LỜI MỞ ĐẦU Bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống vật chất, đời sống tinh thần con người, từ những giá trị giản đơn nhất đến những giá trị lớn lao – văn hóa ra đời, tồn tại và phát t
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống vật chất, đời sống tinh thần con người, từ những giá trị giản đơn nhất đến những giá trị lớn lao – văn hóa ra đời, tồn tại và phát triển đã và đang ngày càng phản ánh và thể hiện một cách khá rõ nét, tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống ( của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng ngàn thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống những giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc đã tự khẳng định bản sắc riêng của mình Văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, là hiện tượng bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống xã hội Trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển, vạn vật đều luôn biến đổi theo xu hướng của nhân loại và văn hóa cũng vậy Nó cũng đã và đang có những bước chuyển mình sao cho phù hợp với xu hướng chung đó – điển hình cho sự chuyển mình trong nền văn hóa ấy là giá trị nhân cách Dù là quá trình nào đi chăng nữa, đơn giản hay phức tạp thì sự chuyển mình nào cũng cần đến một khoảng thời gian nhất định, có những tác động ngay
cả trong bản thân sự vật, hiện tượng ấy, đồng thời có những tác động từ bên ngoài vào nó Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề thay đổi, chuyển mình của
nền văn hóa theo xu hướng toàn cầu hóa, em đã mạnh dạn chọn đề tài:“Cái tôi” trong nhân cách người Việt có ảnh hưởng gì đến quá trình hình thành “ tư cách công dân” ở Việt Nam hiện nay ” làm bài tập học kỳ.
Trang 2NỘI DUNG
1 Khái niệm “Cái tôi” – nhân cách:
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “Cái tôi” nhân cách Dù có muốn hay không nhưng nó luôn nằm trong bạn “Cái tôi” là một khái niệm trừu tượng mà không ai có thể định nghĩa một cách chính xác nhất Hay ai có thể biết được nhân cách của con người là như thế nào?
I.1 Khái niệm “Cái tôi”:
Có rất nhiều cách hiểu về “Cái tôi” Chẳng hạn, theo từ điển The Saurus thì
“cái tôi” được hiểu là sự tự nhận thức về tư cách, nhân phẩm, hay giá trị của chính mình; đặc biệt để phân biệt mình với những người khác Hay theo quan điểm của triết học thì “cái tôi” lại được hiểu là một phạm trù triết học có sức mạnh và uy lực lớn lao, nhưng cũng là một trong những mối nguy lớn với con người Còn theo ngôn ngữ học: “tôi” là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, đối tượng là bản thân người nói, do đó mà cái tôi mang tính hướng nội Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian, trong quá trình sống của con người
Văn hóa nhân cách là một bộ phận của mặt thực tiễn văn hóa Việt Nam – nền văn hóa trong sinh hoạt của cá nhân và cộng đồng, phản ánh các hoạt động ứng
xử của chủ thể văn hóa trong đời sống thường nhật
1.2 Khái niệm nhân cách:
Nhân cách được hiểu là toàn bộ những đặc điểm của cá nhân, do những
điều kiện sinh học và xã hội tạo ra, tổng hợp lại làm cho cá nhân ấy một hiện tượng tâm lý, một dáng dấp tâm lý không giống một cá nhân khác, chính vì vậy nhân cách còn được gọi là “bản ngã cá tính”
2 Cái tôi trong nhân cách người Việt:
2.1 Ưu điểm của “Cái tôi” trong nhân cách người Việt:
Dọc theo chiều dài lịch sử, đất nước ta đã trải qua nghìn năm văn hiến, khắc khổ và tự hào trong chiến tranh Đồng thời ta không thể quên đi quá trình
đi lên với nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn và bị chiến tranh tàn phá nặng nề Nhắc đến người Việt, người ta không thể không nhắc đến lòng yêu nước, đến tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo ra sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách Chẳng cần tìm kiếm đâu xa, cuộc kháng chiến chống quân xâm
Trang 3lược Pháp, chống Mỹ, chống Nhật…đã minh chứng một cách đầy đủ nhất.Sẽ không có thắng lợi nếu thiếu đi tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc Và qua tinh thần đó, ta cũng thấy được khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo Đó là các chiến thuật, các biện pháp đấu tranh chống lại thủ đoạn tàn độc, đê hèn của quân địch như nghệ thuật “chớp thời cơ”, “vườn không nhà trống” trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Nhắc đến người Việt là nhắc tới cái giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu
kỳ, xa hoa Tà áo dài của người phụ nữ hay chiếc áo bà ba của người dân Nam
Bộ hay chỉ đơn giản là chiếc áo chàm của người dân vùng cao Đông Bắc là nét đặc trưng cho sự giản dị, toát lên vẻ đẹp thuần khiết đó của người Việt ta
Chiến tranh đã đi qua nhưng nó để lại bao tàn lụi, bao đau thương: cảnh con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con…bao nhiêu nhà cửa, làng mạc, công trình bị tàn phá Ấy vậy sau khi giành được thắng lợi những con người ấy đã bỏ qua đau thương trước mắt, vượt lên nỗi đau để xây dựng và bảo vệ nền độc lập non trẻ mới thành lập Là những người giành được thắng lợi, quân dân ta không diệt tận gốc quân thù mà ta đã cho chúng một con đường sống Đó chính là lòng nhân ái, vị tha và rộng lượng của dân tộc Bên cạnh đó, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước đã tạo cho người Việt ta bản chất cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ Người Việt ta từ xưa đến nay có truyền thống quý báu
là “tiên học lễ, hậu học văn” Vì vậy, người Việt ta có lẽ trọng tuổi tác, trọng người già;…
2.2 Những hạn chế của “Cái tôi” trong nhân cách người Việt:
Con người là một sản phẩm của nghịch lý âm dương, vừa đối lập, vừa thống nhất trong thực thể tạo thành thể thống nhất Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp trên, cái tôi trong nhân cách người Việt còn tồn tại một số những mặt hạn chế,
đó là:
Thứ nhất, trong cái tôi của nhân cách còn mang nặng tư tưởng bảo thủ đóng
cửa, tự thu xếp mọi vệc, không cầu thị; tính bạo lực và dối trá Điều này dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt từ khi còn nhỏ tới lớn, không phân biệt đối tượng là trai hay gái, già hay trẻ Người Việt hay dùng hành động thay cho lời nói Tưởng chừng những câu chuyện hết sức vô lý và dễ có thể giải quyết bằng cuộc thỏa thuận, bằng lời nói nhẹ nhàng ấy vậy lại nảy sinh những cách giải quyết mang tính tàn bạo: cha đánh con vì con mê đánh điện tử, chồng giết vợ vì con không đậu lớp 10, vợ giết chồng vì chồng ngoại tình,…và vô số
Trang 4Thứ hai, cái tôi còn mang nặng tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ.
Xuất phát là nền nông nghiệp lúa nước, bản thân những người nông dân đa phần còn mang “bệnh” lười, hời hợt với bản thân; không tự tạo được cho mình tác phong công nghiệp: đi làm không đúng giờ, đưa ra quy định rồi để đó không áp dụng,…
Thứ ba, cái tôi ở người Việt còn nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười Điều
này đã vô tình biến một số người trở nên sống “ảo” với cộng đồng, với gia đình
và cả bản thân mình
Thứ tư, trong tâm tưởng nhiều người Việt ta là sự hám danh Nhiều người
mang cái tật này, họ muốn cái gì cũng hơn người khác nhưng không biết sức lực của bản thân mình Xét trong giáo dục, việc coi trọng bằng cấp đã dẫn đến việc mua bằng bán điểm, để được học tại các trường điểm phụ huynh sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho con em mình vào học nhưng chưa biết chất lượng, khả năng của con em mình thế nào,…
Thứ năm, người Việt ta ít nói xin lỗi và cảm ơn Nếu như một ngày bạn ra
đường đang điều khiển xe máy mà bạn lỡ quẹt xe vào người nào đó, dù họ không có vấn đề gì nhưng bạn không nói gì mà lẳng lặng chạy xe đi tiếp Bạn thử nghĩ xem họ sẽ nghĩ mình thế nào khi có thái độ đó Trong trường hợp này chỉ cần một câu xin lỗi của bạn thì sự việc đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn
Cuối cùng là vấn đề không am hiểu pháp luật và chưa thực thi pháp luật đã
trở thành nề nếp trong cuộc sống người Việt; “nói một đằng, làm một nẻo”,
“trên nói dưới không nghe” là biểu hiện rõ nét cho vấn đề này Chẳng hạn, luật Giao thông đường bộ quy định: Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không được lấn vỉa hè,…và bao quy định khác ấy vậy mà người dân vẫn điều khiển xe máy ngoài đường mà không đội mũ bảo hiểm rồi lấn chiếm cả vỉa hè nơi dành cho người đi bộ,…
3 Khái niệm “tư cách công dân”:
3.1 Khái niệm Công dân:
Công dân là khái niệm ra đời khá sớm trong lịch sử Một người được gọi là công dân khi người đó có xác định về quốc tịch; là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định Nhờ sự xác nhận này mà con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi
Trang 5khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời họ cũng phải thực hiện một
số nghĩa vụ nhất định với nhà nước
3.2 Khái niệm Tư cách công dân:
Tư cách công dân là việc nhà nước trao cho cá nhân nào đó là thành viên của cộng đồng, của dân tộc mình một địa vị pháp lý Đó chính là tất cả các quyền và nghĩa vụ của công dân Các quyền và nghĩa vụ này tồn tại với công dân trong quan hệ với nhà nước mà họ mang quốc tịch Trong các nhà nước văn minh thì giữa quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn có sự thống nhất, thể hiện ở chỗ đối với mỗi công dân, quyền không tách dời nghĩa vụ, không ai có thể có đặc quyền, đặc lợi mà không thực hiện nghĩa vụ tương ứng nào
4 Ảnh hưởng của “Cái tôi” trong nhân cách người Việt đến quá trình hình thành “tư cách công dân” ở Việt Nam hiện nay:
Quá trình hình thành tư cách công dân ở Việt Nam hiện nay là sự kế thừa của cái tôi trong nhân cách người Việt xưa Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với đầy thăng trầm, bao nhiêu tác động từ bên ngoài nhưng những giá trị quý báu của dân tộc không hề phai nhòa đi mà nó ngày càng được hun đúc, phát triển và
mở rộng ra văn hóa nhân loại Việc hình thành tư cách công dân này ở Việt Nam
ta đã diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, có những mặt tích cực và hạn chế trong việc vận dụng các yếu tố Cái tôi, cụ thể là:
Mặt tích cực:
Có thể thấy cái tôi trong nhân cách người Việt đã được hình thành khá sớm ngay từ khi có xác định một thành viên trong cộng đồng, mỗi cái tôi trong cộng đồng đã góp phần xây dựng cho văn hóa nhân cách một hệ thống các mặt thực tiễn của Văn hóa Việt Nam Điều này đã tạo ra tiền đề, một cơ sở vững chắc để xây dựng tư cách công dân trong mỗi người Việt
Trước tiên, tư cách công dân ở Việt Nam hiện nay đã và đang kế thừa văn
hóa nhân cách cái tôi của cội nguồn trên cơ sở có sự chọn lọc: Những giá trị văn hóa tốt đẹp trong nhân cách người Việt xưa vẫn được lưu truyền đến ngày nay
mà biểu hiện như lòng yêu nước, tự hào về dân tộc, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng tạo nên sức mạnh tập thể “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”; tính cởi
mở, giàu cảm xúc; lòng nhân ái, vị tha; hay một biểu hiện rõ hơn là tà áo dài Việt Nam dù đã có nhiều cách tân trong nó nhưng tà áo dài vẫn là đặc trưng tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại,…
Trang 6Thứ hai, cùng với quá trình kế thừa những giá trị là cơ sở vững chắc để hình
thành nên tư cách công dân thì ngay bản thân tư cách công dân có sự làm mới mình, bổ sung những thiếu sót để đưa các giá trị tốt đẹp trở nên hoàn thiện hơn: Không chỉ dừng lại ở việc phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa đến mọi thành viên trong dân tộc, nền văn hóa Việt đã và đang vươn ra thế giới nhờ sự giao lưu – tiếp biến văn hóa của dân tộc
Thứ ba, với những hạn chế còn tồn tại của cái tôi trong nhân cách người
Việt đã được tư cách công dân của người Việt Nam hiện nay khắc phục phần nào đó làm thay đổi căn bản, biến những hạn chế đó thành các giá trị mang bản sắc: Người Việt xưa thường có tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa; tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ rồi có tư tưởng bảo thủ đóng cửa,
tự thu xếp công việc,…nhưng cuộc sống hiện đại đã không cho phép họ như vậy nữa Tư cách công dân ra đời đó là quá trình xây dựng một con người mới mà ở
đó con người phải thay đổi và chính tư cách công dân mà nhà nước trao cho mỗi công dân của mình đã làm được điều đó Con người sống trong cuộc sống tấp nập hơn, nhanh hơn, gấp hơn yêu cầu họ phải là những người nhanh nhẹn, biết nắm bắt cơ hội, có những tính toán lâu dài về sau, biết mở rộng mối quan hệ để cầu danh, thăng quan tiến chức nhanh hơn và từ đó có được tác phong hiện đại,
có kỷ luật chặt chẽ,…
Như đã nói ở trên thì tư cách công dân quy định cho cá nhân có quyền và nghĩa vụ, chính vì thế mà họ có thể có những lựa chọn riêng cho mình, tạo ra sự
đa dạng trong văn hóa người Việt Nam hiện đại Chẳng hạn, chỉ khi ta nói về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay: cùng với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ nhiều sản phẩm mới ra đời có tính chất năng động, trẻ trung được các bạn trẻ rất
ưa dùng và điều đó dễ hiểu khi mà họ sẵn sàng bỏ một số tiền lớn ra mua những
“mốt” mới mặc dù trong thiết kế có sự “thiếu vải” chẳng hạn, đó phải chăng là cái tôi của hiện đại,…
Mặt hạn chế:
Bên cạnh các giá trị tốt đẹp của cái tôi trong nhân cách người Việt thì còn tồn tại những hạn chế như đã nêu ở trên Chính vì thế mà quá trình hình thành tư cách công dân ở người Việt Nam hiện đại cũng gặp không ít những khó khăn, bị kìm hãm bởi những hạn chế của cái tôi Do cái tôi trong nhân cách của người Việt ta còn quá lớn, còn quá coi trọng thể diện của mình
Trong văn hóa nhân cách người Việt đã từng tồn tại những tư tưởng bảo thủ, khép kín, không cầu thực; nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười; tác phong
Trang 7tùy tiện, kỷ luật không cao;… đã phần nào hạn chế quá trình hình thành tư cách công dân của người Việt hiện nay Và trong cuộc sống hiện đại ngày nay ta vẫn
có thể bắt gặp những biểu hiện đó, những thói hư, tật xấu vẫn còn dai dẳng trong tâm tưởng người Việt, con người vẫn mang nặng thói lề mề, cố chấp, vẫn giữ khư khư quan điểm của mình mà không dám nhìn thẳng vào vấn đề thực tiễn,… Điều này đồng nghĩa với việc chính mình đang tự vùi mình trong cái hố sâu, như vậy ta sẽ không nhìn thấy được những thứ tốt đẹp mà cuộc sống bên ngoài mang lại
KẾT LUẬN:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, “Cái tôi” trong nhân cách người Việt đang phát triển hình thành nên tư cách công dân, đồng hành cùng quá trình này là vấn đề văn hóa Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức gì? Làm thế nào để giữ gìn và làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam? Đó là một câu hỏi lớn đặt ra đối với tất cả những ai là công dân Việt Nam muốn mang trong mình tư cách công dân của dân tộc Sự giao lưu và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ khiến cho không một nền văn hóa của một dân tộc có thể phát triển trong sự tách biệt, cô lập, cách ly với văn hóa thế giới; càng mở rộng giao lưu văn hóa, đất nước càng có thêm nhiều cơ hội tiếp thu một cách chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu hơn văn hóa dân tộc Theo đó những yếu tố văn hóa tốt đẹp, tiến bộ sẽ được dung nạp, những yếu tố lạc hậu, lỗi thời đang kìm hãm sự phát triển sẽ bị loại bỏ Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, vấn đề đối mặt với những cơ hội và thách thức là điều không thể tránh khỏi và phải cố gắng vượt qua Một trong những thách thức mà dân tộc đang phải đối mặt là nguy cơ “bị xâm lăng bằng văn hóa thông tin” Chính vì vậy, việc giữ vững và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong đó có cái tôi của nhân cách người Việt đồng nghĩa với việc tăng sức đề kháng cho đất nước, chống lại các nguy cơ lai căng hóa và những thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi
Trang 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003
2 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội,2001
3 Phạm Thái Việt – Đào Ngọc Tuấn, Đại cương về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2004
4 Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002
5 Trang web:
http:// www.caitoinguoiviet.com.vn
http:// www doanluanvan.org/ /52771-Cai-toi-trong-nhan-cach-nguoi-V http:// www vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Cai-toi-trong-moi-nguoi/ /246/