự phát triển của ngành du lịch góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa
Ngành du lịch phát triển là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành khác trong nền kinh tế.Đặc biệt là ngành nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng Ngành du lịch đã mở ra thị trường tiêu thụ ngay tại đất nước mình thông qua việc cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm của những ngành này cho du khách Từ đó thúc đẩy các ngành cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh…để tạo ra nhiều loại sản phẩm mới Ngoài ra nó còn gián tiếp kéo theo sự phát triển của một số ngành có liên quan như xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông…
Ngành du lịch góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới thông qua việc mở rộng các phương tiện giao thông vận chuyển khách du lịch, trao đổi hàng hóa…và quan trọng hơn là làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước khác nhau trên thế giới
Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái của cùng địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, việc phát triển các ngành nghề để cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch và việc giao lưu giữa người dân địa phương và khách du lịch
Phát triển du lịch nội địa không những góp phần sử dụng triệt để công suất của cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho người dân địa phương được sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động đồng tiền nhàn rỗi trong nhân dân…mà nó còn là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao động của con người, là phương tiện quan trọng giúp giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống đấu tranh dân tộc, lòng yêu nước và niềm tin giữa con người với con người
Trang 111.2 Lý luận về chiến lược
1.2.1 Khái niệm về chiến lược
Theo Alfred chandler “Chiến lược là sự xác định các mục đích và mục tiêu
cơ bản lâu dài của doanh nghiệp, xác định các hành động và phân bổ các nguồn
lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó” Còn trong quản trị kinh doanh, người ta
định nghĩa: “Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các
kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó”.Theo William J.Glueck: “Chiến
lược là kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết
kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện”
Theo Michael E Porter (1996) “ Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi
thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” Theo cách tiếp cận này, chiến lược là sự
tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (What not
to do), bản chất của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive
afvantages)
Như vậy có thể kết luận lại, chiến lược là những định hướng một cách bài
bản cho những bước đi của công ty từ hiện tại hướng tới tương lai, ở đó tổ chức
phải giành được lợi thế cạnh tranh thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một
môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu của thị trường và đáp ứng
mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức Các chiến lược này giúp
công ty định hình được con đường đi của mình, từng bước tích lũy các nguồn lực và
sử dụng một cách tập trung các nguồn lực đó một cách tối ưu
1.2.2 Các loại chiến lược
Trong một tổ chức, quản trị chiến lược có thể tiến hành ở ba cấp độ khác
nhau: Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, chiến lược đơn vị kinh doanh, chiến
lược bộ phận hay chức năng Tiến trình quản trị chiến lược ở mỗi cấp có hình thức
giống nhau gồm các giai đoạn cơ bản: Phân tích môi trường, xác định nhiệm vụ mà
mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến
lược Ba cấp chiến lược này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng thời chiến lược cấp
dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lược mới
có khả năng thành công và đạt hiệu quả
Chiến lược có thể được xây dựng để nâng cao tính cạnh tranh hoặc đảm bảo
sự tồn tại của doanh nghiệp, trong khi đó các sản phẩm và dịch vụ lại được phát triển ở cấp độ các đơn vị kinh doanh.Vai trò của doanh nghiệp là quản lý các đơn vị kinh doanh và phát triển sản phẩm sao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có tính cạnh tranh và có khả năng đóng góp vào thực hiện mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp
1.2.2.1 Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp
Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp xác định những định hướng của tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thiện nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăng trưởng Chiến lược ở cấp doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn các hoạt động kinh doanh ở đó các đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời có sự phát triển và phối kết hợp giữa các đơn vị với nhau Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp có các đặc điểm như sau:
Định hướng mục tiêu chung và nhiệm vụ của doanh nghiệp: Bao gồm việc xác định các mục tiêu, các dạng hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tiến hành cách thức quản lý và phối kết hợp các hoạt động
Định hướng cạnh tranh: Đó là việc xác định thị trường hoặc đoạn thị trường
mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh
Quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập và mối quan hệ giữa chúng: Chiến lược tổng thể nhằm vào phát triển và khai thác tính cộng hưởng (synergy) giữa các hoạt động thông qua việc phân chia và phối kết hợp các nguồn lực giữa các đơn vị độc lập hoặc giữa các hoạt động riêng rẽ
Thực hành quản trị: Chiến lược cấp doanh nghiệp cho phép xác định cách thức quản lý các đơn vị kinh doanh hoặc các nhóm hoạt động Doanh nghiệp có thể thực hiện công tác quản lý thông qua việc can thiệp trực tiếp (đối với phương thức quản lý tập quyền) hoặc tạo sự tự chủ quản lý cho các đơn vị kinh doanh ( đối với phương thức quản lý phân quyền) trên cơ sở sự tin tưởng
Trang 12Doanh nghiệp có nhiệm vụ sáng tạo giá trị gia tăng thông qua việc quản lý
danh mục tất cả các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo sự thành công đối với
mỗi hoạt động trong dài hạn, phát triển các đơn vị kinh doanh và hơn nữa đảm bảo
các hoạt động được phối kết hợp hài hòa với nhau
1.2.2.2 Chiến lược các đơn vị kinh doanh
Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một bộ phận trong doanh nghiệp,
một dòng sản phẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thể được kết hợp hóa một
cách độc lập Chiến lược này nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng
chủng loại sản phẩm góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty Để thực hiện
chiến lược này, doanh nghiệp phải xác định rõ lợi thế của từng ngành so với đối thủ
cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp công ty
Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấn đề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối
kết hợp giữa các đơn vị tác nghiệp nhưng nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo
vệ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quản lý Chiến lược quản
trị kinh doanh liên quan đến:
Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh.Dự đoán những thay đổi
của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích
nghi và đáp ứng những thay đổi này Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh
tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông
qua các hoạt động chính trị
Michael Porter đã khám phá ba dạng chiến lược cơ bản ( chiến lược giá thấp,
chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung), chúng có thể được áp dụng ở cấp
độ đơn vị chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phòng thủ chống lại các tác
động bất lợi từ năng lực cạnh tranh
1.2.2.3 Chiến lược bộ phận chức năng
Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp.Chiến lược
ở cấp độ này liên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanh
và các bộ phận của chuỗi giá trị.Chiến lược ở các chức năng marketing, tài chính,
nguồn lực hay nghiên cứu và phát triển nhằm vào phát triển và phối kết hợp các
nguồn lực mà thông qua đó các chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả
Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ở các cấp cao hơn Đồng thời nó đóng vai trò như yếu tố đầu vào cho chiến lược cấp đơn
vị kinh doanh và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp Ví dụ như việc cung cấp thông tin về nguồn nhân lực và các chức năng cơ bản mà chiến lược ở các cấp cao hơn cần phải dựa vào; các thông tin về khách hàng, sản phẩm và cạnh tranh.Một khi các cấp chiến lược cao hơn được thiết lập, các bộ phận chức năng sẽ triển khai đường lối này thành các kế hoạch hành động cụ thể và thực hiện đảm bảo sự thành công của chiến lược tổng thể
1.2.3 Quy trình xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong tiến trình quản trị chiến lược Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh gồm năm bước
1.2.3.1 Thiết lập mục tiêu
Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được
Mục tiêu được phát triển từ sứ mạng, nhưng riêng biệt và cụ thể hơn.Nó xác định những trạng thái, cột mốc hay kết quả, mà doanh nghiệp mong muốn đạt được sau một thời gian nhất định Mục tiêu tổng quát thường đề cập đến trạng thái hay cột mốc Còn mục tiêu cụ thể thường là những chỉ tiêu về mức lợi nhuận, năng suất,
vị thế cạnh tranh…
1.2.3.2 Phân tích môi trường
Phân tích môi trường không chỉ là nhiệm vụ trong xây dựng chiến lược mà còn là trong tất cả các giai đoạn của quản trị chiến lược Phân tích môi trường không chỉ giúp nhà quản trị nhận dạng được các yếu tố bên trong, bên ngoài có ảnh hưởng đến quản trị chiến lược mà còn nhận dạng các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài đem lại, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của môi trường bên trong Người ta chia môi trường của tổ chức thành môi trường bên ngoài và môi trường bên trong
Trang 131.2.3.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành
sản xuất kinh doanh đó Bao gồm năm yếu tố cơ bản: Các yếu tố đối thủ cạnh tranh,
những khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn mới và sản phẩm thay thế
Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh nhưng không
nhất thiết phải theo một cách nhất định Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp
doanh nghiệp nhận thấy được mình đang trực diện với những gì Các nhà quản trị
của các doanh nghiệp thường chọn các yếu tố chủ yếu sau đây của môi trường vĩ
mô để nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế, các yếu tố Chính Phủ và chính trị, những
yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật – công nghệ và yếu tố dân số
1.2.3.2.2 Phân tích môi trường bên trong
Phân tích môi trường bên trong là phân tích tất cả các yếu tố và hệ thống bên
trong của doanh nghiệp nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược điểm của tổ chức
trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm
để đạt được lợi thế tối đa Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lĩnh vực chức
năng: nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính kế toán,
marketing và nề nếp tổ chức chung
1.3 Công cụ đề hình thành chiến lược
1.3.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận này cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin
kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp, chính phủ, công
nghệ và cạnh tranh Có năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài:
Liệt kế các yếu tố bên ngoài chủ yếu
Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng)
cho mỗi yếu tố.Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải
bằng 1.0
Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy
cách thức mà các chiến lược hiện tại của ngành phản ứng với yếu tố này Trong đó,
4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên mức trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng ít
Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng
Cộng số điểm và tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức Số điểm trung bình là 2.5, nếu tổ chức có tổng số điểm nhỏ hơn 2.5 tức là chiến lược của tổ chức đề ra không tận dụng tốt các cơ hội hoặc không tránh được các mối đe dọa bên ngoài, còn nếu lớn hơn 2.5 tức là chiến lược hiện tại của tổ chức phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại
1.3.2 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
Để phát triển một ma trận IFE thì nhận xét trực giác là cần thiết, vì vậy về mặt hình thức của phương pháp khoa học phải được diễn dịch để cho thấy rằng đây
là kỹ thuật hiệu quả nhất.Ma trận này cho phép tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng.Cách xây dựng ma trận này cũng tương tự như cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Riêng ở bước thứ 3 thì phân loại
từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố như sau: 1 là điểm yếu nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất
1.3.3 Ma trận SWOT
Ma trận điểm yếu – điểm mạnh, cơ hội – nguy cơ (SWOT) công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 04 loại chiến lược như sau: các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm mạnh – điểm yếu (SW), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT) Sự kết hợp của các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, và sẽ không có một kết hợp tốt nhất
Các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của
họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài Thông thường, các tổ chức
sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể
Trang 14áp dụng các chiến lược SO Khi một công ty có những điểm yếu lớn hơn thì nó sẽ
cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạnh.Khi một tổ chức phải đối
đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập
trung vào cơ hội
Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận
dụng những cơ hội bên ngoài.Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại,
nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội
này
Các chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi
hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài Điều này không có nghĩa
là một tổ chức vững mạnh luôn luôn gặp những mối đe dọa từ môi trường bên
ngoài
Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những
điểm yếu bên trong mà tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài
Để lập một ma trận SWOT phải thự hiện 8 bước sau đây:
1 Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty
2 Liệt kê những yếu tố bên trong công ty
3 Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty
4 Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty
5. Liệt kê điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược SO vào ô thích hợp
6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết
quả của chiến lược WO
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược ST
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của
O3: Liệt kê những cơ
2 Sử dụng các điểm
mạnh để tận dụng cơ hội
2 Tối thiểu hóa những
bất trắc bằng tận dụng các điểm mạnh
2 Tận dụng cơ hội để
cải thiện điểm yếu
2 Tối thiểu hóa những
điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa
W3: Liệt kê những
điểm yếu
W4:………
W5:………
Trang 151.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch từ các quốc gia trên thế giới
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan
Ngành du lịch Thái Lan đã có những thành công rực rỡ trong việc thực hiện
mô hình 3S, du lịch phát triển đã làm thay đổi hẳng cục diện kinh tế của đất nước
này Từ thập kỷ 80 du lịch trở thành ngành xuất khẩu tại chỗ, thu ngoại tệ lớn của
Thái Lan Năm 1987 “ năm du lịch Thái Lan”, quốc gia này đã đón tiếp khoảng 3,4
triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 1,94 tỷ USD; chiếm khoảng 43% lượng
khách quốc tế đến các nước ASEAN Năm 1998, Thái Lan được bình chọn là “
Điểm du lịch trong năm”, nhận giải thưởng The Treval Awards 1998 Châu Á –
Thái Bình Dương Và gần đây nhất là đại dịch SARS xảy ra năm 2003 đã ảnh
hưởng lớn đến tình hình kinh tế của các nước trong khu vực mà nhất là ngành kinh
doanh du lịch của các nước Đông Nam Á và một số nước trong khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương bị ngưng trệ, sau khi đại dịch SARS đi qua, Thái Lan đã liên kết
với các hãng hàng không đồng loạt giảm giá vé máy bay để thu hút khách du lịch,
nhờ vậy mà lượng khách du lịch đến Thái Lan tiếp tục gia tăng
Để đạt được và duy trì những thành quả đó, Chính Phủ Thái Lan đã đề ra
những chính sách vừa thông thoáng vừa nghiêm ngặt để khuyến khích và phát triển
du lịch nhưng không gây tổn hại đến môi trường Cơ quan quản lý du lịch Thái Lan
(TAT) đưa ra bảy biện pháp bảo vệ môi trường như sau: Hạn chế số lượng khách du
lịch đến dựa trên cơ sở sức chứa; Quản lý sự ra vào khu bảo tồn; Giảm chất thải và
nâng cao mức độ trong sạch; Thành lập các trung tâm điều phối; Quản lý chất lượng
dịch vụ; Chỉ dẫn thông tin; Chia khu vực khách đến
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore
Singapore là một quốc gia nằm trên một hòn đảo rất nhỏ ở đầu mút lục địa
Châu Á, ngay phía Nam Malaysia Diện tích quốc đảo chỉ có 710 Km2 nhưng có
đến 5,2triệu người đang sinh sống làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người
nước ngoài Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “ một triệu du
khách trong một tháng” Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore
18.8 tỷ đô Sing, năm 2012 là 22.2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP Singapore hiện có
khoảng trên 50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô
Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm
2011 đạt đến 86% Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳng đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore
Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singapore Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “ Kế hoạch du lịch Singapore” năm 1968, “ Kế hoạch phát triển du lịch” năm 1986, “ Kế hoạch phát triển chiến lược” năm 1993, “ Du lịch 21” năm 1996, “ Du lịch 2015” năm 2005, “ Địa giới du lịch 2020” năm 2012
Trong “Du lịch 2015” năm 2005, Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore trở thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch…Năm 2012, Singapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, dự kiến đoán khoảng
17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh Phú Yên nói riêng Phú Yên là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với nhiều danh thắng nổi tiếng, với các
lễ hội truyền thống, địa điểm du lịch tâm linh, với các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2020, Phú Yên đang triển khai xây dựng hàng loạt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển các địa phương, trong đó có quy hoạch phát triển du lịch Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp
Trang 16nhiều hơn cho sự phát triển của Phú Yên, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa
chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư
vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học
tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính
sách phát triển du lịch của các quốc gia, vũng lãnh thổ trên thế giới
sự xuất hiện nền kinh tế tri thức Việc phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
và kinh tế tri thức sẽ tăng cường khả năng chuyển giao công nghệ, trước mắt là đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Chính vai trò quan trọng như thế nên việc thực hiện các giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Phú Yên cần được sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp mọi thành phần kinh tế và các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
Vì thế hoạt động du lịch dưới sự nghiên cứu đi sâu về cơ sở lý luận và vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội có một ý nghĩa to lớn để làm cơ
sở khoa học kết hợp điều kiện thực trạng ngành du lịch địa phương từ đó đề xuất các giải pháp tích cực để tác động ngành du lịch tỉnh Phú Yên phát triển hiệu quả Như vậy với nội dung chương 1 được thực hiện nhằm mục đích đưa ra những
cơ sở lý luận, luận cứ để tạo điều kiện cho việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch một các hiệu quả nhất trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức
Trang 17CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂNDU LỊCH PHÚ YÊNTRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Vài nét về ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua
Ngành du lịch đã trở thành một nền kinh tế quan trọng đối với nhiều quốc
gia Đây là một ngành kinh doanh tổng hợp lại kéo nhiều hoạt động kinh doanh
khác phát triển theo, mang lại nhiều nguồn thu lớn và là ngành xuất khẩu tại chỗ đạt
hiệu quả cao nhất Du lịch không chỉ đơn thuần đem lại lợi ích kinh tế mà còn đem
lại cả lợi ích chính trị, văn hóa Đây là phương tiện giúp mở rộng sự giao lưu văn
hóa và xã hội giữa các vùng miền trong nước, giữa nước ta và các nước khác trên
thế giới
Hòa nhập với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong thời kỳ mở cửa,
ngành du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh từ sau năm 1988 Số khách quốc tế
đến Việt Nam năm 1989 là 215 khách, đầu năm 1990 là 250.000 khách Con số
thống kê tổng số lượng người khách nước ngoài sang du lịch Việt Nam tăng
670.000 khách, năm 1993 Và đến năm 1996 con số này đã tăng lên đến 1.600.000
khách
Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm
2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước Năm 2012, số khách quốc tế đến
Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt Doanh thu ngành du
lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng Du lịch đóng góp 5%
vào GDP của Việt Nam qua đó góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo
trong cả nước, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng du lịch Đồng
thời phát triển du lịch đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành
kinh tế liên quan, đặc biệt là ngành hàng không, xây dựng…Sự phát triển của du
lịch Việt Nam cùng với các hoạt động quảng bá xúc tiến cũng đã góp phần tích cực
vào nỗ lực đưa hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện, an toàn và mến khách với
Tháng 12/2012 so với tháng trước (%)
Tháng 12/2012 so với tháng 12/2011
12 tháng
2012 so với cùng kỳ năm trước
Trang 18
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
Biểu đồ 2.2: Diễn biến khách du lịch nội địa ở Việt Nam ( 2005 – 2012)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Như vậy, mặc dù nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, nhưng tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12 ước đạt 449.570 lượt, tăng 19,0% so với cùng kỳ năm 2011 Tính chung 12 tháng năm 2012 ước đạt 5.049.855 lượt, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2011 Với kết quả ấn tượng này, ngành du lịch đang trở thành một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên 2.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm giữa hai dãy đèo lớn của đất nước là đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo cả ở phía Nam, diện tích tự nhiên 5.060
km2, địa hình vừa có biển, vừa có đồng bằng, trung du và miền núi Vị trí địa lý thuận lợi, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp Khánh Hòa, Tây giáp Đắc Lắc
và Gia Lai, Đông giáp biển Đông Phú Yên cách Hà Nội 1.160km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 561km về phía Nam theo tuyến quốc lộ 1A Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường Quốc Lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, quốc lộ 29 nối cảng biển quốc tế Vũng Rô với cửa khẩu quốc tế Đắc – Ruê (Đắc Lắc), phía Nam có cảng biển nước sâu Vũng
Rô có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT, sân bay Tuy Hòa nằm gần trung
tâm thành phố có thể tiếp nhận máy bay cỡ lớn hoạt động
Phú Yên cũng là nơi có điều kiện thuận lợi nhất trong các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ để xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên và là cửa ngõ mới hướng ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên Đặc biệt, tỉnh đang triển khai xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên, với trọng tâm là lọc hóa dầu gắn với khu kinh tế Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa theo hướng đa ngành, đa chức năng; là cực phát triển quan trọng, trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp tập trung, diện tích 387ha, và các cụm điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp từ 10-20ha ở các huyện Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất đã đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả như: Công ty cổ phần Pymephaco, nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu 3.000 tấn/năm, nhà máy đường
Trang 19KCP của Ấn Độ công suất 5.000 tấn mía/ngày, nhà máy đường Tuy Hòa công suất
1.250 tấn mía/ngày Công ty Thai Nakorn Patana, nhà máy thủy điện Sông Hinh với
công suất 72MW, nhà máy thủy điện sông Ba Hạ công suất 220MW…Tỉnh còn có
nhiều khoán sản như đá Granit màu, diatomit, fluorit, bauxit, than bùn, vàng sa
khoáng thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
Phú Yên có 09 đơn vị hành chính gồm 7 huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa,
Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, 1 thị xã Sông Cầu và 1 thành phố
Tuy Hòa là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của
Tỉnh Phú Yên có địa hình khá đa dạng: Đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, thung lũng
xen kẽ nhau, hướng dốc địa hình dốc từ Tây sang Đông, có hai vùng đồng bằng lớn
do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp với diện tích là 816km2, trong đó riêng đồng
bằng Tuy Hòa đã chiếm 500km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất Phú Yên nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại
dương, trong năm chia 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 Nhiệt độ trung bình hằng năm dao động từ 23
-27o
C, thời tiết ấm nóng khá ổn định.Lượng mưa trung bình các năm ở tỉnh Phú
Yên vào khoảng 1.200 – 2.300mm.Độ ẩm tương đối của không khí trung bình 80 –
85% Tổng số giờ nắng cao, trung bình từ 2.300 giờ đến 2.600 giờ/năm, phân bố
không đồng đềutheo mùa
2.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2.1 Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên là khá cao
và đã tạo cho tỉnh điểm xuất phát thuận lợi hơn các địa phương khác trong vùng và
trên cả nước Giai đoạn năm 2005 – 2012, tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân
hằng năm tăng 8,5%; giai đoạn năm 2005 – 2010 tăng 10,7%, trong hai năm 2011 –
2012 tăng 12,6% Năm 2012, tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) đạt 4.649,58 tỷ đồng (
giá so với năm 2010), tăng 2,99 lần so với năm 2000 và 1,79 lần so với năm 2005
GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 6,04 triệu đồng/người, tăng 7,5 lần so với
năm 2010 và bằng 59,1% so với cả nước và bằng 78,5% so với trung bình các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ; năm 2012 đạt 20,055 triệu đồng/người.Tình hình kinh tế
của Tỉnh Phú Yên trong những năm qua đã có sự phát triển đáng ghi nhận về nhiều mặt, chủ yếu tập trung về các ngành: Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông, lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm, xuất khẩu…
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2012
Công nghiệp - xây dựng Tỷ đ 374,09 803,87 958,42 1.141,31 1.352,50 1,759,34 Nông - lâm nghiệp Tỷ đ 603,35 774,93 788,25 824,69 828,21 953,16
2 Tổng GDP (giá hiện
Dịch vụ Tỷ đ 815,64 1.780,48 2.167,92 2.690,04 3.516,17 5.013,03 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đ 556,18 1.356,78 1.919,49 2.393,88 3.157,07 4.728,95 Nông - lâm nghiệp Tỷ đ 1.083,65 1.920,30 2.164,19 2.414,62 3.047,11 4.019,06
/ng 803,85 861,11 873,26 897,58 885,44 868,51
4 GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)
Trang 20Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế mà Phú Yên đạt được trong năm 2007 -2012
Ch ỉ tiêu Kết quả (2012)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung (GDP) tăng 13,1%
Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,6%
Ngành sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp tăng 7,2 %
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn cả năm 7.695 tỷ đồng
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 1.460 tỷ đồng
Tổng giá kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Phú Yên thời kỳ đến
năm 2020 và http://www.ipcphuyen.gov.vn/
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015
Tổng sản phẩm (GDP) năm 2015 (theo giá so sánh) 15,2%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung (GDP) bình quân hằng
Ngành sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp 4,1%
Ngành sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp 19,9%
GDP bình quân đầu người/năm đến năm 2015 38, 4 triệu đồng
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn giai đoạn 2011
- 2015
60.000 - 65.000 tỷ đồng
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2015 2.600 tỷ đồng tăng
bình quân 17,8% /năm Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân 5 năm 23 - 25%
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 350 triệu USD
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Phú Yên thời kỳ đến năm 2020
và http://www.ipcphuyen.gov.vn/
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2006 –
2010 đạt bình quân khoản 13,1% /năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân khoản 13,5%/năm Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ Cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) năm 2010: Công nghiệp – xây dựng đạt 15,6 %; nông – lâm – ngư nghiệp đạt 3,5 – 4%; dịch vụ đạt 13,3 – 13,5 % Giai đoạn 2011 – 2015 dự kiến đạt tương ứng: 17,5%; 4,1%; 13,7%
2.2.2.2 Dân số - Lao động
Dân số trung bình 861.993 người (điều tra dân số 01.04.2011) trong đó thành thị 20%, nông thôn 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số
Bảng 2.5: Dân số Phú Yên giai đoạn 2002 – 2012
Năm Tổng số Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên 2012
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nổ lực không ngừng cùng sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, trong 11 năm (từ năm 2002 – 2012), tỷ suất sinh thô của Phú Yên giảm từ 24% xuống còn 15,9% ( tương ứng giảm 0,8%/ năm), đạt
và vượt chỉ tiêu kế hoạch hằng năm tỉnh và Trung ương giao ( giảm 0,5%/năm) Hiện nay, Phú Yên là tỉnh có mức sinh thấp nhất khu vực duyên hải Nam Trung bộ
Trang 212.2.2.3 Văn hóa – Lễ hội
Phú Yên miền đất lịch sử khá lâu đời với nhiều dân tộc chung sống Các dân
tộc sống đang xen nhau từ những thế kỷ trước với các nghề làm nương rẫy, nghề
trồng lúa nước, nghề biển.Cuộc sống hội tụ đã tạo nên những sắc thái văn hóa dân
gian phong phú Từ hát tuồng, bài chòi, hát bá trạo, các điệu hò của cư dân vùng
ven biển đến các lễ hội, trường ca và bộ nhạc cụ dân tộc Trống đôi – Cồng ba –
Chiêng năm độc đáo của dân tộc miền núi Việc tìm thấy bộ đàn đá, Kèn đá ở Tuy
An với niên đại hơn 2.500 năm trước cùng với nhiều di sản của nền văn hóa Sa
Huỳnh chứng tỏ miền đất Phú Yên từ xa xưa đã có cư dân sinh sống, có các hoạt
động văn hóa đặc sắc Các lễ hội truyền thống như:
Lễ hội Đầm Ô Loan – Xã An Cư, Huyện Tuy An: Vào ngày mùng bảy tháng
giêng âm lịch; Lễ hội Đập Đồng Cam – Thành phố Tuy Hòa: Vào ngày mùng tám
tháng giêng âm lịch; Lễ hội Cầu Ngư của ngư dân ven biển – xã An Phú, Xã An
Ninh Động, Huyện Tuy An và các xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân
Thịnh thuộc Huyện Sông Cầu: Vào các tháng 3,4,5 âm lịch; Đêm thơ Nguyên Tiêu
– Núi Nhạn, Thành phố Tuy Hòa: Vào ngày rằm tháng giêng âm lịch; Lễ hội dâng
hương đền Lê Thành Phương –Thôn Mỹ Phú, Xã An Hiệp, Huyện Tuy An: Vào
ngày 28 tháng giêng âm lịch; Lễ hội đâm trâu – Miền núi Phú Yên: Huyện Sơn
Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh: Lễ hội diễn ra suốt ba ngày đêm, thường vào dịp
tháng 12 đến tháng 3 âm lịch; Lễ Hội mùa - Miền núi Phú Yên: Huyện Sơn Hòa,
Đồng Xuân, Sông Hinh: Vào tháng 3 âm lịch; Lễ hội bỏ mả - Miền núi Phú Yên:
Huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Phú Yên: Thời gian có thể là các ngày trong năm
Phú Yên có gần 30 dân tộc ít người, chủ yếu sống tập trung ở các huyện
miền núi phía Tây Nhiều dân tộc có từ lâu đời như: Chăm, Ê Đê, BaNa, Hoa, Hre,
Mnong, Raglai,…Do vị trí địa lý và điều kiện tạo lập cuộc sống thuận lợi cho nên
nhiều dân tộc đã về đây sinh sống và lập nghiệp Sau ngày miền Nam được giải
phóng, nhất là sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền
núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu…Những
nét văn hóa đặc trưng của một số dân tộc ít người đang sống tại Phú Yên:
Dân tộc Ê Đê nói tiếng Ma-lay-po-ly-nê-xi-a, sống thành từng buôn làng trong những ngôi nhà kiểu nhà sàn Nguồn sống chủ yếu bằng nương rẫy, chăn nuôi,…Người Ê Đê có sắc phục đặc sắc Con trai giản dị, khỏe mạnh, con gái uyển chuyển, duyên dáng Người Ê Đê có nền văn học, nghệ thuật giàu có Văn học có hùng ca ( Đam san, Đam gi); Ngân thơ; kể chuyện; âm nhạc có Tù và; đàn;chiêng; đồng ca hát đối; hát lễ; hát ru; múa có Múa Xoang;múa khiên cùng nghệ thuật điêu khắc phát triển
Dân tộc BaNa nói tiếng Môn – Khme.Sống thành gia đình lớn gồm nhiều thế
hệ trong những ngôi nhà dài 50 – 100m Nhiều nhà hợp thành buôn, mỗi buôn đều
có nhà Rông – Nhà Rông của đồng bào BaNa là một công trình kiến trúc độc đáo với những hoa văn trang trí, những tượng người, chim, thú bằng gỗ được chạm khắc rất đẹp Người BaNa sinh sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi cùng với nghề dệt vải, rèn sắt thép, đan lát và hái lượm Người BaNa có kho tàng chuyện cổ tích thần thoại phong phú, đời sống âm nhạc sôi nổi với đủ loại nhạc cụ: Chiêng đồng, trống gỗ, đàn T.rưng, kèn, sáo…Điệu múa “Rông chiên” tiêu biểu cho nghệ thuật múa dân gian Bana
Dân tộc Hre nói tiếng Môn – Khme Sống theo từng gia đình nhỏ trên nhà sàn, nguồn sống chính là nông nghiệp Phụ nữ Hre thường đeo kiềng bạc có buộc thêm những đồng bạc hoặc những chuỗi cườm bằng bột màu hay hổ phách trên cổ Ngày Tết, ngày hội đồng bào thường thăm nhau, uống rượu cần, tầu nhạc, kể chuyện và ca hát Nhạc cụ của người Hre có bộ cồng 3 chiếc, trống cơm, đàn Bro 8 dây Mọi người đều biết kể chuyện cổ tích, hát dân ca, hát ví Trai gái ưa trò chơi khỏe mạnh như: Thi chạy, thi đẩy gậy…
Các dân tộc Tày, Nùng nhiều nét văn hóa giống nhau, người Tày, Nùng nói tiếng Tày-Thái, chữ viết sáng tạo trên cơ sở chữ Hán Người Tày, Nùng ở nhà sàn,
họ giàu kinh nghiệm làm nương, trồng lúa trên ruộng bậc thang và sống chủ yếu bằng nông nghiệp, dệt thổ cẩm Người Tày, Nùng thường mặc quần áo vải màu Chàm, màu giản dị, ít thêu thùa Họ có các làng điệu dân ca truyền thống như : hát Then, hát Lượn với các nhạc cụ như kèn, sáo, trống, thanh la,…
Trang 222.3 Phân tích môi trường hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên trong thời gian
qua
Trong thời gian qua, ngành du lịch của tỉnh Phú Yên đã có những bước tiến
vượt bậc đặc biệt năm 2008, Thủ Tướng Chính Phủ đã đồng ý cho tổ chức Năm Du
lịch 2011 tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Phú Yên chủ trì đăng cai tổ
chức nhân kỷ niệm Phú Yên 400 năm (1611 – 2011) Đây là cơ hội lớn cho các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng có điều kiện khai thác
hiệu quả tiềm năng du lịch, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,
đồng thời quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài
Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, trong năm 2009, tỉnh Phú Yên đã
đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đạt được một số kết quả khả
quan Trong năm 2009, Sở văn hóa, thể thao và du lịch Phú Yên đã tham mưu
UBND tỉnh đề xuất Bộ văn hóa, Thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch nhiều nội
dung để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho sự kiện Năm Du lịch quốc gia năm
2011 do Bộ Trưởng làm trưởng ban, ban tổ chức do Chủ Tịch UBND tỉnh Phú Yên
làm trưởng ban Tỉnh Phú Yên đã được Trung ương phân bổ vốn cho dự án hạ tầng
du lịch là 14 tỷ đồng và Thủ Tướng Chính Phủ đã đồng ý cho ứng vốn kế hoạch
năm 2010 – 2011 là 52 tỷ đồng để thực hiện các công trình xây dựng UBND tỉnh
cũng đã chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức một số hoạt động, sự kiện tiêu biểu,
bước đầu đã thu hút nhiều người tham gia, xem đây là đợt diễn tập cho các hoạt
động trong năm 2011 như: tổ chức lễ đón nhận 4 bằng di tích cấp quốc gia; di tích
lịch sử địa đạo Gò Thì Thùng; Di tích Danh thắng quốc gia núi Đá Bia; Di tích lịch
sử căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ; Tổ chức ngày hội văn
hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Phú Yên lần thứ VII-2009; hội chợ triển
lãm giao lưu kinh tế Phú Yên năm 2009; tổ chức vòng chung kết toàn quốc giải Sao
Mai 2009 và một số hội nghị; các đơn vị đăng cai tổ chức tại Phú Yên Tỉnh cũng đã
làm việc với tổng công ty Hàng Không Việt Nam mở tuyến bay Hà Nội – Tuy Hòa
vào ngày 24/10/2009 tổ chức bay 3 chuyến/tuần; tăng tần suất chuyến bay Tuy Hòa
– Tp.Hồ Chí Minh lên 7 chuyến/tuần Hưởng ứng chương trình “Ấn tượng Việt
Nam 2009” và quảng bá đường bay, Sở VH,TT& DL đã vận động các doanh nghiệp
du lịch, du lịch Phú Yên tham gia giảm giá dịch vụ từ 30 đến 50% cho khách có vé
đi trên tuyến bay Hà Nội – Tuy Hòa đã thu hút sự quan tâm của du khách Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Tỉnh đã tăng nhanh trong những năm gần đây Khu du lịch sinh thái Núi Thơm – Sao Việt; Khách sạn năm sao Cenduluxe Hotel; Khu du lịch Thuận Thảo Golden Beach Resort; Khách sạn bốn sao Kaya…đã tổ chức khai trương đưa vào hoạt động Mặc dù ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng hoạt động du lịch của Tỉnh vẫn có bước phát triển khá; Năm 2011, lượt khách đến Phú Yên dự kiến tăng 39,7% so với năm 2008; trong đó khách quốc tế tăng 53,4%; doanh thu du lịch tăng 56,5%
2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 2.3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Ngành du lịch tỉnh Phú Yên có phát triển được hay không là phụ thuộc vào năng lực và tiềm năng của ngành này là chính Song cũng như bao ngành khác, sức mạnh của ngành này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, các yếu tố này tác động, ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được Khi các yếu tố này được xem xét đúng mức thì công tác hoạch định chiến lược sẽ chính xác và hợp lý hơn
2.3.1.1.1 Môi trường quốc tế
Theo “Thời báo kinh tế” (Anh), thu nhập bình quân đầu người thế giới 2009 giảm 3,7%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp ở các thị trường du lịch lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản đều leo cao Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên tới 10%, thu nhập thực tế của các
hộ gia đình Mỹ năm 2008 sụt giảm tới 10.900 tỷ USU, tức giảm 17,4% so với năm
2007 Tỉ lệ thất nghiệp của 16 nước EU năm 2009 cũng tới 9%, bình quân của 27 nước là 8,6%, mức cao nhất trong 10 năm qua
Tổng thư ký UNWTO Tabeb Farid cho biết trong năm 2009, dịch cúm A H1N1 đã lan tràn tới 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến khách du lịch không dám đến nhiều nơi trên thế giới Dịch bệnh này làm ngành du lịch giảm 25%
- 30%, tổn thất tới 2.200 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với nạn dịch SARS trước đây Tiếp đó năm 2010 thiên tai bão tố, lũ lụt, cháy rừng, núi lửa hoạt động cũng đã làm du lịch thất thu Hiệp hội hàng không vận tải quốc tế cho biết thua lỗ năm 2009
Trang 23của ngành tới 9 tỷ USD, tăng gấp 2 lần con số 4,7 tỷ USD như dự kiến, trong đó
lượng du khách giảm 8% Những thành phố vốn hấp dẫn du khách như New York,
Sydney, Berlin, Paris…cũng vắng du khách trong năm qua Hong Kong là hòn ngọc
của Á Đông nhưng năm 2009 lượng du khách tới thăm đã sụt giảm nghiêm trọng, tỷ
lệ sử dụng phòng giảm 79%, thu nhập giảm tới 21,6%
2.3.1.1.2 Môi trường an ninh – chính trị
So với nhiều nước trên thế giới thì môi trường an ninh – chính trị của Việt
Nam lại rất ổn định, an toàn Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những
điểm đến an toàn nhất thế giới Với lợi thế tự nhiên, văn hóa đặc sắc cùng với môi
trường chính trị ổn định chúng ta rất thuận lợi và phát triển ngành du lịch của mình
2.3.1.1.3 Môi trường pháp luật
Mặc dù có nhiều cải thiện trong chính sách của Nhà nước như khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, tiến hành cải cách hành
chính, ban hành các văn bản pháp luật…nhưng Luật Du lịch vẫn chưa được ban
hành để tạo hành lang pháp lý cho ngành này hoạt động, tạo sự phát triển công
bằng, các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, các quy định Nhà nước còn
chồng chéo và hay thay đổi Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia
kinh doanh du lịch và cũng làm mất nhiều cơ hội đầu tư vào ngành này
2.3.1.2 Môi trường vi mô
2.3.1.2.1 Nhận định các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của ngành du lịch
Phú Yên
Hoạt động du lịch mang tính chất liên ngành, liên vùng do đó sự phát triển
của nó mang tính đặc thù về vị trí du lịch của từng địa phương và sự phát triển này
trong từng trường hợp sẽ tạo ra khả năng hỗ trợ cho nhau để hình thành nên các
tuyến du lịch xuyên vùng, nhằm tận dụng những lợi thế tuyệt đối về sản phẩm du
lịch của từng địa phương mà tạo nên những tour du lịch độc đáo Ngoài những lợi
thế kể trên thì do sự phát triển tương tự vì cùng dựa trên những tài nguyên du lịch
giống nhau, trình độ gần ngang nhau mà các ngành du lịch giữa các tỉnh thành có sự
cạnh tranh thu hút khách du lịch Với lợi thế về các loại hình du lịch biển nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa, di tích lịch sử mà ngành du lịch
Phú Yên phải đối mặt với sự cạnh tranh chính của các ngành du lịch đã phát triển nằm trong vùng du lịch Miền Trung này, đó là ngành du lịch Khánh Hòa, Đà Nẵng…
Bảng 2.6 Hiện trạng cơ sở lưu trú của Phú Yên và các tỉnh lân cận
Đơn vị tính : Cơ sở,buồng
Trang 24Bảng 2.7: Lao động trong ngành du lịch của Phú Yên và các tỉnh lân cận
STT Địa phương 2009 2010 2011 2012 Tăng
TB
Thu nhập BQ/tháng (đồng)
Nguồn: - Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nhận xét: Phú Yên là một tỉnh nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp
hóa, do đó còn rất hạn chế về nguồn lực để phát triển, vì vậy cần có kế hoạch liên
doanh, liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở các tỉnh, thành đã phát
triển để có đủ nguồn lực phát triển Cần phải có kế hoạch thu hút và đào tạo nguồn
nhân lực có đủ trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch để có được nguồn
lực đủ mạnh đưa ngành du lịch Phú Yên phát triển thành một ngành kinh tế mũi
nhọn trong tương lai
2.3.1.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
Qua phân tích thực trạng ngành du lịch Phú Yên ở trên, từ những mặt mạnh,
mặt yếu chính rút ra, tiến hành xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Ma
trận này cho chúng ta thấy ngành du lịch của tỉnh đã tận dụng tốt các thế mạnh hay
chưa? Thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành du lịch, các
nhà hoạch định chiến lược, ma trận được xây dựng như sau:
Mức độ quan trọng
Phân loại (1- 4)
Số điểm quan trọng O1 Việt Nam có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng,
có kỳ quan của Thế Giới, chính trị ổn định 0.08 3 0.24
O2
Thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái
và mạo hiểm là những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh
O3
Ngành du lịch được Chính Phủ khuyến khích đầu tư
và là ngành công nghiệp mũi nhọn, có nhiều nguồn lợi lớn
O4 Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Yên nằm
trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia 0.08 2 0.16
T2 Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hoạt động thiếu
T3
Các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao làm mất dần lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của du lịch Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát ( Hỏi ý kiến chuyên gia)
Nhận xét:Số điểm trung bình của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là
2.63 cao hơn số điểm trung bình 2.5 Điều này cho thấy chiến lược của ngành du lịch tỉnh Phú Yên ứng phó khá tốt với các yếu tố bên ngoài
2.3.2 Phân tích môi trường bên trong 2.3.2.1 Các loại hình, sản phẩm du lịch
Phú Yên với bờ biển dài 189Km, nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co, núi biển liền kề tạo nên nhiều đầm, vịnh, mũi, gành…mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ kỳ thú như: Đầm Cù Mông với diện tích 2.655ha, đầm Ô Loan, thắng cảnh quốc gia, diện tích khoảng 1.570ha, với đặc sản như sò huyết, cua huỳnh đế, hàu, rau câu…Vịnh Vũng Rô với diện tích 1.640ha, gắn liền với di tích lịch sử quốc gia: Huyền thoại những con Tàu không số và đường Hồ Chí Minh trên biển Vịnh Xuân Đài là một