1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3

21 936 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 165 KB

Nội dung

Trên lớp, ngoài việc tiến hànhbiện pháp rèn đọc với từng nhóm đối tượng học sinh, tôi luôn phát huy tính chủđộng sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh phát huy hết năng lực đọccủa

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3

Năm học 2014 – 2015

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

“Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng việt- Lớp 3

3 Tác giả:

- Họ và tên: Dương Thị Hằng Nạm (Nữ ): Nữ

- Ngày/ tháng/ năm sinh: 26/ 12/ 1966

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ chuyên môn 2 + 3 - Trường Tiểuhọc An lạc

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, có kĩ năng sư phạm khôngngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có lòng say mê nghề nghiệp, tâm huyếtnhiệt tình tất cả vì thế hệ trẻ, vì tương lai đất nước

- Cơ sở vật chất phòng học tốt; Có đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho việcnghiên cứu và áp dụng: Trang thiết bị dạy học: máy, tính máy chiếu, các tài liệutham khảo…

- Được sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, học sinh và phụ huynh

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014-2015

Trang 3

Phân môn Tập đọc có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng Để học sinhhọc tốt được phân môn Tập đọc thì nhiệm vụ quan trọng nhất là rèn đọc cho họcsinh Học sinh đọc tốt sẽ là phương tiện để học sinh chiếm lĩnh kiến thức Họcsinh đọc tốt không những giúp các em giao tiếp tốt mà còn giúp các em học tốttất cả các môn học Học môn nào, học bài nào cũng phải sử dụng đến hoạt độngđọc Rèn học sinh đọc tốt cũng chính là giúp các em hình thành và phát triển các

kĩ năng sử dụng Tiếng Việt Tôi thấy thực tế dạy học hàng ngày, kĩ năng đọccủa học sinh còn rất nhiều hạn chế Một phần là do bản thân học sinh nhận thứcmặt chữ chậm, chưa có kĩ năng đọc, chưa cố gắng Một phần là phương phápgiảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế Giáo viên mới chỉ dừng ở mức chohọc sinh đọc chứ chưa đi sâu vào rèn các kĩ năng Năm học 2014 – 2015, tôimạnh dạn nghiên cứu và viết sáng kiến về một số biện pháp rèn đọc cho HS lớp

3 nhằm giúp tất cả các em có kĩ năng đọc tốt hơn Sáng kiến của tôi đã đượcđúc rút từ việc giảng dạy các tiết hàng ngày trên lớp qua nhiều năm, đúc rút quaviệc phụ đạo những em nhận thức chậm Sáng kiến của tôi dựa vào các cơ sởkhoa học, dựa vào các nguyên tắc giáo dục, dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứatuổi học sinh Để thực hiện sáng kiến, tôi đã đưa ra một kế hoạch và thực hiệnnghiêm túc theo kế hoạch đó Tôi tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến học sinh đọcsai, nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, các tài liệu tham khảo Khi đã nắmchắc chương trình, nội dung kiến thức kĩ năng cần đạt, những lỗi mà học sinhhay mắc phải, tôi tiến hành phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng riêng

để tiến hành tìm biện pháp rèn cặp cho phù hợp Trên lớp, ngoài việc tiến hànhbiện pháp rèn đọc với từng nhóm đối tượng học sinh, tôi luôn phát huy tính chủđộng sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh phát huy hết năng lực đọccủa mình, thực hiện các giờ dạy trên lớp một cách hiệu quả nhất Tôi có sổ nhật

kí về từng lỗi sai của học sinh để theo dõi sự tiến bộ của học sinh Bên cạnhviệc truyền đạt kiến thức, tôi thực hiện nghiêm túc việc theo dõi đánh giá họcsinh theo thông tư 30/ 2014, làm tốt công tác chủ nhiệm, áp dụng mô hìnhtrường học mới luôn động viên khuyến khích học sinh Với lòng nhiệt tình tâmhuyết nghề nghiệp, tôi đã áp dụng biện pháp rèn đọc cho học sinh và biện pháp

Trang 4

hoàn toàn đem lại hiệu quả Kĩ năng đọc của học sinh tiến bộ rõ rệt Học sinh cảlớp đều đạt yêu cầu cơ bản Nhiều em đọc tốt hơn nhiều so với trước Trong lớpkhông còn học sinh đọc ê a ngắc ngứ Các em đọc đúng đọc hay và các môn họckhác cũng rất tiến bộ, diễn đạt lưu loát, giao tiếp tốt hơn Đầu năm các em rấtnhút nhát, sợ thầy sợ cô nhưng đến nay rất tự tin Trong lớp, các em hăng háiphát biểu, thích đọc, thích học Các em hăng hái tham gia các hoạt động ngoàigiờ lên lớp, hăng hái tham gia công tác tự quản, giờ sinh hoạt rất sôi nổi và vui

vẻ Lớp học luôn dẫn dầu trong việc thực hiện các nề nếp và các phong trào.Sáng kiến của tôi đã đưa ra được biện pháp tích cực, là cơ sở giúp giáo viêntham khảo xây dựng được một số biện pháp khác như giúp học sinh nhận thứcchậm vươn lên đạt chuẩn; Nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh, Nângcao chất lượng môn Tiếng Việt…

Sáng kiến của tôi đưa ra được biện pháp rèn đọc hữu hiệu, dễ thực hiện,không tốn kinh phí, áp dụng được tất cả với mọi giáo viên ở các khối lớp và đặcbiệt là khối lớp 3 đạt hiệu quả

Để sáng kiến áp dụng đạt hiệu quả, tôi kính mong các lực lượng tham giagiáo dục tâm huyết, nhiệt tình, tất cả vì thế hệ trẻ, tạo mọi điều kiện về cơ sở vậtchất cũng như đồ dùng phương tiện để giúp học sinh phát triển toàn diện đủ đức

đủ tài xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Trang 5

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

1.1 Lý do chọn sáng kiến.

Hiện nay đất nước ta đứng trước sự phát triển của thế giới cũng đang từng ngàytừng giờ đổi mới Trước sự phát phiển của nền kinh tế và đặc biệt là sự pháttriển của khoa học - công nghệ thông tin, cần phải có những con người có đủnăng lực, đủ trí tuệ gánh vác Đó là trọng trách lớn lao của ngành giáo dục với

sự nghiệp trồng người Đứng trước sự phát triển của đất nước nếu con ngườikhông biết đọc thì không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người, khôngthể đáp ứng được sự phát triển của xã hội Mặt khác ta còn thấy, đọc tốt khôngphải ai cũng có và dễ dàng đạt được Đọc tốt là phải kết hợp được rất nhiều yếu

tố như: chất giọng tốt, phát âm đúng, đọc lưu loát, biết thể hiện truyền cảm tớingười nghe… Nếu một trong các yếu tố trên không đạt thì chất lượng đọckhông thể tốt được Ví dụ như một người phát thanh viên có giọng đọc haynhưng ngọng l/n thì người nghe cảm thấy giảm giá trị đọc đi nhiều lần Làngười giáo viên làm công tác giảng dạy đào tạo ra những nhân tài cho đất nước,tôi nhận thấy rèn học sinh đọc tốt là việc làm vô cùng quan trọng giữ vai tròthen chốt giúp học sinh phát triển toàn diện Kĩ năng đọc tốt sẽ là phương tiện

để học sinh chiếm lĩnh kiến thức Bất cứ môn học nào, bài học nào cũng phải

sử dụng đến hoạt động đọc Các em đọc được văn bản thì các em mới hiểuđược nội dung ý nghĩa giáo dục, mới cảm nhận được cái hay cái đẹp của vănbản Các em đọc được đề bài toán thì mới hiểu và giải được bài Các em có đọcđược chữ thì mới hát được bài hát, đọc được bài học, ghi nhớ bài học Các emđọc tốt thì các em sẽ học tốt được tất cả các môn Từ việc nắm được kiến thứccác em mới có nhiều vốn từ, phát triển được năng khiếu diễn đạt, năng khiếugiáo tiếp hàng ngày Chính vì vậy mà việc rèn học sinh đọc tốt và vô cùng quantrọng, cần thiết trong việc dạy học, giúp các em phát triển toàn diện đáp ứngđược mục tiêu giáo dục hiện nay Từ thực tế ta thấy học sinh đọc yếu còn rấtnhiều Các em phát âm sai, đọc đánh vần tốc độ chậm, đọc ngọng, đọc sai tiếng

từ, đọc không hiểu nội dung Từ đó các em viết chậm, sai nhiều lỗi, viết mãikhông xong tên bài học Đến giờ Tập đọc các em rất thờ ơ, ngại đọc, không

Trang 6

hứng thú Khi diễn đạt các em rất bí từ, diễn đạt không lưu loát, ngại giao tiếpvới cô và các bạn Trong giờ học, các em không chịu cố gắng, thiếu tự tin, thụđộng Từ việc đọc kém nên dẫn đến các em học chậm các môn học khác Các

em không hoàn thành bài ỷ lại vào sự giục giã của thày cô Các em đến lớpluôn bị cô giáo nhắc nhở, về nhà bị bố mẹ phàn nàn Các em dẫn đến chán họcrồi bỏ học Từ đó sẽ các em hay sa vào các trò chơi điện tử… và mắc vào các tệnạn xã hội đáng tiếc Do đó các em đã trở thành một gánh nặng cho lớp, chonhà trường, cho gia đình và xã hội Từ những vấn đề trên, qua nhiều năm giảngdạy tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến về “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinhlớp 3” theo hướng tích cực nhằm mong muốn nâng cao chất lượng đọc cho họcsinh nói riêng cũng như môn Tiếng Việt và các môn học khác, góp phần thựchiện thắng lợi nhiệm vụ ngành giáo dục của chúng ta hiện nay

1.2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng được biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 nhằm nâng cao kĩnăng đọc cho học sinh cũng như chất lượng môn Tiếng Việt và các môn họckhác

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Điều tra thực tế tình hình học sinh đặc biệt là kĩ năng đọc, dự giờ thămlớp nắm tình hình giảng dạy của giáo viên, thống kê những ưu nhược điểm, đúcrút kinh nghiệm đưa ra biện pháp rèn đọc cho học sinh có hiệu quả Đem sángkiến này áp dụng vào công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh

1.5 Các phương pháp nghiên cứu

Tiến hành sáng kiến này tôi đã dùng các phương pháp sau:

+ Phương pháp điều tra giáo dục: Điều tra thực trạng học sinh, những tồntại của giáo viên để từ đó có kế hoạch tiến hành

+ Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc,viết đặc biệt là kĩ năng đọc để nắm được thực trạng của từng em

Trang 7

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút kinh nghiệm qua thực tế giảngdạy Rút kinh nghiệm cả về mặt ưu điểm và cả mặt nhược điểm Toạ đàm traođổi với đồng chí, đồng nghiệp, với học sinh, dự giờ thăm lớp, các phương pháprèn đọc ở các loại sách tham khảo, tạp chí giáo dục…

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu xem xét kết quả học tậpcủa từng học sinh, của tập thể lớp

+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp để nắmđược kết quả việc áp dụng kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh

1.6 Điểm mới nghiên cứu

- Đưa ra các việc làm, các giải pháp rèn đọc cách cụ thể dễ hiểu, dễ thựchiện, áp dụng được tất cả với mọi giáo viên lớp 3 nói riêng, các khối lớp khácnói chung đạt hiệu quả.

2 Cơ sở lí luận của vấn đề

Mục tiêu giáo dục của bậc giáo dục Tiểu học hiện nay là: Giúp cho họcsinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản khác để học sinhtiếp tục học lên trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động Học xong Tiểuhọc phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về Tự nhiên -

Xã hội và con người, có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, cóthói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật

Để đạt được mục tiêu của bậc học và để đáp ứng được yêu cầu đổi mớicủa đất nước đòi hỏi phải có sự đổi mới tích cực của phương pháp dạy học, đòihỏi sự sáng tạo của mỗi thày cô làm sao để đạt được chất lượng học sinh, đàotạo được những con người đủ đức, đủ tài kế tục sự nghiệp Đối với việc rèn đọccho học sinh là cả một quá trình lâu dài

Đối với học sinh, nếu học sinh đọc kém sẽ hạn chế tất cả các nguồn thôngtin Từ việc đọc kém không nhận nhanh được mặt chữ nên dẫn đến viết kém,tiếp thu mọi thông tin của thày cô kém Từ việc không nắm chắc kiến thức nênhọc không có chiều sâu tư duy Khả năng tập trung vào bài học của các emkhông bền vững Học sinh dễ mất tập trung nên việc đạt được kiến thức theo

Trang 8

chuẩn kiến thức kĩ năng là rất khó khăn Vì vậy mỗi giáo viên phải nhận thứcđược vấn đề, xây dựng được phương pháp rèn đọc cho học sinh Từ việc rènhọc sinh phát âm đúng, đọc to rõ ràng lưu loát đến việc các em biết làm chủ tốc

độ đọc, hiểu được nội dung văn bản chuyển tải cho người nghe cảm thụ đượccái hay cái đẹp của văn bản là cả một quá trình lâu dài Mỗi giáo viên phảikhông ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo để đạt kết quả Mỗi thày cô phải

bỏ nhiều công sức, lòng tâm huyết nhiệt tình thì mới đạt được chất lượng họcsinh

3 Thực trạng của vấn đề

3.1 Về học sinh:

Từ thực tế ta thấy học sinh đọc yếu còn rất nhiều Có em khi đọc còn phảiđánh vần Có em phát âm sai, nhầm lẫn giữa các cặp phụ âm đầu, không biếtngắt nghỉ ở dấu chấm dấu phẩy Ngoài ra cũng có em đọc nhanh nhưng khôngnắm được cách đọc nên cứ đọc oang oang, đọc bô bô, đọc như cuốc kêu, đọcnhư con vẹt mà không hiểu nội dung Có em đọc thầm thì bỏ dở giữa chừng.Tiết tập đọc, các em thờ ơ không say mê đọc

3.2 Về phụ huynh:

Có những phụ huynh thì rất quan tâm đến con em mình nhưng cũng cónhiều phụ huynh chưa quan tâm, trình độ hạn chế, không có phương pháphướng dẫn Có những phụ huynh nhận thức không đầy đủ cho rằng học sau nàycũng chẳng xin đi đâu được nên thờ ơ trước lời nhận xét của giáo viên, không

hỗ trợ giáo viên trong việc rèn cặp con cái, mải đi làm kiếm tiền mặc cho con

em mình được đến đâu thì được

3.3 Về giáo viên:

Đa phần giáo viên rất tâm huyết nhiệt tình với nghề nghiệp, song việc đổimới phương pháp, cách thức rèn đọc của một số giáo viên còn hạn chế TiếtTập đọc có khi chỉ dừng ở mức cho học sinh đọc chứ chưa chú ý đến việc rèncác kĩ năng Khi học sinh đọc được ở “mức này” giáo viên chưa chỉ ra chỗchưa được để các em đạt ở mức cao hơn Sau mỗi bài đọc, giáo viên chỉ nhậnxét chung chung chưa cụ thể rạch ròi để học sinh có hướng phấn đấu Học sinh

Trang 9

chưa phát huy được hết năng lực đọc của mình Bên cạnh đó, một số giáo viêncũng đã bỏ nhiều công sức ra rèn đọc cho học sinh nhưng học sinh tiến bộ rất ítnên dẫn đến chán nản bỏ dở giữa chừng.

Bởi vậy, để khắc phục được các vấn đề trên là cả một quá trình kiên trìbền bỉ và đầy khó khăn vất vả của người giáo viên

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

Học sinh lớp 3 nói riêng, học sinh Tiểu học nói chung đây là học sinh màđặc điểm tâm sinh lí của các em rất hiếu động đang chuyển dần từ hoạt độngvui chơi sang hoạt động học tập làm chủ đạo Quá trình rèn đọc cho học sinh là

cả một quá trình lâu dài, khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải kiên nhẫn tìmtòi sáng tạo Để đi sâu vào vấn đề này, tôi lần lượt tiến hành các công việc sau:

4.1 Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc rèn đọc cho học sinh

Tôi nghiên cứu tìm đọc, nghiên cứu các tài liệu tham khảo như : Sách giáokhoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học, tập san, tạp chí giáo dục… Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, tôi đã nắm được nội dung chương trình, nắm được mục đích yêu cầu của phân môn Tập đọc lớp 3 cũng như mức cần đạt của học sinh trong từnggiai đoạn Qua việc nghiên cứu, tôi được bồi dưỡng thêm về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, tích luỹ thêm kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh và áp dụng trong quá trình dạy học hàng ngày

4.2 Điều tra thực trạng kĩ năng đọc của học sinh trong lớp

Vào đầu năm học, sau khi nhận lớp, tôi đã chủ động điều tra kĩ năng đọccủa học sinh của lớp để biết được mức độ đọc của từng học sinh

Tôi tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh và kết quả thu đượcnhư sau:

Tổng số học sinh là: 32 em

Đọc đúng tiếng, từ; đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng, hiểu 3 9,4

Trang 10

nội dung; ngữ điệu đọc tốt.

Đọc đúng tiếng, từ; đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng, hiểu

nội dung; bước đầu biết thể hiện ngữ điệu 10 31,3Đọc đúng tiếng, từ; đúng tốc độ, hiểu nội dung; ngắt nghỉ

Đọc không đảm bảo tốc độ, sai tiếng, từ; không biết ngắt

Nhìn vào chất lượng khảo sát tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh rất kém.Các em đọc tốc độ rất chậm, sai nhiều tiếng từ, bỏ sót từ, đọc nhỏ, đọc ngọngsai phụ âm đầu Một số em không hiểu nội dung không trả lời được câu hỏi Cábiệt có em lại đọc nhanh quá không biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy,không biết đọc đúng ngữ điệu của bài

Sau khi điều tra thực trạng học sinh, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đếnhọc sinh đọc sai, đọc kém Các nguyên nhân đó là:

- Hàng ngày các em tiếp xúc với những đối tượng nói sai, nói ngọng ở địaphương thành thói quen, nhất là tỉnh ta hay nhầm l/n dẫn đến học sinh đọcsai

Ví dụ: “ lập lòe” các em đọc thành “nập nòe”

“rừng cây” Các em đọc thành: “dừng cây”

- Học sinh học đuối từ lớp dưới, chưa nhận nhanh được mặt chữ nên khiđọc nhiều chỗ phải dừng lại đánh vần Do đó dẫn đến tình trạng học sinh đọcchậm không đảm bảo tốc độ ê a ngắc ngứ không lưu loát

- Các em không hiểu nghĩa của từ nên khi đọc các em đọc bừa

- Một số em do bộ máy phát âm còn có điểm khiếm khuyết nên cũng dẫnđến các em đọc sai, các chữ khó không đọc được

- Ngoài ra một số em không hiểu nội dung, không hiểu văn cảnh, khônghiểu ý nghĩa tình cảm của tác giả muốn gửi gắm ở trong bài đọc nên cứ đọcoang oang, đọc như cuốc kêu mà không biết đọc giọng phù hợp

4.3 Phân loại học sinh theo từng lỗi kĩ thuật đọc.

Trong các tiết dạy trên lớp, tôi theo dõi kĩ năng đọc các học sinh, pháthiện ra các lỗi sai về kĩ thuật đọc Tôi tổng hợp các lỗi sai thành các nhóm để từ

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w