1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học

34 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: " Tổ chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học" - Về Cơ sở vật chất: Có sân chơi sân trường rộng, hẹp đều có thể tổ chức nhiều trò chơi

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1.Tên sáng kiến: " Tổ chức các trò chơi Dân gian trong trường tiểu học"

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí

3 Tác giả: 1-Nguyễn Thị Tươi Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/ năm sinh: 07 / 02 / 1972

Điện thoại: 0978199686

2- Nguyễn Thị Tĩnh Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/ năm sinh: 21 / 03 / 1965

Điện thoại: 0936409977

3- Hoàng Văn Đoàn Nam (nữ): Nam

Ngày tháng/ năm sinh: 03 / 10 / 1978

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Văn Đức- Thị xã Chí

Linh- Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203930485

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: " Tổ chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học"

- Về Cơ sở vật chất: Có sân chơi (sân trường rộng, hẹp đều có thể tổ chức

nhiều trò chơi dân gian) Có thể sử dụng không gian lớp học để chơi một số tròchơi Trang bị một số dụng cụ hoặc thiết bị để hỗ trợ tổ chức trò chơi: dây nhảy,que chuyền, sỏi cuội, quả bóng cao su nhỏ, khăn, dây kéo co, cờ nhỏ,… (Học

Trang 2

bàn ô ăn quan, khăn bịt mắt, …) Có thể sử dụng những tấm lịch treo tường cũ đểtận dụng làm dụng cụ tổ chức trò chơi

- Về con người:

+ Học sinh: Tất cả các em học sinh tiểu học từ khối 1 đến khối 5 đã đượctìm hiểu, hướng dẫn cách chơi các trò chơi trong phạm vi tổ chức đều có thểtham gia các trò chơi này

+ Giáo viên, tổng phụ trách Đội: Hiểu trò chơi, nắm chắc luật chơi, biết tổchức, hướng dẫn và giám sát khi học sinh chơi; nhiệt tình và trách nhiệm trong tổchức các hoạt động

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2011- 2012

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1.Hoản cảnh nảy sinh sáng kiến:

Hưởng ứng phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinhtích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; kế

hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển

khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong các trường phổ thông; Căn cứ 5 nội dung thi đua xây dựng trường học

thân thiện học sinh tích cực gồm có:

- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp an toàn;

- Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địaphương, giúp các em tự tin trong học tập;

- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh;

- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh;

- Học sinh tham gia tìm hiểu các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa có ở địaphương

Trong 5 nội dung thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cựcnói trên, việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học góp phần thực hiệntốt 2 trong 5 nội dung nói trên, đó là: Rèn kĩ năng sống cho học sinh và Tổ chứccác hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

Không những thế, ngay từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngành Giáo dục

Trang 4

cực” nhà trường đã hưởng ứng tích cực bằng những hoạt động hiệu quả Đặc biệt

từ năm học 2011- 2012, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường đượcquan tâm thực hiện nghiêm túc, đều đặn, sáng tạo xuyên suốt các tháng trongtừng năm học, tạo cho các em học sinh trong nhà trường có những hoạt độngthực sự lành mạnh, vui tươi, góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

Xuất phát từ những lí do như trên, chúng tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến

“Tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học” nhằm trao đổi kinh

nghiệm cùng bạn bè đồng nghiệp bậc tiểu học cùng góp phần xây dựng mỗi ngôitrường tiểu học đều là những trường học thân thiện, tích cực

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

2.1 Điều kiện áp dụng sáng kiến:

Như đã trình bày ở trên, sáng kiến này cần các điều kiện về cơ sở vật chất

và con người để áp dụng được sáng kiến, đó là:

- Về Cơ sở vật chất: Có sân chơi (sân trường rộng, hẹp đều có thể tổ chức

nhiều trò chơi dân gian) Có thể sử dụng không gian lớp học để chơi một số tròchơi Trang bị một số dụng cụ hoặc thiết bị để hỗ trợ tổ chức trò chơi: dây nhảy,que chuyền, sỏi cuội, quả bóng cao su nhỏ, khăn, dây kéo co, cờ nhỏ,… (Họcsinh có thể tự sưu tầm que chuyền, quả chơi chuyền, sỏi cuội, tờ lịch cũ để vẽbàn ô ăn quan, khăn bịt mắt, …) Có thể sử dụng những tấm lịch treo tường cũ đểtận dụng làm dụng cụ tổ chức trò chơi

- Về con người:

+ Học sinh: Tất cả các em học sinh tiểu học từ khối 1 đến khối 5 đã đượctìm hiểu, hướng dẫn cách chơi các trò chơi trong phạm vi tổ chức đều có thểtham gia các trò chơi này

+ Giáo viên, tổng phụ trách Đội: Hiểu trò chơi, nắm chắc luật chơi, biết tổchức, hướng dẫn và giám sát khi học sinh chơi; nhiệt tình và trách nhiệm trong tổ

Trang 5

2.2.Thời gian áp dụng sáng kiến

Bắt đầu từ năm học 2011-2012, những biện pháp tổ chức hiệu quả các tròchơi dân gian trong nhà trường đã được chúng tôi thực nghiệm theo hướng sángtạo, hiệu quả và dần dần được rút kinh nghiệm, bổ sung trong những năm họctiếp theo cho đến năm học 2014- 2015 để hoàn thiện và đúc rút viết thành sángkiến này

2.3.Đối tượng áp dụng sáng kiến

- Các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân trên khắp mọimiền của đất nước

- Học sinh trong các trường tiểu học

- Các thày cô giáo dạy trong trường tiểu học

3 Nội dung sáng kiến:

- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Bắt đầu từ năm học 2008- 2009, Bộ

Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào “Thi đua xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trongtrường tiểu học nhưng chưa có một tài liệu nào hoặc văn bản hay chưa cóchương trình tập huấn nào hướng dẫn các nhà trường tổ chức trò chơi dân giantrong nhà trường cụ thể vào thời gian nào, cách thức tổ chức, tuyên truyền,hướng dẫn học sinh duy trì trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích ra sao, phối kếthợp các hoạt động trong nhà trường sao cho thiết thực hiệu quả, tạo môi trườngvui tươi, lành mạnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh,…Trong khuôn khổ sáng kiến này, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những cách làm

mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả trong nhà trường từ nhiều năm nay để giảiquyết vấn đề trên Đó là:

+ Tuyên truyền và giáo dục về tầm quan trọng của trò chơi dân gian trongtrường tiểu học và việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

+ Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên hiểu biết về các trò chơi dân gian, cách

Trang 6

+ Trang bị đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho trò chơi đan gian.

+ Tổ chức tập huấn và hướng dẫn học sinh cách chơi, phát động học sinhtoàn trường tham gia các trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích trong thời gian vuichơi;

+ Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi dân gian trong các giờ ra chơi,đầu giờ học;

+ Tổ chức giao lưu, thi đua giữa các đội tham gia các trò chơi dân giantrong hoạt động ngoài giờ lên lớp;

+ Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để phát huyhiệu quả trong việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường

- Khả năng áp dụng của Sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng rộng

rãi trong các nhà trường tiểu học Những biện pháp đề cập đến trong sáng kiến

dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; trang thiết bị và cơ sở vật chất trong các nhàtrường hiện nay đều có thể đáp ứng được yêu cầu tổ chức các trò chơi dân giantrong phạm vi sáng kiến đề cập Điều đó tạo điều kiện dễ dàng cho các nhàtrường sáp dụng sáng kiến này

- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Sáng kiến được thực hiện đã góp phần

rất lớn vào việc mang lại cho các em học sinh một môi trường giáo dục an toàn,bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.Sáng kiến thực hiện cũng đã thể hiện sự quan tâm đầu tư của nhà trường vì ngườihọc, nó còn thể hiện sự thân thiện và dân chủ trong môi trường giáo dục thời kìđổi mới

4 Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:

Sau một thời gian thực hiện sáng kiến tại trường, chúng tôi thấy: Nhậnthức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường về lưu giữ và phát huytrò chơi dân gian trong nhà trường đã có sự chuyển biến tích cực Các em họcsinh hứng thú tham gia các trò chơi dân gian, hàng ngày các em đã thay nhữngtrò chơi sử dụng đồ chơi súng ống, không an toàn thay bằng những trò chơi dân

Trang 7

gian vui tươi, lành mạnh; môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ hơn, học sinhđược rèn nhiều kĩ năng sống qua các trò chơi, các hoạt động ngoài giờ lên lớphiệu quả, thiết thực và sôi nổi hứng thú hơn rất nhiều Không những thế, việchuy động các lực lượng tham gia cùng đã tạo cho nhà trường một môi trườnggiáo dục đoàn kết, gắn bó, thân thiện; học sinh chủ động, sáng tạo hơn.

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:

Để sáng được áp dụng hoặc mở rộng trong toàn bậc học, chúng tôi đề xuấtmột số ý kiến sau:

- Đối với phòng Giáo dục và Sở giáo dục và Đào tạo: Tổ chức tuyên

truyền giáo dục rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của việcduy trì, phát huy các trò chơi dân gian, góp phần giữ gìn nét văn hóa dân tộc Tổchức tập huấn và nhân rộng điển hình các trường tổ chức tốt trò chơi dân giangóp phần quan trọng tạo môi trường giáo dục thân thiện, học sinh tích cực

- Các nhà trường: Chuẩn bị tốt nhân lực, các trang thiết bị, đồ dùng, vật dụng để

tổ chức trò chơi hiệu quả Việc chuẩn bị này có thể huy động từ chính học sinh,

vì đều là những đồ dùng, vật dụng các em dễ kiếm, dễ tìm

- Đối với cán bộ, giáo viên: Có hiểu biết về các trò chơi triển khai, tích

cực, tâm huyết và trách nhiệm trong việc hướng dẫn, tổ chức và giám sát các emthực hiện để có thể điều chỉnh kịp thời

- Đối với học sinh: Tham gia tích cực, chủ động và tự giác

Trang 8

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1, Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Như đã trình bày ở phần TÓM TẮT SÁNG KIẾN và từ việc hưởng ứngphong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáodục và đào tạo phát động, từ thực tế thực hiện xây dựng môi trường giáo dục antoàn, lành mạnh, vui tươi, thân thiện, dân chủ và tích cực; từ thực tế trong nhàtrường các em học sinh còn thiếu những trò chơi lành mạnh, bổ ích, một bộ phậncác em học sinh trong trường tiểu học còn bị lôi cuốn vào những đồ chơi, tròchơi thiếu bổ ích, kém an toàn, … Từ bối cảnh và yêu cầu của giáo dục tiểu học

hiện nay, chúng tôi đã mạnh dạn chọn và thực hiện sáng kiến “Tổ chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học”.

2 Cơ sở lý luận của vấn đề:

Các trò chơi dân gian các dân tộc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vôcùng lớn Đó còn thể hiện tính cộng đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết trongnhân dân rất cao

Trò chơi dân gian được phát huy và bảo tồn góp phần hình thành phẩmchất kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên, giành chiến thắng trong cuộcsống Trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước và conngười Việt Nam

Những trò chơi dân gian Việt Nam đã đến với trẻ thơ nhất là lứa tuổi Tiểuhọc một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”qua những bài đồng dao theocách nói vần, và chinhs những bài đồng dao ấy đã làm tốt chức năng biểu đạt ý,giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ thơ Và từ những trò chơi ấy với ýnghĩa giáo dục trong các bài đồng dao giúp trẻ: Học mà chơi, chơi mà học!

3 Cơ sở thực tiễn:

Thực tế trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, trẻ em được sống trongmôi trường phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin với tốc độ phát triển

Trang 9

nhanh chóng cùng những trò chơi hiện đại nhiều trẻ em hôm nay không cònđược biết tới những trò chơi cổ truyền dân gian Đặc biệt, giá trị của các trò chơiđang có nguy cơ mai một, biến mất hay biến tướng một cách bất thường vànhanh chóng Thay thế vào đó là các trò chơi mới được du nhập không phù hợpvới văn hóa, thể chất của con người và học sinh Việt Nam Chính vì thế nhữngnăm gần đây, ở một số địa phương việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị củacác trò chơi văn hóa dân gian đã được quan tâm, chú trọng Từ năm học 2008-

2009, hưởng ứng phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực”, các nhà trường đã chú ý đưa trò chơi dân gian vào nhà trường songcòn ở mức độ hạn chế và chưa thực sự được đầu tư quan tâm

- Nhà trường: Việc quan tâm đầu tư cho việc tuyên truyền, giáo dục và tổ

chức trò chơi dân gian trong nhà trường còn hạn chế, chưa sáng tạo và chưa thuhút được sự tham gia của những lực lượng trong và ngoài nhà trường

- Học sinh: Rất thích chơi trò chơi, thích được tham gia trò chơi vào giờ

thể dục hay những tiết hoạt động ngoài giờ lên lên lớp, các buổi ngoại khóa vàsinh hoạt tập thể Rất nhiều em học sinh bị cuốn hút bởi các đồ chơi bằng nhựatái sinh màu sắc độc hại không rõ nguồn gốc, hoặc những đồ chơi nguy hiểm,bạo lực, không an toàn như súng, kiếm, hạt nở hóa chất,… Các em còn thiếuhiểu biết và chưa được tham gia nhiều các trò chơi dân gian, hiểu biết về trò chơidân gian còn kém,…

Trang 10

- Giáo viên: Nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì phát huy trò

chơi dân gian trong nhà trường còn chưa đúng mức độ, hiểu biết về các trò chơidân gian còn hạn chế; đa số còn coi việc tổ chức trò chơi dân gian trong nhàtrường là trách nhiệm của Tổng phụ trách Đội hoặc chưa tham gia tích cực vàocông tác tổ chức, hướng dẫn, giám sát các em học sinh thực hiện

5 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

5.1 Khảo sát thực trạng:

Để có kết quả cụ thể về thực trạng nhằm tổ chức tốt các trò chơi dân giantrong trường tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trước khi thực hiện nghiệmsáng kiến về các nội dung sau:

- Nhu cầu chơi trò chơi của học sinh:

(Chọn mỗi khối 50 em, khối 1 tham gia trả lời trực tiếp qua phỏng vấn, khối 2đến khối 5 trả lời trên phiếu)

Trang 11

- Khảo sát mức độ hiểu và biết chơi các trò chơi dân gian của học sinh:

3 trò chơi dân gian

4 trò chơi dân gian trở lên

+ Đa số các em học sinh rất thích được tham gia chơi trò chơi Các emthích được tổ chức cho chơi trò chơi với các bạn ở trong giờ học, giờ ra chơi vàcác giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt tập thể

Trang 12

+ Rất nhiều học sinh, đặc biệt là các em học sinh khối 1, 2 chưa biết và íttham gia nhiều trò chơi dân gian Số lượng các em này còn tham gia những tròchơi tự phát, sử dụng đồ chơi nguy hiểm độc hại do thiếu hiểu biết.

+ Còn rất nhiều giáo viên chưa hiểu rõ về trò chơi dân gian, dẫn đến việchướng dẫn và tổ chức cho học sinh chơi còn hạn chế hoặc hướng dẫn qua loa,chưa tạo được hứng thú cho tất cả các em học sinh

+ Nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phổ biến rộng rãi tròchơi dân gian trong nhà trường của giáo viên và học sinh còn hạn chế

5.2 Tuyên truyền và giáo dục về tầm quan trọng của trò chơi dân gian trong trường tiểu học và việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Để thực hiện tốt nội dung này, trước tiên Ban giám hiệu nhà trường chúngtôi đã tiến hành bồi dưỡng về nhận thức cho tập thể cán bộ giáo viên trong nhàtrường để từng cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ được các nội dung:

“Qua các trò chơi dân gian tổ chức cho học sinh trong trường tiểu học, tathấy đó là những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ

em, xét ở nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi,chủ định chơi, các luật chơi…Đặc biệt lời đồng dao có vai trò rất quan trọngtrong việc góp phần làm cho trò chơi hấp dẫn và bổ ích với các em Đồng daonghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em Nếu ca dao lànguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm giữacuộc sống, thì đồng dao cũng lại tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tínhchất tương tự Đồng dao trong trò chơi dân gian có tác dụng thỏa mãn nhu cầuvui chơi và học tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời Do ngôn ngữ đặcthù, đồng dao trong trò chơi dân gian đã góp phần trong việc bồi dưỡng rènluyện tiếng nói cho học sinh tiểu học hiệu quả Trước hết là tập cho các em nhỏtuổi phát âm chính xác: Nu na/ Nu nống/ Cái trống/ nằm trong/ Cái nong/ nằmngoài/ (Trong trò chơi Nu na nu nống) Bài đồng dao này luyện cho các em nói

âm N phân biệt với L Hay trò chơi Đếm sao: Một ông/ sáng sao/ Hai ông/ sao

Trang 13

sáng/ Ba ông/ sáng sao… là bài tập về số đếm, vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nềnhư một số bài số học Điều cơ bản trò chơi dân gian dành cho các em giúp các

em học tập bằng ấn tượng thực tế chứ không phải bằng lý luận Trong các bàiđồng dao được sử dụng cùng trò chơi dân gian có những câu không dịch, khônggiảng được, song không phải là không có ý nghĩa Ví như “nu na nu nống”,

“dung dăng dung dẻ”, “chồng lộng chồng cà”, “dâm dâm da da”, “chi vi chivít”… Đây là những lời dẫn cảm, gây hứng thú cho các em học sinh tiểu học rấtcao Người ta có thể dựa ngay vào động tác của một trò chơi, hay một hành độngnói đến trong bài đồng dao, rồi lấy từ chính diễn tả sự việc, dùng phương pháp từlấp láy, cấu tạo tiếng đệm mà phát triển ra thành ngôn ngữ Trò dung dăng dung

dẻ tập trung ý nghĩa ở chữ dăng, có nghĩa là dăng tay; trò Vu vi vút vít có chữvút, trẻ cầm cây roi vung khắp xung quanh Tham gia chơi trò chơi dân gian gắnvới đồng dao là các em học sinh tiểu học đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóatập thể một cách tự nguyện Tuỳ theo khối lớp, học sinh có thể chơi các trò khácnhau như: Chi chi chành chành, Mèo đuổi chuột, Kéo co, Nhảy bao bố, Ô ănquan, Oẳn tù tì, nhảy dây

(Theo tác giả Bùi hữu Cường viết trong cuốn sách “Giá trị của tròchơi dân gian trong nhà trường tiểu học”)

Với ý nghĩa

5.3 Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên hiểu biết về những trò chơi dân gian thường tổ chức trong nhà trường tiểu học và cách tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường (Theo 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi)

5.3.1 Chi chi chành chành

- Tác dụng: Trò chơi này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các em họcsinh và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều ngườichơi.Trò chơi thường là sự kết hợp giữa hai đến 4 học trò và thường dành chocác em học sinh nhỏ tuổi ở khối lớp 1

Trang 14

-Cách chơi: Một người xòe bàn tay ra, người khác giơ một ngón tay trỏ rađặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:

Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa chết trương

Ba Vương Ngũ đếBắt dế đi tìm

Ù à ù ậpĐóng sập của vào

Đến chữ “vào” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút taythật nhanh Ai rút không kịp bị nắm trúng thì bị thua cuộc, phải xòe tay và đọccâu đồng dao cho người khác chơi

5.3.2 Oẳn tù tì

- Tác dụng: Rèn luyện tính phán đoán và khả năng phản xạ nhanh nhẹn

Trang 15

- Cách chơi: Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùngđứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:

Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòngcung hướng ra phía ngoài Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bánnguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan Cũng có thể biến tấu thành chơi ba, chơi 4tùy theo số lượng người tham gia chơi

Quân chơi gồm 2 loại quan và dân được thu thập từ những vật có kíchthước dễ cầm nắm và không quá nhẹ để tránh gió thổi như: sỏi, đá, khuy áo, hạt

Trang 16

một số loại quả… (chú ý: quân quan phải to hơn hẳn quân dân) Số lượng “quan”luôn là 2, còn số lượng “dân” thay đổi tùy theo số ô ở hai bên, miễn là đảm bảo 5

“dân” trong một ô lúc bắt đầu chơi

Hai học sinh (hoặc ba, bốn) ngồi bên cạnh của hình chữ nhật đã vẽ và lầnlượt bốc quân ở ô bất kỳ để rải 1 quân ở tất cả các ô đi qua, rải đến khi nào gặpmột ô trống (trừ ô quan) thì được ăn số quân ở ô liền sau ô trống đó Cứ rải quânnhư vậy cho đến khi nào ăn hết quan thì đếm số quân ở hai bên, ai nhiều hơn làngười thắng

5.3.4 Bịt mắt bắt dê

- Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính phán đoán, định hướng

- Cách chơi: Trò chơi này càng nhiều học sinh tham gia càng vui Khi bắtđầu chơi, các em học sinh đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng Haihọc sinh đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một học sinhđóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt được

dê dựa theo tiếng kêu

Các em học sinh làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng làmách sai để gây cười Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn vàmột người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w