1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp nêu vấn đề trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể .(Vật lý 10 cơ bản)

114 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 372,63 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý luận dạy học hiện đại và phương pháp dạy học vật lý đểxây dựng hệ thống tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tìnhhuống học tập trong tiến t

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền giáo dục của nước ta hiện nay tuy đã đạt được những thành quảđáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Chấtlượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp, trình độ kiến thức, kỹ năngthực hành, phương pháp tư duy khoa học của đại đa số học sinh còn yếu.Nhiều học sinh ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống và sảnxuất còn nhiều hạn chế .Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên là do phương pháp giáo dục - đào tạo chậm đối mới Phương pháp giảngdạy hiện nay chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của họcsinh Học sinh chưa có hứng thú say mê học tập Trong giờ học học sinh chỉthụ động tiếp thu tri thức mới , ít có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựngkiến thức

Vì vậy chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phụclối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, bảođảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, đồng thời tăngcường sử dụng phương tiện dạy học Để làm được điều đó thì một trongnhững biện pháp quan trọng là nghiên cứu và định hướng hoạt động nhậnthức của học sinh trong giờ học Trong lĩnh vực này đã có một số tác giảnghiên cứu, như:

Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Hải Yến với đề tài:"Sử dụng phươngpháp nhận thức (phương pháp mô hình) trong dạy học vật lí phổ thông nhằmphát triển tư duy học sinh" Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thanh Hà thựchiện "Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoáhoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học phần dụng cụ quanghọc, tán sắc và giao thoa ánh sáng ở trường THPT nhằm nghiên cứu đầy đủsâu sắc sự phối hợp các phương pháp dạy học ở THPT Luận văn thạc sĩ của

Vietluanvanonline.com Page 1

Trang 2

Trần Văn Nguyệt đi sâu nghiên cứu về các tình huống có vấn đề, các kiểuhướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi dạy học chương "Ápsuất của chất lỏng và chất khí" v.v.

Tuy nhiên chương "Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể", phần kiếnthức có nhiều ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật và trong cuộc sống hàngngày thì còn ít được nghiên cứu

Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu xây dựng tìnhhuống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạyhọc một số kiến thức chương " Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể ".(Vật lý

10 cơ bản)

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng lý luận dạy học hiện đại và phương pháp dạy học vật lý đểxây dựng hệ thống tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tìnhhuống học tập trong tiến trình xây dựng một số kiến thức chương "Chất rắn vàchất lỏng Sự chuyển thể "(Vật lý 10 cơ bản) nhằm góp phần nâng cao chấtlượng dạy học vật lý ở trường phổ thông

3 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy - học của giáo viên và học sinh trong giờ học Vật lý

4 Giả thuyết khoa học

Nếu biết khai thác vốn kiến thức và khả năng sẵn có của học sinh, biếtvận dụng các quan điểm lý luận dạy học hiện đại và sử dụng linh hoạt cácphương pháp dạy học vật lý thì có thể xây dựng được những tình huống họctập và giúp học sinh giải quyết tình huống học tập

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại và các phương pháp dạy học vật lý

Vietluanvanonline.com Page 2

Trang 3

- Nghiên cứu lý luận về việc xây dựng các tình huống học tập và hướng dẫnhọc sinh giải quyết tình huống học tập.

- Tìm hiểu thực tế dạy học phần kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng Sựchuyển thể" ở trường trung học phổ thông, để nhận biết trình độ xuất phát,quan niệm của học sinh trước khi học phần kiến thức này, phát hiện nhữngkhó khăn, sai lầm phổ biến khi dạy học phần kiến thức đó

- Đề xuất các biện pháp xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinhgiải quyết tình huống học tập trong giờ học Vật lý

- Thiết kế tiến trình dạy - học trên cơ sở xây dựng các tình huống học tập vàhướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập, khi dạy học một số kiếnthức chương "Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể" (Vật lý lớp 10 cơbản)

- Thực nghiệm sư phạm

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận

cơ bản

2) Kết quả thiết kế các bài dạy như trên có thể dùng làm tài liệu tham khảo chogiáo viên

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương

Vietluanvanonline.com Page 3

Trang 4

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng tình huống họctập và giải quyết tình huống học tập.

Chương 2: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn họcsinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chương "Chất rắn và chấtlỏng Sự chuyển thể"

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Vietluanvanonline.com Page 4

Trang 5

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1.1 Quan điểm hiện đại về dạy học

1.1.1 Một số điểm cơ bản về quá trình dạy học hiện đại

Quan tâm, nghiên cứu đến việc đổi mới quá trình dạy học là phải quantâm đến bản thân hoạt hoạt động học Học là lý do tồn tại của dạy là mục đíchcủa dạy Dạy học là con đường thuận lợi nhất để con người trong một khoảngthời gian ngắn nhất để có thể tiếp thu tri thức theo yêu cầu của xã hội hay theoyêu cầu của mỗi cá nhân Đồng thời đây cũng là con đường giúp học sinhphát triển năng lực tri tuệ, kỹ năng thực hành và khả năng tư duy một cáchsáng tạo nhất Cũng chính từ đây nhân cách con người được hình thành

Dạy học là hoạt động cơ bản của việc giáo dục - đào tạo trong các nhàtrường Đây là con đường chủ yếu để thực hiện mục đích Giáo dục - Đào đạođáp ứng cho nhu cầu của xã hội

- Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sựchỉ đạo của người giáo viên là một quá trình thống nhất giữa mục đích, nộidung, phương pháp là hình thức tổ chức dạy học do nhiệm vụ và tính chất củanhà trường quy định nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạt được chấtlượng và hiệu quả dạy học

- Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh của người giáo viên, bản chấtcủa dạy học là tổ chức các tình huống học tập, các tình huống trong đó họcsinh sẽ hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn ít nhiều của giáo viên nhằm đạtđược chất lượng và hiệu quả dạy học cao nhất Trong quá trình này học sinhđang phải hoạt động tích cực, phải được tăng cường củng cố khen thưởngđộng viên Vậy dạy học là dạy cho học sinh biết hành động, trong cái gọi làhành động mà học sinh cần biết bao gồm hành động chiếm lĩnh tri thức

Vietluanvanonline.com Page 5

Trang 6

và cả hành động vận dụng tri thức do vậy việc tổ chức các tình huống học tậpcủa giáo viên đảm bảo sự đòi hỏi thích ứng của học sinh qua đó học sinhchiếm lĩnh tri thức đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách của mình.

- Học (hoạt động học tập) của học sinh là hoạt động của chủ thể (người học)thích ứng với tình huống, qua đó chủ thể chiếm lĩnh những kinh nghiệm xãhội lịch sử biến thành năng lực thể chất và năng lực tinh thần của cá nhân hìnhthành và phát triển nhân cách cá nhân Nói cách khác học là một quá trìnhhoạt động tự giác, tích cực của học sinh nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹsảo, phát triển được trí tuệ thể chất và hình thành nhân cách của bản thân Mỗitri thức mà người học tiếp nhận được phải là kết quả của sự thích ứng củangười học với những tình huống mới nhất định Như vậy học là một hoạt độngnhằm thay đổi và phát triển bản thân mình cho phù hợp với yêu cầu của xãhội Biến yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất và năng lực của cá nhân.Tóm lại dạy học về bản chất là một quá trình thiết kế và góp phần thi công củangười giáo viên và học tập về bản chất là một quá trình tự thiết kế và trực tiếpthi công của người học sinh có sự tổ chức, hướng dẫn của người giáo viênnhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học

- Giữa dạy và học có mối liên hệ chặt chẽ và hữu cơ Toàn bộ quá trình dạy họcdiễn ra trong một môi trường kinh tế xã hội và môi trường giáo dục nhất định.Thực chất trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt độnghọc của học sinh luôn tồn tại song song gắn bó với nhau và hoà nhập với nhauthành một quá trình thống nhất, mối liên hệ này được diễn tả bằng sơ đồ:

Vietluanvanonline.com Page 6

Trang 7

Họcsinh

Tư liệu hoạt độngdạy học

Hình 1.1 Sự tượng tác trong hoạt động dạy học

Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể đượchiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trong sự tương tác thốngnhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học:

- Giáo viên

- Học sinh

- Tư liệu hoạt động dạy học (môi trường) trong sự vận hành của hệ tương tácdạy học gồm ba thành phần trên đây thì thầy giáo là người tổ chức, kiểm trađịnh hướng hành động của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho họcsinh tự chủ chiếm lĩnh tri thức cho mình theo một chiến lược hợp lý từ đó đểhọc sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình do đó năng lực trí tuệ và nhâncách toàn diện của họ từng bước được phát triển Hoạt động của giáo viên với

tư liệu hoạt động dạy học (môi trường) là sự tổ chức tư liệu qua đó cung cấp

tư liệu và tạo tình huống hoạt động của học sinh

Tác động trực tiếp của giáo viên tới học sinh là sự định hướng của giáoviên đối với hành động của học sinh với tư liệu là sự định hướng của giáoviên đối với sự tương tác trao đổi giữa học sinh với nhau và qua đó đồng thờicòn định hướng cả sự cung cấp những thông tin liên hệ ngược từ phía học

Vietluanvanonline.com Page 7

Trang 8

sinh cho giáo viên Đó là những thông tin cần thiết cho sự tổ chức và địnhhướng của giáo viên với hành động của học sinh Hoạt động của học sinhvới tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh đối với tình huốnghọc tập đồng thời là hoạt động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thânmình và sự tương tác đó của học sinh với tư liệu đem lại cho giáo viênnhững thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự chỉ đạo của giáo viên với họcsinh Tương tác trực tiếp giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh vớigiáo viên là sự trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân và từng cá nhân họcsinh tranh thủ sự hỗ trợ từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trìnhchiễm lĩnh xây dựng tri thức.

Trong sự vận hành của hệ tương tác dạy học có mối liên hệ ngược:

- Giữa tư liệu hoạt động dạy học với giáo viên

- Giữa học sinh với giáo viên

- Giữa tư liệu hoạt động dạy học với học sinh

Trong quá trình dạy học học sinh cần phải chú trọng tới hai mối liên hệngược này Có như vậy giáo viên mới đủ điều kiện để tổ chức tốt các tìnhhuống học tập, chuyển bị tiến trình xây dựng tri thức mới một cách tốt nhất,hợp lý nhất, đưa ra những phương án dự phòng uốn nắn kịp thời những sai sót

mà học sinh thường mắc phải Như vậy trong quá trình dạy học là một quátrình thống nhất bao gồm quá trình dạy và quá trình học thông qua tư liệu dạyhọc, là hệ thống tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh Trong hệ thống

đó mỗi chủ thể tác động lẫn nhau có chức năng và vai trò của mình

1.1.2 Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học

Giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình nhận biết học - dạy vàđặc trưng trong việc định hướng giáo dục Giáo viên không phải chỉ là ngườitruyền đạt kiến thức mà phải là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh đểtrở thành chủ thể hoạt động Thầy là người khởi xướng và tổ chức quan hệ

Vietluanvanonline.com Page 8

Trang 9

"thầy - trò; trò - trò", tổ chức cho người học hợp tác và học hỏi lẫn nhau trên

cơ sở phát huy tính tích cực, tự lực chủ động tham gia hoạt động của tập thểngười học Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, chỉ thực sự đạt kết quảcao nếu học sinh là người có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo

1.2 Phương pháp dạy học

1.2.1 Chức năng và đặc điểm của phương pháp dạy học

Theo nghĩa triết học phương pháp (hay còn gọi là thách thức, thủ thuật)

là sự vận động của nội dung tới mục đích Quá trình dạy học ở phổ thôngbao gồm hoạt động dạy (Tổ chức, điều khiển) của giáo viên và hoạt độngcủa học sinh

Chức năng của giáo viên là dạy, chức năng của học sinh là học và dạy như thế nào, học như thế nào để đạt hiệu quả cao đó là phương pháp dạy học

* Chức năng cơ bản của phương pháp dạy học.

* Đặc điểm của phương pháp dạy học.

- Phương pháp dạy học mang tính mục đích, để đạt được mục đích phải cóphương pháp dạy học nào đó Nói cách khác phương pháp dạy học phải gắnliền với các yêu cầu của xã hội Ngoài việc trang bị tri thức khoa học còn phảirèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cho học sinh Phương pháp dạy họcphải có tính kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học mới

Vietluanvanonline.com Page 9

Trang 10

- Phương pháp dạy học ở phổ thông phải tạo được tính tự giác, tích cực, sángtạo của học sinh Giáo viên phải biết lắng nghe ý kiến của học sinh, tổ chứcđiều khiển họ tham gia tích cực vào các hoạt động học tập và giải quyết cáctình huống có vấn đề trong học tập.

- Phương pháp dạy học ở phổ thông phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, gắnvới sự phát triển của khoa học và công nghệ

- Phương pháp dạy học phổ thông phải thay đổi tuỳ thuộc vào từng trường, đặcđiểm nội dung của bộ môn, chuyên đề, điều kiện và phương tiện dạy học

- Phương pháp dạy học phổ thông gắn bó hữu cơ với các phương tiện, thiết bịdạy học hiện đại (máy tính, video,cáp tivi ) Các đặc điểm của phương phápdạy học phổ thông nêu trên liên quan chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhaugiúp cho giáo viên có quá trình giảng dạy lựa chọn phương pháp phù hợp vàkhi lựa chọn phương pháp dạy học phải đặc biệt quan tâm tới mục tiêu và nộidung dạy học, các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó vàảnh hưởng lẫn nhau

Phương pháp dạy học được quy định bởi nội dung dạy học, nó chịu sựtác dụng của sự định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học Ngược lạiphương pháp dạy học phổ thông cũng góp phần hoàn thiện nhiệm vụ, mụcđích dạy học

Vận dụng hợp lí phướng pháp dạy học sẽ làm phong phú nội dung dạyhọc.Vì vậy tuỳ từng trường, từng môn học khác nhau mà có nội dung và mụctiêu đào tạo khác nhau, cần thiết lựa chọn các phương pháp cho phù hợp

1.2.2 Các kiểu phương pháp dạy học cơ bản trong giờ học vật lí

Dạy học là quá trình thống nhất biện chứng của hoạt động dạy của giáoviên và hoạt động học của học sinh Trong quá trình đó thống nhất cách thứcdạy, cách học là phương pháp dạy học

Vietluanvanonline.com Page 10

Trang 11

Việc phân loại phương pháp dạy học dựa trên luận điểm cơ bản về cấutrúc bên ngoài và bên trong của phương pháp, căn cứ vào nguồn kiến thức vàđặc trưng của sự truyền nhận thông tin (bên ngoài), căn cứ vào lôgic trongquá trình dạy học (cấu trúc bên trong), dựa vào phương pháp dạy học phổthông, phân tích bản chất của quá trình dạy học, căn cứ vào mục đích, nhiệm

vụ của lý luận dạy học Người ta có thể phân ra thành các kiểu phương phápdạy học cơ bản sau:

- Kiểu thông báo, thu nhận, tái hiện của học sinh

- Kiểu giải thích tìm kiếm bộ phận

- Kiểu trình bày nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, nghiên cứu

Tuy nhiên cách phân loại như vậy chưa đặc trưng đầy đủ cho cácphương pháp điều khiển quá trình nhận thức của học sinh Tuỳ theo mục tiêu,nội dung, điều kiện dạy học, tình hình đặc điểm của học sinh mà có sự lựachọn và phân phối chúng trong quá trình giảng dạy cho phù hợp

Điều quan trọng đối giáo viên phải luôn tự trả lời câu hỏi: Dạy cái gì?Người học phải biết gì? Hoặc biết làm gì trước trong và sau khi học? Thực tếngười học biết gì? Dạy như thế nào?

Để trả lời câu hỏi thứ tư đòi hỏi phải biết lựa chon các phương pháp vàthủ pháp dạy học thích hợp

Để làm rõ cách thức và những ưu nhược điểm của từng phương pháp đãnêu ở trên, chúng ta nghiên cứu chi tiết cách thức, các bước của từng phươngpháp từ đó có cơ sở lựa chọn và áp dụng vào bài giảng cụ thể

1.2.2.1 Kiểu phương pháp thông báo giáo viên thu nhận, tái hiện của học sinh

Đây là kiểu phương pháp mà giáo viên là trọng tâm, giáo viên thôngbáo cho học sinh những tri thức khoa học và biểu cách thức hành động

Vietluanvanonline.com Page 11

Trang 12

cần thiết, còn học sinh lĩnh hội kiến thức, tái hiện những điều đã học, dưới sự

tổ chức của giáo viên và điều khiển của giáo viên

Ở kiểu phương pháp này giáo viên thông báo đơn thuần các sự kiệnkhoa học, các kết luận khoa học, không cần phải giải thích kết quả hoá và hệthống hoá những kiến thức cần truyền đạt.Hoặc cao hơn nữa giáo viên nêucác sự kiện khoa học có giải thích rõ bản chất của các sự kiện và các kháiniệm mới

Cao hơn giáo viên thông báo thông tin khoa học, có kết hợp gởi mở nêuvấn đề, phát vấn, nêu câu hỏi nhằm gợi mở tính tò mò kích thích sự tìm tòitrong học tập của học sinh

Sử dụng phương pháp này phương tiện chủ yếu là lời nói và chữ viết,với các phương pháp cu thể như thuyết trình nội dung, vấn đáp và sử dụng cáctài liệu giảng dạy

* Đặc điểm cơ bản của phương pháp

Giáo viên truyền đạt kiến thức là chính, học sinh tiếp thu thụ động, giáoviên độc thoại phát vấn, học sinh trả lời thiếu chủ động, giáo viên áp đặt kiếnthức sẵn có cho học sinh thuộc lòng, học máy móc, học suông Giáo viên độcquyền đánh giá kết quả học tập của học sinh

* Ưu điểm của phương pháp này:

+ Giúp học sinh nắm vững những phần lý thuyết một cách thuận lợitrong thời gian hạn hẹp, học sinh được cung cấp một lượng thông tin lớn

+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phát hiện, nảy sinh các thắcmắc,hoài nghi khoa học rèn luyện phần nào óc phê phán, nắm được các mâuthuẫn hành động nói chung

* Nhược điểm của phương pháp

Hạn chế việc học kết hợp với hành, dễ để học sinh thụ động tiếp thu trithức khoa học, ít gắn liền học tập với lao động sản xuất

Vietluanvanonline.com Page 12

Trang 13

1.2.2.2 Kiểu phương pháp giải thích, tìm kiếm từng bộ phận (Phương pháp trực

quan)

Thực chất của kiểu giải thích, tìm kiếm từng bộ phận là kiểu phươngpháp dạy học,trong đó có sự kết hợp giữa giải thích của giáo viên về một phầntài liệu học tập,phần còn lại của tài liệu đó do các hoạt động tìm kiếm củahọc sinh dưới các hình thức giải các bài tập nhận thức có vấn đề và những câuhỏi có vấn đề

Khi vận dụng phương pháp này có thể áp dụng nhóm phương pháp dạyhọc trực quan với các phương pháp cụ thể là trình bày mẫu, hướng dẫn họcsinh quan sát, tổ chức cho học sinh tham quan, phương pháp luyện tập,phương pháp ôn tập và phương pháp trình bày thí nghiệm

Trong kiểu phương pháp này người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, làngười hướng dẫn, học sinh là người học đóng vai trò trung tâm

* Ưu điểm của phương pháp này:

+ Gây được sự hứng thú cho học sinh ,tránh cách học thụ động và tưtưởng ỷ lại

+ Giúp học sinh tiếp thu trong quá trình sáng tạo,phát huy khả năng tưduy độc lập,bồi dưỡng được tiềm lực thích ứng với nghề nghiệp tương lai chohọc sinh

* Nhược điểm của phương pháp này:

Chưa cho phép học sinh có điều kiện lĩnh hội được các kinh nghiệmxây dựng và tiến hành toàn bộ kế hoạch giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn

1.2.2.3 Kiểu phương pháp giải quyết vấn đề

Ta biết tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề,tìnhhuống ấy luôn chứa đựng nội dung cần xác định,một nhiệm vụ cần giảiquyết,vướng mắc cần tháo gỡ.Tình huống có vấn đề do giáo viên gợi mở đặt

ra cho học sinh,hoặc trong quá trình học tập,nghiên cứu hoặc thực tiễn,học

Vietluanvanonline.com Page 13

Trang 14

sinh tự phát hiện vấn đề,tự giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề.Qua việc nghiêncứu giải quyết các tình huống có vấn đề từ đó sẽ đạt được những tri thức mới,phương thức hành động mới.

Kết quả cuối cùng là rèn luyện cho học sinh có năng lực giải quyết vấn

đề trong thực tiễn,trong khoa học và trong cuộc sống.Phương pháp giải quyếtvấn đề cần được rền luyện trong nhà trường để cho học sinh có năng lực giảiquyết vấn đề từ khi còn đang đi học, họ có điều kiện vận dụng trong suốt cuộcđời, học sinh có khả năng thích ứng nhanh với xã hội với tiến bộ khoa họccông nghệ phát triển không ngừng

Thực tiễn phương pháp giải quyết vấn đòi hỏi người dạy và người họcphải làm chủ tri thức, làm chủ tình thế, phải chủ động sáng tạo phát triển tớingười học,phải sáng tạo ra tri thức mới,chứ không phải là người tiêu thụ trithức mới

Phát huy cao độ tiềm năng tri thức đã có,phát hiện và sáng tạo ra những

ý tưởng mới nhăm giải quyết các vấn đề được đặt ra.Vì vậy đây là phươngpháp dạy học tích cực,ngày càng được vận dụng trong việc dạy học ở các cấp,các ngành

1.2.3 Một số cơ sở của việc lựa chọn phương pháp dạy học 1.2.3.1 Chọn những phương pháp dạy học có khả năng cao nhất đối với việc thực

hiện mục tiêu dạy học

Mỗi mô hình lí luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểmhạn chế nhất định Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy họcnhất định thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác.Chẳnghạn nếu đặt mục tiêu nhanh chóng truyền thụ cho xong nội dung quy định thìPPDH thuyết trình có vị trí quan trọng Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triểnnăng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ khác đi

Vietluanvanonline.com Page 14

Trang 15

Việc lựa chọn các phương pháp dạy học thường bắt đầu từ việc xácđịnh đặc điểm, khả năng của mỗi phương pháp Do đó ở đây chúng tôi xin nêu

ra ưu điểm, nhược điểm chính của một số phương pháp dạy học cụ thể, cơ bảnnhư sau

Học sinh lĩnh hộikhó, không pháttriển được kinhnghiệm của họcsinh

Trực quan Nâng cao hiệu quả dạy học

nhờ có những biểu tượng

rõ ràng Phát triển tư duytrực quan, hình tượng trínhớ

Giáo viên cầnnhiều thời gianchuẩn bị cho bàihọc Tư duy trừutượng của họcsinh kém pháttriển

Thực

nghiệm

Hình thành kỹ năng, kỹ xảolao động Củng cố mối liên

hệ lý thuyết - thực tiễn

Học sinh hứng thú,nhớ lâu

Cần nhiều thờigian chuẩn bị bài.Cần có thiết bị,vật

tư Mất nhiều thờigian lên lớp

Vietluanvanonline.com Page 15

Trang 16

Tái hiện Truyền đạt lượng thông tin

nhanh và hệ thống, củng cốtrí nhớ Hình thành kỹnăng, kỹ xảo

Tính độc lập tư duy kém

Điều khiển hợp lý và nhanhquá trình lĩnh hội

Thời gian nhiềuhơn so vớiphương phápdùng lời Hạn chếtính giáo dục củabài học Hạn chếviệc phát triển tưduy độc lập, kỹ

tòi,nghiên cứu

PP đặt và Phát triển kỹ năng hoạt Cần nhiều thờigiải quyết động nhận thức sáng tạo, gian Không dùngvấn đề kỹ năng nắm kiến thức độc được khi cần rèn

lập Có thể sử dụng khi luyện kỹ năng, kỹkiến thức không hoàn toàn xảo thực hành.mới mà phát triển một Không dùng đượccách lôgic những cái đã khi tài liệu mới vềbiết Có thể sử dụng khi nguyên tắc

học sinh nắm được nộidung bằng hoạt động họctập

Vietluanvanonline.com Page 16

Trang 17

PP làm Hình thành năng lực làm Cần tính đến sựviệc độc việc độc lập Biến kiến hướng dẫn củalập của thức thành niềm tin Rèn kỹ giáo viên trướchọc sinh năng, kỹ xảo thực hành những vấn đề

Phát triển ý trí phức tạp Tốc độ

dạy học chậm

Bảng trên nêu lên khả năng đặc thù của mỗi phương pháp Ví dụ: Muốnphát triển tư duy trừu tượng có thể sử dụng phương pháp dùng lời hoặc tìmkiếm vấn đề hoặc dùng phương pháp suy diễn lôgíc; Muốn phát triển kỹ năngtrí tuệ và thực hành ta có thể sử dụng phương pháp trực quan, thực hành, táihiện, quy nạp…Như vậy, việc lựa chọn phương pháp không phải là việc làmngẫu nhiên mà căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung và các yếu tố khác Nghĩa làphải dựa trên sự phân tích những đặc điểm cụ thể của bài học kết hợp vớinăng lực, sự sáng tạo và nhạy cảm của giáo viên

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của cácnhóm PPDH với việc thực hiện mục tiêu, đặc biệt là sự hạn chế của PP thuyếttrình đối với việc thực hiện các mục tiêu quan trọng của phát triển nhân cách

Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các PPdùng lời nói và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của họcsinh phối hợp các PP nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinhtham gia vào quá trình tri giác các đối tượng lĩnh hội

1.2.3.2 Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập

Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiềutrường hợp quy định lẫn nhau Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tươngthích với nội dung dạy học Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết vớinhững hoạt động nhất định

Vietluanvanonline.com Page 17

Trang 18

1.2.3.3 Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh

nghiệm sư phạm của giáo viên

1) Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH

Đối với việc trình bày thông tin cần ưu tiên lựa chọn các PP sử dụngphương tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt

Đối với các hoạt động chế biến thông tin cần tổ chức các hoạt động tựphát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tíchcực, sáng tạo của học sinh càng tốt

2) Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gâyhứng thú cho học sinh

3) Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.Với các PPDH có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn PPDH

mà GV và HS đã thành thạo, bởi vậy thực hiện dễ dàng hơn

Không vì tiêu chí này mà quay trở lại vớ PP truyền thụ một chiều Hiệnnay, rất cần thiết phải cho GV và HS trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạyhọc mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục

1.2.3.4 Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học

1) Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất,đặc biệt là thiết bị dạy học (TBDH) Đương nhiên là cần phải lựa chọn PPDHphù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình trạngđang có

2) Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốtnhất

3) Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền Tính hiệnđại của TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu

Vietluanvanonline.com Page 18

Trang 19

cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng

sư phạm hiện đại

Tóm lại, trên đây là bốn cơ sở quan trọng nhất, là căn cứ xuất phátkhi tiến hành lựa chọn, lập kế hoạch các PPDH Điều quan trọng nhất làcần xác định lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thểgiúp học sinh:

- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá

- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo,theo phương pháp khoa học

- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện,cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập

1.2.4 Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh ( T.S Trịnh Thị Hải Yến – Vụ THPT - Bộ GD – ĐT Nguyễn Phương Hồng – Viện khoa học GD Tạp chí Giáo dục số

54 (03/2003) trang 22.)

1.2.4.1 Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động

SGK đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng hoạt động Trongtừng đơn vị kiến thức, GV có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để HSchiếm lĩnh kiến thức Căn cứ vào nội dung kiến thức trong SGK, điều kiệnthiết bị, thời gian học tập và khả năng học tập của HS, GV cân nhắc và lựachọn nội dung để tổ chức cho HS hoạt động Một số hoạt động thường gặptrong dạy học vật lí là:

1 Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập)

•Đặt câu hỏi nghiên cứu

•Nêu dự đoán

•Đề ra giả thuyết

2 Thu thập thông tin

•Quan sát các hiện tượng, thí nghiệm, sự kiện

Vietluanvanonline.com Page 19

Trang 20

•Tìm được những thông tin cần thiết từ sách, báo,

•Lập kế hoạch khám phá

Ví dụ: Thiết kế thí nghiệm (TN); lựa chọn dụng cụ TN; chỉ ra đại lượngcần đo; những điều cần xác định trong TN; những yếu tố cần giữnguyên, không thay đổi khi làm TN

3 Xử lí thông tin

•Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu và nêu ý nghĩa của chúng

•Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị

•Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát

•So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận

4.Thông báo kết quả làm việc

•Mô tả lại những TN đã làm

•Trình bày, giải thích những việc đã làm bằng: lời, hình vẽ, đồ thị

•Nêu kết luận đã tìm thấy được

Trang 21

Trong từng hoạt động, GV có thể phát huy tính tích cực nhận thức của

HS ở những mức độ khác nhau, kinh nghiệm cho thấy khi dạy học theo hướngtích cực hoạt động nhận thức của HS, trong một tiết học, GV thường dễ bị

“cháy giáo án” Do đó, Gv cần xác định hoạt động trọng tâm (tùy thuộc MT

đã được lượng hóa của bài học cũng như cơ sở thiết bị dạy học cho phép),phân bổ thời gian hợp lí để điều khiển hoạt động học tập của học sinh

1.2.4.2 Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động

Dù sử dụng phương pháp nào thì giáo viên cũng phải sử dụng một hệthống câu hỏi phù hợp để hỗ trợ cho phương pháp chính mà mình lựa chọn

Hệ thống câu hỏi của giáo viên nhằm hướng dẫn học sinh tiếp cận, phát hiện

và chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo, quyết địnhchất lượng lĩnh hội của lớp học.Trong mỗi hoạt động, giáo viên dự kiến hệthống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu học sinh hoạt động để hướng dẫn họcsinh tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới Mỗi hoạt động đềunhằm mục tiêu (MT) chiếm lĩnh một kiến thức hay rèn luyện một kĩ năng cụthể phục vụ cho việc đạt được MT chung của bài học

Để đạt được yêu cầu đó giáo viên cần chú ý

1 Giảm số câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, mang tính chất kiểm

tra, chỉ yêu cầu nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, thườngchỉ có một câu hỏi trả lời đúng, ngắn, không cần suy luận

Loại câu hỏi này thường được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức

đã học với kiến thức sắp học, khi học sinh đang tiến hành, luyện tập hoặckhi củng cố kiến thức vừa mới học

2 Tăng số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích nhận thức cao hơn,

đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa,vận dụng kiến thức đã học cũng như các câu hỏi mở có nhiều phương ántrả lời

Vietluanvanonline.com Page 21

Trang 22

Loại câu hỏi này thường được sử dụng khi học sinh đang được cuốn hútvào các cuộc thảo luận tìm tòi, khi họ tham gia giải quyết vấn đề cũng nhưkhi vận dụng các kiến thức đã học trong tình huống mới.

Tăng cường câu hỏi yêu cầu nhận thức cao không có nghĩa là xemthường loại câu hỏi kiểm tra sự ghi nhớ vì không tích lũy kiến thức, sự kiệnđến một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tư duy sáng tạo

Trong thực tế, giáo viên ít khi sử dụng thành công loại câu hỏi kíchthích tư duy MT của việc đặt câu hỏi thường thất bại vì giáo viên không biếtđặt câu hỏi như thế nào và khi nào thì nên dùng nó Chẳng hạn như khi nghiêncứu định luật Ôm:

Câu hỏi “Dựa trên số liệu đo đươc, các em hãy cho biết cường độ dòngđiện I chạy qua điện trở và hiệu điện thế U giữa hai điện trở đó có tỉ lệ thuậnvới nhau không? Là câu hỏi đã chứa đựng kiến thức và chỉ yêu cầu học sinhtrả lời “có” hoặc “không”, không đòi hỏi học sinh tư duy tìm ra mối liên hệgiữa hai đại lượng I và U Nhiều khi các em trả lời đúng câu hỏi này nhưng cóthể chưa biết thế nào là tỉ lệ thuận và có thể cho rằng U phụ thuộc vào I, tức làchưa nắm bắt được bản chất của sự phụ thuộc này

Còn câu hỏi “Dựa vào số liệu đo được, em hãy nhận xét về mối quan hệgiữa hai đại lượng I và U?” đòi hỏi học sinh tư duy tìm ra sự phụ thuộc tỉ lệthuận và có khả năng bộc lộ sai sót cho rằng U phụ thuộc I, thông qua đó giáoviên có thể phân tích, điều chỉnh nhận xét của học sinh, giúp học sinh hiểuđúng bản chất của sự phụ thuộc đó

Một số kĩ năng đặt câu hỏi

Dưới đây là một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăngdần của Bloom

1 Câu hỏi Biết

Ứng với mức độ lĩnh hội (LH) 1 “nhận biết”

Vietluanvanonline.com Page 22

Trang 23

MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,

Việc trả lời các câu hỏi này giúp học sinh ôn lại được những gì đã học,

đã đọc hoặc đã trải qua Các từ để hỏi thường là: “CÁI GÌ…”, “BAONHIÊU…”, “HÃY ĐỊNH NGHĨA…”, “CÁI NÀO…”, “EM BIẾT NHỮNG

GÌ VỀ…”, “KHI NÀO ”, “BAO GIỜ…”, “HÃY MÔ TẢ ”…

Ví dụ: Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn

2 Câu hỏi Hiểu

Ứng với mức độ LH 2 “thông hiểu”

- MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ liệu, sốliệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…

- Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng diễn tả bằng lờinói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nộidung đang học Các cụm từ để hỏi thường là: “TẠI SAO…”, “HÃY PHÂNTÍCH…”, “HÃY SO SÁNH…”, “HÃY LIÊN HỆ…”, “HÃY PHÂNTÍCH…”,…

- Ví dụ: Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được vàthời gian để đi hết quãng đường đó; hoặc hãy xác định giới hạn đo và chianhỏ nhất của bình chia độ

Vietluanvanonline.com Page 23

Trang 24

huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng các cụm từnhư: “LÀM THẾ NÀO…”, “HÃY TÍNH SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA…”, “EM

CÓ THỂ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ… NHƯ THẾ NÀO”,…

- Ví dụ: Hãy tính vận tốc trung bình của một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B biết độdài quãng đường đó là 150 km, ô tô khởi hành lúc 8h15’ và đến vào lúc12h30’ Hay làm thế nào để sử dụng thước dài đã bị gãy đầu có vạch số 0?

4 Câu hỏi Phân tích

Ứng với mức độ LH 4 “phân tích”

• MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dungvấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minhmột luận điểm

• Việc trả lời câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng tìm ra được mối quan

hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận Việc đặt câu hỏi phân tích đòihỏi học sinh phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế: “TẠISAO…”, đi đến kết luận “EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ…”, “HÃYCHỨNG MINH…” Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thểhiện sáng tạo)

• Ví dụ: Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớncủa lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng; hoặc hãy chứngminh cái đinh vít là một dạng của mặt phẳng nghiêng

5 Câu hỏi Tổng hợp

Ứng với mức độ LH 5 “tổng hợp”

• MT của câu hỏi loại này là để kiểm tra xem học sinh có thể đưa ranhững dự đoán, giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất cótính sáng tạo

• Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, các em phải tìm ranhững nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung Để trả

Vietluanvanonline.com Page 24

Trang 25

lời câu hỏi tổng hợp khiến học sinh phải: dự đoán, giải quyết vấn đề vàđưa ra các câu trả lời sáng tạo Cần nói rõ cho học sinh biết rõ rằng các

em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo,tưởng tượng của riêng mình Gv cần lưu ý rằng câu hỏi loại này đòi hỏimột thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho học sinh có đủ thờigian tìm ra câu trả lời

• Ví dụ: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho nhữnggia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qualại; hoặc hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước (những viênphấn) bằng bình chia độ

6 Câu hỏi Đánh giá

Kết luận: Hiệu quả kích thích tư duy học sinh khi đặt câu hỏi ở mức

độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của học sinh

Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu giáo viên đặt câu hỏi khó để học sinh không

có khả năng trả lời được Và mặt khác, thật không có nghĩa nếu đặt câu hỏiquá dễ đối với khả năng của học sinh giáo viên cần có nhận xét, động viênngay những câu hỏi, trả lời đúng cũng như câu hỏi trả lời chưa đúng Nếu tất

cả học sinh đều trả lời sai thì giáo viên cần đặt câu hỏi đơn giản hơn để họcsinh có thể trả lời được vì học sinh chỉ có hứng thú học khi họ thành côngtrong học tập

Vietluanvanonline.com Page 25

Trang 26

Một số kĩ thuật trong khi hỏi

Dưới đây xin gợi ý một số kĩ thuật trong khi hỏi

1 Dừng một chút sau khi đặt câu hỏi

2 Nhận xét một cách khuyến khích đối với câu trả lời của học sinh

3 Tạo điều kiện cho nhiều Hs trả lời một câu hỏi

Tạo điều kiện để cho mỗi Hs đều được trả lời câu hỏi, ít nhất 1 lần trong giờ học

Đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời hoặc dựa vào một phần nào

đó trong câu trả lời để tiếp tục đặt câu hỏi

Yêu cầu học sinh giải thích câu trả lời của mình (bản thân học sinh)

7 Yêu cầu học sinh liên hệ câu trả lời với những kiến thức khác

Không nên:

1 Nhắc lại câu hỏi của mình

2 Tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra

3 Nhắc lại câu trả lời của học sinh

1.3 Những hoạt động nhận thức phổ biến trong dạy học vật lý

1.3.1 Theo lý thuyết hoạt động, hoạt động học có cấu trúc nhiều thành phần có quan

hệ tác động lẫn nhau, một bên là động cơ, mục đích, phương tiện, một bên làhoạt động, hành động và thao tác: Một hoạt động bao gồm nhiều hành động

và hành động được thực hiện bằng hàng loạt các thao tác

Người ta phân biệt hoạt động nhận thức thành hành động vật chất vàhành động trí tuệ, tương ứng với chúng sẽ có hai loại thao tác chân tay và thaotác trí tuệ

Thao tác chân tay (thao tác vật thể) sử dụng những công cụ, phươngtiện vật chất như mắt, tay, dụng cụ thí nghiệm, máy đo… Thao tác trí tuệ (tư

Vietluanvanonline.com Page 26

Trang 27

duy) hoàn toàn diễn ra trong óc, sử dụng những khái niệm và những phươngpháp suy luận Trong thực hiện hành động nhận thức luôn có sự kết hợp giữathao tác chân tay và thao tác trí tuệ.

1.3.2 Các khâu thành tố và các hành động thành tố trong tiến trình khoa học xây

4) Diễn đạt (kết luận, mô hình)

5) Vận dụng kiến thức (giải thích, tiên đoán)

6) Đối chiếu kiểm tra sự phù hợp của kết luận

1.3.3 Các hoạt động trong hoạt động nhận thức vật lý còn được phân loại theo

hoạt động tương ứng với mục đích và những thao tác nhận thức cụ thể [20]

1) Quan sát, nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của sự vật hiện tượng.2) Phân tích một hiện tượng phức tạp ra những hiện tương đơn giản.3) Xác định những giai đoạn, diễn biến của hiện tượng

4) Tìm dấu hiệu giống nhau của các sự vật hiện tượng

Trang 28

5) Bố trí thí nghiệm để tạo ra một hiện tượng trong những điều kiện xác định.

6) Tìm những tính chất chung của nhiều sự vật hiện tượng

7) Tìm mối liên hệ khách quan phổ biến giữa các sự vật hiện tượng.8) Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng

9) Mô hình hoá những sự kiện thực tế quan sát được dưới dạng những khái niệm, những mô hình lý tưởng để sử dụng chúng làm công cụ của tư duy

10) Đo một đại lượng vật lý

11) Tìm mối quan hệ giữa các hiện tượng, đại lượng vật lý

12) Dự đoán diễn biến của một hiện tượng trong những điều kiện thực

tế xác định

13) Giải thích một hiện tượng thực tế

14) Xây dựng một giả thuyết

15) Từ giả thuyết suy ra hệ quả

16) Lập phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết (hệ quả).17) Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế của những khái niệm,những định luật vật lý Bố trí thí nghiệm để tạo ra một hiện tượng trongnhững điều kiện xác định

18) Diễn đạt bằng lời những kết quả thu được qua hoạt động

19) Đánh giá kết quả hành động

20) Tìm phương pháp chung để giải quyết vấn đề

1.4 Định hướng thiết kế tiến trình hoạt động dạy học

Để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát huy tính tích cực,tựchủ sáng tạo của học sinh trong việc xây dựng kiến thức mới,vai trò của giáoviên hết sức quan trọng và rất quyết định Giáo viên phải vận dụng lý luậndạy học hiện đại vào thiết kế và thực hiện tổ chức hoạt động dạy học theonhững quy trình hợp lý.Khi thiết kế tiến trình hoạt động dạy học theo

Trang 29

hướng xây dựng tình huống học tập và định hướng hoạt động nhận thức củahọc sinh theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học giáo viên phải lần lượtthực hiện các nhiệm vụ sau: 1, Thiết lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức ;

2, Xác định mục tiêu dạy học; 3, Tổ chức tình huống có vấn đề; 4, Địnhhướng hoạt động nhận thức của học sinh theo tiến trình khoa học xây dựngkiến thức

1.4.1 Thiết lập sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức

Từ sự suy nghĩ,để hiểu sâu sắc về kiến thức cần dạy,căn cứ vào logíccủa tiến trình nhận thức khoa học,trình độ nhận thức của học sinh,thực tiễnphương tiện dạy học,giáo viên thiết lập tiến trình khoa học xây dựng kiếnthức,sơ đồ hoá tiến trình.Sơ đồ là cơ sở định hướng khái quát cho giáo viênsuy nghĩ thiết kế mục tiêu dạy học và tiến trình dạy học cụ thể.Là cơ sở quantrọng,là tiền đề cần thiết để có thể tổ chức và định hướng khái quát hoạt độnghọc tích cực tự chủ,sáng tạo giải quyết vấn đề,xây dựng kiến của học sinhtrong quá trình dạy học

1.4.2 Xác định mục tiêu dạy học

Là cái đích giáo viên muốn đạt được khi dạy học một kiến thức cụ thể

Là mục tiêu do chương trình,sách giáo khoa và do tiến trình khoa họcxây dựng kiến thức đặt ra,để hướng tới mục tiêu kiến thức,kỹ năng và tháiđộ,được thể hiện thông qua kết quả học của học sinh

Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá hiệu quả dạy học

Trang 30

tham gia vào quá trình tìm tòi giải quyết vấn đề,tạo động cơ thúc đẩy hoạtđộng nhận thức tích cực của học sinh.

Xây dựng kiến thức bắt đầu từ tình huống có vấn đề này,tình huốnglàm xuất hiện câu hỏi có tác dụng định hướng tư duy tìm tòi của học sinhnhằm trúng mục tiêu nội dung kiến thức cần tìm kiếm

1.4.3 Hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí

Xây dựng một kiến thức là triển khai giải quyết tình huống có vấn đề,

có thể là quá trình chuyển tiếp nhiều tình huống học tập khác và cuối cùng đạtđược câu trả lời cho câu hỏi vấn đề đã nêu ra

Trong các giai đoạn, các bước của phương pháp giải quyết vấn đề.Người học phải tự tìm tòi các biện pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra và có thể

tự đánh giá kết quả của mình, còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, gợi mở,định hướng cho sinh viên giải quyết vấn đề

Xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tìnhhuống học tập trong giờ học là hoạt động quan trọng của tiến trình hoạt độngdạy học Trong chương 2 chúng tôi sẽ trình bày chi tiết việc xây dựng tìnhhuống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờhọc vật lí

1.5 Khảo sát thực trạng dạy học ở trường phổ thông theo hướng tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh

1.5.1 Thực trạng dạy học vật lý và bài tập vật lý ở các trường trung học phổ

thông

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã tiến hành điều trakhảo sát ở ba trường trung học phổ thông thuộc các huyện miền núi của tỉnhThái Nguyên, đó là: Trường THPT Định Hoá , trường THPT Phú Lương,trường THPT Nguyễn Huệ, với mục đích sau:

Trang 31

Điều tra về cơ sở vật chất phục vụ dạy học.

Tìm hiểu về đặc điểm của học sinh miền núi và chất lượng học tập nóichung, học tập môn vật lý nói riêng

Khảo sát phương pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện phục vụgiảng dạy, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, …

Từ đó phân tích các hạn chế, khó khăn, tìm nguyên nhân, đề ra biệnpháp khắc phục

Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 10, giáo viên vật lý, lãnh đạo ở cáctrường trên

Phương pháp điều tra: Trao đổi với lãnh đạo nhà trường, giáo viên vật

lý, nói chuyện với học sinh, tham quan phòng thí nghiệm, dự giờ Qua đóchúng tôi thu được kết quả sau:

1.5.2 Cơ sở vật chất phục vụ dạy học

+ Nhìn chung cả ba trường chúng tôi điều tra ( Trường THPT ĐịnhHoá, Trường THPT Phú Lương, Trường THPT Nguyễn Huệ) đều thiếu phònghọc vì thế học sinh phải học hai ca

+ Về phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm cơ bản đầy đủ và đồng

bộ, nhưng ít được sử dụng và nếu sử dụng chưa đem lại hiệu quả cao vì cácnguyên nhân sau:

- Các thiết bị thí nghiệm mới có và giáo viên chưa được tập huấn đầy đủ vì thếchưa biết sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa khai thác hết được tác dụng củathí nghiệm

- Không có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm

- Các trường miền núi thường thiếu giáo viên, vì thế giáo viên thường phải làmthêm giờ, dạy hai ca do đó không còn thời gian thích đáng để chuẩn bị thínghiệm cho tiết học Trong hoàn cảnh đó nếu sử dụng thí nghiệm cũng khôngđem lại hiệu quả như mong muốn

Trang 32

+ Qua điều tra chúng tôi thấy ở các trường giáo viên thường cập nhậtchậm các sách tham khảo phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình vàphương pháp giảng dạy vật lý hiện nay Các phương tiện kỹ thuật dạy họcnhư máy chiếu, máy tính đều có song còn ít và hầu như không được sử dụngtrong dạy học hoặc nếu có sử dụng không đem lại hiệu quả vì đa số giáo viênmiền núi còn hạn chế về tin học và không có đủ thời gian thích đáng đểnghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

+ Về học sinh tất cả các học sinh của cả ba trường đều có sách giáokhoa và 70% có sách bài tập vật lý Nhưng chỉ khoảng 10% có sách thamkhảo Vì thế hầu hết học sinh chỉ làm bài tập ở sách giáo khoa và một số bàitập giáo viên cho, ngoài ra không tự làm thêm các bài tập khác

1.5.3 Đặc điểm của học sinh THPT ở tỉnh Thái Nguyên

1.5.3.1 Đặc điểm của học sinh

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du và miền núi phía bắc, trong

đó đa số các huyện là miền núi, điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội còn nhiềukhó khăn

Qua điều tra bằng phiếu thăm dò, tham khảo các bài kiểm tra chấtlượng của học sinh, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh và một số phụhuynh chúng tôi thu được những kết quả sau:

- Đa số học sinh khả năng giao tiếp hạn chế, tự ti

- Đa số học sinh nhận thức chậm, khả năng làm việc độc lập rất kém

- Sự nhanh nhẹn, sáng tạo, tính tự lực tư duy thấp

- Thiếu ý chí vượt khó, vươn lên trong cuộc sống và trong học tập

- Khả năng vận dụng, liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn còn hạn chế

- Khả năng phân tích, tổng hợp rất kiến thức còn yếu

Trang 33

1.5.3.2 Tình hình học tập của học sinh

Qua điều tra bằng phiếu thăm dò, tham khảo các sổ điểm, các bài kiểmtra chất lượng của học sinh, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh và dựgiờ chúng tôi thu được những kết quả sau:

Chất lượng học tập của tất cả các môn của học sinh miền núi thấp (15%khá giỏi, 50% trung bình còn lại yếu kém) Trong đó các môn khoa học tựnhiên và ngoại ngữ rất thấp, đa số học sinh sợ và ngại học những môn này,đặc biệt là môn vật lý

- Chất lượng học tập của môn vật lý của học sinh miền núi rất thấp (10% khágiỏi, 40% trung bình, còn lại là yếu kém)

- Đa số học sinh ( 65%) cho rằng vật lý là môn học trừu tượng, khó hiểu, phảihọc là do bắt buộc nên không hứng thú học tập

- Tìm hiểu về mức độ tích cực, tự lực trong giờ học của học sinh thì có khoảng20% học sinh chú ý nghe giảng, suy nghĩ, tích cực phát biểu, xây dựng bài,65% chủ yếu chỉ nghe giảng và không phát biểu, 15% không chú ý nghegiảng

- Đa số học sinh (80%) học sinh chỉ học thuộc lòng những gì giáo viên cho ghitrong vở và những định nghĩa ở sách giáo khoa, chỉ khoảng 10% học sinh tựgiác làm bài tập sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo, 60% học sinhchỉ làm những bài tập dễ ở sách giáo khoa, 30% học sinh hầu như không làmbài tập ở nhà Thời gian tự học môn vật lý ở nhà rất ít thường chỉ từ 2 đến 3giờ trong tuần

- Số học sinh tự lực giải được bài tập rất ít (10%) còn lại cần sự giúp đỡ củagiáo viên, thậm chí có học sinh không giải được mặc dù có sự giúp đỡ củagiáo viên (10%)

Tìm hiểu về những khó khăn của học sinh khi giải bài tập cho thấy:30% không hiểu và tóm tắt được đầu bài, 50% không nhớ lý thuyết, 60%

Trang 34

không biết vận dụng lý thuyết vào giải bài tập, 30% gặp khó khăn trong

tính toán

1.5.3.3 Tình hình giảng dạy của giáo viên

Qua điều tra khảo sát của chúng tôi ở các trường THPT Định Hoá,Nguyễn Huệ và trường THPT Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên cho thấy sốgiáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tổ chứchoạt động nhận thức cho học sinh so với số giáo viên thường xuyên sử dụngcác phương pháp dạy học khác được thống kê theo bảng sau: (Số giáo viêntrong bảng trả lời phiếu điều tra)

Trường

Tổng

số giáo viên Vật lý

Phương pháp dạy học thường dùng

phương pháp

100%

3 25%

3 25%

2 16,67%

3 25%

1 8,33% Nguyễn

Huệ

8 100%

3 37,5%

2 25%

1 12,5%

2 25%

0 0% Phú

Lương

15 100%

3 20%%

3 20%

3 20%

5 33,33%

1 6,67%

Qua số liệu trên, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên chỉ sử dụngphương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, diễn giải đôi khitrong giờ học có sử dụng các câu hỏi gợi mở nêu vấn đề cho học sinh mộtcách rời rạc chưa thành hệ thống Một số ít giáo viên đôi khi có sử dụngphương pháp GQVĐ Qua trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy theo phương

pháp này cho thấy các giáo viên thường trình bày ở mức độ 1 "Trình bày có tính chất vấn đề".

Trang 35

Các thí nghiệm Vật lý để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hầunhư không được sử dụng Hệ thống câu hỏi thiếu gợi mở do vậy chưa tạođược sự yêu thích, hứng thú học tập vật lý cho học sinh.

1.5.4 Phân tích những hạn chế, khó khăn, tìm nguyên nhân, hướng khắc phục

+ Những kết quả điều tra ở trên cho thấy học sinh miền các trường

THPT chưa xác định được động cơ, mục đích học tập, không hứng thú vớimôn vật lý, chưa có phương pháp học tập hiệu quả, thời gian dành chomôn vật lý còn ít, khă năng nhận thức tích cực, tự lực kém, chất lượnghọc tập thấp

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên trong đó có cả nguyên nhân khách quan, cả nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân khách quan:

- Do điều kiện kinh tế xã hội: Đa phần học sinh THPT xuất thân từ giai đìnhnông dân thu nhập thấp, kinh tế không ổn định, các em vừa học vừa phải giúp

đỡ gia đình nhiều công việc do đó điều kiện và thời gian đầu tư cho học tập bịhạn chế

- Đội ngũ giáo viên ở các trường THPT vừa thiếu vừa yếu, đa số là những giáoviên ở thành phố nên công tác, do đó việc đổi mới phương pháp dạy học đểphát huy được tiềm năng của học sinh là rất khó

*Nguyên nhân chủ quan:

- Do điều kiện địa hình khó khăn, kinh tế văn hoá xã hội chưa phát triển, các

em ít được tiếp xúc với phương tiện hiện đại, ít được giao lưu với các hoạtđộng xã hội, nên vốn ngôn ngữ của học sinh nghèo nàn, kỹ năng đọc, nói,viết còn yếu, chưa chính xác

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải dạy của giáo viên các trườngTHPT:

Trang 36

- Trình độ kiến thức chuyên môn ít được tích luỹ thêm, kiến thức về phươngpháp và đổi mới phương pháp còn bất cập, không theo kịp với xu thế pháttriển chung Nguyên nhân là:

1) Thời gian dành cho bồi dưỡng thường xuyên chưa hợp lý, còn quá ít so vớiyêu cầu nội dung cần lĩnh hội

2) Trong quá trình công tác giáo viên thường phải làm thêm giờ, kiêm nhiệmcác công việc khác như: Quản lý,trực phòng thí nghiệm, thư viện, đoànđội…

3) Điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển kéo theo đời sống của giáo viên cònrất nhiều khó khăn, ngoài giờ lên lớp hầu hết giáo viên phải tăng gia sản xuất

để cải thiện đời sống gia đình

4) Qúa trình dạy học theo cách cũ lâu ngày, áp lực công việc nhiều gây nên tưtưởng ngại đổi mới, cộng với trình độ xuất phát của cả giáo viên và học sinhđều thấp

Kết luận chương 1

Trong chương 1 chúng tôi đã tập trung nghiên cứu những vấn đề vềquan điểm hiện đại về dạy học, phương pháp dạy học và việc tổ chức cho học

sinh hoạt động nhận thức Kết quả nghiên cứu cho thấy, dạy học là hoạt động

cơ bản của việc giáo dục - đào tạo trong các nhà trường.Trong dạy học,thầygiữ vai trò quan trọng , thầy không phải chỉ là người truyền đạt kiến thức màphải là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh để trở thành chủ thể hoạtđộng Thầy là người khởi xướng và tổ chức quan hệ "thầy - trò; trò - trò", tổchức cho người học hợp tác và học hỏi lẫn nhau trên cơ sở phát huy tính tíchcực, tự lực chủ động tham gia hoạt động của tập thể người học Học sinh làchủ thể của quá trình học tập, chỉ thực sự đạt kết quả cao nếu học sinh làngười có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo

Trang 37

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong SGK, điều kiện thiết bị, thời gianhọc tập và khả năng học tập của HS, GV cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổchức cho HS tích cực hoạt động nhận thức.

Trong dạy học, phương pháp dạy học được quy định bởi nội dung, mụctiêu và nhiệm vụ dạy học và mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu vànhược điểm Giáo viên phải biết lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phươngpháp dạy học để đạt hiệu quả cao nhất của giờ học

Xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tìnhhuống học tập trong giờ học là hoạt động quan trọng của tiến trình hoạt độngdạy học

Kết quả điều tra thực trạng dạy học ở một số trường THPT ở tỉnh TháiNguyên cho thấy giáo viên và học sinh của các trường vùng núi thường gặpnhiều khó khăn trong dạy và học Học sinh ít tự giác và thiếu thời gian,phương tiện học tập Đa số giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyềnthống như thuyết trình, diễn giải chỉ đôi khi có sử dụng các câu hỏi gợi mởnêu vấn đề cho học sinh trong giờ học

Trang 38

Chương 2:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG.SỰ CHUYỂN THỂ" 2.1 Xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí

2.1.1 Những đặc trưng cơ bản của xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn

học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí

Đặc trưng cơ bản của xây dựng tình huống học tập và giải quyết tìnhhuống học tập là "tình huống có vấn đề”, "tình huống gợi vấn đề", "tìnhhuống học tập"

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫnhọc sinh giải quyết tình huống học tập, nội dung cơ bản là ta phải tạo ra đượctình huống có vấn đề, gợi cho học sinh thấy cần thiết, có nhu cầu cần giảiquyết và có niềm tin ở khả năng có thể giải quyết được Như vậy tình huốnggợi vấn đề thoả mãn các điều kiện sau:

họ có thể giải quyết được dưới sự tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên

Tổ chức tình huống học tập là tạo ra hoàn cảnh để học sinh tự ý thứcđược vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu, hứng thú giải quyết vấn đề, biết đượcmình cần phải làm gì và sơ bộ xác định được làm như thế nào Các tình huống

Trang 39

học tập cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí của sự phát triển vấn đề cầnnghiên cứu nhằm đưa học sinh tiến dần từ chỗ chưa biết, từ biết không đầy đủđến biết đầy đủ và nâng cao dần năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

2.1.1.2 Đặc trưng thứ hai

Đặc trưng thứ hai của việc xây dựng tình huống học tập và giải quyếttình huống học tập là chia quá trình thành những giai đoạn, những bước cótính mục đích chuyên biệt Có nhiều ý kiến, quan điểm ủng hộ và thống nhấtgồm bốn giai đoạn và mười bước

*

Giai đoạn 1: Giai đoạn định hướng (gồm 2 bước)

- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề cần nghiên cứu, hoặc người học tự nêu vấn đềcần nghiên cứu Qua đó, người học ý thức được mâu thuẫn nhận thức và cónhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó

- Bước 2: Người học phát biểu vấn đề, ở bước này người học nêu lên nhữngmâu thuẫn cần giải quyết mà bản thân họ ý thức được, qua đó họ định hướngđược các hoạt động tìm kiếm, Nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn, tổchức của giáo viên

*

Giai đoạn 2 : Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (gồm 2 bước)

- Bước 3: Người học huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm mà bản thân đã tíchluỹ được, từ đó họ lựa chọn, sử dụng những cái cần thiết có liên quan giảiquyết vấn đề đặt ra

- Bước 4: Người học tự nêu lên các giả thuyết

- Bước 5: Người học tự lập kế hoạch thực hiện

*

Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch (gồm 2 bước)

- Bước 6: Dưới sự tổ chức, theo dõi, uốn nắn của giáo viên người học tự lựcthực hiện kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề

Trang 40

- Bước 7: Người học tự lực đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nếu kết quảnghiên cứu phù hợp với giả thuyết thì chuyển sang giai đoạn kết luận, đánhgiá kết quả Nếu kết quả không phù hợp - Nghiên cứu lại giả thuyết.

*

Giai đoạn 4: Kiểm tra, tổng kết (gồm 3 bước)

- Bước 8: Người học phát biểu ý kiến, kết luận, chuyển sang thử nghiệm

- Bước 9: Người học kiểm tra thử nghiệm kết quả nghiên cứu

- Bước 10: Người học tổng kết đánh giá kết quả Khái quát những tri thức mới,

kỹ năng, kỹ xảo mới, những hành động trí tuệ mới

Tuy nhiên việc phân ra các bước là hoàn toàn tương đối, ta có thể cắt

bỏ hoặc làm tắt các bước trên cơ sở nội dung, vấn đề cụ thể, mức độ cụ thể

Nhận xét: Qua sơ đồ trên ta thấy trong các giai đoạn, các bước của

phương pháp giải quyết vấn đề Người học phải tự tìm tòi các biện pháp giảiquyết vấn đề đã đặt ra và có thể tự đánh giá kết quả của mình, còn giáo viêngiữ vai trò hướng dẫn, gợi mở, định hướng cho học sinh giải quyết vấn đề

Ngày đăng: 14/07/2016, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w