1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn dạy mảng kiến thức so sánh số cho HS lớp 1

25 791 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 161,5 KB

Nội dung

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trong chương trình học về số tự nhiên của môn Toán lớp 1 học sinh được làm quen với đọc, viết số đến 100, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100….. Tôi mạnh dạ

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Dạy mảng kiến thức so sánh số cho học sinh lớp 1

2 Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong chương trình dạy toán về số tự nhiên cho học sinh lớp 1

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Tú

Ngày, tháng, năm, sinh: 27/9/1974

Chức vụ: Giáo viên

Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cộng Hòa - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 01689059372

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường tiểu học Cộng Hòa

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 1B

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Áp dụng dạy trong trường Tiểu học ở Khối 1

7.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 - 2014

TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Tú

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong chương trình học về số tự nhiên của môn Toán lớp 1 học sinh được làm quen với đọc, viết số đến 100, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100… Qua quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh còn lúng túng ở mảng so sánh số tự nhiên, có nhiều em là học sinh diện Năng khiếu vẫn làm nhầm, làm sai Vậy làm thế nào để học sinh nắm được đặc điểm, có kiến thức và kĩ năng của mảng kiến thức này một cách chủ động và không nhầm lẫn khi gặp phải Chúng ta ai cũng biết học sinh lớp Một mới bắt đầu làm quen với việc học tập, muốn chơi hơn là học Theo chỉ đạo của cấp trên thì hai năm học gần đây không chấm điểm cho bài làm của học sinh mà chỉ nhận xét nhẹ nhàng thì học sinh lớp Một, vốn hiếu động có phần ỉ lại hơn Vì vậy việc truyền thụ kiến thức cho học sinh có phần

khó khăn hơn Tôi mạnh dạn nghiên cứu viết sáng kiến Dạy mảng kiến thức về

so sánh số cho học sinh lớp Một Tôi đưa ra một số biện pháp để đồng nghiệp

cùng tham khảo

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng

2.1 Có cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phù hợp với bảng từ

- Phạm vi kiến thức: Dạy về so sánh số cho học sinh lớp Một

2.2 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2013 - 2014 đến nay

2.3: Đối tượng áp dụng: Giáo viên giảng dạy lớp 1 và học sinh lớp 1

3 Nội dung sáng kiến:

3.1: Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

* Phù hợp với mọi đối tượng học sinh Không gò bó, dập khuôn, không tạo áp lực đối với học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh

* Cách dạy móc xích, mối liên quan giữa bài học về các số tự nhiên với bài so sánh số tự nhiên Dạy bài trước làm tiền đề cho bài dạy sau

Trang 3

* HS nắm chắc thuật ngữ toán học như: Liền trước, liền sau, tăng dần, gảm dần, nếu, …HS có thói quen quan tâm tới dữ liệu đã cho của đề toán tìm ra đáp án, Biết rút ra quy tắc cho mỗi dạng bài.

* HS nắm chắc cấu tạo, vị trí và giá trị của số tự nhiên Phát huy tính tích cực cho học sinh, giúp học sinh đại trà nắm chắc kiến thức, học sinh Năng khiếu phát huy được tư duy và óc sáng tạo

3.2: Khả năng áp dụng sáng kiến:

- Áp dụng với đối tượng HS lớp Một trong các trường Tiểu học

4 Kết quả đạt được của sáng kiến:

Bằng cách dạy lấy học sinh làm trung tâm, giảng dạy theo lối móc sinh, tạo trò chơi trong học tập tôi thấy học sinh rất hứng thú trong mỗi tiết học Các

em luôn chú ý việc đọc đề bài, tìm hiểu dữ liệu đã cho, đó là các con số, các thuật ngữ toán học, các dấu… mà đề toán đã cho để làm bài Hăng hái phát biểu

ý kiến của mình, mạnh dạn trình bày những ý hiểu của bản thân Đặc biệt nhiều

em trình bày bài khoa học, sạch, đẹp Một điều bất ngờ nữa mà sáng kiến mang lại là các em sôi nổi, hào hứng, tìm tòi, sáng tạo trong cả các tiết học khác

5 Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến:

Để dạy môn Toán nói chung và dạy mảng kiến thức so sánh số nói riêng đạt kết quả cao cần:

- Trang bị cho giáo viên, học sinh bộ đồ dùng toán thực hành đồng bộ

- Bộ đồ dùng có nam châm phù hợp với sử dụng bảng từ

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu, chuyên đề về môn toán để tháo gỡ những vướng mắc trong mỗi giờ học

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Dạy và học Toán trong trường Tiểu học là một khâu quan trọng của quá trình dạy học Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói về vị trí vai trò của bộ

môn Toán: “Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu Nó là một môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo Nó còn giúp chúng

ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như: Cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lý” Để đáp ứng

những yêu cầu mà xã hội đặt ra Giáo dục và đào tạo phải có những cải tiến, điều chỉnh, phải thay đổi về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp để HS phải thực sự tích cực, chủ động tự giác, luôn tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức Mặt khác môn Toán thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học theo đặc trưng và khả năng của môn Toán, cụ thể là chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kỹ năng toán học cơ bản cần thiết cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động

Trong môn Toán của bậc Tiểu học, việc học về số tự nhiên là một phần kiến thức rất quan trọng Học sinh dù xuất sắc hay bình thường, dù là bậc trí thức hay người nông dân, là cán bộ hay công nhân lao động thì khi ra ngoài cuộc sống không thể tách rời các con số Thời gian dành cho học về số tự nhiên của học sinh Tiểu học chiếm khá lớn, bắt đầu từ các số 1, 2, 3, … ở lớp 1, cho đến các số lớn hơn ở lớp 4 là lớp tỉ Tuy mảng kiến thức so sánh số tự nhiên không chiếm nhiều thời lượng trong chương trình học Toán, nó cũng không phải là vấn

đề mấu chốt trong giải toán nhưng nó là cơ sở, là nền móng cho học sinh lĩnh hội những tri thức toán học khác cao hơn, quan trọng hơn

Lớp Một là lớp học nền móng của bậc Tiểu học, việc học Toán ở lớp 1 cũng chính là việc đặt những viên gạch đầu tiên cho mái nhà tri thức Toán học

Trang 5

Một trong những viên gạch vững chắc đó chính là mảng kiến thức về so sánh số

tự nhiên Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy mảng kiến thức

so sánh số cho học sinh lớp 1”

2 Cơ sở lí luận của vấn đề:

Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học Rồi mai đây, các em lớn lên, nhiều em trở thành nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống, trên tay có máy tính xách tay, trong túi có máy tính bỏ túi… nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3… học các phép tính, cộng, trừ… Các em không quên được vì đó là kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa, những con số, những phép tính ấy cần thiết cho suốt cả cuộc đời

Đối với mảng kiến thức “so sánh số”, là một trong những mảng kiến thức

cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học Thông qua việc học các con

số, so sánh các số để nắm được vị trí các số, các em sẽ được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tính toán Nắm chắc mảng kiến thức này sẽ giúp các em

dễ dàng hơn trong việc học tập các mảng kiến thức khác của môn Toán ở lớp 1 nói riêng và ở các lớp trên nói chung

3 Thực trạng của vấn đề.

3.1 Về học sinh

Khi bắt đầu những bài học đầu tiên của môn Toán lớp 1 về số tự nhiên thì các em lĩnh hội những kiến thức vô cùng đơn giản chỉ là các số 1, 2, 3… biểu thị cho số lượng đồ vật là một, hai hay ba mà thôi Nghe rất dễ nhưng thực ra không

dễ chút nào, bởi thấy dễ thì cả cô và trò, kể cả phụ huynh đều rất chủ quan, nắm bắt vấn đề một cách máy móc, thậm chí là hời hợt, bởi có 1 que tính ứng với số

1, hai que tính ứng với số 2…và cứ như vậy học sinh đọc xuôi, đọc ngược một cách trôi chảy các số đã học và như vậy chúng ta nghĩ rằng đã thành công Thực tế tôi thấy đó mới chỉ là học vẹt mà thôi Nhiều học sinh khi bắt đầu vào

Trang 6

học lớp 1 đã biết đếm, có thể biết viết các số đến 100, nhưng thực chất các em không hề hiểu bản chất của những số và chữ số đó Vì vậy khi có yêu cầu xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, hay từ lớn đến bé nhiều em đã rất lúng túng Các bài toán dạng điền dấu >, <, = vào ô trống hay điền số thích hợp vào ô trống các em lại càng lúng túng hơn, nhiều em học sinh Năng khiếu vẫn làm sai.

mà không thu hút được sự chú ý của học sinh

3 3.Về giáo viên:

Phần lớn các đồng chí giáo viên đã bám sát nội dung, truyền thụ cho học sinh đầy đủ nội dung kiến thức của mảng kiến thức so sánh số, nhưng hầu hết giáo viên lại không chú ý đến vấn đề liên quan sâu sắc, mật thiết giữa việc học các số tự nhiên với việc so sánh thứ tự số, điền số thích hợp… dạy bài nào biết bài đấy, dạy đủ nội dung sách giáo khoa mà không tìm nội dung trọng tâm của bài này để làm tiền đề cho bài sau

Một số đồng chí giáo viên ngại tìm tòi kiến thức nâng cao trong bài Gọi

là nâng cao, tưởng như vượt ra ngoài chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học, nhưng thực chất chỉ là khắc sâu kiến thức cho học sinh mà thôi Như khi dạy bài các số 1, 2, 3 Nếu chỉ theo nội dung sách giáo khoa thì học sinh sẽ làm một cách máy móc một con chim, một bạn gái, một chấm tròn có số lượng là một

Trang 7

viết là 1 tương tự với số 2 và số 3, tiếp theo học sinh luyện viết số và đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1 Nếu chỉ có vậy thì thật quá dễ với cô và trò Chính vì vậy

mà không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh Không phát triển được tiềm năng cho những HS Năng khiếu Theo tôi thấy để học sinh nắm chắc hơn thì giáo viên cần hướng dẫn các em biết chỉ số lượng ít nhất là 1, chỉ số lượng nhiều nhất là 3 đứng ngay sau số 1 là 2, đứng ngay sau số 2 là 3, đứng trước số 3 là 2, đứng trước 2 là 1, ở giữa 1 và 3 là 2 Thay vì đọc 1, 2, 3 và 3, 2,

1 thì giáo viên yêu cầu đọc các số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn hay từ lớn đến bé Điều đó giúp phát triển tư duy về số tự nhiên ngay từ ban đầu cho học sinh lớp 1, cũng là tiền đề cho học các số lớn hơn sau này

3.4 Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh khi dạy và học mạch kiến thức: “So sánh số” ở lớp 1.

Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy mảng kiến thức “So sánh số”

cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả

Kiến thức về số tự nhiên của học sinh lớp 1 thiên về học “vẹt” rất nhiều

Từ khi chưa đi học thì bố, mẹ, ông, bà đã dạy đếm 1, 2, 3, … có em đếm được đến 100 mà không hiểu về bản chất của những con số Dù là mảng kiến thức không khó, không phức tạp nhưng cũng có những thuật ngữ toán học cần lưu ý, cũng có những mấu chốt cần quan tâm, giáo viên lại bỏ qua vấn đề này nên học sinh lớp 1 còn lúng túng, còn làm sai khi gặp những dạng toán này.`

Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mảng kiến thức “so sánh số” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt

Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sai phạm để nêu vấn đề.Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá trình học

Chưa biết cách giúp HS đi sâu, tìm hiểu những thuật ngữ toán học, những bản chất cơ bản có trong bài toán

Trang 8

Khả năng kiên trì của học sinh lớp 1 trong quá trình học toán nói chung cũng như học “So sánh số” nói riêng còn chưa cao.

3.5 Điều tra khảo sát

- Phần lớn học sinh biết cách so sánh và điền dấu

- Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán, tích cực làm bài

- Học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào làm toán

* Hạn chế:

- Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp

- Một số học sinh chưa có kĩ năng so sánh theo từng bước, chỉ quan sát nhanh và vội vàng điền dấu, có em còn nhầm lẫn so sánh từ phải sang trái, có

em chỉ quan sát chung chung, cứ thấy bên trái có chữ số bé hơn hoặc có chữ số lớn hơn là vội điền dấu chứ không quan sát xem chữ số là số chục hay đơn vị

4 Các giải pháp và biện pháp thực hiện

Từ nhiều năm nay tôi được phân công giảng dạy lớp 1 Trong suốt những năm học qua tôi tìm hiểu, ghi chép tập hợp những ưu điểm, thiếu sót của học

Trang 9

sinh trong lớp mình, lớp bạn mạch kiến thức về số tự nhiên, nhất là mảng kiến thức về “So sánh số” tôi đã mạnh dạn trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp trong

và ngoài trường về những ưu điểm và thiếu sót của học sinh lớp 1 nói chung trong việc “So sánh số” đồng thời trao đổi, bàn bạc và để xuất một số ý kiến để phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót của học sinh và giáo viên

- Năm học 2013 - 2014 Tôi mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm đồng thời tiếp tục tìm hiểu thêm những vướng mắc của học sinh cũng như của giáo viên về “mảng kiến thức so sánh số tự nhiên” bổ xung thêm cách tháo gỡ, tích lũy thêm kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế tiếp tục ở năm học 2014 - 2015

4.1 Nắm bắt nội dung chương trình:

Để dạy tốt toán lớp 1 nói chung “So sánh số” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa Nhiều người nghĩ rằng toán tiểu học và đặc biệt là toán lớp 1 thì ai mà chả dạy được Đôi khi chính giáo viên đang trực tiếp dạy cũng rất chủ quan và cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy Qua dự giờ một số đồng chí giáo viên tôi nhận thấy giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức của bài ấy, còn các kiến thức cũ

có liên quan giáo viên nắm chưa thật chắc Người ta thường nói “Biết 10 dạy 1” chứ không thể “biết 1 dạy 1” vì kết quả thu được sẽ không còn là 1 nữa

* Trong chương trình toán lớp 1 sang đến tuần thứ ba học sinh bắt đầu

tiếp cận với khái niệm so sánh các số trong phạm vi 10 và điền dấu >, <, = vào chỗ chấm khi so sánh hai số đã cho Mặc dù vậy thì ngay ở những tuần đầu tiên khi học về nhiều hơn, ít hơn, các số 1, 2, 3… đã phải ngầm giới thiệu cho học sinh về thứ tự và giá trị của mỗi số đã học

* Ở các tuần học tiếp theo hầu hết các bài đều có liên quan đến mảng kiến thức này, kể cả khi dạy các bài cộng, trừ trong phạm vi 10 hay 100 thì các bài điền số vào chỗ chấm cũng rất cần mảng kiến thức này

* Tuần 26 có bài “So sánh các số có hai chữ số” là bài duy nhất dạy về so sánh các số có hai chữ số trong chương trình Toán lớp 1 Tuy vậy trong các bài

Trang 10

học tiếp theo luôn đan xen luyện tập dạng bài này và một số bài toán cũng cần

sử dụng đến mảng kiến thức này như: Điền số?

4 2 Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học:

Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh Tiểu học là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn” Đồ dùng thiết bị day học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình cực kỳ cần thiết khi dạy Toán cho học sinh lớp 1 Cũng trong cùng một đề toán nếu chỉ dùng lời văn để dẫn dắt, dùng lời để hướng dẫn học sinh làm bài thì vừa vất vả tốn công, vừa không hiệu quả và sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với dùng

đồ dùng thiết bị, tranh ảnh, vật thực để minh hoạ Chính vì vậy rất cần thiết phải

sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học để dạy học sinh

Ví dụ: Dạy bài: So sánh các số có hai chữ số Khi so sánh 63 và 58 Nếu

chỉ nói miệng 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 > 58 thì HS cũng chỉ hiểu bài một cách máy móc mà thôi Nhưng nếu các em lấy 6 thẻ que tính và 3 que tính rời so với 5 thẻ que tính và 8 que tính rời, các em sẽ hình thành được biểu tượng về số chục và số đơn vị, từ đó dễ dàng nhận ra cần chú ý đến số chục trước khi so sánh Nhìn vào mô hình HS biết vì sao 63 > 58, có thể giải thích được

Một số giáo viên còn ngại, hoặc lúng túng sử dụng đồ dùng dạy học khi giảng dạy nói chung và khi dạy “So sánh số tự nhiên” nói riêng Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp Cần đưa nội dung về sử dụng đồ dùng vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để thống nhất sử dụng đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học

4.3 Các giải pháp dạy mảng kiến thức so sánh các số tự nhiên.

4.3.1 Vị trí, giá trị của mỗi số, chữ số trong dãy số tự nhiên.

Đây là kiến thức cơ bản, quan trọng khi dạy và học về số tự nhiên Đối với học sinh lớp 1 thì các em phải biết đọc, đếm, viết các số tự nhiên liên tiếp từ

0 đến 100 Nếu chỉ có vậy thì học sinh nào cũng có thể thực hiện được nhưng để hiểu vấn đề một cách tường minh, rõ ràng thì nhiều em rất lúng túng Bởi vậy

Trang 11

ngay từ khi học các bài về số tự nhiên như bài: Các số 1, 2, 3 và bài: Các số 1,

2, 3, 4, 5, … Các bài: Bé hơn, dấu <; Lớn hơn, dấu >; Bằng nhau, dấu =… đến các bài: Các số có hai chữ số Thì giáo viên luôn phải gieo vấn đề đề học sinh nắm chắc trí, giá trị của mỗi số và chữ số trong dãy số tự nhiên

Ví dụ: Sau khi hình thành cho học sinh biểu tượng về các số 1, 2, 3 giáo

viên khắc sâu kiến thức bằng cách:

Lần 1: GV đưa ra các đồ vật có trong bộ đồ dùng hoặc ngoài cuộc sống,

học sinh nêu số lượng

Lần 2: giáo viên nêu số lượng, học sinh lấy đồ vật, yêu cầu học sinh thao

tác nhanh bằng cách tổ chức theo hình thức thi đua (Lặp lại hoạt động này vào giờ Toán tăng buổi chiều nhưng là học sinh với học sinh)

Lần 3: Giáo viên hỏi học sinh: Trong các số đã học số nào bé nhất? Số

nào lớn nhất? Số nào ở giữa 1 và 3? Khi giáo viên đặt câu hỏi thì đồng thời cũng giúp học sinh chú ý, tích cực suy nghĩ và khắc sâu trong tâm trí các em về giá trị

và vị trí của mỗi số đã học Sau đó thay vì cho học sinh đọc vẹt 1, 2, 3 và 3, 2, 1 thì giáo viên yêu cầu học sinh: Đọc các số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé

Những hoạt động trên tuy nhỏ và tưởng như bình thường nhưng khi áp dụng tôi thấy học sinh học rất sôi nổi, nắm bài cũng rất chắc chắn Khi dạy các bài tiếp theo tôi cũng làm như vậy Tùy theo từng bài giáo viên bổ sung thêm hoặc tìm các câu hỏi gợi mở để hướng học sinh nắm được vị trí, giá trị của số và chữ số trong dãy số tự nhiên

* Khi dạy bài: Các số có hai chữ số Giáo viên không thể bỏ qua việc sử dụng đồ dùng Việc đầu tiên là cho HS lấy 2 thẻ que tính Hỏi có bao nhiêu que tính? Học sinh đã biết 2 thẻ biểu thị cho 20 que tính Cho vài học sinh đọc; giáo viên hỏi Số 20 có mấy chữ số? Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? sau đó yêu cầu: Lấy thêm 1 que tính rời Học sinh lấy 1 que tính Giáo viên hỏi tiếp: Có bao nhiêu que tính? Nhìn vào mô hình que tính học sinh dễ dàng nhận biết có 21 que tính Cho học sinh (HS) đọc cá nhân, đồng thanh Lặp lại câu hỏi: Số 21 có mấy

Trang 12

chữ số? Số 21 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 21 liền sau số nào? Số nào liền trước số 21? Tương tự như vậy với số 22, 23 Sau đó giáo viên (GV) hỏi: Cứ mỗi lần thêm 1 que tính ta được một số mới liền sau số vừa tìm Vậy liền sau số

23 là số nào? (Số 24), HS tìm các số đến 29 GV yêu cầu: Các số vừa tìm có điểm gì giống nhau? (Giống nhau cùng là số có 2 chữ số, cùng có số chục là hai) Vậy chúng khác nhau ở chỗ nào? (khác nhau số đơn vị) Hãy đọc các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn? Đọc các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé

- Bước tiếp theo GV gắn que tính trên bảng từ (Bộ 2 thẻ và chín que tính rời), hỏi HS có bao nhiêu que tính? Nhìn trên mô hình HS sẽ nêu được: Có 29 que tính GV lấy thêm 1 que tính rời Hỏi có bao nhiêu que tính? Đến đây rất nhiều HS sẽ lúng túng, GV cho HS thấy 9 que tính thêm 1 que tính được 10 que tính, đổi 10 que tính rời lấy 1 thẻ que tính, HS dễ dàng nhận ra có 30 que tính

GV hỏi tiếp 30 liền sau số nào? (29), liền trước 29 là số nào? (30), 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị?; GV lấy tiếp 1 que tính rời hỏi có bao nhiêu que tính? (31).Số 31 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 31 liền sau số nào? (30) Hãy tìm số liền sau của 31? Cứ như vậy cho đến 50 Gọi 3 nhóm, mỗi nhóm 3 HS đọc nối tiếp 20 -> 30; 31 -> 40; 41 -> 50 Hỏi những số nào là số tròn chục? Số tròn chục có đặc điểm gì? Số nào có hai chữ số giống nhau? (22, 33, 44) Số 33 có mấy chữ số? Số 33 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Hai chữ số 3 có gì giống và khác nhau? (Giống: là hai chữ số 3, cách viết hai chữ số giống nhau Khác nhau: chữ số 3 đứng trước là 3 chục, chữ số 3 đứng sau là 3 đơn vị) Với cách dạy như vậy ta đã ngầm cho HS thấy giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí đứng của chúng HS hiểu được vị trí, giá trị của mỗi số và chữ số trong các số tự nhiên thì khi gặp các dạng bài điền dấu >, <, = ? hay các bài dạng điền số thích hợp vào chỗ trống, các em sẽ nhanh chóng tìm được đáp án của bài

- Trong các bài dạy mỗi GV cần nghiên cứu kĩ bài, lựa chọn đồ dùng cho phù hợp, chỉ rõ khi nào cần thao tác của HS, khi nào cần thao tác của GV Trong giờ dạy lựa chọn câu hỏi gợi mở, kiến thức nâng cao phù hợp với nội dung bài, phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, gợi trí tò mò, óc sáng tạo, phát triển tư duy cho HS

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w