Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: Tín ngưỡng phồn thực, Tam phủ, Tứ phủ, Thờ động vật và thực vật, Tín ngưỡng sùng bái con người. Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Là người Việt Nam thì mọi người đều thờ cúng tổ tiên, mọi người đều thờ ông bà”.Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt tộc người đa số mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người Mường, người Thái... Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người. Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Trang 1MỤC LỤC
Trang:
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I Khái quát chung về tín ngưỡng 3
1 Khái niện tín ngưỡng 3
2 Phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo 4
II Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam 5
1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì? 5
2 Cơ sở hình thành 7
3 Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 13
4 Các biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 15
III Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong bối cảnh hiện nay 19
1 Vai trò của tín ngưỡng tổ tiên trong bối cảnh hiện nay 19
2 Những điểm còn tồn tại và giải pháp khắc phục 22
KẾT LUẬN 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Trang 2MỞ ĐẦU
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡngtruyền thống do nhiều thế hệ lưu lại Một quốc gia có tuổi càngcao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bảnđịa là có một số tín ngưỡng bản địa Riêng Việt Nam, tín ngưỡngnhân gian gồm có: Tín ngưỡng phồn thực, Tam phủ, Tứ phủ, Thờđộng vật và thực vật, Tín ngưỡng sùng bái con người Trong cáchình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tínngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam Làngười Việt Nam thì " mọi người đều thờ cúng tổ tiên, mọi ngườiđều thờ ông bà”
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vịtrí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam,
là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Tínngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêngliêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họphù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi concháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành
và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ởngười Việt - tộc người đa số - mà còn lưu giữ ở một vài tộc ngườikhác như người Mường, người Thái Trải qua bao thăng trầm, biến
cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác
đã phải chịu cảnh long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan” nhưng tínngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trongđời sống tinh thần của người Việt Ý thức “con người có tổ, cótông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này
Trang 3sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi
xứ người Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chếchính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằngvới những mức độ khác nhau Cùng với tiến trình lịch sử của dântộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu củacon người Việt Nam
Chính vì vậy, để tìm hiểu kỹ hơn về loại hình tín ngưỡng nàycũng như lấy nó làm chủ đề nghiên cứu cho bài tập học kỳ môn
đại cương văn hóa của mình, em xin chọn đề bài: “Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam”.
Trang 4NỘI DUNG
I Khái quát chung về tín ngưỡng
1 Khái niện tín ngưỡng
Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo nhiều cách
khác nhau tùy theo cách tiếp cận của mỗi người Thuật ngữ “Tín ngưỡng” được sử dụng với nhiều nghĩa Trong số đó, có những
nghĩa cơ bản thường gặp là:
- Khái niệm dùng để chỉ những hình thức sơ khai của tôn giáo(hay còn gọi là tôn giáo nguyên thủy)
- Khái niệm dùng để chỉ những trạng thái tâm lý đặc biệt củacon người (cá nhân hoặc cộng đồng) bao gồm: sự tôn thờ, thànhkính và sợ hãi đối với những đối tượng đã được thần thánh hóa (từ
ý niệm đến các sự vật cụ thể - chẳng hạn như bái vật giáo)
- Khái niệm dùng để chỉ các hoạt động mang sắc thái tâm linhcủa cá nhân và cộng đồng (theo đó, nó bao gồm cả tôn giáo).1
Có thể nói Tín ngưỡng là những trạng thái tâm lý đặc biệt củacon người, như sự sợ hãi, sự tôn thờ, thành kính, tin tưởng ngưỡng
mộ và sùng bái đối với những đối tượng đã được thần thánh hóa.Nhìn chung tín ngưỡng chính là sự cảm nhận của con người về thếgiới mà họ đang sống, về cuộc sống xung quanh họ Tín ngưỡngthể hiện niềm tin của con người, niềm tin đặc biệt tạo cho ta mộtcảm giác thiêng liêng, giúp người ta có thể nhận thức được sự vật
mà lại khiến ta không thể lí giải nổi, tạo cho ta một sức mạnh đặcbiệt trong cuộc sống hiện đại Tín ngưỡng là hiện tượng có tínhchất thiêng liêng, thần bí thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình
1 TS Phạm Thái Việt (Chủ biên) – TS Đào Ngọc Tuấn, Đại cương về Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn
hóa – Thông tin, Trang 53;
Trang 5sau khi chết về sự tồn tại của linh hồn người chết và sự tác độngđến cuộc sống hiện tại của con người Dường như ở đâu có niềmtin thì ở đó hình thành nên tín ngưỡng, đó là yếu tố cơ bản tạo nênđời sống tâm linh người Việt Nhưng ta cần phân biệt tín ngưỡngvới tôn giáo Nếu như tôn giáo có người sáng lập, có giáo lý, giớiluật, tầng lớp tăng lữ, cộng đồng tín đồ là một tổ chức xã hộimang tính tổ chức cao, hướng đến đời sống tâm linh siêu việt vớisức ảnh hưởng, phạm vi mang tính rộng rãi, cấp độ quốc tế thì tínngưỡng mang trong mình tính địa phương nhỏ hẹp, không đầy đủcác yếu tố như tôn giáo nên thường gắn liền với đời sống trần tụcmột cách chặt chẽ thông qua tiềm thức của các cá nhân Tínngưỡng là bộ phận không thể thiếu của văn hóa dân gian.
2 Phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào đểgiải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộngđồng Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo Điểm khác biệtgiữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ: tín ngưỡng mang tính dântộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ nhưtôn giáo Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tínngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số điểmchung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc Tín ngưỡngkhông có một hệ thống diều hành và tổ chức như tôn giáo nếu cóthì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc Tín ngưỡng nếu phát triểnđến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo
Trong giới nghiên cứu, thuật ngữ “tín ngưỡng” thường đượcphân biệt với thuật ngữ “tôn giáo” dựa trên những khác biệt sau:
Trang 6Tôn giáo có phạm vi ảnh hưởng lớn (thường đạt cấp độ quốctế), còn tín ngưỡng thường mang tính địa phương nhỏ hẹp.
Tôn giáo có người sáng lập, có giáo lý, giới luật, tầng lớp tăng
lữ và cộng đồng tín đồ Do đó, tôn giáo là một hiện tượng xã hộimang tính tổ chức cao, hướng đến đời sống tâm linh siêu việt.Trong khi đó, tín ngưỡng lại không hội đủ các yếu tố nói trên, vàthường gắn với đời sống trần tục một cách chặt chẽ thông quatiềm thức của các cá nhân
Chính vì mang đậm tính chất địa phương nên tín ngưỡng luôn
là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa dân gian
II Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam
1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?
Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, đó trước hết lànhững người cùng huyết thống, cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, là nhữngngười đã sinh thành ra mình, có công nuôi dưỡng chăm sóc mình,con cháu luôn luôn phải hiếu kính với tổ tiên Tổ tiên cũng lànhững có người có công tạo dựng lên cuộc sống hiện tại như các vị
“Thành hoàng làng” các “Nghệ tổ” Không chỉ thế, tổ tiên còn lànhững người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏinạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã trở thành “Cha” được tổchức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm “Tháng tám giỗcha” diễn ra ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt Ngay cả
“Thành hoàng” của nhiều làng cũng không phải là người đã cócông tạo dựng lên làng, mà có khi là người có công, có đức vớinước được các cụ xa xưa tôn thờ là “Thành hoàng” Tổ tiên trong
Trang 7tín ngưỡng của người Việt Nam còn là “Mẹ Âu Cơ”, còn là “VuaHùng”, là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua đó tìm
ra "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người ở thếgiới hiện tại và thế giới tâm linh Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cóthể coi là một hình thức tôn thờ con người trong gia đình mình-những người đã qua đời mà con cháu vẫn luôn nhớ đến, kínhtrọng, tin rằng họ luôn luôn ở bên cạnh mình Tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữangười đã chết và những người còn sống Một mặt con cháu bày tỏlòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng nhưkhi còn sống Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm và chữ hiếucủa con cháu đối với ông bà, cha mẹ Trách nhiệm được biểu hiệnkhông chỉ trong việc giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống củagia đình, dòng họ, đất nước mà còn ở trong các hành vi thờ cúng
cụ thể
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện: Trong gia đình,dòng họ; trong làng xã hay trên phạm vi của cả nước Tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên rất giản dị: Người Việt Nam tin rằng ở bên kia thếgiới, những người đã khuất vẫn sống với thế giới riêng của mình,bên này có gì bên kia cũng thế, coi âm linh như thế giới song songvới cuộc sống thực tại vậy, và họ tin rằng tổ tiên mình là thiêngliêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, tổtiên có thể phù hộ cho con cháu khi gặp những tai ách, khó khăn;vui mừng khi con cháu gặp may mắn, gặp điều lành và cũng quởtrách con cháu khi làm những điều tội lỗi
Trang 8Cùng thử sức với thời gian, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đãđang và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng, đặc biệt trong đời sốngtinh thần của mỗi con dân đất Việt “Con người có tổ, có tông” là ýthức trong mỗi người, được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưutruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Đặc biệt hơn đây là hìnhthức tín ngưỡng được Nhà nước trân trọng thừa nhận, dù rằng vớinhững mức độ khác nhau tùy vào từng thời điểm, chế độ Cùngsong hành với tiến trình lịch sử của dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên chính là sự bồi lắng, kết tinh những giá trị đạo đức quý báucủa con người Việt Nam
Ở nước ta đã và đang dung dưỡng một hệ thống tín ngưỡngdân gian rất phong phú, đa dạng, nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn làtín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhởthế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớngười trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng, có hiếu với ông
bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất Chính sự thanhcao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nétđẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc Con người đã làngười dân gốc Việt - họ đều có chung điểm hướng về, đó là hướng
về với vùng đất Tổ, đều coi trọng người sinh thành và dưỡng dụcmình nên người Điều này ta có thể bắt gặp trong những lời ru,câu ca dao khi ta còn nằm nôi:
" Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Trang 9Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sốnglâu bền, có gốc rễ sâu xa trong cộng đồng người Việt trải quanhững thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng này vẫn luôn còn tồn tạ
và ngày càng phát triển hơn Điều đó nói lên sức sống trường tồncủa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong lòng dân tộc
2 Cơ sở hình thành
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ khi nào? Cho đến nay
có khá nhiều các giả thuyết, nó được hình thành vào thời Bắcthuộc, cùng với những ảnh hưởng của văn hóa Hán Nhưng một sốvấn đề được trao đổi: liệu thời điểm ra đời có thể sớm hơn không,mối quan hệ giữa yếu tố bản địa và yếu tố du nhập trong việc hìnhthành tín ngưỡng này diễn ra như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu
từ nền tảng văn hóa - xã hội của cộng đồng cư dân Việt
a Cơ sở tâm linh
Cơ sở quan trọng đầu tiên trong việc hình thành bất cứ tôngiáo tín ngưỡng nào là quan niệm tâm linh của con người về thếgiới Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhậnthức “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từgiới tự nhiên xung quanh mình Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được
Trang 10người ta sùng là các nhiên thần, đặc biệt là thần cây, thần núi,thần sông Bằng cách huyền thoại hóa, các vị nhiên thần đãđược mang khuôn mặt của con người (hiền hậu hay dữ tợn), tâm
lý của con người (vui mừng hay giận giữ) Có thể nói việc nhânhóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hìnhthành hệ thống nhân hóa Đây cũng chính là giai đoạn con ngườibắt đầu khám phá về bản thân mình Đến một thời điểm nào đó,mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình, nhất là cái sống vàcái chết đã làm con người bận tâm Vẫn với quan niệm vật linh kểtrên, họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “vía”.Không có ý thức cao siêu về thiên đàng hay địa ngục của Kitôgiáo hay thuyết luân hồi chuyển kiếp đầu thai của đạo Phật, trongnhận thức dân gian, thể xác và linh hồn vừa gắn bó, vừa tách biệt.Chúng gắn bó khi sống và tách biệt khi chết, thể xác đã hòa vàocát bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại chuyển sang sống ở một thếgiới khác Cõi âm ấy cũng có mọi nhu cầu như cuộc sống dươnggian Theo quan niệm dân gian, chết cũng là một dạng “sống”trong một môi trường khác
Niềm tin vào người đã khuất có mối liên hệ vô hình, đó có thể
là phù trợ hoặc cản trở, đối với những người con đang sống
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu vàđược hình thành trên cơ sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổtiên và bắt nguồn từ ước muốn mang tính bản năng - ước muốntrường thọ của con người Chính con người đã thiêng liêng hoátình cảm thương, thái độ kính trọng người có công tạo dựng cuộcsống Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằngtrạng thái tâm lý, nhiều khi còn là cứu cánh, là sự giải toả nỗi cô
Trang 11đơn, bất hạnh của con người trước cái chết Tâm lý người Việt xuấtphát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn.Đến một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái
vô hình, nhất là cái sống và cái chết đã làm con người bận tâm, họtin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “xác” Chúnggắn bó khi sống và tách biệt khi chết, nếu thể xác hòa vào cát bụithì phần hồn vẫn tồn tại chuyển sang sống ở một thế giới khác.Cõi âm ấy cũng có mọi nhu cầu như cuộc sống dương gian Theoquan niệm dân gian, chết cũng là một dạng “sống” trong một môitrường khác Mối quan hệ giữa những người sống và những ngườichết cùng chung huyết thống lại càng gắn bó hơn Trong vòng hai,
ba đời thì đó còn là những kỷ niệm rất cụ thể và sâu sắc Chếtkhông phải là hết họ vẫn sống vô hình bên cạnh con cháu Niềmtin vào cái chết chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên, ông bà
và tổ tiên có thể sẽ dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu, đã là cơ
sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Bằng nghi lễ thờ cúng
tổ tiên, con người thể hiện một cách suy nghĩ về cái chết và cuộcsống sau khi chết, giải toả nỗi kinh sợ khi phải đối mặt với nó.Điều này làm cho cái chết trở nên thật nhẹ nhàng, con ngườikhông còn quá ám ảnh bởi cái chết Sự xa cách về thời gian vàkhông gian trở nên thật gần gũi… Tổ tiên cũng giống như các vịthần linh khác có thể giáng tai hoạ xuống con cháu, vì thế cầnphải kính trọng, thờ cúng thường xuyên thì tổ tiên mới không làmhại, mới che chở, bảo vệ, phù giúp
b Cơ sở về ý thức cội nguồn và lòng hiếu thảo
Bên cạnh tin vào những người đã khuất, ý thức tôn trọng cộinguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt cũng là cơ sở quan
Trang 12trọng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờcúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của con cháu.Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân của mốiquan hệ giữa tổ tiên với con cháu sau này Sự kính hiếu cha mẹđược tiếp nối bằng sự tôn thờ, sùng bái tổ tiên Bổn phận kínhtrọng, biết ơn, báo hiếu, đền ơn công sinh thành dưỡng… dục của
bố mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổ tiên Thờ phụng tổtiên là cách thể hiện lòng hiếu thảo, sự thành kính biết ơn các bậc
đã sinh thành, nuôi nấng mình Tuy nhiên, con cháu chỉ được tổtiên bao dung, che chở phù hộ khi sống xứng đáng với ước nguyệncủa tổ tiên, sống sao cho tốt đời, đẹp đạo Mặt khác, con cháu chỉtôn kính, qui thuận và thờ phụng tổ tiên khi tổ tiên xứng đáng làtấm gương sáng cho con cháu noi theo Trách nhiệm được biểuhiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tụctruyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong cáchành vi cúng tế cụ thể Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dầnđược hình thành Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên tồn tại ởnhiều dân tộc Đông Nam Á song nó vẫn được xem như là tínngưỡng đặc trưng cho người Việt về tính phổ biến của nó đối vớicộng đồng, hầu như trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờgia tiên
Người Việt Nam thường trọng tình nhẹ lý, cọi trọng tình cảm
và được thể hiện sâu sắc qua cuộc sống hàng ngày cũng như tín
ngưỡng của mình Con người vừa chịu quan niệm “sống vì mồ vì
mả, ai sống vì bát cơm” mong được nhận “phúc ấm của tổ tiên”
nhưng lại lo trách nhiệm để phúc cho con cháu “đời cha ăn mặnđời con khát nước” Bởi vậy mà khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con
Trang 13người hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại, giáo dục truyềnthống gia đình, đạo lý làm người cho con cháu và mặt khác đãchuẩn bị cho tương lai Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tínngưỡng bình dị gắn liền với mỗi người dân đất Việt và giàu tínhthực tiễn Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương chothế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành màcòn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền, tiếp lửa duy trì nòigiống Lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của
họ được bình yên, suôn sẻ, điều đó giúp con người cảm thấy thanhthản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộcsống Có chăng chính bởi lẽ đó mà khả năng phổ biến trong khônggian và thời gian của tín ngưỡng này ngày càng rộng lớn và pháttriển
Có thể khẳng định yếu tố đóng vai trò quyết định đến việcduy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là sự tôn kính,lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước, là tình yêu thương và lònghiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ
Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu vớiông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình bởi:
"Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng nông sâu"
Xin tổ tiên phù hộ cho gia quyến bình an, đó là tâm niệmcủa tất cả người Việt Nam Trên đây là những nguồn gốc xã hội,nhận thức và tâm lý của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Song để làmsáng tỏ vấn đề, cần thiết phải xem xét những đặc trưng chủ yếunhất, tức là bản chất của nó
Trang 14c Cơ sở kinh tế- xã hội
* Cơ sở kinh tế:
Xã hội cổ truyền của người Việt cũng có những cơ sở kinh tếnhất định cho việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổtiên Trước hết đó là nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp Đâychính là môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện tín ngưỡng đa thần.Xét về phương diện kinh tế, làng xã Việt Nam đã gần như một đơn
vị độc lập và tương tự như thế, là tế bào của nó - hộ gia đình nhỏ.Đây là nhân tố quan trọng gắn bó các thành viên của gia đìnhcùng một thế hệ và giữa các thế hệ Mở rộng ra, các gia đình cưtrú quần tụ theo họ, và nhiều họ tập hợp thành làng Trước làng,con người không tồn tại với tư cách cá nhân mà dưới danh nghĩagia đình dòng họ - những đơn vị huyết thống Có thể nói nền kinh
tế tiểu nông ấy là mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố và pháttriển ý thức dân tộc cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làngxã
Trong khía cạnh kinh tế có một điểm quan trọng tạo nên nétkhác biệt trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và TrungHoa Do đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa nênViệt Nam sản xuất lúa nước theo truyền thống tiểu canh kết hợpvới nuôi gia súc Vì vậy sản xuất không đòi hỏi tập trung nhâncông theo quy mô lớn như ở nơi sản xuất lúa mỳ khô, công cụ xảnxuất cũng nhỏ, gọn, nhẹ, mọi thành viên trong gia đình từ phụ nữ,trẻ em đều sử dụng dễ dàng Kết hợp tất yếu của quy trình nàykhiến người Việt gắn bó với gia đình, thường là gia đình hạt nhânchặt hơn với dòng họ Hầu như gia đình nào cũng có bàn thờ tổ
Trang 15tiên (dù thờ chính hay thờ vọng) nhưng không phải dòng họ nàocũng có từ đường.
* Cơ sở lịch sử- xã hội:
Hình thức tổ chức xã hội cũng là yếu tố quan trọng trong việchình thành tín ngưỡng Sự ra đời của chế độ thị tộc phụ hệ là kếtquả của việc công cụ sản xuất phát triển kéo theo sự phân cônglao động giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủ công ngày càng rõ rệt
Từ yêu cầu sản xuất đến nhu cầu lãnh thổ đã nâng địa vị củangười đàn ông lên hàng đầu Khi trình độ sản xuất phát triển, củacải xã hội làm ra ngày càng nhiều làm xuất hiện một lớp tích luỹđược nhiều của cải và dẫn tới có quyền uy chi phối người khác và
là mầm mống cho sự phân chia xã hội thành giai cấp Trong xã hội
có gia cấp, vị trí của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hộingày càng được củng cố - cơ sở đích thực trong quá trình chuyểnđổi sang việc thờ cúng tổ tiên là con người thực cùng chung dòngmáu Cùng với sự biến đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ,trình độ sản xuất của xã hội ngày càng cao, của cải làm ra ngàycàng nhiều Bằng uy tín của mình, những người đàn ông đã củng
cố và thiêng hóa sự thờ cúng tổ tiên Trong xã hội có giai cấp, vịtrí của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội càng đượckhẳng định, tạo điều kiện cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên pháttriển mạnh Nền kinh tế tiểu nông theo kiểu tự cung tự cấp đã tồntại lâu dài trong xã hội Việt Nam cũng là một cơ sở cho sự hìnhthành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Mỗi một gia đình làmột cơ sở kinh tế độc lập, sản xuất và tiêu thụ Các thành viêntrong gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau trong lao động sản xuất
và trong đời sống lấy gia đình là trung tâm
Trang 16Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời và duy trì trongnhững điều kiện lịch sử - xã hội nhất định Từ hình thức liên minhcộng đồng nguyên thủy đến hình thức liên kết gia đình sơ khaitheo trục huyết thống nam đã là một chặng đường lịch sử khá dài.Theo con đường “ chung tộc danh về phía bố”, các gia đình nhỏliên kết lại với nhau thành họ Đây là loại đơn vị ngoại hôn vì cácthành viên trong họ liên kết với nhau bằng sợi dây huyết thống vàcùng chung một vị thủy tổ.
d Ảnh hưởng của một số tư tưởng tôn giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam
Không chỉ chịu tác dụng của chế độ phụ quyền, tín ngưỡng thờcũng tổ tiên còn chịu ảnh hưởng từ ba dòng tôn giáo chính ở ViệtNam Đó là:
- Nho giáo: Theo Khổng Tử, sự sống của con người không phải
do tạo hóa sinh ra càng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờcha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ như vậy thế
hệ sau kế tiếp thế hệ trước, chính bởi vậy mà thế hệ sau phải biết
ơn thế hệ trước Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ
đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày mộtthể chế hóa
- Đạo giáo: Nếu Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức,
về trật tự kỉ cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên củangười Việt thì Đạo giáo đã góp phần củng cố niềm tin vào sự tồntại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết thôngqua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa chú, ma chay, tang
lễ, mồ mả và đốt vàng mã
Trang 17- Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và
phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt.Đó là những quanniệm về cái chết, sự luân hồi trong cuộc đời, kiếp này, kiếp sau.Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sựphát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt nhưng khôngphải sao chép y nguyên Người Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ
tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết.Người sống chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người chết
sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống
3 Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Về bản chất, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không phải là mộttôn giáo Bở mặc dù nó có những nghi lễ cụ thể nhưng không cónhững tín điều, giáo lý chặt chẽ mà mỗi nơi có những biến tấukhác nhau từ Bắc vào Nam Mục đích cuối cùng của việc thờ cúng
tổ tiên là thể hiện sự tôn kính, thương yêu của người đang sốngđối với người đã chết và hi vọng người chết đi sẽ phù hộ, banphước lành cho những người trong gai đình, dòng họ Nó mang ýnghĩa tìm về cội nguồn
Bản chất:
- Thờ cúng những người trong cùng dòng họ, máu mủ đãkhuất theo từng đơn vị gia đình, gia tộc
- Nó mang tính chất là một hình thái tín ngưỡng, thờ tự, cúng
lễ, cầu mong linh hồn ông bà tổ tiên phù hộ cho hiện thực cuộcsống của con cháu
- Nó có cả khía cạnh uống nước nhớ nguồn:
“Công cha như núi Thái Sơn,