1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tục lệ về hôn lễ của người việt

12 447 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 94 KB
File đính kèm Tục lệ về hôn lễ của người việt.rar (23 KB)

Nội dung

Lễ Chạm Ngõ còn được gọi là Lễ Xem Mắt vì đây là dịp để trai gái biết rõ nhau hơn và thân nhân của gia đình nhà trai có cơ hội tìm hiểu tuổi, thái độ, và tư cách của cô dâu tương lai lúc

Trang 1

I Khái quát chung:

Theo phong tục Việt, cái gốc của gia đình gọi là hôn nhân Có hôn nhân mới

có vợ chồng và con cái Mục đích của hôn nhân là để duy trì gia thống nên việc lập gia đình là việc quan trọng của đại gia đình Việc lấy vợ lấy chồng gọi là hôn nhân, cưới xin, hôn thú, hôn thư, hay giá thú

Từ ngàn xưa, ở Việt Nam chúng ta, tuy rằng việc dựng vợ gả chồng là quyền của cha mẹ, nhưng cha mẹ vẫn hỏi ý kiến con cái trước khi quyết định và việc thuận tình của con cái ít khi bị cha mẹ cản trở Vì cha mẹ hết lòng thương yêu và lo cho con cái nên con cái đã hết sức vâng lời cha mẹ và cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Ngày nay, các bậc cha mẹ chỉ đóng vai trò cố vấn và thực hiện cưới xin khi con cái

đã đến tuổi hiểu biết trong việc kén chọn nhau

Theo truyền thống dân Việt, việc kén vợ kén chồng rất quan trọng Sau đây là các phong tục mà những gia đình người Việt đã từng áp dụng để kén vợ kén chồng cho con: lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống, kén con ông cháu cha, và kén gia đình có luân lý đạo đức Kén vợ cho con, các bậc cha mẹ chú trọng đến đức hạnh hơn là nhan sắc vì “cái nết đánh chết cái đẹp.” Thêm vào đó, các bậc cha mẹ còn phải xem trai gái có hợp tuổi với nhau không vì có hợp tuổi nhau thì mới hòa thuận, làm ăn mới thịnh vượng, và sinh con mới tốt lành Trai gái không hợp tuổi nhau thì khi lấy nhau sẽ có rất nhiều điều đáng tiếc như hay gây sự với nhau, làm ăn hay bị thất bại, con cái bị hư hỏng, và vợ chồng sẽ bị ly thân rồi ly dị

II Tục lệ về hôn lễ của người Việt

Ở thời xa xưa, tục lệ về hôn lễ của nước Việt ta rất phức tạp, tiền nhân ta đã có

đến sáu tiến trình về hôn lễ:

1 Lễ Nạp Thái (kén chọn)

2 Lễ Vấn Danh (hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của cô gái)

3 Lễ Nạp Cát (so đôi tuổi được tốt)

4 Lễ Nạp Tệ (ăn hỏi)

5 Lễ Thỉnh Kỳ(xin cưới)

Trang 2

6 Lễ Thân Nghênh hay Nghênh Hôn (lễ cưới)

Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ thứ XX đến nay, hôn lễ ở nước ta chỉ có ba tiến trình

như sau: Lễ Chạm Ngõ, Lễ Ăn Hỏi, Lễ Cưới Khi đã làm Lễ Cưới ở nhà, nếu sau đó không nhờ nhà thờ hay nhà chùa chính thức làm Lễ Cưới thì phải đến khai tại cơ quan chính quyền địa phương để xin tờ giá thú

1 Lễ Chạm Ngõ

Sau khi hai bên gia đình đã ưng thuận việc hỏi vợ gả chồng cho con, Lễ Chạm Ngõ mới được cử hành Lễ Chạm Ngõ còn được gọi là Lễ Xem Mắt vì đây là dịp để trai gái biết rõ nhau hơn và thân nhân của gia đình nhà trai có cơ hội tìm hiểu tuổi, thái độ, và tư cách của cô dâu tương lai lúc còn ở nhà gái ra sao để có quyết định làm Lễ An Hỏi và Lễ Cưới

Ở Việt Nam trước đây, khi tổ chức Lễ Chạm Ngõ, nhà trai thường đem trầu cau, rượu, trà, và các loại bánh để nhà gái dâng cúng gia tiên rồi đem biếu chú bác

cô dì cậu mợ Sau khi đến nhà gái, vị đại diện nhà trai (ông bố của chú rể tương lai) ngỏ lời với nhà gái về Lễ Chạm Ngõ Sau đó, vị đại diện của nhà gái (ông bố của cô dâu tương lai) đáp lời chào mừng và ưng thuận Tiếp theo đó, việc cúng gia tiên của nhà gái được cử hành, các vị đại diện gia đình nhà trai và nhà gái cùng chú rể và cô dâu tương lai đều cùng nhau cúng bái Sau khi cúng gia tiên nhà gái, mọi thân nhân của hai gia đình hiện diện trong buổi Lễ Chạm Ngõ đều được nhà gái mời dự tiệc trà

ăn mừng Lễ Chạm Ngõ Sau bữa tiệc trà, họ nhà trai ra về

2 Lễ Ăn Hỏi

Lễ Ăn Hỏi (Lễ Đính Hôn) là lễ rất quan trọng của việc hôn nhân Theo phong

tục của Việt Nam, nhà trai phải đáp ứng lời đòi hỏi của nhà gái về việc đưa đầy đủ những phần lễ vật vào ngày Lễ Ăn Hỏi như những quả cau, những lá trầu, những hộp trà, những gói nem, bánh chưng, bánh dày, những hộp bánh quế, bánh bích quy, bánh ngọt, heo quay, xôi gấc, và rượu, v.v để nhà gái làm lễ cúng gia tiên và biếu thân bằng quyến thuộc với mục đích báo tin mừng Khi đem lễ vật đến nhà gái trong dịp Lễ Ăn Hỏi, nhà trai tổ chức dẫn lễ vật một cách thật trang trọng bằng cách để

Trang 3

các lễ vật vào hộp, xếp vào mâm, và bao phủ bằng giấy bóng màu vàng và màu đỏ rồi cử người ăn mặc chỉnh tề để đi cùng với gia đình nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái Nếu nhà trai ở gần nhà gái thì đi bộ, nếu ở xa thì đi bằng xe hơi Nếu đi bằng xe hơi thì khi gần đến nhà gái, mọi người phải xuống xe để đi bộ thành đoàn người mang lễ vật đến nhà gái một cách trang trọng và chỉnh tề

Sau Lễ Ăn Hỏi và sêu tết, nhà trai phải bàn thảo và đề nghị với nhà gái đề ấn định ngày làm Lễ Cưới

3 Lễ Cưới.

a.Thách cưới.

Trước đây ở Việt Nam, khi đồng ý để nhà trai làm Lễ Cưới, nhà gái có lệ

“thách cưới” nhà trai “Thách cưới” có nghĩa là nhà gái đòi các thứ cho cô dâu và gia đình nhà gái gồm các đồ trang sức và quần áo cưới cho cô dâu và các đồ lễ cưới cho gia đình nhà gái như tiền bạc, trà rượu, trầu cau, bánh trái, thịt heo thịt bò, và gạo nếp gạo tẻ, v.v để làm tiệc thiết đãi bà con và bạn hữu

b Chọn ngày làm đám cưới.

Sau khi nhà trai và nhà gái đã thỏa thuận mọi việc, hai bên phải ấn định ngày làm đám cưới bằng cách chọn ngày tốt có ghi rõ trong âm lịch Trong các tấm lịch

ta, ở mỗi tờ lịch, các chi tiết sau đây đều được ghi rõ: ngày này là ngày nào trong năm, các tuổi nào kỵ với ngày này, ngày này nên làm những việc gì và nên kiêng cữ những việc gì, giờ tốt là giờ nào, và giờ xấu là giờ nào, v.v Tóm lại là ngày làm Lễ Cưới phải không xung không kỵ với các tuổi của chú rể và cô dâu

c Thiệp Báo Hỷ và Thiệp Mời.

Hiện nay, sau khi ấn định ngày làm đám cưới, nhà trai và nhà gái còn cùng nhau làm những tấm thiệp báo hỷ và thiệp mời để gửi cho thân nhân, bằng hữu, và đăng báo

d Chuẩn Bị Lễ Rước Dâu và Đưa Dâu.

Sau khi đã ấn định ngày làm đám cưới và đã gửi thiệp báo hỷ và thiệp mời, nhà trai phải chuẩn bị Lễ Cưới, tiệc cưới, tiệc trà, máy chụp ảnh, máy quay phim, mua nhẫn

Trang 4

cưới cho cả chú rể và cô dâu, và chuẩn bị lễ rước dâu Nhà gái cũng phải chuẩn bị việc đón tiếp nhà trai đến rước dâu, chuẩn bị máy chụp ảnh và máy quay phim, chuẩn bị lễ gia tiên, lễ Tế Tơ Hồng, tiệc trà, và lễ đưa dâu

đ Rước Dâu.

- Nếu nhà trai ở gần nhà gái trong cùng làng xóm thì khi nhà trai đem các lễ vật đi đón dâu, mọi người đi bộ thành đoàn người tề chỉnh,nếu ở xa thì dùng xe hơi hay thuyền để đón dâu

- Người đi đầu đám rước dâu phải là một ông già cầm hương hoa Đi liền sau là ba của chú rễ và những người mang lễ vật dẫn cưới Tiếp theo là chú rể, phù rễ và họ hàng của chú rể, v.v

- Người mẹ của chú rể thường đi đón dâu tại nhà gái, khi rước dâu về tới nhà thì bà

mẹ chú rể mới ra đón con dâu vào nhà

e Lễ Vu Quy.

- Lễ Vu Quy, nghĩa là lễ đưa con gái về nhà chồng

- Khi về đến ngõ nhà trai, bà mẹ chồng ra đón tiếp con dâu và thân nhân nhà gái

g Lễ Gia Tiên tại Nhà Chồng.

- Sau khi được đón tiếp về tới nhà chồng, cô dâu theo chú rể đến chào ông bà và cha mẹ chồng rồi vào lễ gia tiên Sau khi lễ gia tiên xong, chủ hôn nhà trai và nhà gái đeo nhẫn cưới cho cô dâu chú rể

h Lễ Tơ Hồng

- Theo truyền thống người Việt ta, cô dâu chú rể đứng hàng ngang trên chiếu trải trước hương án để lạy 4 lạy, vái 3 vái, rồi quỳ nghe người đại diện nhà trai đọc văn

tế Tơ Hồng

- Khi người ta đọc xong văn tế, chú rể cô dâu lại lễ tạ Nguyệt Lão rồi cùng uống chung một ly rượu và ăn một miếng trầu đã có sẵn trên bàn thờ Tơ Hồng

i Tiệc Cưới Tại Nhà Trai.

- Sau khi cô dâu, chú rể lễ bái và chào mừng mọi người, chủ nhà trai mời những người hiện diện của nhà trai và nhà gái trong đám cưới vào dự tiệc cưới tại nhà trai

Trang 5

k Lễ Động Phòng hay Giao Duyên.

- Ngay buổi tối hôm đám cưới, có lễ động phòng cho cô dâu chú rể

- Cô dâu chú rể dắt nhau vào trong phòng làm lễ hợp cẩn

- Sau đó, cô dâu lạy chồng hai lạy và chồng đáp lại một vái

n Lễ Lại Mặt

- Sau khi cưới được 3 ngày, hai vợ chồng phải đem xôi, chè, rượu, và trầu cau

về nhà bố mẹ vợ để cúng gia tiên

p.Tuần Trăng Mật

- Sau khi cưới, vợ chồng thường nghỉ một tuần để đi chơi chung với nhau Tuần trăng mật này rất quan trọng cho hạnh phúc của cuộc đời đội vợ chồng từ sau ngày cưới cho đến khi đầu bạc răng long

q Cưới Chạy Tang

- Khi gặp trường hợp bất đắc dĩ, gia đình phải làm lễ cưới ngay sau khi có ông,

bà, cha, hay mẹ chết bất thình lình Việc làm lễ cưới vội vã trước khi làm đám tang

có tên là cưới chạy tang Đám cưới chạy tang rất giản dị và nhanh chóng đối với cả hai gia đình vì mọi người còn phải dành thì giờ để lo đám tang cho thân nhân

III Một số tục lệ về hôn lễ của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1, Tục cướp vợ của người H’Mông

Tháng giêng, khi những rừng mơ nở trắng, báo hiệu mùa cưới lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp các bản làng Tây Bắc và Ðông Bắc cũng rộn lên Người Mông có tục cướp vợ Khi người con trai quen biết một người con gái và muốn cô gái đó làm vợ họ sẽ đi kéo cô gái về nhà Để kéo được cô gái về nhà, người con trai phải chiêu đãi, mời rượu một số người bạn cùng lứa tuổi để họ đi kéo giúp Chàng trai và bạn bè của anh có thể tìm cô gái ở chợ, ở đêm chơi trăng hay lúc đi làm nương Khi đã kéo được cô gái về nhà, chàng trai lại phải mời rượu bạn để cảm ơn Chàng trai sẽ phải nhờ chị gái của mình (hoặc em gái) để trông không cho cô gái trốn khỏi nhà mình Chị gái của chàng trai sẽ có mặt bên cô gái được kéo về suốt cả

ba ngày đêm

Trang 6

Phong tục chính là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội của con người, được mọi người công nhận và làm theo Có những phong tục mang tính cổ hủ, song

có phong tục tô đẹp bản sắc văn hóa người dân Việt Nam

Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây - Ðông Bắc Ở vùng Tây Bắc giáp biên giới nước Lào, tục cướp vợ có sắc thái biểu cảm thật trữ tình Vào một đêm trăng thanh, chàng trai miền núi vác chiếc thang tựa cửa nhà người yêu, rồi thổi một điệu kèn môi tình tứ bằng chiếc lá Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn thức, xốn xang Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì chàng lập tức ghé thang lên, trèo vào và cõng nàng chạy vào rừng Họ ở bên nhau 3 ngày, rồi trở về nhà bố mẹ vợ, xin phép cưới

Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục cướp vợ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn Chàng trai đi chợ, bắt gặp một cô gái xinh đẹp Chàng liền quay về,

rủ một số bạn trai thân tình, mượn những con ngựa thật khoẻ Họ hùng dũng ra chợ, chàng đi sát bên cô gái, bất ngờ bế thốc cô gái lên ngựa rồi phi nước kiệu Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ trước thì chàng đặt tay trái về phía cô, cô đặt tay trái lên rồi đạp chân trái của mình lên mô bàn chân cứng cáp của chàng, theo đà lên ngựa Họ sống với nhau từ 2 đến 7 ngày Sau đó, chàng đưa nàng về nhà vợ hỏi cưới

Trong khi đó, tục cướp vợ của người Kinh mang tính chất cộng đồng, làng xóm Cụ thể, một số làng thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội thường tổ chức tục cướp vợ rất đặc biệt (ngày nay không còn) Vào dịp lễ xướng, dân làng chọn một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, chăm chỉ và một chàng trai khỏe mạnh, chịu khó Cô gái ra làng ở, nằm mộng 7 ngày 7 đêm Chàng trai nấp dưới bụi khoai nước bờ ao Khi lễ hội được diễn ra, cô gái cất tiếng hát:

Tao có chiếc yếm lưỡi cày Chẳng để cho mày thì để cho ai

Tiếng hát vừa dứt chàng trai vọt lên bờ vác cô gái chạy đi, theo sau là tiếng hò reo, đuổi, ném đất dẻo, bắn cung bằng thân dâu của dân làng Nếu chàng đưa cô gái

Trang 7

sang bờ bên kia an toàn thì năm ấy dân làng làm ăn thịnh vượng, được mùa, trẻ em mau lớn Bằng không thì ngược lại Nhìn chung, tục lệ cướp vợ ở mỗi vùng khác nhau, song tựu chung lại vẫn là phản ánh tâm tư, tình cảm của con người, đồng thời tạo nên nét độc đáo riêng cho nền văn hóa nước nhà

2 Tổ chức đám cưới hai lần.

Người Hà Nhì sinh sống ở vùng đất giáp ranh Lai Châu và Lào Cai Trai gái dân tộc này có phong tục trùm kín chăn khi hát giao duyên tình tự với nhau mỗi khi trong bản có lễ hội Trùm chung chăn kín nhưng họ vẫn giữ được ranh giới nhất định, bởi vì luật tục của người Hà Nhì rất khắt khe với những cô gái chưa chồng

Thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà, thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ Cả nhà đồng ý thì làm lễ trước bàn thờ "kính cáo" với tổ tiên gia đình mình có cô con dâu mới, sau đó nhà chú rể làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới cùng vui

Nếu có điều kiện thì nhà trai mang lễ sang nhà cô dâu, gồm: mấy đồng bạc trắng (nhiều năm gần đây là tiền mặt), một con lợn khoảng 50 kg, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống cùng xôi nếp và trứng chia đều làm hai gói Ðây là lần cưới đầu tiên của chàng trai Người vợ từ đó trở đi phải mang họ nhà chồng Khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần thứ hai với chính vợ mình

3 Sau hai lần ăn hỏi mới được kết hôn

Ðó là phong tục đối với người con trai dân tộc Dao Ðỏ Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô gái nào thì chàng trai về nói với bố mẹ tới nhà gái hỏi tuổi người mình yêu Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình chàng trai trao tặng nhà cô gái đồng bạc trắng Nhà gái dù muốn gả con hay không thì lần xin hỏi đầu

họ cũng đều từ chối nhận đồng bạc trắng ấy

Một thời gian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai, nếu ba ngày sau đó mà không thấy nhà gái đem trả đồng bạc trắng thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con

Trang 8

cho nhà mình Gia đình chàng trai chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật tới nhà cô gái

Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện thời gian nhàn rỗi trong một năm để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ thêu do nhà trai đưa tới hôm lễ ăn hỏi chính thức

Nổi bật nhất trong đám cưới của người Dao Ðỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn trùm lên chiếc mũ đỏ màu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những chiếc lắc đồng xinh xinh Mũ áo của cô dâu người Dao Ðỏ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo về sắc màu sắc và sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống

Ðã có khá nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật mô tả vẻ đẹp hiếm có của trang phục phụ nữ Dao Ðỏ Ðặc biệt là phong tục mời cưới của họ thay thiếp mời hồng bằng giấy là hai đồng tiền xu bằng kẽm cổ truyền (là biểu tượng gắn bó cả đời giữa cô dâu và chú rể)

Người được mời dự cưới phải trả lại hai đồng tiền xu trên khi đi dự cưới và mừng cô dâu chú rể đồng tiền giấy (giống nhau về giá trị và giống nhau cả về hình thức, đựng trong phong bì kín)

3 Cùng họ không được phép lấy nhau.

Người dân tộc Mông ở Tây Bắc dù mang họ gì ví dụ họ Giàng, họ Tráng, họ Thào, họ Cư, họ Má, họ Lừu trai gái yêu nhau mà phát hiện ra cùng có họ giống nhau, dù họ xa bao nhiêu đời đi nữa, cũng không được phép lấy nhau

Theo quan niệm truyền thống của người Mông, đã cùng mang tên họ giống nhau thì đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng Ngoài ra, ở nhiều nơi, chú rể người Mông còn thực hiện một phong tục đặc biệt: sáng mồng Một Tết Nguyên đán, phải tự nguyện làm tất cả mọi việc cho gia đình, từ nấu cỗ cho đến rửa bát Sau đó, khách quý đến chơi nhà, người vợ chủ động làm cơm mời khách, chồng

và khách uống rượu càng say thì người vợ càng vui vì được coi là người hiếu khách

và rất yêu quý chồng Thế mới có chuyện có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm

Trang 9

mới mua của vợ đắp cho bạn ngủ sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn không phàn nàn gì

4 Cưới vợ sau 3 năm ở rể.

Với người dân tộc Thái, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta thường rủ bạn

bè mang những chiếc khèn đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái Qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chọn được người yêu rồi sẽ nói với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân

Theo tục lệ cũ, người con trai phải đến ở nhà người con gái trong 3 tháng trước khi làm lễ cưới chính thức Anh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới và chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc.Sau thời gian

“thử thách” 3 tháng, nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý, chàng trai sẽ trở về nhà báo cho bố mẹ mình biết Lần này, anh ta mới được mang tư trang của mình đến nhà gái

và ở đó suốt 3 năm

Lễ thành hôn chính thức chỉ được tiến hành sau 3 năm Sau 3 năm đó, nếu đồng ý lấy chàng trai, cô gái sẽ búi tóc bằng trâm cài đầu và cái độn tóc giả do gia đình nhà trai mang đến Cô gái nào không muốn cưới chàng trai sau 3 năm đó sẽ phản kháng bằng cách tự cắt tóc mình

Sau lễ cưới, chú rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng Lần này, nàng dâu phải chuẩn bị nhiều quà biếu gia đình bên chồng như tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng, một bộ quần áo thật đẹp biếu bố chồng và những tấm khăn piêu biếu cô bác bên chồng

IV Một số hủ tục trong hôn lễ của người Việt Nam.

1. Tảo hôn.

Tảo hôn có nghĩa là:việc kết hôn của những người vị thành niên chưa đến tuổi kết hôn mà pháp luật quy định Trong tảo hôn có thể cả chồng và vợ hoặc một trong hai người chưa đến tuổi kết hôn Ở mỗi nước khác nhau, căn cứ vào trình độ phát triển

Trang 10

xã hội, phong tục tập quán của nhân dân và mức độ phát triển tâm sinh lí của con người mà pháp luật quy định độ tuổi kết hôn khác nhau

Pháp luật Việt Nam (điều 9, Luật hôn nhân và gia đình) quy định tuổi kết hôn của nam giới là 20 tuổi trở lên, của nữ giới là 18 tuổi trở lên

Tảo hôn là tệ nạn xã hội, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình cần được đấu tranh xoá bỏ Theo Bộ luật hình sự Việt Nam, những hành vi tổ chức tảo hôn (tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn) cũng như hành vi tảo hôn (tức cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của toà án buộc chấm dứt quan hệ đó) đều được xem là tội phạm

Ảnh hưởng của tình trạng tảo hôn

- Đến đời sống xã hội

+ Phá vỡ tính trật tự trong quản lý xã hội, phá vỡ tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng đến chủ trương, của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng chế độ gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

+ Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chậm phát triển về thể chất tinh thần trí tuệ, dị dạng dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số của huyện, xã, tỉnh, hay nói rộng ra là cả đất nước

- Đến chính họ

+ Trẻ đẻ ra trong các cặp tảo hôn thường nhẹ cân hơn so với đứa trẻ bình thường khác

+ Tỷ lệ những đứa trẻ sinh ra bị bệnh và dị tật bẩm sinh ở những đứa trẻ sinh ra từ những cặp tảo hôn thường chiếm tỷ lệ cao hơn, việc mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ sức khoẻ để nuôi dưỡng bào thai sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi

+ Việc mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên khi cơ thể người

mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ sức khoẻ để nuôi dưỡng bào thai sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của người mẹ

Ngày đăng: 08/07/2016, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w