1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6 trường THCS

17 2,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 173 KB

Nội dung

Tên sáng kiến: Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở.. Một trong những kỹ thuật cơ bản nhất của môn đá cầu đó là kỹ thu

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Áp dụng với bộ môn thể dục trường trung học cơ sở

3 Tác giả:

- Họ và tên: Nguyễn Huy Thuật Nam

- Ngày/tháng/năm sinh: 07/02/1977

- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm thể dục thể thao

- Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn - Chủ tịch công đoàn

- Đơn vị công tác: Trường THCS Hoa Thám - Thị xã Chí Linh - Hải Dương

- Điện thoại: 01664206989

4 Đồng tác giả: Không có

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

- Trường THCS Hoa Thám - thị xã Chí Linh - Hải Dương

- Điện thoại: 03203930226

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh, điều kiện dụng cụ, sân bãi

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 - 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Đá cầu là một môn thể thao đối kháng, ngoài việc học tập để rèn luyện thể chất cho học sinh và sinh viên các trường thì môn đá cầu còn là một môn được tổ chức thi đấu ở các giải như: Hội khoẻ Phù Đổng, Seagame và giải đá cầu thế giới Trong môn đá cầu có rất nhiều kỹ thuật như: Kỹ thuật di chuyển,

kỹ thuật tâng cầu, kỹ thuật đỡ cầu, kỹ thuật chuyền cầu, kỹ thuật phát cầu, kỹ thuật đá cầu Một trong những kỹ thuật cơ bản nhất của môn đá cầu đó là kỹ thuật tâng cầu, ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở đặc biệt là học sinh lớp 6 việc tiếp thu và thực hiện các kỹ thuật động tác là tương đối khó khăn, với nhiều kỹ thuật cơ bản

Trong đề tài này tôi đã đưa ra “Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao

kĩ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở”, qua

đó giúp học sinh có một cách tập luyện khoa học và đạt được hiệu quả cao Sáng kiến của tôi tập trung đưa ra các phương pháp, bài tập dạy học kỹ thuật tâng cầu bằng đùi, đây là một kỹ thuật cơ bản trong môn đá cầu, trong thi đấu thường xuyên sử dụng để phòng thủ, hoặc tấn công gần trên lưới để ghi điểm Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn và đưa ra các bài tập bổ trợ dạy học kỹ thuật như: Tập động tác tâng không có cầu; Tập tâng với hoa bông; Tập tâng có cầu; Tập di chuyển đón cầu bằng đùi; Tập tâng cầu cá nhân và một số bài tập

bổ trợ hoàn thiện kỹ thuật

Qua các bài tập này giúp cho học sinh có kỹ thuật tâng cầu một cách cơ bản, ổn định, hoàn hảo nhất và phòng thủ được những đường cầu tấn công ở tầm thấp của đối phương, hoặc có thể tấn công ngay những đường cầu gần trên lưới để ghi điểm Có thể nói rằng với đề tài này tôi đã áp dụng đưa vào giảng dạy với học sinh lớp 6 của trường tôi và đã đạt được những kết quả tốt

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

2.1 Điều kiện áp dụng sáng kiến

Trang 3

Sáng kiến được áp dụng trong thực tế quá trình giảng dạy, học sinh và những điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ sân bãi hiện có của nhà trường

2.2 Thời gian áp dụng sáng kiến

Thời gian áp dụng từ tháng 3 đến hết tháng 5 năm học 2013 - 2014 2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến

Là học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở

3 Nội dung sáng kiến

3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Trong thực tế giảng dạy môn Đá cầu nói chung và kĩ thuật tâng cầu bằng đùi nói riêng với học sinh lớp 6 việc giới thiệu, phân tích thị phạm kĩ thuật động tác là chưa thực sự hiệu quả, học sinh tiếp thu kĩ thuật động tác còn mơ hồ, thụ động, chưa kích thích được tính chủ động, tích cực, tự giác tập luyện cũng như độ chính xác của động tác Việc lựa chọn nghiên cứu đưa một

số bài tập bổ trợ vào giảng dạy kĩ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6

đã phát huy tốt năng lực tiếp thu, thực hiện kĩ thuật động tác, nâng cao ý thức tập luyện của học sinh, các em đã chủ động, tích cực, tự giác, hăng say tập luyện và chất lượng thực hiện kĩ thuật động tác được nâng lên rõ rệt

3.2 Khả năng áp dụng sáng kiến

Với việc lựa chọn “Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kĩ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở” đã đạt được kết

quả tốt, có thể tiến hành áp dụng cho học sinh khối lớp 7,8,9 và cho đội tuyển

3.3 Lợi ích thiết thực của sáng kiến

Qua việc áp dụng sáng kiến này đã giúp cho các em học sinh lớp 6 hứng thú, tích cực, tự giác tập luyện, lĩnh hội kĩ thuật động tác một cách nhanh nhất, chính xác nhất, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn đồng thời nâng cao thể lực

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Việc đưa các bài tập bổ trợ vào giảng dạy kỹ thuật tâng cầu bằng đùi tôi

đã thu được những kết quả hết sức khả quan Học sinh sau khi được tập luyện theo phương pháp này đã đem lại kết quả cao hơn nhiều rất nhiều so với lớp

Trang 4

học sinh không được tập các bài tập tôi đã lựa chọn Học sinh thực hiện được

kĩ thuật tâng cầu bằng đùi tốt hơn, di chuyển phán đoán đường cầu hợp lí, động tác tâng cầu của học sinh rất cơ bản và chuẩn xác, điều đáng mừng hơn

là số học sinh nữ thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi cũng rất tốt

5 Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp hoặc mở rộng sáng kiến

5.1 Đối với giáo viên: Phải có khả năng phân tích ngắn gọn, xúc tích,

cô đọng, thị phạm tốt các kĩ thuật động tác Phải áp dụng một cách linh hoạt sáng tạo đối với các đối tượng học sinh khác nhau, các bài tập lặp lại khác nhau để nâng cao hiệu quả bài tập

5.2 Đối với học sinh: Cần chuẩn bị tốt trang phục, dụng cụ tập luyện và tình thần, ý thức tham gia tập luyện

5.3 Đề nghị với nhà trường cùng các cấp, các ngành có chức năng đầu

tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện cụ thể: Nhà tập đa chức năng để có thể tập được vào những ngày trời mưa, gió

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Môn đá cầu là một môn thể thao dân tộc trong hệ thống các môn thể thao Quốc gia Là một trong những nội dung để rèn luyện giáo dục thể chất cho học sinh và sinh viên trong các trường thuộc hệ thống giáo dục của nước

ta Môn đá cầu có vai trò và tác dụng rất lớn đối với người tập, nó không chỉ giúp cho người tập phát triển tốt các tố chất thể lực mà còn giúp cho người tập nâng cao các chức năng sinh lý của cơ thể, rèn luyện bồi dưỡng phẩm chất ý chí, tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị, sự hiểu biết tôn trọng lẫn nhau

Ngày nay môn đá cầu đang được phát triển mạnh mẽ và mang tính nghệ thuật cao Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lý thông minh trong từng kỹ thuật động tác Từ khi có mặt trong làng thể thao đá cầu

đã thu hút khá đông đảo người tham gia tập luyện và thi đấu trong nước, trong khu vực, trên thế giới Ngày nay đã có giải vô địch đá cầu thế giới, giải đá cầu

đã được tổ chức tại Seagame 2003 Việt Nam đã chứng tỏ được ngôi vị hàng đầu của mình trong làng cầu trinh khu vực Đối với học sinh môn đá cầu đã được đưa vào các nhà trường và tố chức thi đấu tại các kỳ “Hội khỏe Phù Đổng”

Đá cầu là một môn có tính đối kháng và tính ứng dụng cao và có rất nhiều kỹ thuật như: Kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật tâng cầu, kỹ thuật đỡ cầu, kỹ thuật chuyền cầu, kỹ thuật phát cầu, kỹ thuật đá cầu Trong quá trình tập luyện và thi đấu người vận động viên phải kiểm soát, phòng thủ được toàn bộ diện tích sân mình và các tình huống cầu mà đối phương tấn công sang, từ đường cầu thấp đến các đường cầu cao, để phòng thủ và tạo điều kiện tốt cho việc tấn công thì yêu cầu của tập phải có kĩ năng tâng cầu cơ bản

Qua thực tế giảng dạy và quan sát học sinh tập luyện nhiều năm tôi thấy điểm hạn chế lớn nhất của các em học sinh lớp 6 là khả năng tâng cầu bằng đùi, khi gặp các đường cầu thấp hầu như các em xử lí tình huống một cách

Trang 6

lúng túng và thiếu độ chuẩn xác dẫn đến các đường cầu bị lỗi gây khó khăn cho đường cầu tiếp theo hoặc bị mất điểm

Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên tôi đã lựa chọn và đưa ra

“Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kĩ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở”

2 Cơ sở lí luận của vấn đề

Giáo dục thể chất là bộ phận hữu cơ của qúa trình sư phạm nhằm củng

cố sức khoẻ và bảo đảm phát triển thể chất Đồng thời đây cũng là bộ môn giáo dục và phát triển toàn diện con người bằng hoạt động văn hoá thể chất, nâng cao sức khoẻ tinh thần, tính sáng tạo

Đá cầu là nội dung theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo được đưa vào giảng dạy từ khối 6 đến khối 9 Trong quá trình tập luyện để đạt được trình độ kỹ thuật đỉnh cao thì yêu cầu người tập phải có quá trình tập luyện thường xuyên, liên tục và mang tính khoa học, hệ thống Người tập phải tạo cho mình những phản xạ, cảm giác với cầu khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ

Vì vậy muốn tạo được sự hứng thú học tập và đạt được mục tiêu của giờ dạy cũng như kĩ thuật tâng cầu bằng đùi của học sinh được nâng lên thì trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết vận dụng thật linh hoạt các phương pháp, biện pháp giảng dạy

Mặc dù đá cầu đã là nội dung quen thuộc với học sinh lớp 6 nhưng qua thực tế dạy học tôi nhận thấy thông thường khi bắt đầu học nội dung đá cầu thì học sinh rất hào hứng nhưng càng về sau thì học sinh cảm thấy chán nản, không muốn tập luyện Hiện tượng đó xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

Một là: Ở độ tuổi này khả năng hưng phấn diễn ra nhanh nhưng sự ức chế cũng xảy ra sớm Vì ở độ tuổi này quá trình tâm sinh lý, các hệ cơ quan trong cơ thể đang phát triển

Hai là: Đá cầu là một nội dung học mà yêu cầu người tập phải có tính

kiên trì, phải có sự tập luyện thường xuyên liên tục thì mới thành công, ở lứa tuổi này các em thường hiếu động khả năng kiên trì tập luyên là không có

Trang 7

Ba là: Nội dung đá cầu yêu cầu người học phải tiếp thu rất nhiều động tác kỹ thuật, gồm nhiều kỹ thuật khó, đòi hỏi phải có sự tư duy lôgic trừu tượng Qúa trình ghi nhớ và sự tập trung cao thì mới lĩnh hội được những động tác phức tạp

Qua kiểm tra đánh giá và quan sát học sinh đá cầu ở nhà trường tôi nhận thấy kĩ thuật tâng cầu bằng đùi của học sinh chưa tốt, còn vụng về, kết quả thi đấu không cao Chính vì lý do trên và tầm quan trọng của nó trong quá

trình tập luyện và thi đấu đá cầu nên tôi đã đưa ra “Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kĩ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở”

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ nâng cao kỹ thuật tâng cầu bằng đùi Tạo cơ sở khoa học vững chắc trong công tác giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng môn đá cầu cho học sinh lớp 6

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này tôi cần phải giải quyết hai nhiệm vụ chính sau:

+ Nhiệm vụ 1: Đưa ra bài tập bổ trợ giảng dạy kĩ thuật tâng cầu bằng đùi đối với học sinh lớp 6

+ Nhiệm vụ 2: Tiến hành thực nghiệm các bài tập đưa ra vào thực tế giảng dạy

2.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Một số bài tập bổ trợ dạy kỹ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh lớp 6 2.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Là học sinh lớp 6A, 6B nhà trường (Lớp đối chứng lớp 6A, Lớp thực nghiệm lớp 6B)

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

2.4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Trang 8

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng nhiều tài liệu có liên quan để tham khảo

2.4.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để tiến hành ứng dụng bài tập để dạy kỹ thuật tâng cầu bằng đùi tôi đã tiến hành thực nghiệm trên học sinh lớp 6

2.4.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Sử dụng phương pháp này giúp tôi có thể quan sát một cách trực tiếp quá trình tập luyện của các em học sinh Qua đó nâng cao tính khách quan, tính chính xác của đề tài

2.4.4 Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm

Phương pháp này giúp tôi có thể tiến hành phỏng vấn, trao đổi toạ đàm đối với đồng nghiệp, các em học sinh về các vấn đề nghiên cứu Thông qua phương pháp này giúp đề tài có thêm độ tin cậy và việc lựa chọn các bài tập phù hợp hơn

2.4.5 Phương pháp toán học

Sử dụng phương pháp này giúp tôi tập hợp, xử lí số liệu một cách chính xác thông qua thực nghiệm sư phạm, nhằm tránh được tính chủ quan trong quá trình nghiên cứu, từ đó tăng thêm độ tin cậy trong quá trình nghiên cứu

3 Thực trạng của vấn đề

3.1 Thuận lợi

- Là giáo viên nam, trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, ham học hỏi và có kĩ năng tốt trong môn đá cầu

- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến hoạt động giáo dục thể chất nói chung và môn đá cầu nói riêng

- Điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ như: Sân, cột, cầu, lưới

- Đa số học sinh nhiệt tình hăng hái tập luyện

3.2 Khó khăn

- Là địa phương ở vùng sâu và xa điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn gặp nhiều khó khăn, các em phải tham gia hỗ trợ bố mẹ trong công việc gia đình nên thời gian tập luyện còn hạn chế

Trang 9

- Một số học sinh chưa thực sự say mê, yêu thích bộ môn.

- Điều kiện tập luyện còn gặp nhiều khó khăn chưa có nhà đa năng cho các em tập luyện, quá trình tập luyện vẫn diễn ra ngoài trời do đó những ngày thời tiết mưa, gió đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu và thực hiện động tác

- Một số bài tập chưa phát huy được tối đa năng lực vận động của học sinh, dẫn đến kết quả tập luyện của các em chưa cao

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

Để giúp học sinh nắm được kĩ thuật cơ bản của động tác tâng cầu bằng đùi một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và kích thích được tính tự giác, tích cực, hứng thú trong tập luyện tôi đã tiến hành đưa các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kĩ thuật tâng cầu bằng đùi cho học sinh ở lớp 6B (Lớp đối chứng) như sau:

4.1 Tập động tác tâng không có cầu

Đây là bài tập cơ bản và đơn giản nhất giúp cho người tập bước đầu làm quen với động tác nâng đùi Giáo viên phân tích và thị phạm toàn bộ kỹ thuật động tác

Mục đích:

Để học sinh quan sát toàn bộ kỹ thuật cũng như cách thức thực hiên động tác và tạo ra hứng thú cho học sinh khi học kỹ thuật mới

Cách tiến hành:

- Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng chân trước chân sau, thân người thẳng, mắt nhìn phía trước, tay cùng phía chân thuận cầm bông, tay kia buông

tự nhiên

- Thực hiện động tác: Nâng đùi chân sau lên trước sao cho đùi gần song song với mặt đất, cẳng chân để xuôi hướng xuống đất, sau đó hạ chân chạm đất và luân chuyển thực hiện động tác như vậy ở chân kia, cứ như vậy thực hiện luân phiên hai chân liên tục

Với bài tập này giáo viên có thể cho học sinh tập luyện theo đội hình cả lớp

Trang 10

4.2 Tập tâng với hoa bông.

Mục đích

Giúp học sinh bước đầu làm quen với cảm giác tâng cầu bằng đùi mà không bị nhàm chán, phát triển nhóm cơ đùi

Cách tiến hành

- Giáo viên thị phạm động tác 1 - 2 lần, kết hợp với phân tích

- Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng chân trước chân sau, thân người thẳng, mắt nhìn phía trước

- Thực hiện động tác: Tung bông cao khoảng 0,3 - 0,5m cách trước ngực một khoảng 0,2 - 0,4m, mắt nhìn theo hoa bông để dự đoán quả bông rơi, co gối chân thuận dùng đùi tâng hoa bông lên

* Ưu điểm:

Khi tập thay thế bông hoa bởi cầu có tác dụng rất lớn để hình thành cảm giác tâng cầu bằng đùi Vì khi tập với bông hoa thì vận tốc bay của nó chậm, học sinh dễ thực hiện, học sinh có thể dùng đùi tiếp xúc với mọi điểm của hoa bông

4.3 Tập tâng với cầu

Mục đích:

Bước đầu làm quen với cầu thật ở động tác tâng cầu bằng đùi, tạo cảm giác với cầu và kỹ thuật tâng cầu

Cách tiến hành:

Giống như bài tập với hoa bông nhưng chỉ khác thay hoa bông bằng cầu thật

- Giáo viên thị phạm động tác 1 - 2 lần, kết hợp với phân tích

- Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng chân trước chân sau, thân người thẳng, mắt nhìn phía trước

- Thực hiện động tác: Tung cầu cao khoảng 0,3 - 0,5m cách trước ngực một khoảng 0,2 - 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán cầu rơi, co gối chân thuận dùng đùi tâng cầu lên

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w