1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5

23 420 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 340 KB

Nội dung

Hoạt động trảinghiệm mục đích là tạo cơ hội cho các em được trực tiếp tham gia vào các hoạtđộng thực tiễn để rèn luyện các thói quen tốt, các phẩm chất nhân ái, bao dung,tinh thần trách

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay Giáo dục Tiểu học Việt Nam đã có nhiều đổi mới, hướng tới đảmbảo chất lượng toàn diện giáo dục tiểu học Nghị quyết hội nghị Trung ương 8khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Phát triểngiáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàndiện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thựctiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”

Các em đang là học sinh tiểu học, nhất là học sinh cuối cấp bên cạnh các trithức khoa học, các em cần được tham gia nhiều hoạt động để hình thành và rènluyện năng lực, phẩm chất, sẵn sàng làm hành trang cho tương lai Hoạt động trảinghiệm mục đích là tạo cơ hội cho các em được trực tiếp tham gia vào các hoạtđộng thực tiễn để rèn luyện các thói quen tốt, các phẩm chất nhân ái, bao dung,tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật, chuyên cần …các kỉ năng phát triển cá nhân, kỉnăng tự chủ, kỉ năng giao tiếp, hợp tác …

Hoạt động trải nghiệm trên thực tế đã từng tồn tại rất lâu trong các môn giáokhoa và các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể ở trường học Giáo viên và họcsinh đã tiến hành các hoạt động đó nhưng chưa đầy đủ và sâu sắc về vai trò của nóđối với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con người

Là một hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Khuyến, một trường đóng trênđịa bàn xã Ea Sol, một xã khá xa trung tâm huyện, trường có trên 60% học sinhdân tộc thiểu số, tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học?Làm thế nào để phát huy năng lực cá nhân của học sinh nhất là học sinh dân tộcthiểu số? Làm thế nào để góp phần vào sự thành công của việc đánh giá học sinhtheo Thông tư 22? Chính những trăn trở như trên cộng với ý tưởng đã được trảinghiệm và thực tiễn kiểm chứng của bản thân, tôi xin trình bày đề tài: “Một số giải

pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5”

Trang 2

Xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc :

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

a) Mục tiêu:

- Nâng cao năng lực quản lí chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạtchuyên đề và kĩ năng giảng dạy, cách ghi chép khi tham gia cho đội ngũ giáo viêntrường Tiểu học Nguyễn Khuyến

- Nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên và cán bộ quản lý trường học

thông qua việc tối ưu hóa phương pháp – kỹ thuật dạy học

- Rèn phong cách nghiên cứu và kỹ năng sư phạm của giáo viên nhằm tích

cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông qua việc thực hiện linh hoạt Điềuchỉnh nội dung dạy học theo tinh thần công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1 tháng 9năm 2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông vàcác nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học

- Từng bước góp phần giúp cán bộ quản lí, giáo viên phấn đấu đạt chuẩn

nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

b) Nhiệm vụ:

- Thể hiện rõ nội dung, bố cục của một sáng kiến kinh nghiệm

- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra

- Đánh giá thực trạng việc thực hiện hoạt động trải nghiệm trong thời giangần đây ở trường tiểu học

- Đề xuất giải pháp, biện pháp để thực hiện việc thực hiện Hoạt động trảinghiệm ở học sinh lớp 5 nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 5; Chọn môn Tiếng Việt lớp 5,hoạt động NGLL của HS lớp 5;

- CBQL, GV tại trường Tiểu học Nguyễn Khuyến

- HS lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Khuyến

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Trang 3

- CBQL, GV khối 5 trường Tiểu học Nguyễn Khuyến;

- Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Khuyến; (Chọn thực hiện thểnghiệm)

- Các chủ đề, chủ điểm của hoạt động NGLL của nhà trường

5 Phương pháp nghiên cứu.

Hoạt động giáo dục sau năm 2015 cần quán triệt tinh thần và mục tiêu của

NQ số 29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo, nghĩa là cần tăngcường cường các hoạt động giáo dục theo hướng học sinh được trải nghiệm nhiềunhất, được tham, gia các hoạt động gắn liền với thực tiễn nhằm hình thành cho họcsinh một số năng lực và phẩm chất nhất định

Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theoThông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo đã xác định: “Đánh giá học sinh tiểu học là những hoạt độngquan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của họcsinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng vềkết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chấtcủa học sinh tiểu học” Năng lực của học sinh tiểu học tập trung vào một số nănglực cơ bản sau:

- Tự phục vụ, tự quản;

Trang 4

- Hợp tác;

- Tự học và giải quyết vấn đề;

Để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất một cách tựnhiên, cần tạo mọi cơ hội tốt nhất để học sinh được thực hành Hoạt động trảinghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với các hoạtđộng dạy học trong nhà trường Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quátrình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp, tích hợpvào các môn học trong các tiết dạy nhằm bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học

Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổnghợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như:Giáo dục kĩ năng sống; giáo dục lao động; giáo dục an toàn giao thông

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như:Sinh hoạt câu lạc bộ; tổ chức trò chơi; Các hội thi; hoạt động giao lưu; hoạt độngthiện nguyện; lao động công ích; tham quan dã ngoại

Tóm lại: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không gọi là môn học mà là hoạtđộng giáo dục Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nênnội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợpkiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình

2 Phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu:

- Trường đóng ngay trung tâm xã nên được phụ huynh quan tâm, học sinhngoan, chăm học, năng động trong công việc Chính quyền địa phương quan tâm,tạo mọi điều kiện cho nhà trường hoạt động

Trang 5

- CBQL, Giáo viên, phần lớn được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tỉ

lệ GV đạt chuẩn trở lên chiếm 100% 100% Giáo viên rất mong muốn được họchỏi, nâng cao năng lực sư phạm

- Trong chương trình dạy học đã được bố trí: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 1tiêt /tuần; hoạt động giáo dục tập thể: 02 tiết trên tuần Ngoài ra các môn học:Khoa học, đạo đức; Tiếng việt …có rất nhiều bài có thể thiết kế được dưới dạnghoạt động trải nghiệm

Trong các tiết học: Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo côngvăn 5842/BGDĐT-VP ngày 1 tháng 9 năm 2011 đã định hướng rõ cho CBQL, GVthực hiện trong quá trình dạy học Cụ thể:

+ Thời gian dư do giảm bớt bài, hoặc giảm bớt nội dung trong từng bài, giáoviên không đưa thêm nội dung khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức và rèn

kĩ năng đã học (trong bài đó hoặc bài trước) cho học sinh hoặc tổ chức các hoạtđộng giáo dục phù hợp Nhà trường cần tổ chức để giáo viên thảo luận, thống nhấtcách sử dụng thời gian dư cho hợp lí

+ Không kiểm tra, đánh giá vào các nội dung, các yêu cầu đã được giảmbớt, các bài không dạy hoặc ở bài đọc thêm trong văn bản hướng dẫn điều chỉnh

- Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện theo nội dung mà các văn bản đãhướng dẫn, giáo viên cần thực hiện một cách linh hoạt các kỹ thuật dạy học “Kỹthuật dạy học của giáo viên là sự xác lập, kiến tạo tình huống và xử lý tình huống

đó bằng một chuỗi các thao tác kỹ thuật hay thao tác với những thủ thuật sư phạm

cụ thể nhằm giúp HS hoạt động theo từng cá nhân cụ thể Nhờ vào kĩ thuật tổ chứcdạy học của GV mà HS có cơ hội được nghiên cứu, trải nghiệm, tương tác vớinhau và giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp”

b) Tồn tại, hạn chế:

+ Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2011 Từ khi đạt chuẩn đến nay, các hạngmục nợ về cơ sở vật chất vẫn chưa thực hiện được, trường chưa được xây thêmphòng học nào trong khi đó số lớp lại tăng

Trang 6

+ Nội dung, chương trình sách giáo khoa năm 2000 có một số nội dung chưahợp lý khi đối chiếu với sự phát triển của xã hội, với các văn bản hướng dẫn, đốichiếu với Quy định đánh giá học sinh tại TT22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng

9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinhtiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Khả năng tự đổi mới, trăn trở của giáo viên trong việc thiết kế lại bài họctheo hướng hoạt động trải nghiệm là rất ít Tư duy “Sách có gì dạy nấy”

+ Tổng phụ trách Đội thiết kế các hoạt động ngoài giờ còn chạy theo các chủ

đề như 20/11: Tổ chức văn nghệ; tết trung thu Tổ chức phá cỗ …Nội dung các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp chưa xây dựng được mục tiêu cụ thể về việc hình thànhnăng lực, phẩm chất của học sinh sau từng hoạt động

c) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

c1) Nhà trường thiếu phòng học để thực hiện dạy học trên 5 buổi tuần và 2

buổi trên ngày nên giáo viên ít có thời gian thực hiện dạy thể nghiệm việc đổi mớiphương pháp dạy học

c2) Trong dạy học giáo viên có dạy nhóm, thảo luận, bảng nhóm, phiếu,

nhưng đang tập trung vào việc làm thế nào để học sinh hiểu kiến thức và tái hiệnlại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng chưa chú trọng đến việc hình thành nănglực, phẩm chất, tạo không khí thoải mái cho học sinh yêu thích học toán…

c3) Hoạt động của Đội đang còn chạy theo thành tích của Hội đồng Đội; làm

theo kế hoạch của cấp trên chưa thật sự đầu tư cho phù hợp với vùng miền, đốitượng học sinh

c4) Nội dung tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay thực hiện theo từngchủ đề, chủ điểm từ năm này sang năm khác, sao chép trên mạng Nhà trường cũngnhư giáo viên ngại đổi mới Tiết giáo dục tập thể (2 tiết trên tuần) tại các nhàtrường chưa thật sự đầu tư hay tích hợp vào 15 phút chào cờ; hợp lý hóa một số tiếtcủa giáo viên bộ môn thiếu tiết chưa thực sự đầu tư nhằm cải thiện chất lượng họcsinh

Trang 7

c5) Phụ huynh học sinh ít quan tâm đến lĩnh vực hoạt động giáo dục mangtính trải nghiệm, phần lớn chỉ đầu tư vào kiến thức cho con em mình Chính vìnhững quan điểm trên làm ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh.

d) Phân tích, đánh giá thực trạng:

d1) Cơ sở vật chất nhà trường còn gặp nhiều khó khăn:

- Trường có 12 phòng học/ 19 lớp, HSDT thiểu số trong trường nhiều chiếmtrên 60% Tỉ lệ lớp học 2 buổi trên ngày ít: 6 lớp/19 lớp, tỉ lệ 31,6% nên việc tổchức dạy tăng tiết trong tuần bị hạn chế; trong khi đó trường đang thực hiện dạyTiếng Anh theo Đề án từ lớp 3; dạy tiếng Ê đê 4 tiết trên tuần và dạy tin học 2 tiếttrên tuần

- Với 6 lớp học 2 buổi trên ngày nhà trường tập trung vào lớp 1 và lớp 2nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh Do vậy, giáo viên khối 3,4,5 không cótiết tăng cường để thể nghiệm các tiết dạy theo hướng hoạt động trải nghiệm

- Đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học quá cũ và không phù hợp với cách tổchức lớp học theo hướng hoạt động trải nghiệm như hiện nay

d2) Nhiều giáo viên ngại đổi mới, thực hiện theo hướng: “Sách có gì dạy nấy”, khả năng kết nối giữa các chủ đề, các chương còn nhiều bất cập Cụ thể:

- Đa số giáo viên chỉ dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáoviên, dạy theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng, theo điều chỉnhcủa công văn 5842

- Giáo viên đang tập trung nhiều vào việc cung cấp kiến thức cho học sinh.+ Khả năng tương tác giữa GV - HS; HS - HS; Nhóm – Nhóm, HS – Tài liệuhọc tập chưa được quan tâm;

+ Quan điểm về thiết kế lại nội dung bài học; thiết kế các hoạt động trảinghiệm; tham gia các câu lạc bộ cùng học sinh của giáo viên là một việc làm quásức đối với giáo viên

+ Việc quan tâm đến tâm lý, sở thích, nhu cầu của học sinh để từ đó địnhhướng, tháo gỡ, giúp đỡ học sinh không được giáo viên quan tâm

- Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo viên thường quan tâm đến kếtquả hiện tại mà ít tập trung đến vấn đề:

Trang 8

+ Phân tích suy nghĩ, hành động của học sinh; Theo dõi tiến trình phát triển

của học sinh; Hiệu quả lâu dài qua một thời thời gian tác động

d3) Nội dung tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay thực hiện theo

từng chủ đề , chủ điểm từ năm này sang năm khác, sao chép trên mạng Nhà

trường cũng như giáo viên ngại đổi mới Tiết giáo dục tập thể (2 tiết trên

tuần) tại các nhà trường chưa thật sự đầu tư hay tích hợp vào 15 phút chào

cờ; hợp lý hóa một số tiết của giáo viên bộ môn thiếu tiết chưa thực sự đầu tư

nhằm cải thiện chất lượng học sinh Bởi những lý do sau:

- Giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện các tiết học này không được tập huấn

thường xuyên, dạy học mang tính chất hợp lý hóa tiết tiêu chuẩn (23 tiết), chất

lượng của học sinh không ai đánh giá theo dõi các tiết học này Hầu hết giáo viên

được phân công các tiết dạy trên đều là giáo viên bộ môn thiếu tiết nên việc đầu tư

cho giáo án cũng như trong tiết dạy là rất hạn chế

- Cách quản lý của nhà trường chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hồ sơ, giáo án

không dự giờ Nhà trường chỉ tập trung vào các hoạt động lớn: Tổ chức văn nghệ;

giao lưu; Tổ chức trung thu; tổ chức tết cho học sinh nghèo Chưa thật sự chú trọng

đến hoạt động trải dài theo năm học, sự tham gia hoạt động của học sinh, tác động

của nhà trường đến sự hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh

Qua khảo sát thực tiễn quan điểm của giáo viên về Hoạt động trải nghiệm

trong trường tiểu học Kết quả như sau:

Đối với giáo viên:

xuyên

Thỉnhthoảng

Chưa baogiờ

Thườngxuyên

Thỉnhthoảng

Chưabao giờ

HS tham gia vào các hoạt động

HS tham gia trả lời, phỏng vấn, tương tác

Trang 9

5 C

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

a) Mục tiêu của giải pháp:

- Các giải pháp, biện pháp đưa ra phải thiết thực, phù hợp với nhu cầu thựctiễn giúp giáo viên, khối trưởng, BGH nắm được và thực hiện được

- Đảm bảo giáo viên khối lớp 5 nào cũng áp dụng được trên lớp học củamình Các khối khác có thể áp dụng ở mức độ nhẹ nhàng hơn

- Giúp GV tìm ra biện pháp phù hợp để giúp cho tất cả các em học sinh thamgia vào các hoạt động một cách tích cực

- Giúp giáo viên có khả năng phân tích đối tượng học sinh thông qua các bàitest, nhận ra những điểm khó khăn, bất cập khi tiến hành tổ chức hoạt động và thựchành điều chỉnh thiết kế bài học cũng như thiết kế các hoạt đông cho học sinh thamgia

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

b1) Khắc phục cơ sở vật chất hiện có của nhà trường:

- Sắp xếp thời khóa biểu một cách linh hoạt:

+ Đưa các tiết thể dục sang buổi hai nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho giáoviên tham gia sinh hoạt chuyên đề

+ Các lớp hai buổi trên ngày tham gia học buổi hai ở các phòng trống chứkhông nhất thiết phải là lớp học của mình ở buổi chính khóa

+ Các tiết tăng cường được thực hiện linh hoạt, vào các buổi học và không

có quan điểm là phải buổi thứ hai mới có tiết tăng cường

- Thực hiện việc lồng ghép sinh hoạt tổ khối với sinh hoạt chuyên của nhàtrường: Đại diện Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp tham gia sinh hoạt chuyênmôn của các khối và tích hợp chỉ đạo việc thực hiện của các khối

- Hạn chế tối đa việc họp, sinh hoạt hoạt chuyên đề theo kiểu hành chínhhóa: Chỉ triển khai, nhận xét đánh giá chung chung

- Sử dụng linh hoạt phòng hội đồng của nhà trường:

Trang 10

+ Lắp máy chiếu, sử dụng bảng di động để thực hiện dạy các tiết chuyên đềngay ở phòng hội đồng.

+ Dùng phòng hội đồng để thảo luận các tiết dạy của các khối có sự thamgia của Ban giám hiệu nhà trường

- Duy trì và phát huy việc tự làm đồ dung dạy học phục vụ các tiết dạy trênlớp của mình

- Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm các nguồntài liệu chính thống để làm tư liệu phục vụ cho tiết dạy

- Chỉ đạo giáo viên phát huy tối đa việc sử dụng các kênh hình trong sáchgiáo khoa để dạy học Phát huy hết khả năng tương tác với sách giáo khoa cho họcsinh

b2) Tăng cường công tác quản lý về mặt chuyên môn:

Tăng cường việc kiểm soát nội dung:

- Kiểm tra hồ sơ để tư vấn giáo viên về những nội dung cần làm mới để họcsinh được trải nghiệm;

- Tổ chức chuyên đề hướng đến việc hoạt động trải nghiệm cho học sinh

- Làm mới nội dung tiết sinh hoạt tập thể cũng như tiết Hoạt động ngoài giờlên lớp

- Xem việc tổ chức rút kinh nghiệm vào cuối tháng là nhiệm vụ không thểthiếu trong việc sinh hoạt chuyên môn

b3) Tuyên truyền với PHHS về tác dụng của Hoạt động trải nghiệm.

- Tuyên truyền thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh;

- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc hoàn thiện các phiếu bàitập cùng với học sinh; Làm sân khấu chuẩn bị diễn văn nghệ; tham gia gói bánhchưng trong chương trình bánh chưng xanh ngày tết…

b4) Hướng dẫn giáo viên thực hiện công việc “Thâm canh” nội dung sách giáo khoa, phương pháp và kĩ thuật dạy học ngay trên lớp học của mình

để giúp học sinh được hoạt động trải nghiệm:

b4.1) Thực hiện điều chỉnh nội dung, phương pháp ở một số bài học môn toán:

Trang 11

- Tổ chức trò chơi dạng khởi động trong môn toán (Lớp 5):

Ngoài việc ôn lại kiến thức đã học giúp học sinh rèn tính phản xạ nhanhnhẹn, tính tập trung và được hoạt động tập thể những hoạt động này thường tổchức trước giờ học, tạo sự thoải mái để vào bài một cách hiệu quả

Ví dụ1: Trò chơi đếm số

Luật chơi: Các em đứng thành vòng tròn Người đầu tiên mang số 1, bên cạnh là

số 2-3-4 tăng dần theo vòng cùng chiều kim đồng hồ

Nếu như đếm đến các số chia hết cho 3 (3, 6, 9, 12) thì người chơi phải im lặng vàchỉ vào bạn kế tiếp Bạn kế tiếp phải lập tức nói ngay số tiếp theo

(VD: 1 – 2 – im lặng – 4 – 5 – im lặng – 7 …) Bất cứ ai nhắc đến các sốchia hết cho 3 thì sẽ bị loại khỏi vòng tròn

Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn 4 người chơi thì 4 bạn đó thắng cuộc

(HS hoàn toàn có thể thay đổi luật chơi thành: bỏ qua các số chia hết cho 4, 5, 2,hoặc các số có chữ số tận cùng là 5; là 4…

Lợi ích : Trò chơi này giúp học sinh ôn lại kiến thức về dấu hiệu chia hết cho một

số của các số tự nhiên mà các em đã được học ở lớp 4 Bên cạnh đó, HS còn đượcrèn luyện phản xạ nhanh nhạy, tính tập trung và được hoạt động tập thể

Ví dụ 2: Trò chơi Ảo thuật với những con số:

Luật chơi: Đưa 1 tờ lịch tháng cho HS, để các em dùng bút chì vạch liền bacon số bất kỳ theo chiều dọc tờ lịch Tiếp đó người ảo thuật hỏi khán giả : “Hãycho tôi biết tổng số của ba con số đó là bao nhiêu?”

Người ảo thuật thì chẳng cần nhìn vào tờ lịch cũng đoán biết đó là 3 con số củangày nào

Giải mã: GV chỉ cần đem chia tổng số đó cho 3, đáp án chính là con số ở giữa.

Lấy con số giữa trừ đi 7 thì dc một con số ở trên Cuối cùng lấy con số giữa cộngvới 7 thì được con số cuối cùng

Lợi ích : Trò ảo thuật đơn giản này áp dụng kiến thức về số trung bình cộng của ba

số cách đều HS chỉ cần để ý về sự cách đều của 3 ngày được khoanh là có thể dầndần đoán ra

Ngày đăng: 19/03/2020, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w