Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt N
Trang 1ĐỀ 6:
Sinh viên: Phạm Thị Thiên Thiên Kiều
câu 1:trình bầy những hiểu biết của anh chị về tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên người Việt
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt - tộc người đa số - mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người Mường, người Thái Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là
sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam
1 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ khi nào? Cho đến nay có khá nhiều các giả thuyết, nó được hình thành vào thời Bắc thuộc, cùng với những ảnh hưởng của văn hóa Hán Nhưng một
số vấn đề được trao đổi: liệu thời điểm ra đời có thể sớm hơn không, mối quan hệ giữa yếu tố bản địa và yếu tố du nhập trong việc hình thành tín ngưỡng này diễn ra như thế nào? chúng ta hãy tìm hiểu từ nền tảng văn hóa - xã hội của cộng đồng cư dân Việt
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác Bởi thế nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: “tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích” Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của
họ được bình yên, suôn sẻ Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống Trong sự thờ cúng này đã thực sự nảy sinh mối quan hệ hai chiều: người chết cần đến sự cúng
lễ của người sống để có thể yên ổn ở thế giới bên kia, không thành “ma đói” lang thang, còn người sống chỉ có thể an bình, thanh thản khi được che chở, phù trợ một cách bí ẩn của người chết Linh hồn các bậc tiền bối luôn luôn bên cạnh con cháu, mách bảo cho họ và giúp đỡ họ có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng “vừa tầm” với mọi lớp người cả về mặt nội dung đạo lý và nghi thức thực hiện Do đó, khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu
Trang 2Các tôn giáo ngoại lai, để tồn tại được ở Việt Nam, đã buộc phải dung hòa với thứ tín ngưỡng bản địa cắm rễ sâu trong tâm thức người Việt – thờ cúng tổ tiên Còn các tôn giáo xuất hiện nội sinh trong nước như Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam cũng đã biết dựa trên cơ sở của đạo thờ cúng ông bà Không chỉ các tôn giáo, mà ngay cả trong các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ Mẫu…, ta cũng thấy dấu vết tác động của tín ngưỡng thờ tổ tiên ở
sự biết ơn cội nguồn, biết ơn các đấng sinh thành
Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và cả điều kiện kinh tế của gia chủ Nhìn chung bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau: bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả… Các gia đình bình dân, đồ thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sứ, còn các gia đình giàu có thế nào cũng có đồ thờ tự bằng đồng Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ, gia đình con thứ, con út chỉ thờ vọng nên bài trí bàn thờ cũng đơn giản hơn con trưởng
Với trách nhiệm thờ phụng nhiều đời: cao, tằng, tổ, khảo, bàn thờ các gia đình chi trưởng, ngành trưởng có đặt các tấm thần chủ được làm bằng gỗ táo (với ý nghĩa cây táo sống nghìn năm) ghi rõ tên tuổi các vị tổ
Trên bàn thờ ở các từ đường dòng họ có bài vị Thủy tổ của họ, bài vị có sự chuyển dịch Khi thờ cúng đến đời thứ năm thì thần chủ của đời này được đem chôn, vì thế mới có câu “Ngũ đại mai thần chủ” Các thần chủ đời sau được chuyển lên bậc trên, và tấm thần chủ của ông mới nhất được thay vào vị trí “khảo” Như vậy, các gia đình chi thứ, ngành thứ, các vị tổ đời thứ tư, thứ ba chỉ được thờ vọng, mà chủ yếu thờ hai đời gần nhất (ông bà, cha mẹ)
Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm dù
đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu Không chỉ cúng lễ trong các dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin…, không chỉ trong những ngày lễ tiết như Tết nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc(ngày mồng một), Vọng (ngày rằm) theo chu kỳ tuần trăng, mà các vị tổ tiên còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hòa, dựng vợ gả chồng… Con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc Có thể nói trong tâm thức những người sống tổ tiên là bất tử Người Việt dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên
để báo cáo và để cầu tổ tiên
Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ
Lễ thức trong tang ma được coi là lễ thức quan trọng bậc nhất để đưa ông bà, cha mẹ vừa mất
về gặp tổ tiên và gia nhập vào hàng các vị tổ tiên (những người vừa mới mất được lập bàn thờ riêng cho tới khi giỗ hết, cải táng sạch sẽ mới được phép thờ chung với tổ tiên Sau lễ tang ma,
lễ giỗ là nghi thức rất được chú trọng trong tâm lý người Việt
Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ "hậu" do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật
Vì kính trọng tổ tiên, người Việt coi việc tang ma là trọng sự, gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên
Trang 3Ngày giỗ (kỵ nhật) là ngày kỷ niệm ngày mất của người thân trong gia đình hàng năm thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta) Trong các ngày giỗ có ba ngày chú ý nhất: tiểu tường (giỗ đầu), đại tường (giỗ hết), trừ phục (lễ cởi bỏ đồ tang) Các ngày giỗ thường kỳ trong các năm sau được coi là cát kỵ (giỗ lành)
Trước lễ Tiểu tường, nhiều gia đình còn làm lễ Tiên thường (cáo giỗ) nhằm xin phép Thổ công
để linh hồn người đã mất trở về gia đình nhận giỗ Đồ lễ cúng trong giỗ đầu và giỗ hết phải chuẩn bị rất chu đáo Theo quy định xưa, vào ngày giỗ đầu, trang phục tang lễ mũ gậy, áo xô lại được con cháu mang ra mặc Đồ mã được gửi cho người chết cũng theo quy định: ở lễ tiểu đường đó là “mã biếu” vì người chết phải sử dụng để biếu các ác thần mong tránh sự quấy nhiễu (dân gian quan niệm cõi âm như cõi trần), ở lễ Đại tường và lễ Trừ phục (một ngày tốt được chọn sau lễ Đại tường để đốt bỏ tang phục) đồ mã còn cần nhiều hơn: mọi vật dụng sinh hoạt cho người chết ( quần áo, giầy dép, xe cộ), thậm chí cả các hình nhân bằng giấy để xuống cõi âm phục vụ cho họ Sau khi hóa (đốt) những đồ mã này, đổ một chén rượu lên đống tàn vàng để vật mã trở thành của người thế giới bên kia
Mùng Mười tháng Ba hàng năm đã trở thành ngày giỗ của vua Hùng, thành ngày hội tụ con cháu khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ Có thể nói ngày giỗ tổ Hùng Vương là sự phát triển cao có tính chất trìu tượng hóa ý thức về cội nguồn, bắt rễ sâu xa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã, trong gia đình và gia tộc Triết lý cội nguồn trên phạm vi quốc gia ấy cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc củng cố về mặt lý luận cho sự liên kết các quan hệ máu mủ thân tộc Nhà và nước, nước và nhà, nước mất thì nhà tan, nước giàu thì dân mạnh Chính vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam từ gia đình, dòng họ đến Tổ quốc
đã không ngừng được giữ gìn bảo tồn qua các bước thăng trầm của lịch sử, bất chấp mọi mưu
đồ, xâm lược đồng hóa của giặc ngoại xâm
Trong các hệ thống tín ngưỡng tôn giáo bản địa của nước ta thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là quan trọng bậc nhất Ở đó ta thấy được niềm tin của con người vào một thế giới bên kia, nơi có một cuộc sống giống như thế giới mà chúng ta đang sống Thông qua các nghi lễ thờ cúng con người mong muốn có được sự che trở, giúp đỡ của tổ tiên, lúc nào trong tâm tưởng họ
tổ tiên cũng luôn theo sát Chính niềm tin đó đã giúp họ sống tốt hơn, có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, đồng thời cũng giúp mọi người xích lại gần nhau hơn Mỗi dịp giỗ chạp
là lúc những người trong gia đình dòng họ có điều kiện để gặp gỡ thăm hỏi nhau, tạo thêm sự thân thiết đoàn kết, gắn bó
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước
Vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như đã khái quát trên có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc Hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ còn được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là "hiếu với dân, với nước" Trong đời sống xã hội hiện đại, đã có thời kỳ người ta nghĩ đơn giản nhưng không đơn giản được
Câu 2:giới thiệu về hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn
Trang 4Tl:hiện vật tiêu biểu nhất của Đông Sơn mà chúng ta co thể nhắc tới đó chính là trống đồng Đông Sơn Năm 1987, các tác giả Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên và Trịnh Sinh trong cuốn “ Trống đồng Đông Sơn” đã giới thiệu 144 chiếc trống đồng Đông Sơn, cùng đề cập đến một số trống đồng Đông Sơn phát hiện được ở các nước Đông Nam Á Công phu hơn cả là công trình nghiên cứu tập thể của Viện Khảo cổ học do GS Phạm Huy Thông chủ trì “ Trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam” bằng hai ngôn ngữ Anh- Việt xuất bản năm 1990, đã giới thiệu
118 trống lớn, 6 trống minh khí với đầy đủ bản vẽ và ảnh Đây có thể coi là công trình công bố một cách đầy đủ, cập nhất về trống đồng Đông Sơn lúc bấy giờ
Trên cơ sở nguồn tư liệu đó, nhiều vấn đề về trống đồng Đông Sơn được đề cập đến, nhất là vấn đề phân loại trống đồng
Về kiểu dáng trống đồng Đông Sơn phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho là có 2 dạng trống đồng Một dạng là trống thấp lùn, một dạng là trống cao gầy Nhưng mối quan hệ giữa hai dạng kiểu dáng này thì chưa được sáng tỏ Sự diễn biến của trống trước hết được thể hiện trên mặt trống Loại trống sớm như Ngọc Lũ, Cổ Loa, Hoàng Hạ có mặt trống nhỏ hơn tang trống trống càng muộn, mặt trống càng rộng ra, loại muộn nhất mặt trống tràn ra ngoài tang trống Những loại trống sớm trên mặt trống chưa có các nhóm tượng cóc, loại trống muộn trên mặt trống có gắn tượng cóc ngồi theo chiều ngược kim đồng hồ, có loại là tượng cóc đơn, có loại là tượng cóc cõng nhau
Hoa văn trang trí thân trống đồng Ngọc Lũ
Đó là về kiểu dáng, còn về hoa văn trang trí trên mặt, tang và thân trống cũng có những diễn biến nhất định Trước hết những trống sớm, hoa văn trang trí phong phú, ngoài các loại hoa văn
kỹ hà như văn vòng tròn đồng tâm, vòng tròn đơn, vòng tròn kép, vòng tròn tiếp tuyến, văn răng cưa, văn răng lược, hồi văn … còn có các vành hoa văn về động vật như chim bay, chim đứng rình mồi, hưu nai chạy, bò u, cá sấu…Đặc biệt là hoa văn tả cảnh sinh hoạt của con người lúc bấy giờ như cảnh giã gạo đôi, cảnh đánh trống, đánh chiêng, cảnh trẻ em chơi trồng nụ trồng hoa, cảnh nhảy múa, cảnh đua thuyền, cảnh thuyền chiến v.v…
Hoa văn trang trí tang trống đồng Ngọc Lũ
Những hoa văn này được khắc vẽ rất hiện thực sinh động Những trống muộn có xu hướng giảm dần hoa văn và ngày càng cách điệu Cảnh người hóa trang nhảy múa trông giống như cờ lau bay, không rõ hình người và một số trống đã không còn các vành hươu, nai xuất hiện Ngay cả vành tả cảnh sinh hoạt trên mặt trống cũng không còn, mà chỉ còn hoa văn kỹ hà cùng một vành có 4 hoặc 6 con chim bay theo chiều ngược kim đồng hồ, tang trống không còn vành thuyền chiến hoặc đua thuyền Hoa văn kỹ hà cũng trang trí theo một quy trình chặt chẽ, trống nào đã trang trí văn răng lược thì không có văn răng cưa, hoặc trái lại đã có văn răng cưa thì không có vân răng lược
Trên cơ sở diễn biến của kiểu dáng và hoa văn trang trí, các nhà khảo cổ học nước ta phân loại trống đồng Đông Sơn thành các loại hình có niên đại sớm muộn khác nhau Trong đó, nhóm trống Ngọc Lũ đẹp nhất, có niên đại sớm nhất Nhóm trống muộn nhất có kích thước nhỏ, chế tạo thô thiển, hoa văn trang trí cực kỳ đơn giản, thường chỉ có văn mặt trời Tiêu biểu cho loại này là trống Thượng Nông, trống Đào Xá, trống Tùng Lâm
Trang 5Giữa hai nhóm trống đó là nhóm trống có kích thước tương đối nhỏ, hoa văn đơn giản chỉ còn vành hoa văn chim bay Nhóm này có số lượng tương đối lớn, tiêu biểu là trống Định Công, trống Quảng Thắng, trống Bình Đà Nhóm trống này có kích thước tương đối lớn Mặt trống hơi chườm ra ngoài tang trống và có khối lượng cóc trên mặt trống, hoa văn trang trí trên mặt trống được cách điệu cao như kiểu cờ bay; tiêu biểu là trống Hữu Chung, trống Lạc Long, trống Phú Phương…
Qua các phân tích trên, chúng ta có thể thấy rõ: từ trong hàng ngàn, hàng vạn trống đồng phân
bổ trên một vùng rộng lớn của Đông Nam Á, các nhà khảo cổ đã nhận biết ra được trống đồng loại 1 HeGer Rồi trên cơ sở phân tích kiểu dáng và phong cách hoa văn trang trí cùng trang phục của các hình người trang trí trên trống đồng loại I Heger đã nhận ra sự khác biệt của trống đồng Đông Sơn khác với trống đồng loại I Heger của tộc Điền Vân Nam, Trung Quốc Từ đó đi đến xác định trống đồng Đông Sơn là di vật tiêu biểu của người Việt cổ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc.Trên cơ sở diễn biến của kiểu dáng và hoa văn trang trí, các nhà khảo cổ học nước ta phân loại trống đồng Đông Sơn thành các loại hình có niên đại sớm muộn khác nhau Trong đó, nhóm trống Ngọc Lũ đẹp nhất, có niên đại sớm nhất Nhóm trống muộn nhất có kích thước nhỏ, chế tạo thô thiển, hoa văn trang trí cực kỳ đơn giản, thường chỉ có văn mặt trời Tiêu biểu cho loại này là trống Thượng Nông, trống Đào Xá, trống Tùng Lâm
Giữa hai nhóm trống đó là nhóm trống có kích thước tương đối nhỏ, hoa văn đơn giản chỉ còn vành hoa văn chim bay Nhóm này có số lượng tương đối lớn, tiêu biểu là trống Định Công, trống Quảng Thắng, trống Bình Đà Nhóm trống này có kích thước tương đối lớn Mặt trống hơi chườm ra ngoài tang trống và có khối lượng cóc trên mặt trống, hoa văn trang trí trên mặt trống được cách điệu cao như kiểu cờ bay; tiêu biểu là trống Hữu Chung, trống Lạc Long, trống Phú Phương…
Qua các phân tích trên, chúng ta có thể thấy rõ: từ trong hàng ngàn, hàng vạn trống đồng phân
bổ trên một vùng rộng lớn của Đông Nam Á, các nhà khảo cổ đã nhận biết ra được trống đồng loại 1 HeGer Rồi trên cơ sở phân tích kiểu dáng và phong cách hoa văn trang trí cùng trang phục của các hình người trang trí trên trống đồng loại I Heger đã nhận ra sự khác biệt của trống đồng Đông Sơn khác với trống đồng loại I Heger của tộc Điền Vân Nam, Trung Quốc Từ đó đi đến xác định trống đồng Đông Sơn là di vật tiêu biểu của người Việt cổ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc
ĐỀ 7:
Sinh viên: Trần Thị Hải Yến
Câu 1: Khái niệm tổ quốc trong văn hóa Việt Nam
Tổ quốc là một khái niệm rất quen thuộc trong ngôn ngữ Việt Nam Định nghĩa “Tổ quốc : Là hoàn cảnh chính trị mà chúng ta đang sống
- Là đất nước nơi mà chúng ta sinh ra, lớn lên và làm công dân của nước đó
- Là lãnh thổ mà lịch sử đã thuộc về 1 dân tộc bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước, yêu Tổ quốc của họ Lòng yêu nước đó tuy một phần là tình cảm rất tự
Trang 6nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh
mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch
sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm Yêu nước là đặt lợi ích của
Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược Qua những
Trang 7cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc
từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước
Như vậy trong văn hóa việt nam Tổ Quốc đã trở thành máu thịt, là cuộc sống của từng người dân Việt Nam thật gần gũi, thật thiêng liêng
Câu 2: Giới thiệu về một danh nhân văn hóa thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ
Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442) là quan nhà Hồ và công thần khai quốc nhà Hậu
Lê trong lịch sử Việt Nam Ông quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương)
Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ Sau khi Việt Nam
bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông
Trang 8Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo, mà cụ thể là Nho giáo Khổng Mạnh Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị củanhà Minh lên Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu nhà Hậu Lê
Tư tưởng nhân nghĩa: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong
toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước Nhân nghĩa còn được thể hiện ước mơ xây dựng xã hội lý
tưởng cho nền thái bình muôn thuở: xã hội Nghiêu Thuấn của Nguyễn Trãi Tất nhiên
mơ ước ấy của ông là không tưởng
Mệnh trời: Nguyễn Trãi tin ở Trời và ông coi Trời là đấng tạo hóa sinh ra muôn vật
Cuộc đời của mỗi con người đều do mệnh trời sắp đặt Vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định Nhưng Trời không chỉ là đấng sinh thành, mà còn có tình cảm, tấm lòng giống như cha mẹ Lòng hiếu sinh và đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và nguyện vọng tha thiết của lòng người, đó là hạnh phúc, ấm no và thái bình Nếu con người biết tuân theo lẽ trời, mệnh trời, thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng Và ngược lại, theo Nguyễn Trãi, nếu con người không theo ý trời, lòng trời, thì có thể chuyển yên thành nguy và tự rước họa vào thân
Tư tưởng nhân dân: Nguyễn Trãi đầy lòng thương dân, yêu dân và trọng dân Ông
khẳng định nhân dân là lực lượng sản xuất ra vật chất của xã hội và động lực quyết định
sự hưng vong của triều đại, đất nước Ông được coi là nhân vật lịch sử có tư tưởng nhân dân cao quý nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
Quan điểm sống: Nguyễn Trãi khuyên con người ta nên tu thân theo các tiêu chuẩn Nho
giáo: sống trung dung, tuân theo tam cương ngũ thường, đặc biệt là đạo hiếu và đạo trung
Về ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi,Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam
Trang 9Đầu năm 1428, ngay cả khi chưa chính thức lên ngôi vua, Bình Định Vương đã đại hội các tướng và các quan văn võ, định công ban thưởng Nguyễn Trãi được ban cho quốc tính (họ Lê)
và tước Quan phục hầu, tiếp tục giữ chức Nhập nội Hành khiển như cũ, được khắc tên trên biển Khai quốc công thần Ngày 29 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi làm lễ lên ngôi ở điện Kính Thiên tại Đông Kinh, đại xá thiên hạ, giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo với cả nước về việc chiến thắng quân Minh.Tháng 2 năm 1437, vua Lê Thái Tông lại sai Nguyễn Trãi cùng với hoạn quan Lương Đăng sửa định nhã nhạc và qui chế lễ nghi trong triều đình Đây vốn là công việc mà Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ sai làm từ trước, nhưng chưa kịp thi hành Tuy nhiên, vì bất đồng ý kiến gay gắt với Lương Đăng, chỉ bốn tháng sau, Nguyễn Trãi xin rút lui khỏi công việc này Tháng 12 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho ban bố các nghi thức lễ đại triều do Lương Đăng soạn định với triều đình
khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về hưu trí ở Côn Sơn- nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông - chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua
Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông Nhà vua lúc đó mới hai mươi tuổi, đang độ thanh niên, không ai nghĩ rằng đó lại là chuyến tuần du cuối cùng của vua Và kéo theo sau đám tang là một vụ án oan khiên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.Ngày 1 tháng
9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu thí nghịch.Ngày 19 tháng
9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.Sau khi Nguyễn Trãi chết, đa phần những di cảo thơ văn và trước tác của ông đều bị tiêu hủy Bản khắc in sách Dư địa chí bị Đại Tư đồ Đinh Liệt sai hủy năm 1447 Nhiều trước tác mất vĩnh viễn đến nay như Luật thư, Ngọc đường di cảo, Giao
tự đại lễ, Gia quyến Nguyễn Trãi cũng lưu tán khi biến cố Lệ Chi Viên xảy đến Theo gia phả
họ Nguyễn Nhị Khê, em trai Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Hùng chạy về Phù Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh Nguyễn Phù - một người con của Nguyễn Trãi - chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn Bà vợ thứ năm của Nguyễn Trãi là Lê thị, đang mang thai, phải trốn về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương Đặc biệt, bà vợ thứ tư của Nguyễn Trãi là Phạm
Trang 10Thị Mẫn, lúc đó cũng đang mang thai, được người học trò cũ của chồng là Lê Đạt giúp chạy trốn vào xứ Bồn Man, sau về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa Tại Đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang
họ mẹ là Phạm Anh Vũ
Thời điểm Nguyễn Trãi mất cũng gần thời điểm vua Lê Nhân Tông lên ngôi, Thái hậu Nguyễn Thị Anh buông rèm nhiếp chính Ngày 18 tháng 10 năm 1459, Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân đảo chính, giết Lê Nhân Tông và Thái hậu, lên ngôi vua bốn ngày sau đó và trở thành vị vua thứ tư của nhà Hậu Lê Thế nhưng, thời gian trị vì của vị vua này kết thúc vào ngày 24 tháng 6 năm 1460 khi các quan đại thần như Đinh Liệt, Nguyễn Xí, Lê Lăng, tổ chức cuộc binh biến lần thứ hai, phế truất và giết Lê Nghi Dân Gia Vương Lê Tư Thành được tôn lên ngôi vào ngày
26 tháng 6 năm ấy, trở thành vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê - Lê Thánh Tông Lê Thánh Tông
là con trai của Lê Thái Tông với bà Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, người từng chịu ơn cứu mạng của vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ trong những ngày bà mang nặng đẻ đau vua Lê Thánh Tông năm 1442 Có lẽ vì thế, dù chưa từng và không thể gặp mặt Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông hẳn có sự chú ý đặc biệt với vị lão thần quá cố
Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm oan khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, bèn được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện.Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8
năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu
Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi song đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi Viên
Các tác phẩm còn lại đến nay của ông, phần lớn được sưu tập và tập hợp trong bộ Ức Trai thi
tập của Dương Bá Cung, được khắc in vào năm 1868 đời nhà Nguyễn
Cả cuộc đời Nguyễn Trãi đã cống hiến cho đất nước và cho văn chương và xứng đáng là một danh nhân văn hóa thế giới