Việc kết nối các đường bay quốc tế đã góp phần thu hút khách du lịch đến từ nhiều nước, trong đó có Nga, các nước châu Âu, xây dựng đường cáp ngầm Hà Tiên –Phú Quốc để đưa được điện lưới
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- -
HUỲNH QUANG HƯNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC ĐẾN 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN 2030
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA – 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- -
HUỲNH QUANG HƯNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC ĐẾN 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN 2030
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS -TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
TS
KHÁNH HÒA - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Xây dựng chiến lược phát triển
du lịch huyện đảo Phú Quốc đến 2020, tầm nhìn đến 2030” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Huỳnh Quang Hưng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô công tác tại Khoa Kinh tế và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nha Trang
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh, Cô
đã có những gợi ý, hướng dẫn rất quý giá để hoàn thiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Đại học Nha Trang đã cung cấp kiến thức, nền tảng cơ bản để tôi có thể ứng dụng vào luận văn
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện và động viện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã
có những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này
Trân trọng
Tác giả
Huỳnh Quang Hưng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 5
1.1 Chiến lược 5
1.1.1 Khái niệm về chiến lược 5
1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược 5
1.1.3 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 5
1.1.4 Khung phân tích SWOT 7
1.2 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 7
1.2.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 7
1.2.2 Mô hình kim cương của Michael Porter 10
1.2.3 Lợi thế cạnh tranh trong ngành du lịch 11
1.3 Phát triển du lịch 11
1.3.1 Khái niệm tài nguyên du lịch, du lịch bền vững 11
1.3.2 Khái niệm phát triển và phát triển du lịch 13
1.3.3 Những điều kiện cơ bản đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững 14
1.3.4 Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững 16
1.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch 16
1.4.1 Phát triển du lịch của Singapore 16
1.4.2 Phát triển du lịch của Malaysia 18
1.4.3 Phát triển du lịch của Indonesia 18
1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng 19
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 21
2.1 Môi trường vĩ mô tác động đến du lịch huyện đảo Phú Quốc 21
2.1.1 Môi trường kinh tế 21
2.1.2 Môi trường chính trị pháp luật 21
2.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội 22
2.1.4 Môi trường kỹ thuật công nghệ 22
Trang 62.1.5 Môi trường tự nhiên 23
2.1.6 Đối thủ cạnh tranh 23
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch của huyện đảo Phú Quốc 25
2.2.1 Điều kiện tự nhiên của Phú Quốc 25
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Phú Quốc 26
2.2.3 Dân cư, nguồn nhân lực của Phú Quốc 28
2.2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 30
2.2.5 Tài nguyên du lịch biển, đảo và nhân văn tại Phú Quốc 33
2.2.6 Tiềm năng phát triển hiện tại của Phú Quốc 41
2.2.7 Triển vọng phát triển của Phú Quốc 41
2.3 Thực trạng du lịch của huyện đảo Phú Quốc 42
2.3.1 Tình hình khách du lịch 42
2.3.2 Doanh thu du lịch 44
2.3.3 Cở sở vật chất phục vụ du lịch 46
2.3.4 Giá sản phẩm, dịch vụ du lịch và kênh phân phối 48
2.3.5 Lao động của ngành du lịch 48
2.3.6 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch 50
2.3.7 Đầu tư vào ngành du lịch tại Phú Quốc 50
2.3.8 Việc quảng bá, thông tin, tiếp thị, xúc tiến du lịch và phát triển du lịch 51
2.3.9 Công tác quản lý nhà nước về du lịch 52
2.3.10 Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường 53
2.4 Tình hình khai thác sản phẩm du lịch biển đảo tại Phú Quốc 53
2.4.1 Các dạng sản phẩm du lịch biển đảo 53
2.4.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo 54
2.4.3 Ảnh hưởng môi trường do hoạt động du lịch biển đảo 55
2.5 Tình hình khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tại Phú Quốc 55
2.5.1 Một số sản phẩm du lịch văn hóa tại Phú Quốc 55
2.5.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn 56
2.5.3 Ảnh hưởng môi trường do hoạt động du lịch văn hóa 56
2.6 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về phát triển du lịch của huyện Phú Quốc 57
2.6.1 Phương pháp thu thập thông tin 57
2.6.2 Kết quả thu được từ việc khảo sát thông tin của doanh nghiệp 57
2.6.3 Nhận xét về kết quả khảo sát 59
2.7 Nhận định cơ hội – thách thức, điểm mạnh – điểm yếu của du lịch Phú Quốc 60
2.7.1 Điểm mạnh 60
2.7.2 Điểm yếu 60
Trang 72.7.3 Cơ hội 63
2.7.4 Thách thức 64
2.8 Phân tích SWOT cho việc định hướng chiến lược phát triển bền vững du lịch sinh thái biển đảo 65
2.8.1 Tổng hợp các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức 65
2.8.2 Xây dựng các định hướng chiến lược S-O, O-W, S-T, W-T 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 68
3.1 Quan điểm phát triển 68
3.2 Mục tiêu phát triển 68
3.3 Quy hoạch phát triển du lịch 69
3 3 1 Về tổ chức không gian phát triển Đảo: 69
3.3.2 Quy hoạch củng cố quốc phòng, an ninh: 76
3.3.3 Quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc: 76
3.3.4 Quy hoạch phát triển du lịch Phú Quốc: 77
3.4 Chiến lược phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc và chiến lược phát triển các nghành hướng tới phục vụ du lịch huyện đảo đến 2020 tầm nhìn 2030 77
3.4.1 Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ phát triển du lịch 78
3.4.2 Phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp hướng tới phục vụ phát triển du lịch 79
3.4.3 Phát triển thủy sản kết hợp phục vụ tham quan, du lịch 80
3.4.4 Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hướng về phục vụ phát triển du lịch 80
3.4.5 Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch 81
3.4.6 Phát triển công viên cây xanh hướng về phục vụ phát triển du lịch 84
3.5 Kiến nghị đối với chính phủ, các nghành và chính quyền địa phương để thực hiện chiến lược phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc đến 2010 tầm nhìn 2030 84
3.5.1 Đối với Chính phủ 84
3.5.2 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 85
3.5.3 Đối với Bộ Tài chính: 85
3.5.4 Đối với Bộ Công an: 85
3.5.5 Đối với Tổng cục Du lịch: 85
3.5.6 Đối với chính quyền địa phương 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
- APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
- GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội
- SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats): Điểm mạnh, Điểm yếu,
Cơ hội và Thách thức
- UNWTO (United National World Tourist Organization): Tổ chức du lịch thế giới
- WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Khung phân tích SWOT 7 Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn 2010- 2014 42 Bảng 2.2: Doanh thu du lịch huyện Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2014 44 Bảng 2.3: Số lượng lao động của ngành du lịch huyện Phú Quốc giai đoạn năm 2010-2014 49 Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp 57 Bảng 2.5: Tổng hợp các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) chủ yếu cho việc phát triển bền vững du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc 65 Bảng 2.6: Xây dựng các định hướng chiến lược S-O, O-W, S-T, W-T 66
Trang 10DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 6 Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 8 Hình 1.3: Mô hình "kim cương" của Michael Porter 10 Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Quốc giai đoạn 2010 - 2014 26 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện dân số Phú Quốc giai đoạn 2010 - 2014 29 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn 2010 - 2014 42
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phú Quốc, được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi, nằm trong vịnh Thái Lan Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Địa thế Phú Quốc từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng Phú Quốc
có khí hậu ôn hòa, thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt Cùng với môi trường tuyệt vời, bãi biển xanh, sạch, đẹp, lại có nhiều di tích lịch sử, văn hóa là tiềm năng lợi thế, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, giáo dục truyền thống
Bên cạnh đó cùng với các chính sách phát triển du lịch quốc tế của huyện đảo như: chính sách miễn thị thực cho khách quốc tế và việc ngày càng hoàn thiện hơn
cơ sở hạ tầng trong đó có quy hoạch cảng hàng không quốc tế Dương Tơ là cảng hàng không quốc tế cấp 4E Việc kết nối các đường bay quốc tế đã góp phần thu hút khách du lịch đến từ nhiều nước, trong đó có Nga, các nước châu Âu, xây dựng đường cáp ngầm Hà Tiên –Phú Quốc để đưa được điện lưới quốc gia về Phú Quốc
sẽ góp phần giảm chi phí dịch vụ tại địa phương…
Những yếu tố nêu trên là điều kiện thuận lợi để Phú Quốc được chọn là một trong những địa điểm du lịch quốc gia cần tập trung đầu tư trong chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam; đồng thời là cơ sở nền tảng tạo dựng các loại hình du lịch, hình thành các tuyến, điểm, khu du lịch với nhiều sản phẩm du lịch thu hút khách
So với một số điểm du lịch biển nổi tiếng trên thế giới như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), tiềm năng du lịch của đảo Phú Quốc không hề thua kém Việc Indonesia và Thái Lan gặp bất ổn về chính trị, nạn khủng bố, sóng thần…bên cạnh
đó sự bất ổn ở biển Đông cũng có thể làm cho khách du lịch e ngại du lịch ở các vùng biển truyền thống như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang… đó có thể là cơ hội để
du lịch Phú Quốc bức phá, thu hút du khách về địa phương mình Cùng với mục tiêu phát triển du lịch Phú Quốc trở thành ngành kinh tế quan trọng, là một trong những trung tâm du lịch trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kết nối sâu rộng
Trang 12với khu vực ASEAN và để đạt được mục tiêu này, Phú Quốc cần tiếp tục chú trọng đầu tư: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch như xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao cho ngành; ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch như: đầu tư phát triển đồng bộ, có chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước; tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù của huyện đảo gắn với thị trường khách du lịch như: du lịch sinh thái gắn với tài nguyên du lịch biển đảo, du lịch gắn với các di tích lịch sử, các công trình văn hoá và danh lam thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch gắn với lễ hội, tín ngưỡng; tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng
bá du lịch; thực hiện tốt vai trò đầu mối giúp các doanh nghiệp du lịch trong địa phương liên kết phát triển với các đơn vị du lịch trong khu vực và nước ngoài
Để ngành du lịch Phú Quốc phát triển theo hướng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, cạnh tranh được với các vùng miền khác trong nước, các nước trong khu vực và thế giới, thì cần phải có những chiến lược cụ thể Đây chính là lý do, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc đến 2020, tầm nhìn đến 2030” làm luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
+ Phân tích các nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh của du lịch Phú Quốc, từ
đó nhận định điểm mạnh – điểm yếu của du lịch Phú Quốc
+ Đề ra mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch của Phú Quốc đến 2020, tầm nhìn đến 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xây dựng chiến lược phát triển du lịch
Trang 13- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Số liệu thứ cấp của ngành du lịch được thu thập giai đoạn 2009-2013
Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn và điều tra của tác giả trong phạm
vi huyện Phú Quốc vào tháng 9, 10 và 11/2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích so sánh dựa trên số liệu thứ cấp, phương pháp phỏng vấn chuyên gia kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát ý kiến một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách du lịch đến du lịch tại Phú Quốc
Phương pháp thu thập dữ liệu của đề tài:
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ báo cáo của các đơn vị quản lý ngành du lịch như UBND tỉnh và huyện, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Chi cục Thống kê Phú Quốc, Tạp chí, báo, trang web, các nghiên cứu có liên quan,…
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa về khoa học: đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chiến lược
và phát triển du lịch
- Ý nghĩa thực tiễn: thông qua nghiên cứu, giúp ngành du lịch Phú Quốc thấy được điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức Từ đó, ngành sẽ chủ động xây dựng những chương trình hành động và phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện những mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch Phú Quốc
6 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Một số luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề nghiên cứu tương tự như luận văn này mà tác giả biết như sau: “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”, tác giả Nguyễn Thị Phương Anh, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010; “Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng”, tác giả Hoàng Hải Vân, Đại học Kinh tế Huế, thành phố Huế, năm 2009; “Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng đến 2015”, tác giả Nguyễn Văn Võ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
Qua các đề tài luận văn trên, đóng góp chính của cả ba đề tài trên là đã cung cấp một cách khái quát cơ sở lý luận về du lịch và phát triển sản phẩm du lịch; phân tích được tiềm năng và thực trạng, kết quả hoạt động của ngành du lịch tại địa
Trang 14phương Từ đó đưa ra các nhóm chiến lược phát triển du lịch để có thể ứng dụng tại địa phương trong việc định hướng và phát triển ngành du lịch theo mục tiêu đã đề ra trong những giai đoạn tiếp theo Kết quả nghiên cứu của hai đề tài này có tính ứng dụng trong phạm vi tại Phong Nha – Kẻ Bàng và tỉnh Lâm Đồng
Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề nghiên cứu tương tự như luận văn này tại địa bàn huyện Phú Quốc
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,…luận văn được kết cấu gồm 3 chương chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và phát triển du lịch
- Chương 2: Đánh giá về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Phú Quốc
- Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển du lịch Phú Quốc đến 2020, tầm nhìn đến 2030
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Chiến lược
1.1.1 Khái niệm về chiến lược
Trong tác phẩm Quản trị chiến lược (2007) của tác giả Nguyễn Thị Kim Anh
có đưa ra các khái niệm về chiến lược của các tác giả như sau:
- Theo Jame B.Quinn, thuộc trường Đại học Dartmouth: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”
- Theo William J.Glueck, trong giáo trình Business Policy & Strategic
Management: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện
và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”
Như vậy, chiến lược là tổng thể các lựa chọn có gắn bó chặt chẽ với nhau
và các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện tầm nhìn, mục tiêu của đơn vị
1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược
Trong tác phẩm Quản trị chiến lược (2007), tác giả Nguyễn Thị Kim Anh cũng đã đưa ra khái niệm về quản trị chiến lược: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó”
1.1.3 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
Mô hình quản trị chiến lược toàn diện gồm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn hình thành chiến lược: là một quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra, nghiên cứu để xác định các yếu tố khuyết điểm bên trong
và bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn giữa những chiến lược thay thế
- Giai đoạn thực hiện chiến lược: là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược, huy động quản trị viên và nhân viên để thực hiện các chiến lược đã được lập
ra Ba hoạt động của thực hiện chiến lược là thiết lập các mục tiêu hàng năm, đưa
ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên Thường được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược, việc thực thi chiến lược đòi
Trang 16hỏi tính kỷ luật, sự tận tụy và đức hy sinh của mỗi cá nhân.Việc thực thi chiến lược thành công xoay quanh ở khả năng thúc đẩy nhân viên của quản trị gia vốn là một nghệ thuật hơn là một khoa học Kỹ thuật tay nghề giữa các nhân viên đặc biệt cần thiết cho việc thực thi chiến lược thành công Việc thực thi chiến lược gồm việc phát triển ngân quỹ ủng hộ cho chiến lược, các chương trình, môi trường văn hóa
và đồng thời liên kết việc thúc đẩy nhân viên với hệ thống thưởng đối với các mục tiêu dài hạn và mục tiêu hàng năm Các hoạt động thực thi chiến lược ảnh hưởng đến tất cả nhân viên và quản trị viên trong tổ chức
- Giai đoạn đánh giá chiến lược: tất cả các chiến lược tùy thuộc vào thay đổi tương lai và các yếu tố bên trong và bên ngoài thay đổi đều đặn Ba hoạt động chính của giai đoạn này là: (1) xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại; (2) đo lường thành tích; (3) thực hiện các hoạt động điều chỉnh Giai đoạn đánh giá chiến lược là cần thiết vì thành công hiện tại không đảm bảo cho thành công trong tương lai
Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện (Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh(2007), Quản trị chiến lược, Đại học Nha Trang)
Trang 171.1.4 Khung phân tích SWOT
- Mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất hay một ý tưởng Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được
tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận và ra quyết định hợp lý và chính xác nhất
- Khung phân tích SWOT giúp ta suy nghĩ một cách chuyên nghiệp và đưa ra quyết định ở thế chủ động chứ không chỉ dựa vào các phản ứng bản năng hay thói quen cảm tính
- Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu, Cơ hội - Nguy cơ, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung Một điều cần hết sức lưu ý, đó là đối tượng phân tích cần được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công
ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn…
Bảng 1.1 Khung phân tích SWOT
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, Đại học Nha Trang)
1.2 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
1.2.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Mô hình cạnh tranh hoàn hảo ngụ ý rằng tốc độ điều chỉnh lợi nhuận theo mức rủi ro là tương đương nhau giữa các doanh nghiệp và ngành kinh doanh Tuy nhiên,
vô số nghiên cứu kinh tế đã khẳng định rằng các ngành khác nhau có thể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau và sự khác biệt này phần nào được giải thích bởi cấu trúc khác nhau của các ngành
Nhân tố bên trong nội bộ, hiện tại
Nhân tố ảnh hưởng bên ngoài nội bộ, tương lai
Trang 18Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
a Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:
- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp,
- Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp,
- Sự khác biệt của các nhà cung cấp,
- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm,
- Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành,
- Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,
- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp,
- Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành
b Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
- Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,
- Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,
- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế
Trang 19c Các rào cản gia nhập thể hiện ở:
- Các lợi thế chi phí tuyệt đối,
- Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường,
- Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào,
- Chính sách của chính phủ,
- Tính kinh tế theo quy mô,
- Các yêu cầu về vốn,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh,
- Khả năng tiếp cận với kênh phân phối,
- Khả năng bị trả đũa,
- Các sản phẩm độc quyền
d Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
- Vị thế mặc cả,
- Số lượng người mua,
- Thông tin mà người mua có được,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Tính nhạy cảm đối với giá,
- Sự khác biệt hóa sản phẩm,
- Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành,
- Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế,
- Động cơ của khách hàng
e Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
- Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành,
- Mức độ tập trung của ngành,
- Chi phí cố định/giá trị gia tăng,
- Tình trạng tăng trưởng của ngành,
- Tình trạng dư thừa công suất,
- Khác biệt giữa các sản phẩm,
- Các chi phí chuyển đổi,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh,
- Tình trạng sàng lọc trong ngành
Trang 201.2.2 Mô hình kim cương của Michael Porter
Mô hình kim cương của Giáo sư Michael Porter phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không Mô hình đưa ra 4 nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia/vùng lãnh thổ đó là:
Hình 1.3: Mô hình "kim cương" của Michael Porter
- Điều kiện đầu vào sẵn có: Điều kiện sẵn có của một môi trường kinh doanh
bao gồm tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm: vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh
- Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất
- Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới quy mô và tăng trưởng thị trường đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng Nhìn chung, môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành công
Trang 21- Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có được sự thành công của môi trường kinh doanh vi mô cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành công nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành
1.2.3 Lợi thế cạnh tranh trong ngành du lịch
Năng lực cạnh tranh của ngành du lịch là tập hợp các yếu tố nguồn lực như tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính , các chính sách, thể chế và con người của một điểm đến tạo ra một hình ảnh về sự phát triển du lịch bền vững, có hiệu quả, hình thành nên khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch
và đáp ứng làm thỏa mãn nhu cầu của họ một cách tốt nhất
Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Crouch và Ritchie đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của điểm đến bằng 4 chỉ tiêu: i) Kết quả hoạt động kinh tế; ii) Tính bền vững; iii) Sự hài lòng của khách
du lịch; iv) Hoạt động quản lý và sử dụng một số chỉ số dựa trên bốn yếu tố này để xác định khả năng cạnh tranh của điểm du lịch
Phân tích khả năng cạnh tranh ở các cấp độ cạnh tranh khác nhau
- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
- Các nhà cung cấp thay thế
- Quyền mặc cả của nhà cung cấp
- Quyền mặc cả người mua
- Chiến lược công ty, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh
- Các điều kiện yếu tố đầu vào
- Các điều kiện cầu
- Các ngành bổ trợ và có liên quan
- Quy mô kinh tế
1.3 Phát triển du lịch
1.3.1 Khái niệm tài nguyên du lịch, du lịch bền vững
1.3.1.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử dụng
Trang 22nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu
du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (điều 10 pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999) Vai trò của tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch
+ Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch + Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ
du lịch
+ Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch
Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác
có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
1.3.1.2 Khái niệm du lịch bền vững
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào Theo World Conservation Union 1996 thì định nghĩa: Du lịch bền vững là việc
di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế
xã hội của cộng đồng địa phương”
Theo World Committee on Enviroment and Development 1996 định nghĩa Du lịch bền vững là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai”
Trang 23Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
• Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn Du lịch phải thân thiện với môi trường
• Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của công đồng dân cư địa phương Tăng thu nhập cho địa phương
• Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm
Để phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau đây:
Bảo vệ và khai thác hợp lý môi trường tự nhiên (bãi biển, dòng sông, cánh rừng, hệ sinh thái,…)
Bảo vệ và tôn tạo môi trường nhân văn (danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa lịch sử, truyền thống bản sắc dân tộc và địa phương,…)
Xây dựng kế hoạch quy hoạch khu du lịch một cách khoa học và xây dựng tầm nhìn
Tính toán kỹ và quản lý chặt chẽ sức chứa du khách (không lạm dụng và tăng
số lượng du khách quá sức chứa)
Đào tạo cán bộ và nhân viên du lịch có tính chuyên nghiệp cao (Kể cả ngành hướng dẫn du lịch và ngành khách sạn –nhà hàng –resort)
Gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức, hiệp hội du lịch, công ty du lịch và chính quyền địa phương trong việc quản lý du lịch bền vững ở các khu du lịch
Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với khách du lịch
Đảm bảo phúc lợi xã hội và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương Giáo dục truyền thống hiếu khách và giao lưu văn hóa
Nâng cao vai trò quản lý giám sát của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đối với các khu du lịch
1.3.2 Khái niệm phát triển và phát triển du lịch
Phát triển, được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học - kỹ thuật ; Đây là xu thế
tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội loài người nói riêng Phát triển KTXH là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng cách phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
Trang 24Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.”
Phát triển du lịch, là việc đầu tư các yếu tố vật chất và con người để khai thác
loại hình du lịch dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, thông qua đó để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển, bảo tồn nguyên vẹn các tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử
1.3.3 Những điều kiện cơ bản đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững
Xây dựng chính sách phát triển du lịch hướng đến sự bền vững Một quốc gia
hay một địa phương giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch, nhưng không có chính sách phát triển hợp lí thì cũng không phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng hoạt động du lịch diễn ra một cách tự phát sẽ dẫn đến tình trạng chạy theo mục tiêu lợi nhuận, gây tổn hại đến tài nguyên và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cần phải có chính sách phát triển hợp lí, phát huy được tiềm năng thế mạnh, thu được lợi ích kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo
vệ được tài nguyên môi trường
Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những phương tiện vật chất của xã hội Đối với
ngành du lịch cơ sở hạ tầng là yếu tố khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Muốn phát triển du lịch bền vững, cơ sở hạ tầng cần phải đi trước một bước, phải được đầu tư hiện đại đồng bộ
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quyết định trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tài nguyên du lịch, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững, cơ sở vật chất kỹ thuật cần được xây dựng
Trang 25một cách hoàn thiện, đồng thời chú trọng mối quan hệ với tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch có tính nhạy cảm cao
Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển du lịch bền vững:
Chất lượng đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và kết qủa cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng du lịch nhìn từ góc độ kinh tế Như vậy, chất lượng cao của đội ngũ lao động không chỉ là yếu tố thu hút khách, nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút khác
Đầu tư cho du lịch đảm bảo phát triển bền vững: Xuất phát từ điều kiện của
Việt Nam, đầu tư cho du lịch chú trọng huy động nguồn vốn trong nước phát triển
hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thích nghi với những thay đổi trong nền kinh tế thị trường để hạn chế rủi ro, tỷ lệ “rò rỉ” lợi nhuận du lịch, tạo điều kiện để người lao động địa phương có việc làm Đảm bảo phát triển bền vững, đầu
tư cho du lịch cần chú ý đến tỷ lệ vốn đấu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên du lịch,
ỷ lệ tái đầu tư từ thu nhập du lịch, tỷ lệ doanh thu trích lại cho cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch để tái đầu tư Những tỷ lệ này càng cao thì hoạt động du lịch càng gần với mục tiêu phát triển bền vững
Quản lí các hoạt động du lịch đảm bảo phát triển bền vững: Trong quá trình tổ
chức và quản lý các hoạt động phát triển du lịch, việc xây dựng quy hoạch đóng vai trò quan trọng Quy hoạch là quá trình phân tích các tiềm lực tài nguyên và các điều kiện có liên quan để xác định phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác
có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch và có được các giải pháp hạn chế tác động của hoạt động phát triển đến môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội Việc kiểm soát các hoạt động du lịch đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, được thông qua các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải, tiến hành các thủ tục đánh giá tác động môi trường tại các khu, điểm du lịch Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường, tiêu thụ năng lượng và sức chứa
Phát triển du lịch bền vững cần chú ý đến độ hài lòng của cộng đồng địa phương Mức độ hài lòng của cộng đồng đối với hoạt động du lịch sẽ phản ánh
trạng thái bền vững của hoạt động du lịch Để đạt được điều đó, vai trò của cộng đồng phải được phát huy, lợi ích cho cộng đồng phải được xem trọng Phát huy
Trang 26được vai trò của cộng đồng trong xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch, giám sát thực hiện dự án đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn Tăng cường quy
mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Nâng cao mức sống của cộng động nhờ có hoạt động du lịch Phúc lợi xã hội chung của cộng đồng được nâng lên
1.3.4 Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững
Một trong những đặc thù cơ bản của du lịch là hơn bất cứ một hoạt động nào khác, sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của môi trường và các tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn) Chính vì vậy bên cạch các nỗ lực chung của toàn xã hội, của các nghành kinh tế khác, ngành du lịch trước hết phải có trách nhiệm với tài nguyên và môi trường Để thực hiện được mục tiêu đó, phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý
Giảm thiểu chất thải ra môi trường
Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng
Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội
Chia sẻ lợi ích của cộng đồng địa phương
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đói tượng có liên quan
Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
Tăng cường quảng cáo, tiếp thị một cách có trách nhiệm
Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tốt nhất
để phát triển du lịch bền vững
1.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch
1.4.1 Phát triển du lịch của Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch
Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du lịch trong một tháng” Năm 2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và
Trang 27năm 2011 là 13 triệu Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 18,8
tỷ đô Sing, năm 2012 là 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm
2011 đạt đến 86% Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore
Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012)
Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn
và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore
Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục,
du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch…
Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường
du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore” Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô
Trang 28Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, dự kiến đón khoảng
17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing
1.4.2 Phát triển du lịch của Malaysia
Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành Du lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch Hai hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng
và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng) Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi” để khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo người thân và bạn bè tới du lịch tại đây Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm Tập trung các sản phẩm cho thị trường du lịch cao cấp
và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE - Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm)
1.4.3 Phát triển du lịch của Indonesia
Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát triển du lịch đến năm
2025, theo đó tư tưởng chính sẽ tập trung nâng cao chất lượng du lịch Mục đích của chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025 của Indonesia sẽ phát triển khoảng
50 điểm đến quy mô quốc gia với một số “hành lang du lịch”, lượng khách quốc tế
dự kiến đến thời điểm này dự kiến đạt 25 triệu lượt người Cùng với chiến lược là một kế hoạch phát triển đến năm 2025 cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển
Trang 29Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch Các sản phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE
Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề như tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống 1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng Thông qua những phân tích kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch có thể rút
ra cho Việt Nam một số bài học trong quá trình quy hoạch và phát triển du lịch như sau: Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch du lịch ở tầm quốc gia cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra
Tổ chức không gian du lịch trong phạm vi cả nước được xác định trong chiến lược du lịch, theo đó nội dung này là nhằm xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính Ví dụ Kinabalu được xác định là địa bàn trọng điểm về du lịch sinh thái của Malaysia, trong khi Kuala Lumpur được xác định là địa bàn phát triển du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm Tổ chức không gian du lịch ở phạm vi quốc gia hầu như không có sự thay đổi trong thời gian dài (thực tế ở Malaysia và Indonesia các địa bàn trọng điểm du lịch như Kinabalu, Bali…đã hình thành và không đổi cách đây hàng chục năm)
Quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm đều có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch, kế hoạch có thể thực thi Chính quyền tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của du lịch Bali chính là kinh nghiệm này
Để có thể thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu
tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch (hiện nay Malaysia đầu tư cho hoạt động này khoảng 150 triệu USD/năm và Indonesia khoảng 40 triệu USD/năm)
Trang 30Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch mới phù hợp với nhu cầu thị trường Cần coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền vững của Phú Quốc
Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore, Malaysia và Indonesia sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và của đảo Phú Quốc nói riêng Phú Quốc là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo Bên cạnh việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Phú Quốc đang triển khai xây dựng hàng loạt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển các địa phương, trong đó có Quy hoạch phát triển du lịch
Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đảo Phú Quốc, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Chúng ta cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cường tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa đông để thu hút khách du lịch; có chiến lược quảng bá phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách nhiệm của người dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch
Trang 31CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC
2.1 Môi trường vĩ mô tác động đến du lịch huyện đảo Phú Quốc
2.1.1 Môi trường kinh tế
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền
tệ Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục
ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm
2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96% Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế
2.1.2 Môi trường chính trị pháp luật
Với bối cảnh tình hình an ninh chính trị trên thế giới có nhiều biến động thì Việt Nam với sự ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, ngày càng được cải thiện về vị thế, được sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là khối ASEAN Cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển Hệ thống pháp lý về du lịch từng bước được hoàn thiện, có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương Sự ra đời của Luật Du lịch tạo nên hành lang pháp lý xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành, tăng cường năng lực xúc tiến du lịch quốc gia, thực thi cơ chế hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực
tư nhân
Trang 322.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội
Du lịch phát triển tạo nên công ăn việc làm cho xã hội, tuyên truyền, quảng bá
về hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trong lòng du khách thế giới
Du lịch đã góp phần nâng cao niềm tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, giá trị tự nhiên của địa phương và quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Du lịch còn tạo ra những cơ hội cho sự giao lưu, tiếp biến những giá trị văn hóa mới từ phía du khách Du lịch cũng mang lại sự hòa bình, sự gắn kết giữa các trường phái an ninh, chính trị của các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ khác nhau
Nhận thức về du lịch trong cộng đồng từng bước được cải thiện và tiến bộ, giáo dục và nâng cao được ý thức của người dân trong văn hóa du lịch Đồng thời, đời sống, điều kiện làm việc và thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao nhu cầu thưởng thức, giao lưu văn hóa ngày càng tăng, là điều kiện để du lịch phát triển Mặt hạn chế du lịch cũng mang đến cho địa phương, quốc gia về các vấn đề xã hội như: tệ nạn mại dâm, bệnh truyền nhiễm, lối sống thực dụng, sự xói mòn văn hóa bản địa… Những hoạt động kinh doanh du lịch, hoạt động của du khách đôi khi còn làm hủy hoại, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Hoạt động kinh doanh du lịch đôi khi làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương trong các mùa cao điểm (high season), các sự kiện văn hóa - du lịch (tourism - culture events) được tổ chức Nhiều khi du khách nước ngoài còn mượn danh con đường du lịch để tuyên truyền về tôn giáo, chính trị, thậm chí lạm dụng để truyền bá những giá trị văn hóa đồi trụy với mục đích chống phá lại đất nước Việt Nam 2.1.4 Môi trường kỹ thuật công nghệ
Từ năm 2001 đến nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
du lịch Các sản phẩm nghiên cứu góp phần nâng cao công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm làm cỏ sở cho việc đề xuất chính sách phù hợp trong công tác quản
lý Ứng dụng tiến bộ trong khoa học công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác quản lý, đặc biệt công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên và quy hoạch du lịch Nhiều doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp và khách hàng, lập các trang web, ấn phẩm thông tin, đĩa CD,…quảng bá và cung cấp các
Trang 33dịch vụ du lịch như đặt phòng, đặt vé, thanh toán điện tử,…bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét
2.1.5 Môi trường tự nhiên
Việt Nam có 3.260 km bờ biển và hệ thống đảo, quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa Đồng thời với bề dầy lịch sử với nhiều dân tộc anh em sinh sống nên có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, đây là nguồn tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo, biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng Khi du lịch phát triển làm tăng lượng khách dẫn hiện tượng ô nhiễm môi trường, môi trường sinh thái bị xuống cấp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp kiểm soát thích đáng
2.1.6 Đối thủ cạnh tranh
Với thị trường mục tiêu của Du lịch Phú Quốc được xác định là du lịch biển,
du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các loại hình dịch vụ du lịch khác Hiện nay, với điều kiện tự nhiên đặc biệt khác biệt với các vùng du lịch Phú Quốc đang là điểm đến hấp dẫn du khách cả trong nước và ngoài nước
Về các vùng du lịch có những đặc điểm tương tự, ta có Nha Trang cuả Khánh Hòa, Mũi Né của Bình Thuận, Hạ Long của Quảng Ninh, Côn Đảo của Bà Rịa-Vũng Tàu, Lăng Cô của Thừa Thiên - Huế, Mỹ Khê của Quảng Ngãi Đây là các đối thủ cạnh tranh về loaị hình du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng của Phú Quốc và đang phát triển vượt bậc, với những tiềm năng khác biệt Đó là :
- Du lịch Quảng Nam Đà Nẵng: đặc biệt thuận lợi về giao thông nằm giữa hai trục đường quốc lộ1A và đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 14B nối với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Quảng Nam có cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên phục vụ các đường bay nội địa và các số tuyến quốc tế nhưThái Lan, Singapore, Hàn Quốc Ngoài ra, còn có giao thông đường biển với hai cảng lớn là cảng sông Hàn và cảng Tiên Sa Quảng Nam nổi tiếng với 5 bãi biển
du lịch sinh thái, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Bà Nà-Núi Chuá, các di tích lịch
sử, di sản văn hoá như Ngũ Hành Sơn, Hội An, các đình đền thành quách Đến năm 2008, trên địa bàn Đà Nẵng có 45 dự án du lịch được đồng ý chủ trương cho
Trang 34phép đầu tư, trong ñó có 33 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng và 12 dự án nước ngoài với tổng vốn 763 triệu USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital…đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp
- Du lịch Khánh Hoà cũng nằm trong vị trí điạ lý đặc biệt thuận lợi về giao thông nối liền Bắc Nam, Tây nguyên như du lịch Quảng Nam và cảng sân bay cùng cảng Cam Ranh với vị trí chiến lược về chính trị và kinh tế Bờ biển Khánh Hoà dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh
và vững Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như
du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa
- Du lịch Bình Thuận vươn lên đột phá và từ năm 2000 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vị trí điạ lý đặc biệt thuận lợi về giao thông nối liền Bắc Nam, nối liền các trung tâm du lịch lớn ở phía Nam là TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang Toàn tỉnh có 192 km bờ biển trải dài từ Cà Ná (giáp ranh Ninh Thuận) đến Bình Châu (giáp ranh Bà Rịa-Vũng Tàu) Vịnh Phan Thiết tương đối nông, nhiều gió nên phù hợp với các loại hình thể thao biển mà người châu Âu ưa thích Lợi thế Bình Thuận không chỉ ở biển mà còn ở sự tồn tại phong phú về danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc-lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại Bình Thuận chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch khác như vui chơi-giải trí, chữa bệnh, mua sắm Thời gian lưu trú của du khách tương đối ngắn chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển nhưng Bình Thuận hiện nay là điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế
- Du lịch Ninh Thuận nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt
- Nha Trang - Phan Rang, thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông đường bộ, đường sắt Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh đẹp như bãi biển Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, thủy điện Đa Nhim và di tích lịch sử quí giá hầu như còn nguyên vẹn là các tháp Chàm Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai Đến với Ninh Thuận du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm…
Trang 352.2 Tiềm năng phát triển du lịch của huyện đảo Phú Quốc
2.2.1 Điều kiện tự nhiên của Phú Quốc
2.2.1.1.Vị trí địa lý
Phú Quốc (hay còn gọi là Đảo Ngọc) là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan phía tây nam của Việt Nam Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km²
Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông Mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý
về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam chiều dài lớn nhất của đảo là 49
km Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km
2.2.1.2 Địa hình
Đảo phú quốc bao gồm rất nhiều núi và được mệnh danh là “hồn đảo của 99 ngọn núi” với các ngọn núi chập trùng nối tiếp nhau trải dái từ Bắc xuống Nam Điểm cao nhất là núi Chúa với độ cao lên tới 603 m Có thể nói rừng núi là đặc trưng đầu tiên của đảo và cũng là một trong nhũng vẻ đẹp của Phú Quốc
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất
có diện tích 574 km² Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m
Phú Quốc có cả một hệ thống sông, suối và rạch đa dạng và rất thuận tiện cho giao thông đường thủy, tạo môi trường cảnh quan thêm sạch- đẹp, du lịch thêm hấp dẫn Phú Quốc có địa hình đa dạng và phong phú các thể loại địa hình: biển đảo, núi, sông, suối,… tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch Bờ biển dài, dọc bờ biển có những vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái 2.2.1.3 Khí hậu
Thời tiết của Phú Quốc khá tốt cho du lịch Do vị trí nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai, xung quanh biển bao bọc nên thời
Trang 36tiết tương đối mát mẻ Đảo Phú Quốc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình năm chỉ vào khoảng 28 độ C, quanh năm tiết trời mát mẻ dễ chịu, ngoài ra đây còn là một hòn đảo nhiều nắng là điều kiện lý tưởng cho đầu tư khai thác những lợi thế tự nhiên để phát triển các khu nghỉ mát, an dưỡng thích hợp cho phát triển du lịch vào bất cứ thời điểm nào trong năm
2.2.1.4 Tài nguyên tự nhiên
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…) Tuy nhiên, do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc
có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước,… ở đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế
Nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của cư dân ở đây Đó là nghề sản xuất nước mắm và trồng hồ tiêu Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng, một bộ phận
cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn…
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Phú Quốc
Năm
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Quốc giai đoạn
2010 - 2014 (Nguồn: Số liệu thống kê của huyện Phú Quốc)
Trang 37Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước Năm 2010 GDP của huyện đạt 1.343 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 30,41% trong khi đó: Tổng
sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tăng 6,78% so với năm 2009 – (Nguồn: Tổng cục thống kê) Trong đó khu vực nông- lâm nghiệp- thủy sản tăng 8,63%,
công nghiệp XDCB tăng 48,48%, dịch vụ và các ngành khác tăng 28,54% Năm
2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 26,66% trong đó khu vực nông- lâm nghiệp- thủy sản tăng 6,54%, công nghiệp XDCB tăng 18,93%, dịch vụ và các ngành khác tăng 38,67% Sang năm 2012, kinh tế của huyện tiếp tục ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 27,17% so với năm 2011, vượt 0,46% so với Nghị quyết năm
2012 Trong đó, khu vực nông- lâm nghiệp- thủy sản tăng 21,26%, công nghiệp XDCB tăng 26,8%, dịch vụ và các ngành khác tăng 28,91% Năm 2013, kinh tế của huyện tiếp tục giữ ổn định với tốc độ tăng trưởng 24,68%, trong khi đó: Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012- (Nguồn: Tổng cục thống kê) Trong đó: khu vực I tăng 1,97%; khu vực II tăng
21,65%; khu vực III tăng 31,91% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 38,45%; khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 18,53%; khu vực thương mại-dịch vụ chiếm 43,02% Thu nhập bình quân đầu người 71,91 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.416,15 USD) Qua đó ta thấy mức tăng trưởng chủ yếu ở khu vực thương mại-dịch vụ GDP của toàn huyện qua các năm đều tăng: năm 2014 GDP đạt 2.751 tỷ đồng, GDP bình quân trên đầu người năm
2014 là 86,93 triệu đồng/người/năm so với năm 2010 là 33,12 triệu đồng/người/năm, tăng 62,5 %
Trong năm 2013, thương mại-dịch vụ và du lịch tăng trưởng ổn định Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 12.003 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm, tăng 32,15% so cùng kỳ Doanh thu du lịch đạt 1.209 tỷ đồng, vượt 20,9% kế hoạch, tăng 32,86% so cùng kỳ Lượng khách đến du lịch khoảng 416.333 lượt, vượt 9,75% kế hoạch, tăng 32,77% so cùng kỳ
-Về thu hút đầu tư: Đã có 1.426 doanh nghiệp thành lập với vốn đăng ký
33.254 tỷ đồng Đã thu hút 204 dự án đầu tư với diện tích 9.490ha, trong đó, có 88
dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với diện tích 4.138ha, vốn đầu tư 94.010
tỷ đồng Có 13 dự án đã đi vào hoạt động
Trang 38Toàn huyện hiện có 125 cơ sở lưu trú với 2.475 phòng, có khả năng tiếp 3.000 khách lưu trú/ngày
- Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo Tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động
- Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm và có chuyển biến tích cực Tiếp tục thực hiện xây dựng hệ thống trường trường, lớp theo quy hoạch theo hướng đạt chuẩn Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, các chương trình y tế quốc gia, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh được chú trọng
2.2.2.3 Về bảo vệ môi trường
Phòng ngừa có hiệu quả ô nhiễm môi trường, giữ gìn môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch Cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm nguồn nước hợp vệ sinh, dân số được sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng quan tâm, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, bảo vệ chặt chẽ tài nguyên rừng, nhất là rừng quốc gia Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Tăng cường năng lực quản lý môi trường
2.2.3 Dân cư, nguồn nhân lực của Phú Quốc
2.2.3.1 Các tộc người, tôn giáo ở Phú Quốc
Phú quốc chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống là: Kinh (Việt), Khmer , Hoa Mỗi tộc người có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng từ lâu đời Đời sống văn hóa
Trang 39phong phú và đa dạng, bản sắc văn hóa thể hiện qua kiến trúc các ngôi chùa, miếu; qua tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trang phục, ẩm thực
và các loại hình nghệ thuật… nhưng tất cả đều được thống nhất trong tính đa dạng
và phát triển trong nền văn hóa chung
Tình hình tôn giáo và dân tộc của huyện cơ bản ổn định Các chính sách đối với tôn giáo, dân tộc, được duy trì thực hiện khá tốt Phần lớn bà con tôn giáo, dân tộc chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
100.000
Người
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện dân số Phú Quốc giai đoạn 2010 - 2014
(Nguồn: Số liệu thống kê của huyện Phú Quốc)
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km² Năm 2010 dân số trên đảo là 93.276 người với mật độ dân số là 157 người/km² Năm 2014 dân số của huyện là 99.636 người tăng 6,360 người tương đương với mức tăng khoảng 6,8% Mật độ dân số trung bình năm 2014 là 168 người/km² Các khu dân cư chính là: Thị trấn Dương Đông, Thị trấn An Thới, Làng chài Hàm Ninh, Làng chài Cửa Cạn, Xã đảo Hòn Thơm
2.2.3.3 Nguồn nhân lực
Phú Quốc có nguồn nhân lực dồi dào Năm 2014, số người trong độ tuổi lao động của huyện có khoảng 50.000 người, chiếm 50,18 % tổng dân số của toàn huyện Trong đó, cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ chiếm khoảng 55-60%, ngư nghiệp chiếm khoảng 25-30%, còn lại là lao động trong các lĩnh vực khác
Trang 40Lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo nghị quyết đến 2015 là 43.939 người Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo là 30%, tăng 10% so với năm 2010
Ngoài ra, huyện cũng phối hợp với các Sở, ban ngành tổ chức các khóa bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh và người dân làm
du lịch.Có kế hoạch thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng được đào tạo chuyên ngành, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về du lịch, phát huy tính chủ động sáng tạo, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ
Nhìn chung, nguồn lao động Phú Quốc có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản Lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu, làm chủ các tiến bộ khoa học-kỹ thuật-công nghệ, tổ chức quản lý mới; tiếp cận nhanh với kinh tế thị trường và xu thế phát triển, hội nhập quốc tế Đây thực sự là thế mạnh-nguồn nội lực quan trọng đưa Phú Quốc phát triển
đi lên trong tương lai
+ Đường hàng không: Do nhu cầu phát triển giao thương, kinh tế, du lịch,
Sân bay Quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại xã Dương Tơ với tổng diện tích trên
900 ha với tổng vốn đầu tư 16.200 tỷ đồng Cơ sở hạ tầng hàng không theo quy hoạch cảng hàng không quốc tế Dương Tơ là cảng hàng không quốc tế cấp 4E (mã theo tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) đảm bảo tiếp nhận các máy bay tầm xa như B777, B747 – 700; Đường hạ cất cánh của sân bay dài 3.000m, đáp ứng yêu cầu khai thác các loại máy bay thân lớn, tầm xa có hệ thống thân đỗ máy bay đáp ứng 14 vị trí đỗ Năm 2013, sân bay quốc tế Phú Quốc đã tiếp nhận xấp xỉ 700.000 lượt hàng khách tăng 39% so với năm 2012 (trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 37%)
+ Đường thủy: hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh bao gồm3 cảng:
- Cảng chính: cảng Bãi Vòng đón khách du lịch từ tuyến tàu cao tốc Rạch Kiên Giang đến Phú Quốc