1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn KIỆN TOÀN QUẢN lý HOẠT ĐỘNG LIÊN kết đào tạo tại TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI

22 654 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 114,21 KB

Nội dung

Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KIỆN TOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI Người thực hiện: LƯƠNG TRỌNG THÔNG Lĩnh vực ng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH

Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KIỆN TOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TỈNH ĐỒNG NAI

Người thực hiện: LƯƠNG TRỌNG THÔNG

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục: 

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: 

ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2015 - 2016

Trang 2

I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: LƯƠNG TRỌNG THÔNG

2 Ngày tháng năm sinh: 01/01/1962

8 Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc

chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Phụ trách đào tạo

9 Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai

II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ

- Năm nhận bằng: 2015

- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý Giáo dục

Trang 3

III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý Giáo dục

Số năm có kinh nghiệm:27

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Bố trí lớp học trong điều kiện thiếu phòng học tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai

+ Quản lý hoạt động LKĐT tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai

+ Kiện toàn Quản lý hoạt động LKĐT tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất

Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục thường xuyên

Liên kết đào tạo

Trung học chuyên nghiệp

Trung học phổ thông

Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Tp HCMUBND

Trang 4

Văn bằng 2

Vừa làm vừa học

VB2VLVH

Trang 5

KIỆN TOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TỈNH ĐỒNG NAI

I Lý do chọn đề tài:

“Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính

quyền và các Sở, Ngành chủ quản, các trường TCCN, cao đẳng, đại học, các trường dạy nghềvà TTGDTX tỉnh, huyện đã nắm bắt kịp thời nhu cầu học tập của

xã hội, tiến hành tổ chức các lớp LKĐT trình độ TCCN, cao đẳng, đại học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương”[7].

Cơ hội học tập không phải ai cũng có được, để có thể học tập tại các cơ sở giáo dụcchính quy cơ hội lại càng ít hơn.Vì vậy Nhà nước đã có phương án để xây dựng

một xã hội học tập, học tập cho tất cả mọi người, gần đây là đề án “Xây dựng xã

hội học tập giai đoạn 2012 – 2020”, trong đó nhấn mạnh:“Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại”[6].

Cùng với xu thế phát triển của xã hội, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dụccủa Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách để hệ thống các cơ sở khôngchính quy, trong đó các TTGDTX có điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu học tậpngày càng đa đạng của người dân, trong đó có người dân Đồng Nai, góp phầnkhông nhỏ vào phát triển GD&ĐT của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.TTGDTX là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân [4], các TTGDTX cấptỉnh được tổ chức liên kết đào tạo với các trường TCCN, cao đẳng, đại họcđào tạotại địa phương khi bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản

lý phải phù hợp với yêu cầu của từng ngành được liên kết đào tạo;theo quy định thìTTGDTX tỉnh Đồng Nai có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện việc liên kết đàotạo, hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng thực hiện chương trình đào tạo hệ khôngchính quy cao đẳng, đại học tại địa phương [2] Hiện nay, Trung tâm đang thựchiện liên kết với các viện, trường đại học trong nước Bước đầu, Trung tâm đãlàm tốt các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ LKĐT, đào tạo nguồn nhânlực tại chỗ, đào tạo theo địa phương, phục vụ nhu cầu học tập cho cán bộ và nhândân tỉnh nhà

Là loại hìnhđào tạo VLVH nên lãnh đạo và các thành viên của các bộ phận quản

lý cũng như giảng dạy còn tư tưởng coi nhẹ Cạnh đó, còn có những hạn chế nhưcán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực hạn chế, quy trình và thủ tụcchiêu sinh thiếu chặt chẽ hoặc rườm rà nên quản lýcòn lúng túng, hiệu quả chưacao dẫn đến người học và xã hội mất lòng tin; “ công tác LKĐT ở một số cơ sởgiáo dục còn bộc lộ nhiều nhược điểm, tồn tại, không đúng quy trình, quy định của

Bộ GD&ĐT (42 /2008/QĐ-BGDĐT)và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trongthời kỳ CNH-HĐH đất nước” [7]

Để khắc phục những hạn chế ấy tại Trung tâm, tác giả chọn đề tài “Kiện toàn quản lý

hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu.

Trang 6

II Cơ sở lí luận và thực tiễn:

1 Cơ sở lí luận:

1.1 Quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Liên kết là kết, buộc lại với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau[1] Về bản chất hay

mục đích, có sự tương hỗ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động Với khái niệmnày không có giới hạn về đối tượng liên kết

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến một con

người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [3].

Theo Quyết định số 42 /2008/QĐ-BGDĐT thì “’Liên kết đào tạo là sự hợp tác

giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, Đại học” [2].

Vậy LKĐT là sự kết hợp giữa các tổ chức giáo dục với nhau nhằm tác động làm

cho các học viên lĩnh hội và nắm vững tri thức trong nội dung đào tạo.

Liên kết đào tạo diễn ra giữa hai hay nhiều trường có sự tương hỗ với nhau tronghoạt động đào tạo như về cơ sở vật chất, về nhân lực, về quyền hạn, trách nhiệm.Mỗi bên sẽ chịu một trách nhiệm và được hưởng các lợi ích khác nhau nhưng sẽ có

sự hợp lý giữa lợi ích và trách nhiệm

Mục đích của việc LKĐT đối với các học viên tham gia đào tạo là tạo cơ hội chocác học viêncó điều kiện được tham gia học tập các chương trình đào tạo của cáctrường uy tín mà mình mong muốn trong khi không có điều kiện đến và tham giatrực tiếp tại trụ sở của trường đó

Còn đối với các bên tham gia liên kết thì mục đích là cung cấp các chương trìnhđào tạo có chất lượng cho học viên, học viên, mở rộng quy mô đạo tạo của nhàtrường, tạo ra lợi nhuận, giúp trường có kinh phí thực hiện tái đầu tư, lập các chínhsách đào tạo trong thời gian tiếp theo Qua việc liên kết đào tạo các bên sẽ thúc đẩyđổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học, nâng cao nănglực của giáo viên và các năng lực của các trường tham gia liên kết

Theo quan niệm truyền thống thì quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủthể vào đối tượng quản lý bằng cách vạch ra mục tiêu, tìm kiếm các phương pháptác động đạt tới mục tiêu xác định Quản lý gồm các thành phần chủ thể quản lý,đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý

Theo quan niệm hiện nay thì quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm địnhhướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu

Từ quan niệm quản lý và liên kết đào tạo có thể đưa ra quan niệm về quản lý hoạt

động liên kết đào tạo tại TTDGTX như sau: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại

TTDGTX là hiện thực hoá các mục tiêu của hoạt động liên kết theo cách có hiệu quả và hiệu xuất cao thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của hoạt động liên kết đào tạo.

1.2 Kiện toàn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TTDGTX tỉnh Đồng Nai Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Kiện toàn là làm cho đầy đủ và mạnh mẽ hơn” Vậy: Kiện toàn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TTDGTX tỉnh Đồng Nai là

hiện thực hoá các mục tiêu của hoạt động liên kết theo cách có hiệu quả và hiệu

Trang 7

suất cao thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của hoạt động liên kết đào tạo tại TTDGTX tỉnh Đồng Nai đầy đủ và mạnh mẽ hơn.

1.3 Cơ sởpháp lý:

Là quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyênnghiệp, cao đẳng, Đại học và công văn số 5751/UBND-VX của UBND tỉnh ĐồngNai ngày 23/8/2011 về việc chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN,cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh

2 Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai.

- Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vaitrò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo

- Hợp đồng liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằmxác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trìnhliên kết đào tạo

*Các lớp liên kết đào tạo có đến 20/5/2016 của Trung tâm liên kết với các đơn vịchủ trì đào tạo:

Trang 8

g tuyể n

Năm học

SS hiện nay

Đang thực hiện chương trình

3 Luật K37(VLVH) Trung tâm 83 2013-2017 46 HK 6

4 Luật K38 (VLVH) Trung tâm 109 2014-2018 61 HK 4

12 Luật - Kinh tế (VB2) Trung tâm 114 2013-2016 87 HK5

13 Luật - Dân sự B13503 (VB2) Trung tâm 112 2014-2017 84 HK 3

14 Luật - Dân sự B13504 (VB2) Trung tâm 84 2015-2018 84 HK 1

7 VIỆN ĐH MỞHÀ NỘI 15 E- Learning (Từ xa) Trung tâm 25 2015-2019 25 HK 2

Trang 9

* Về điều kiện thực hiện liên kết đào tạo:

Đối với đơn vị chủ trì đào tạo:Lẽ thường, đơn vị chủ trì đào tạođã có văn bản chophép mở ngành đào tạo đối với ngành dự định liên kết; đã được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu đào tạo Chỉ tiêu này, lâu nay được chấp nhậnbằng thông báo tuyển sinh của các đơn vị chủ trì đào tạo và gần đây họ đã sử dụng

Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 Quy định về xác định chỉ tiêu

tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học Ở đó, xác định lấy 30% chỉ tiêu của

chính quy là của không chính quy;về đảm bảo yêu cầu về đội ngũ giảng viên, cán

bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy theo quy định, phù hợp với mục tiêuđào tạo của khóa học Việc này, không khó đối với các đơn vị chủ trì đào tạo

Đối với đơn vị phối hợp đào tạo:Về xác định được nhu cầu đào tạo về: số lượng,ngành nghề và trình độ đào tạo;xác định được địa điểm đặt lớp:Đối với các khoáliên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải làTrung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai Nhìn ở bảng 1, Trong 18 lớp thì

có 11 lớp đặt tại Trung tâm, còn 7 lớp đặt ngoài Trung tâm Tất cả 7 lớp này đều

có công văn xin đặt lớp của các UBND huyện này, có các lớp ở TTDN huyệnXuân Lộc còn do ngân sách cấp đi học; về đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết

bị cần thiết để phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, đảm bảo môi trường sư phạm,

có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học Về điềukiện này, ví dụ các lớp có yêu cầu thực hành như của trường Đại học Nông – Lâm

Tp HCM thì phải về cơ sở chủ trì đào tạo mà thực hành, dù ở xa như Xuân Lộc(đơn vị chủ trì đào tạo bố trí lịch hợp lí)

* Về hồ sơ liên kết đào tạo

Hồ sơ mở lớp liên kết đào tạo của đơn vị chủ trì đào tạo gồm có, thường đơn vị chủtrì đào tạo chuẩn bị để trình Bộ GD&ĐT như:Tờ trình về việc mở lớp liên kết đàotạo của đơn vị chủ trì đào tạo, kèm theo: chương trình đào tạo, danh sách dự kiếngiảng viên và cán bộ tham gia quản lý và giảng dạy; bảng kê cơ sở vật chất, máymóc, thiết bị phục vụ việc thực hiện chương trình của ngành nghề định liên kết đàotạo, nhu cầu về đào tạo đã được đơn vị phối hợp đào tạo xác định và biên bản ghinhớ thoả thuận về liên kết đào tạo được hai bên ký;

Công văn đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ươnghoặc Bộ, ngành có nhu cầu đào tạo Về công văn này, Trung tâm thực hiệncông

văn số 5751/UBND-VX của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 23/8/2011 về việc chấn

chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh

để thực hiện theo “quy trình” của 42/2008/QĐBGDĐT Riêng về công văn xin mởlớp thì gửi đến Sở GD&ĐT (ngoài ra không gửi một loại hồ sơ nào khác) vì Trungtâm hiểu rằng, theo 5751/UBND-VX “Giao Sở GD&ĐT làm đầu mối giúp UBNDtỉnh quản lý hoạt động LKĐT ”;các bản sao hợp lệ văn bản xác định về: chỉ tiêuđược phê duyệt, văn bản cho phép mở ngành đào tạo và các văn bản khác có liênquan đến việc liên kết đào tạo (nếu có)

* Về quy trình thực hiện liên kết đào tạo

Đơn vị chủ trì đào tạo sau khi hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của42/2008/QĐBGDĐT, gửi toàn bộ hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo để đăng kýthực hiện liên kết đào tạo;trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ

sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ theo các điều kiện quy định tại

Trang 10

Điều 7 của 42/2008/QĐBGDĐT Trường hợp cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điềukiện thì ra quyết định cho phép liên kết đào tạo, trường hợp cơ sở giáo dục khôngđáp ứng đủ các điều kiện quy định thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục

về việc không cho phép liên kết đào tạo

* Bảo quản và lưu giữ hồ sơ liên kết đào tạo

Hồ sơ được bảo quản và lưu giữ tại đơn vị chủ trì đào tạo, gồm có:a) Hồ sơ mở lớpliên kết gồm các loại văn bản quy định tại khoản 1 Điều 8 của42/2008/QĐBGDĐT;b) Hồ sơ tuyển sinh;c) Hồ sơ quản lý khóa đào tạo: Kế hoạchgiảng dạy; Sổ lên lớp hàng ngày; Sổ đăng ký học sinh, sinh viên (tập lý lịch tríchngang có dán ảnh của học sinh, sinh viên); d) Các loại hồ sơ có liên quan (thi, kiểmtra học phần, tốt nghiệp); e) Sổ cấp phát văn bằng, chứng chỉ Về nội dung nàyTrung tâm bảo đảm thực hiện đầy đủ

Hồ sơ được bảo quản và lưu giữ tại đơn vị phối hợp đào tạo gồm:a) Các văn bảngiao nhiệm vụ của cơ quan quản lý có liên quan đến liên kết đào tạo khoá học;b)

Hồ sơ quy định tại điểm c và d khoản 1 của Điều này Về nội dung này Trung tâmbảo đảm thực hiện đầy đủ

Thời hạn lưu giữ hồ sơ liên kết đào tạo được thực hiện theo văn bản quy định hiệnhành về chế độ lưu trữ Về nội dung này Trung tâm bảo đảm thực hiện đầy đủ

* Về quản lý hoạt động liên kết đào tạo

- Chế độ báo cáo trong hoạt động liên kết đào tạo:Đúng thời hạn và đầy đù theo

42/2008/QĐBGDĐT

- Quản lý hoạt động liên kết đào tạo

+ Các vướng mắc trong hoạt động liên kết, hai bên đều hợp tác để xử lý, chưa cótrường hợp nào phải báo Sở GD&ĐT

+Sở GD&ĐT là đầu mối giúp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tham gia quản lý hoạt độngliên kết Vì vậy mọi vấn đề liên quan đến LKĐT, Trung tâm đều báo Sở GD&ĐT

2.2 Góc nhìn từ 5751/UBND-VX:

Là việc chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại học trênđịa bàn tỉnh.5751/UBND-VX cốt lõi là yêu cầu thực hiện nghiêmtúc42/2008/QĐBGDĐT, do “Tuy nhiên công tác LKĐT ở một số cơ sở giáo dụccòn bộc lộ nhiều nhược điểm, tồn tại, không đúng quy trình, quy định của BộGD&ĐT và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”[7]

Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của cáctrường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương; tạo cơ hội học tậpcho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thựchiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục Muốn vậy, “Kiện toàn quản lýhoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai” là khẩn thiết

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP:

Kiện toàn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai.

Kiện toàn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TTDGTX tỉnh Đồng Nai là hiện thực hoá các mục tiêu của hoạt động liên kết theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của hoạt động liên kết đào tạo tại TTDGTX tỉnh Đồng Nai đầy đủ và mạnh mẽ hơn.

Trang 11

Kiện toàn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TTDGTX tỉnh Đồng Nai thực chất

là quá trình quản lý chặt chẽ, đúng quy trình, quy định theo cách có hiệu quả vàhiệu suất caođối với hoạt động liên kết đào tạo; từ khâu tuyển sinh, quá trình đàotạo đến khi hoàn thành khóa học theo 42/2008/QĐBGDĐT

1 Từ nhân sự:

- Đơn vị chủ trì đào tạo và Trung tâm mỗi bên cử ra một người đồng phụ tráchlớp từ khai giảng đến khi hoàn thành khóa học, hai người này phải thường xuyênphối hợp trong điều hành hoạt động lớp này Là đầu mối giúp Khoa đào tạo (đơn vịchủ trì đào tạo) và Phòng Quản lý đào tạo (Trung tâm) nắm bắt mọi diễn biến đểđiều chỉnh phát triển Lớp thì đông mà nhân sự thì ít và năng lực quản lý cũng chưatốt, chỉ quẩn quanh mớ báo cáo cáo từ cán sự lớp về tình hình quỹ lớp, sĩ số, giảngviên dễ/khó, thi cử chứ chưa bao giờ nghe thấy về năng lực giảng dạy, độ tận tụy/sâu sát người học của giảng viên, về năng lực tự nghiên cứu của học viên Nănglực của người tham gia quản lý vẫn là then chốt Sở dĩ chọn vị trí nhân sự này đểbàn là vì lâu nay chúng ta tạo vị trí này cho có chứ chưa thấy đây là nền móng của

sự phát triển ở các lớp Mặc dù nhân sự này có nhưng tiếp tục phải quyết liệt từnhân sự này (tự học, tự rèn luyện) và lãnh đạo Trung tâm bằng nhiều biện pháp đểnâng cao chất lượng nhân sự này cũng chính là nâng cao chất lượng đào tạo

2 Từ tuyển sinh:

- Xác định được nhu cầu đào tạo về số lượng, ngành nghề và trình độ đào tạo;

- Tìm đơn vị chủ trì đào tạo đáp ứng được nhu cầu và có uy tín

- Đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ dạy học, thựchành, thực tập, đảm bảo môi trường sư phạm, có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợpvới mục tiêu đào tạo của khóa học

- Thương thảo và đi đến thực hiện Bản ghi nhớ

- Yêu cầu đơn vị chủ trì đào tạo đáp ứng: Văn bản cho phép mở ngành đào tạo đốivới ngành dự định liên kết; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chỉtiêu đào tạo; đảm bảo yêu cầu về đội ngũ giảng viên (giáo viên), cán bộ quản lý, cơ

sở vật chất phục vụ giảng dạy theo quy định, phù hợp với mục tiêu đào tạo củakhóa học; tờ trình về việc mở lớp liên kết đào tạo của đơn vị chủ trì đào tạo, kèmtheo: chương trình đào tạo, danh sách dự kiến giảng viên (giáo viên) và cán bộtham gia quản lý và giảng dạy; bảng kê cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phục vụviệc thực hiện chương trình của ngành nghề định liên kết đào tạo, nhu cầu về đàotạo đã được đơn vị phối hợp đào tạo xác định và biên bản ghi nhớ thoả thuận vềliên kết đào tạo được hai bên ký; các bản sao hợp lệ văn bản xác định về: chỉ tiêuđược phê duyệt, văn bản cho phép mở ngành đào tạo và các văn bản khác có liênquan đến việc liên kết đào tạo (nếu có)

-Thực hiện công văn đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộcTrung ương hoặc Bộ, ngành có nhu cầu đào tạo Đối với công văn này, nếu nhưthực hiện theo 5751/UBND-VX thì sẽ rất nhiêu khê vì ở ý kiến 1 trong công văn,đối với Trung tâm rất khó xác định nhu cầu đào tạo cán bộ mà chỉ xác định nhucầu ngành nghề đào tạo với nhu cầu người học (không chỉ là cán bộ) cũng như cácđơn vị xác định nhu cầu cán bộ chỉ là một phần trong nhu cầu người học, từ đó lập

kế hoạch tuyển sinh Vì vậy, thực hiện như lâu nay vẫn làm là trình lên đầu mối

Ngày đăng: 24/07/2016, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2005
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định 42/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, Đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 42/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, Đại học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
3. Bùi Thị Thanh Hà (2001), Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Điển Bách Khoa Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hà
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2001
4. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
5. Lê Đình Sơn (2012), Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM), Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Tác giả: Lê Đình Sơn
Năm: 2012
6. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 về Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 về Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020
7. UBND tỉnh Đồng Nai (2011), Công văn số 5751/UBND-VX, ngày 23/8/2011 về chấn chỉnh công tác LKĐTtrình độ THCN, cao đẳng, Đại học, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 5751/UBND-VX, ngày 23/8/2011 về chấn chỉnh công tác LKĐTtrình độ THCN, cao đẳng, Đại học
Tác giả: UBND tỉnh Đồng Nai
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các lớp liên kết có đến tháng 5/2016.Nguồn QLĐT - skkn KIỆN TOÀN QUẢN lý HOẠT ĐỘNG LIÊN kết đào tạo tại TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI
Bảng 1 Các lớp liên kết có đến tháng 5/2016.Nguồn QLĐT (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w