Với tính chất là môn học giáo dục thẩmmĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảmthẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.. Đặcbiệt,
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nam Hà
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10
QUA MỘT SỐ GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ TI NALĩnh vực nghiên cứu:
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in Báo cáo NCKHSPƯD
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2015 - 2016
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: văn
- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạmứng dụng đã có trong 5 năm gần đây:
+ Vận dụng trò chơi trong giảng dạy phân môn tiếng Việt
+ Ứng dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trongdạy đọc hiểu văn bản dân gian lớp 10
BM02-LLKH
Trang 3MỤC LỤC
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
1 Lý do khách quan 8
2 Lý do chủ quan 8
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1 Cơ sở lý luận 8
2 Cơ sở thực tiễn 8
a Thuận lợi 8
b Khó khăn 8
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 9
1 Các kĩ năng sống cơ bản 10
2 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua một số giờ đọc hiểu văn bản .10
3 Tổ chức thực hiện giải pháp 11
a Tiến trình dạy học ……… 11
b Tiến hành tại lớp 12
c Giáo án thực nghiệm 12
IV HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI 19
V ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 23
1 Bài học kinh nghiệm 23
2 Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài 23
Kết luận 24
Danh mục tài liệu tham khảo 25
Trang 4UNESSCO: (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
Trang 5RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA MỘT SỐ
GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢNI.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Lý do khách quan
Nếu có theo dõi báo chí hoặc tin tức trong những chương trình thời sựgần đây, ta dễ dành nhận thấy: giới trẻ hiện nay còn thiếu các kỹ năng sống cầnthiết Đã có nhiều trường hợp, các em HS ở lứa tuổi cấp III, thậm chí là cấp II,
tự tử, mang thai ngoài ý muốn, tử vong do tai nạn, hỏa hoạn, đuối nước… Hoặcnhiều bạn trẻ gặp khó khăn lớn trong việc vượt qua các khủng hoảng tâm lý,việc làm chủ và bảo vệ bản thân đều là do thiếu KNS Ở các thành phố lớnnói chung, Biên Hòa nói riêng, HS có nhiều điều kiện để tham gia các hoạtđộng, các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp Do đó, các em thường dễ gặpcác rủi ro, vướng vào các tệ nạn xã hội, dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luậtcũng cao hơn các khu vực khác
Bên cạnh đó, môi trường xã hội, văn hóa Đồng Nai vừa phát triển khánăng động, sáng tạo vừa là môi trường phức tạp Thực tế này đòi hỏi sự tăngcường xây dựng và rèn luyện KNS cho học sinh Để làm được điều đó khôngđâu thích hợp hơn môi trường giáo dục KNS trở thành một phần không thểthiếu của bài dạy ở các bộ môn khác nhau Tuy nhiên, việc làm này chỉ dừng ởmức độ tích hợp và cũng chưa có những nội dung cụ thể, chủ yếu phát xuất từchính tâm huyết của giáo viên dẫn đến việc rèn kĩ năng sống ở mỗi môn học,mỗi giáo viên còn mang tính gượng ép, làm lấy lệ, qua loa Thậm chí không cócũng chẳng sao bởi mục tiêu của giáo viên là dạy bài dể học sinh có thể đáp ứngnhu cầu thi cử là chính
Môn Ngữ văn là một trong ba môn học công cụ nên có thể kết hợp nhiềunội dung giáo dục trong quá trình dạy học Ngoài việc trang bị kiến thức, bồidưỡng cảm xúc thẩm mỹ Nhiều bài học hướng đến việc giúp học sinh nhậnthức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có vănhóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống KNS là yếu tố cầnthiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập Xuất phát từ nhu cầu
đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lồng ghép kỹ năng sống vào trong chương trìnhhọc của học sinh
Trong “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020” (Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết
Trang 6vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Với tính chất là một môn học công cụ,môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giaotiếp, nhận thức về xã hội và con người Với tính chất là môn học giáo dục thẩm
mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảmthẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung, đặcbiệt là năm học 2014 – 2015 khi dạy môn Ngữ văn lớp 10, tôi thấy phần vănbản 10 là kho kĩ năng sống nếu người giáo viên biết cách khai thác Điều nàytuy không khó nhưng để thực hiện được thì đòi hỏi người giáo viên phải thật sựtâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu mới có khả năng giáo dụccác em tự tìm tòi, học hỏi, tự vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộcsống
2 Lý do chủ quan
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, sự hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnhhưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Tìnhtrạng xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có
cả học sinh đã gây nhiều bức xúc trong xã hội Các em đánh nhau, thậm chí là
cư xử vô lễ với giáo viên và những người xung quanh Lí do ấy đến từ đâu nếukhông phải vì sự thiếu hụt các kĩ năng sống?
Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã xác định lạimục tiêu của giáo dục đồng thời có nhiều nỗ lực để đổi mới theo hướng tích cựchóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống Lồng ghép kĩnăng sống vào các môn học trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với giáodục hiện nay
Bản thân tôi là môt giáo viên đã có thời gian dạy văn trên 10 năm và dạy ở
cả ba khối 10,11,12 nên tôi nhận thấy: Học sinh THPT đặc biệt là các em ở đầucấp do sự thay đổi tâm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi và đặc biệt là việc thiếu các kĩnăng sống nên thường có những suy nghĩ và hành động nông nổi, cảm tính, dễ
bị lôi kéo bởi những tác động xấu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Nhưvậy, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu cho các em là việc làm cần thiết Đặcbiệt, với môn Ngữ văn việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các tiết học,được tích hợp trong các giờ học và còn được trải nghiệm qua thực tế sẽ tạo nênhiệu ứng giúp các em trong việc tu dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng caonăng lực học tập, sáng tạo Từ đó, các em có nhận thức đúng đắn trong việcthực hiện nội qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiện
Với mong muốn được góp một tiếng nói nhỏ nhằm tạo hiệu quả thật sựtrong giờ đọc hiểu văn bản đồng thời giúp học sinh của mình nhất là lứa tuổiđầu cấp THPT có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có
Trang 7bản lĩnh có nhân cách, tôi chọn đề tài “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 qua một số giờ đọc hiểu văn bản”.
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Chúng ta biết rằng, các em HS không phải là những chiếc bình cần
đổ đầy kiến thức mà các em là những ngọn đuốc cần thắp sáng, vậy hơn ai hết
GV cần phải cố gắng giữ và thổi bùng ngọn lửa ấy trong tâm hồn các em Lứatuổi học sinh cấp III là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, hamtìm tòi, khám phá song lại thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị tác động bởi cả nhữngyếu tố tích cực và tiêu cực Chính vì thế nếu không được giáo dục, rèn luyện kỹnăng sống các em thường dễ rơi vào lối sống ích kỷ, sự phát triển lệch lạc vềnhân cách, thậm chí là rơi vào hố đen của các tệ nạn xã hội Chính vì vậy, việcgiáo dục kĩ năng sống trở thành nhiệm vụ cấp bách, bởi giúp trang bị cho HS cónhững khả năng, tâm thế xã hội, để các em biết cách xử sự, ứng phó tích cực,thể hiện mình và trau dồi nhân cách, biết sống hữu ích, tránh những va vấptrong cuộc đời
Theo thống kê của các nhà tâm lí học, để đạt thành công trong cuộc sống
kĩ năng mềm còn gọi là kĩ năng sống chiếm 85%, kĩ năng cứng( trí tuệ lô-gic)chỉ chiếm 15% Vì vậy dạy học hiện nay nói chung, dạy văn nói riêng phải tăngcường dạy kĩ năng sống cho HS
Điều 2, luật giáo dục năm 2005, đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Phương pháp dạy và học trong những năm gần đây cũng được đổi mới
theo hướng : " phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [1, 17]
Như vậy có thể thấy, để phù hợp với đà tiến và yêu cầu của xã hội,nghành giáo dục hiện nay đã có sự chú trọng đến việc trang bị những kĩ năngsống cần thiết cho HS bởi đây là một yêu cầu cấp thiết để các em có thể đáp ứngđược nhu cầu xã hội
Các môn học trong trường phổ thông của chúng ta hiện nay đều có khảnăng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS Trong đó, gần gũi nhất có lẽ làVăn học Bởi Văn học là nhân học, từ trước đến nay đây vẫn là một bộ mônthuận lợi để “ thay thái độ, đổi hành vi” của HS một cách dễ nhất thông qua cácbài học ý tứ, sâu sắc mà lại rất nhẹ nhàng
Trang 82 Cơ sở thực tiễn:
Các kĩ năng sống còn được giáo dục thông qua phương pháp học tập tíchcực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học và sự trải nghiệm của ngườilĩnh hội hoặc quá trình đối thoại, tương tác giữa các cá nhân với nhau Do đó,việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các nội dung của môn Ngữ văn tươngđối thuận lợi, không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức mà chỉ cần tích hợpmột cách khoa học để bộ môn ngày càng thiết thực, gần gũi với đời sống hơn
Đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơhội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm Kĩ năng sống trong quá trình họctập
a.Thuận lợi:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi
đã có một số thuận lợi sau:
- Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ Vàđặc biệt là sự chỉ đạo tổ chức hướng dẫn sâu sắc của Sở giáo dục, tôi luôn cóđiều kiện nắm bắt các chuyên đề
- Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai thường xuyên tổ chức các chuyên đềvăn học, các lớp tập huấn thay sách, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảngdạy, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích hợp rèn kĩnăng sống cho HS
- Được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý Thầy, cô trong
- Học sinh ít có khả năng cảm nhận tác phẩm, học đối phó với việc thi cử
là chính, máy móc thiếu sự chiêm nghiệm, sáng tạo khi tiếp cận tác phẩm Ngay
cả về phía giáo viên cũng chỉ chú trọng vào việc truyền giảng kiến thức chứkhông mấy mặn mà với việc rèn KNS cho học sinh.Thói quen chú trọng vàokiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáodục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng
xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống
Trang 9- Việc học Ngữ văn đã khó, học các văn bản cách thời điểm các em đangsống quá xa lại càng khó hơn Ngoài ra, tiếp cận một văn bản lại là mảng kiếnthức đòi hỏi các em phải có sự suy luận, có sự hiểu biết sau đó lại phải tích hợpvới nội dung giáo dục kĩ năng sống, điều này không hề đơn giản, nhất là với đốitượng học sinh lớp 10 chưa có nhiều hiểu biết về thực tế cuộc sống.
- Hạn chế về mặt thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồngghép kĩ năng sống vào tiết dạy Vì một tiết học thường đi rất nhanh để hoànthành phần lí thuyết, đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kĩnăng nào Ngoài ra, không có một tiết dạy kĩ năng sống riêng cho học sinh, điềunày cũng khó với giáo viên vì nếu quá chú trọng vào giáo dục kĩ năng sống thìlại chậm tiến độ bài dạy theo phân phối chương trình, mà dạy cho kịp nội dungbài đôi khi lại rất khó lồng ghép kĩ năng sống
Khi thực hiện nhiệm vụ lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các tiết họcvăn bản, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn (chưa có tài liệu cho giáo viên vàhọc sinh, kế hoạch thực hiện, tiêu chí đánh giá, quy định thời lượng của tiếtdạy…) Hơn nữa, tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khácvới các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong mônhọc mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câulạc bộ, ) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện, điều này quả
là không dễ
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống, mỗi quan niệm diễn đạt theo mộtcách khác nhau, thường gắn với một bối cảnh cụ thể, với một nền giáo dục nhấtđịnh.Theo định nghĩa của UNESSCO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là
kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như:
tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử vớingười khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông,
tư duy bình luận phê phán, ra quyết định, giao tiếp hiệu quả và thương thuyết
Kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội, nội dung bao gồm tri thức, thái độ, giátrị và kĩ năng giúp con người giải quyết có hiệu quả những tình huống , nhữngvấn đề nhằm đáp ứng hoạt động của cuộc sống một cách tích cực (Hội thảokhoa học tiếp tục đổi mới quản lí giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đàotạo các tỉnh phía Nam)
Có nhiều kĩ năng sống khác nhau, tùy hoàn cảnh, môi trường sống, điềukiện sống mà GV cần định hướng cho HS một cách phù hợp Đối với học sinhđầu cấp THPT thì việc tác động ấy phải dựa trên tâm lí, khả năng học tập củatừng đối tượng Muốn vậy người thầy vừa phải có khả năng sư phạm vừa phải
có nghệ thuật giao tiếp Trên cơ sở đó, giúp học sinh nắm được gía trị của vănbản, để tiếp tục trang bị, hoàn thiện thêm vốn sống trong cuộc đời
Để tích hợp rèn kĩ năng sống cho HS, GV cần dựa trên nguyên tắc 5 chữT: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi, thời gian Trong đó, kĩ
Trang 10năng tương tác hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu, tổ chức chohọc sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo viên và với nhau trong quátrình giáo dục Trải nghiệm có nghĩa là người học cần được đặt vào các tìnhhuống để trải nghiệm và thực hành.Tiến trình giáo dục kĩ năng sống không thểhình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhậnthức dẫn đến hình thành thái độ sau đó mới là thay đổi hành vi Giúp người họcthay đổi hành vi theo hướng tích cựclà mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năngsống Để đạt được điều này thì việc giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện xuyênsuốt quá trình học tập và rèn luyện của các em.
1 Các kĩ năng sống cơ bản :
Có nhiều kĩ năng sống khác nhau Trong phạm vi đề tài, tôi tạm xếp các
kĩ năng thành ba nhóm cụ thể nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực phù hợpvới thực tiễn, đặc điểm học sinh của từng lớp, mà tiến hành việc rèn kĩ năngsống cho các em
- Nhóm kĩ năng nhận thức
- Nhóm kĩ năng xã hội
- Kĩ năng quản lí bản thân
Để lồng ghép trọn vẹn các nhóm kĩ năng sống là điều khó, vì vậy trongquá trình thực nghiệm, tôi thường chú trọng rèn cho các em hai nhóm kĩ năng
cơ bản là kĩ năng nhận thức và kĩ năng quản lí bản thân Bởi tôi xét thấy đây làhai nhóm kĩ năng các em phải sử dụng trong nhiều tình huống của cuộc sống
2 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua một số giờ đọc hiểu văn bản
Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho các em biết thế nào là đúngthế nào là sai như ta thường làm Cũng không phải là rao truyền những lời hay
ý đẹp để học sinh sẽ quên nhanh Các phương pháp cổ điển như giảng bài, đọcchép sẽ thất bại hoàn toàn vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin đếnnhận thức để thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn Giáo dục kỹ năngsống là giúp HS nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau.Quyết định phải phát xuất từ chính các em Vì thế nội dung bài học phải hết sứcgần gũi với cuộc sống hay tồn tại ngay trong cuộc sống HS cần có điều kiện để
cọ xát những ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, ápdụng một cách chủ động có thế các em mới thay đổi hành vi
Xuất phát từ yêu cầu trên, nhiều phương pháp được áp dụng để đem lạihiệu quả trong việc rèn kĩ năng sống như sinh hoạt hay thảo luận theo nhóm,theo cặp, động não, sắm vai, phân tích tình huống, tranh luận, trò chơi, huyđộng tối đa nghe, nhìn, vận động… góp phần nâng cao khả năng tiếp nhận và sựtương tác giữa kiến thức tại lớp với thực tế cuộc sống Điều này giúp đem lạihiệu quả và sự hứng thú trong quá trình học tập của các em Dưới đây là một số
Trang 11phương pháp tiêu biểu mà tôi áp dụng trong quá trình đứng lớp của mình đểhình thành kĩ năng sống cho HS
Có thể dễ dàng nhận thấy, số lượng phân môn cũng như thời gian dànhcho môn Ngữ văn tương đối nhiều, tạo điều kiện không nhỏ để giáo viên có thểtích hợp rèn luyện các KNS cho HS thông qua các giờ dạy Bởi đây là môn học
có khả năng rèn kĩ năng sống cho học sinh khá cao Xuyên suốt chương trình ởcác cấp học, lớp học, gần như mỗi bài học đều có thể tích hợp rèn luyện KNScho HS ở những mức độ nhất định
Tuy nhiên, với chương trình ngữ văn 10, vì hạn chế và nhiều lí do kháchquan tôi chỉ đi sâu vào việc rèn kĩ năng sống cho HS ở một số giờ đọc hiểu vănbản tiêu biểu để giúp các em nhận thức được các giá trị cuộc sống, hình thànhlối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp nhất định Đồngthời, giúp các em định hướng để thực hành đúng cách, điều chỉnh những hiểubiết và kỹ năng còn sai lệch từ phía các em
Phần văn bản ngữ văn 10 có trên 10 tác phẩm và một số đoạn trích(không kể phần đọc thêm) Mỗi tác phẩm và đoạn trích có nội dung giáo dụckhác nhau Do đó, giáo viên phải dựa vào tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và khai thác thêm, chọn hình thức phù hợp với mỗi bài học và đối tượng họcsinh Ở đây, tôi xin đề xuất những giải pháp sau
a Tiến trình dạy học:
* Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị kĩ năng cần giáo dục thông qua bài học
Trang 12- Đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh chuẩn bị bài ở nhà.Để có một giờhọc sôi nổi, thành công, người GV cần nắm chắc mục đích, yêu cầu bài học đểchuẩn bị được một hệ thống câu hỏi khoa học.
Lưu ý: Khi đưa câu hỏi, giáo viên cần chú ý đến tính hệ thống và linhhoạt của câu hỏi với đối tượng học sinh nhằm kích thích ham muốn tìm hiểu vàhọc tập của các em
- Chọn lựa phương pháp, kỹ thuật dạy học, xác định nội dung cần tíchhợp, thời điểm tích hợp, cách tích hợp như thế nào cho phù hợp với từng bàidạy
- Giám sát, nhận xét và chốt lại vấn đề cần giáo dục
(GV đóng vai trò là người khơi gợi)
* Sự chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh nhận câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà từ giáo viên (tìm hiểu và soạntrước ở nhà)
- Tại lớp, khi được yêu cầu HS sẽ trình bày vấn đề theo thời gian quyđịnh
- Qua sự định hướng của GV, HS tự rút ra bài học từ đó hình thành kĩnăng sống, và chủ động vận dụng vào cuộc sống
b Quá trình tiến hành tại lớp:
Có bốn bước chính để tiến hành rèn KNS cho HS qua giờ dạy tại lớp.Trước hết là khám phá Ở bước này, giáo viên cần tìm hiểu xem học sinh
đã biết được diều gì, còn chưa biết gì về vấn đề đặt ra trong tác phẩm, văn bản
Sau đó cần phải có sự kết nối nội dung mới của bài dạy (muốn vậy GV và
HS phải giải quyết tất cả những kiến thức mới)
Tiếp đến là bước thực hành Với bước này, giáo viên sẽ lần lượt đặt ranhững tình huống, những nội dung, những trò chơi có thể vận dụng kiến thứcmới lĩnh hội
Cuối cùng là bước vận dụng Tùy theo từng hoàn cảnh, từng đối tượnghọc sinh, giáo viên ứng dụng bài tập tình huống phù hợp để rèn KNS cho các
Trang 13+ Qua cảm nhận của em, An Dương Vương là một vị vua
có công hay có tội? Vì sao?
+ Nếu là An Dương Vương em sẽ xử lý thế nào khi biết con gái yêu của mình chính là kẻ phản bội?
+ Trách nhiệm của chúng ta đối với Đất nước hiện nay là gì?
+ Qua sự hóa thân của những nhân vật, em học được điều gì về cách ứng xử trong cuộc sống của người Việt Nam?
+ Qua cảm nhận của em, An Dương Vương là một vị vua
có công hay có tội?
+ Nếu là An Dương Vương em sẽ xử lý thế nào khi biết con gái yêu của mình chính là kẻ phản bội?
+ Trách nhiệm của chúng ta đối với Đất nước hiện nay là gì?
+ Qua sự hóa thân của những nhân vật, em học được điều gì về cách ứng xử trong cuộc sống của người Việt Nam?
- Thực hiện: Tại lớp chia HS theo nhóm hoặc cá nhân,cho các em thảo luận và bày tỏ quan điểm với thời gian tíchhợp từ 3’ đến 5’ tùy theo tình huống hay câu hỏi.Từ việc HStrả lời những câu hỏi trên, GV có thể rèn kỹ năng giao tiếp,ứng xử cho HS bằng cách ứng dụng kỹ thuật viết sáng tạocho HS trả lời câu hỏi:
- Nếu bản thân em rơi vào tình huống tương tự như
Mị Châu em sẽ hành động thế nào? Vì sao?
- Kết quả: Qua những câu trả lời của các em, giáo dụchọc sinh kỹ năng nhận thức và kỹ năng giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong cuộc sống Đồng thời, rèn giũa cho HS kĩnăng xác định giá trị bản thân, sống có trách nhiệm với cộngđồng, kĩ năng giải quyết vấn đề, không thụ động để chấpnhận nghịch cảnh Và từ đó giúp các em trân trọng và đánhgiá đúng bản thân mình và những sự việc xảy ra xung quanh
để tìm ra cách ứng xử phù hợp
Hs - Thảo luận nhóm hay làm việc cá nhân tìm câu trả lời các
câu hỏi được GV đưa ra bằng các hình thức
- Trình bày trước lớp (cá nhân hay đại diện nhóm) hay làm
Trang 14bài kiểm tra nhỏ theo thời gian quy định:
+ Ở phần đầu truyện, An Dương Vương là một vị vua
sáng suốt, có công xây dựng nhà nước Âu Lạc, chế tạo vũ khí bảo vệ nước nhà, ngăn chặn giặc phương Bắc xâm lược Nhưng ở phần sau, An Dương Vương đã chủ quan khinh địch, lơ là trong công tác phòng bị, thậm chí khi quân Triệu
Đà tiến sát đến chân thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến nỗi “cơ đồ đắm biển sâu”.
+ Việc An Dương Vương chém đầu Mị Nương cho thấy
thái độ dứt khoát khi phải lựa chọn giữa việc nước với việc nhà Đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên mối quan hệ cá nhân, gia đình Đồng thời cũng phải ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Tương tự như vậy, qua nhân vật Mị Châu hay TrọngThủy các em có thể nhận thức những vấn đề sau:
+ Với nhân vật Mị Châu, tác giả dân gian đã đặt ra bài học đớn đau về trách nhiệm công dân với quốc gia, dân tộc.Trước hết, nàng đã ngộ nhận về mối quan hệ tình cảm
vợ chồng riêng tư khi không có bất cứ sự nghi ngờ nào về
đề nghị của Trọng Thủy Bởi đơn thuần, Mị Châu xem đó là cách chứng minh cho t́nh yêu chân thành của ḿnh dành cho chồng Bên cạnh đó, nàng cũng rất nông nổi khi không chú
ý đến câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy khi chia tay và vẫn làm theo tình cảm một cách mù quáng dẫn đường để Trọng Thủy truy đuổi trên đường trốn chạy cùng vua cha Và có lẽ bài học đau đớn nhất đó chính là vì tình yêu cá nhân mà nàng đã đẩy trăm dân vào cơn khốn cùng điêu linh Mặc dù
bị Rùa vàng kết tội và chấp nhận cái chết để chuộc tội song nàng không thể có cơ hội chuộc tội với dân, với đất nước Thế nhưng, truyện không kết thúc ngay sau khi Mị Châu bị vua cha chém đầu mà còn nối dài bằng chi tiết máu Mị Châu hóa thành trai ngọc và Trọng Thủy phải chết trong giếng Như vậy, qua những chi tiết này tác giả dân gian còn gửi gắm đến chúng ta bài học về sự cảm thông với những người trót mắc lỗi lầm nhưng đã biết nhận ra và tìm cách sửa chữa lỗi lầm Tuy nhiên, không phải lỗi lầm nào cũng
có thể sửa chữa và tha thứ.
- Kết quả: nhận thức được vai trò và trách nhiệm cá nhân,
Trang 15đó là việc học Biết suy nghĩ và hành động tích cực khi gặpcăng thẳng, không làm tổn hại đến bản thân và những ngườixung quanh, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp.
+ Theo em, tại sao nhân vật trữ tình lại nhận mình là kẻ
dại khi tìm đến nơi vắng vẻ? Em nhận định thế nào về cái dại ấy?
+ Từ cách sống và quan niệm sống của nhân vật trữ tình trong bài thơ em hiểu thế nào là sống “Nhàn”?
+ Để sống nhàn như vậy con người cần có những phẩm chất gì? Hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân em?
Để rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử, GV có thể sử dụng một
số câu hỏi sau:
+ Nếu được lựa chọn, em có chọn cách sống như nhân vật trữ tình trong văn bản hay em sẽ chọn cách sống khác? Vì sao?
+ Xét về phương diện xã hội, triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm liệu còn phù hợp với đời sống của chúng ta hiện nay không? Vì sao?
- Thực hiện tại lớp: cho các em thảo luận nhanh theo kỹ
thuật khăn trải bàn, cử đại diện trình bày kết quả (thúc đẩy
sự thi đua giữa các nhóm bằng hình thức cộng điểm nhóm)
- Kết quả: 35/40 HS đạt kĩ năng nhận thức, và hình thành
kĩ năng giao tiếp ứng xử Biết cách lựa chọn thái độ sống
Có ý thức giữ gìn nhân cách và phẩm giá
Hs - Học sinh suy nghĩ, giải quyết vấn đề GV đặt ra
- Học sinh có thể thảo luận nhóm để đưa ra cách nhìnnhận, đánh giá của bản thân, lựa chọn cách sống phù hợpđảm bảo sự phát triển hài hòa cả thể chất và nhân cách Có ýthức lựa chọn cuộc sống, cách sống đẹp Đồng thời biết trântrọng và sống hòa hợp với thiên nhiên
- Kết quả: qua quá trình tham gia hoạt động, làm việccùng nhau, các em sẽ tự hình thành kỹ năng giao tiếp ứng