Việc đầu tư xây dựng trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc choTòa án các cấp được quan tâm hơn...Với những điều kiện đó, Tòa án nhân dâncác cấp đã hoàn thành những nhiệm vụ mà Đản
Trang 1Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Quý Thầy, Cô tại Họcviện Chính trị khu vực I đã truyền dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập, cho tôi được tiếp cận những kiến thức quý báu và bổ ích, đặc biệt là côgiáo chủ nhiệm Ngô Thị Hoàng Yến và thầy giáo hướng dẫn đề án tốt nghiệpThầy Đồng Ngọc Dám.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Tỉnh uỷ Sơn La, Lãnh đạo Tòa án nhân dântỉnh Sơn La và các Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố trong tỉnh đã quantâm, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề án tốt nghiệp và thực hiện tốt khóahọc
Quá trình xây dựng Đề án, tôi đã nỗ lực, cố gắng, nhưng do còn nhưnghạn chế nhất định của bản thân, sự chi phối điều kiện khách quan nên khôngtránh khỏi khiếm khuyết Xin trân trọng tiếp thu, chỉnh sửa để Đề án thực sự
có ý nghĩa trong thực tiễn
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015
HỌC VIÊN
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ HỌC VIÊN
1 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề án:
Đề án “Nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự của các Tòa án
nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020” của đồng
chí Nguyễn Văn Nam có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đưa ranhững giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụchính trị của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
2 Mục tiêu của đề án:
Các mục tiêu của đề án cụ thể, rõ ràng, thể hiện kết quả cần đạt được của
đề án trong giai đoạn 2015 - 2020 Các mục tiêu cụ thể của đề án đưa ra đảm bảocác yếu tố: chính xác, xác định được về thời gian thực hiện, khá sát thực và phùhợp với yêu cầu, khả năng thực tế của cơ quan và xu hướng phát triển của cácđơn vị Tòa án cấp huyện trong thời gian tới
3 Hiệu quả và khả năng áp dụng vào thực tiễn:
Đề án có tính khả thi cao Các giải pháp, kiến nghị mà đề án đưa ra cótính khoa học và giá trị thực tiễn, có khả năng áp dụng ngay vào thực tiễnhoạt động của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La
4 Đánh giá (yếu, trung bình, khá, tốt, xuất sắc): Tốt.
Sơn La, ngày 27 tháng 5 năm 2015
CHÁNH ÁN
Nguyễn Ngọc Vân
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ HỌC VIÊN 2
A MỞ ĐẦU 4
1 Lý do xây dựng đề án 4
2 Mục tiêu của đề án 6
3 Giới hạn của đề án 6
B NỘI DUNG 7
I CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 7
1 Cơ sở khoa học: 7
2 Cơ sở chính trị, pháp lý 9
3 Cơ sở thực tiễn 17
II NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 19
1 Bối cảnh thực hiện đề án 19
2 Thực trạng chất lượng xét xử các vụ án dân sự 25
3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 31
4 Các giải pháp thực hiện đề án 32
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 33
1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 33
2 Tiến độ thực hiện đề án 35
3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 38
IV DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 40
1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 40
2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 40
3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi 41
C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 43
1 Kiến nghị 43
2 Kết luận 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghịquyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020, nhận thức của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về quyền
tư pháp, về cơ quan tư pháp đã có sự thay đổi rõ rệt Hiến pháp năm 2013 đãchính thức quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân có nhiệm
vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, thời gian vừa qua,tổ chức bộ máyTòa án nhân dân các cấp đã từng bước được kiện toàn và xác định rõ hơnchức năng nhiệm vụ Chủ trương tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhândân cấp huyện, mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiệnhành chính được thực hiện có hiệu quả Chất lượng tranh tụng tại phiên tòabước đầu đạt được một số kết quả tích cực.Công tác xây dựng đội ngũ cán bộTòa án có chuyển biến rõ nét; số lượng, chất lượng cán bộ Tòa án được nânglên; đã chuẩn hóa trình độ đội ngũ cán bộ; quy định rõ hơn cơ chế tuyển chọn,
bổ nhiệm các chức danh tư pháp; chính sách đãi ngộ từng bước được cảithiện Việc đầu tư xây dựng trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc choTòa án các cấp được quan tâm hơn Với những điều kiện đó, Tòa án nhân dâncác cấp đã hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó, tổchức tốt công tác xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quyđịnh của pháp luật Tỉ lệ giải quyết các vụ án đạt cao, tỉ lệ án bị hủy, sửa do
Trang 5lỗi chủ quan của Thẩm phán từng bước giảm xuống; không để xảy ra kết ánoan sai và bỏ lọt tội phạm; giải quyết, khắc phục hậu quả một số trường hợpoan sai trước đây; chất lượng tranh tụng tại phiên tòa tiếp tục được nâng lên,
số lượng án hòa giải thành đạt tỉ lệ ngày càng cao, … góp phần đảm bảo trật
tự, an toàn xã hội, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổchức, cá nhân trong xã hội.Tuy nhiên bên cạnh đó, quá trình thực hiện nhiệm
vụ của các Tòa án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Một số chỉ tiêu chưa đạt sovới yêu cầu của Quốc hội; tỉ lệ các bản án, quyết định bị sửa, hủy do lỗi chủquan của Thẩm phán chưa giảm nhiều; tình trạng đội ngũ cán bộ, công chức,nhất là đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp vi phạm pháp luật bị xử lý kỉ luậtcòn xảy ra; việc thực hiện một số nhiệm vụ về cải cách tư pháp đối với một sốcông việc cụ thể còn chậm so với yêu cầu
Trong hệ thống Tòa án nhân dân gồm 4 cấp, Tòa án nhân dân cấphuyện là những đơn vị xét xử thấp nhất, tuy nhiên lại đảm nhiệm số lượng ánphải giải quyết lớn nhất Đa số các vụ án đều được giải quyết sơ thẩm ở cấpnày, nhất là đối với án dân sự chỉ có những vụ án có yếu tố nước ngoài mớithuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp trên (cấp tỉnh) Do vậy, chấtlượng xét xử của các Tòa án nhân dân cấp huyện là yếu tố cơ bản quyết địnhđến chất lượng xét xử chung của toàn hệ thống Tòa án Tại tỉnh Sơn La, donhiều điều kiện khách quan và chủ quan mà chất lượng xét xử các vụ án nóichung và các vụ án dân sự nói riêng chưa đạt yêu cầu, tỉ lệ án bị sửa, bị hủy
do lỗi chủ quan của Thẩm phán chưa giảm nhiều,trong 3 năm gần đây (từ01/01/2012 - 30/3/2015), tỉ lệ án dân sự bị sửa, hủy hàng năm khoảng6%/năm Đây là tỉ lệ khá cao so với chỉ tiêu của Quốc hội giao cho Tòa án.Vì
những lý do trên, học viên lựa chọn đề án “Nâng cao chất lượng xét xử các
vụ án dân sự của các Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020” làm đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của
Trang 6mà mình công tác Từ đó, vận dụng vào vị trí công việc hiện tại và trongtương lai, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, giảm tỉ lệ các vụ án dân sự của các Tòa án cấp huyệntrên địa bàn tỉnh Sơn La bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán xuốngcòn từ 1 - 1,5%
- Giữ tỉ lệ các vụ án dân sự hòa giải thành, không phải đưa ra xét xử đạt75% trên tổng số án thụ lý, giải quyết
3 Giới hạn của đề án
- Về phạm vi thực hiện: Đề án chỉ nghiên cứu riêng hoạt động xét xửcác vụ án dân sự và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử ándân sự áp dụng đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn
La Các biện pháp áp dụng đối với các chủ thể khác vì giới hạn phạm vi của
đề án (40-50 trang) nên chỉ nêu ra nhằm mục đích tham khảo và để có cáinhìn tổng quan về vấn đề cần giải quyết
- Về không gian: Đề án được thực hiện tại các Tòa án nhân dân cấphuyện trên địa bàn tỉnh Sơn La (gồm 12 Tòa án huyện và thành phố thuộctỉnh)
- Về thời gian: Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2015-2020
Trang 7B NỘI DUNG
I CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1 Cơ sở khoa học:
1.1 Khái niệm vụ án dân sự:
Trong khoa học pháp lý, quan hệ pháp luật dân sự được hiểu theo hainghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, quan hệ pháp luật dân sựbao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân vàgia đình, kinh doanh thương mại, lao động, được pháp luật điều chỉnh Theocách hiểu này, pháp luật có thể được chia thành 2 lĩnh vực cơ bản là luật công(public law) và luật tư (private law) Luật công điều chỉnh các quan hệ xã hộiliên quan đến nhà nước bao gồm luật hình sự, luật hành chính, … còn luật tưđiều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa các tổ chức, cá nhân.Luật dân sự (theonghĩa rộng) là bộ phận cấu thành cơ bản của luật tư (private law)
Theo nghĩa hẹp, quan hệ pháp luật dân sự chỉ bao gồm các quan hệ vềnhân thân và tài sản giữa các chủ thể nhưng không bao gồm các quan hệ hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động Những tranh chấp phát
sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, do cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết và đã được Tòa án thụ lý được gọi là các vụ án dân sự.
Trong hệ thống Tòa án, vụ án dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp, phânbiệt với các vụ án hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động,hành chính, hình sự Tòa Dân sự củaTòa án nhân dân cấp tỉnh và trong cácTòa án nhân dân cấp huyện (khi được tổ chức theo Luật Tổ chức Tòa án nhândân 2014) là các bộ phận trực tiếp quản lý việc xét xử các vụ án dân sự
Bên cạnh vụ án dân sự, có một loại yêu cầu mà Tòa án phải giải quyết
là việc dân sự, đó là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp,nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp
lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự Trong việc dân sự, không
Trang 8có xung đột về lợi ích pháp lý nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặckhông công nhận một sự kiện pháp lý.
1.2 Khái niệm xét xử các vụ án dân sự
Việc giải quyết vụ án của Tòa án sau khi thụ lý là một quá trình gồmnhiều trình tự, thủ tục Trong đó, xét xử là khâu cuối cùng và khâu quan trọngnhất
Xét xử là hoạt động của Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để đưa
ra phán quyết về một vụ án trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm bảo
vệ công lý Trong lĩnh vực hình sự, phán quyết đó khẳng định một người cótội hoặc không có tội và hình phạt cũng như các trách nhiệm khác pháp lýkhác mà người phạm tội phải gánh chịu Trong lĩnh vực hành chính, phánquyết khẳng định hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính là đúnghoặc không đúng Nếu không đúng, nhà nước phải khắc phục hậu quả củaquyết định hành chính, hành vi hành chính Trong lĩnh vực dân sự, hôn nhângia đình, kinh doanh thương mại, lao động, phán quyết phân định các quyền,nghĩa vụ của các bên tranh chấp, hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạmnghĩa vụ phải chịu hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật
Phán quyết của Tòa án được thể hiện dưới dạng bản án, quyết định, cóhiệu lực bắt buộc Mọi chủ thể liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành phánquyết của Tòa án, không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có quyền sửaphán quyết của Tòa án Hiệu lực của bản án, quyết định được bảo đảm thựchiện bởi sự cưỡng chế của quyền lực nhà nước nếu các bên không tự nguyệnthi hành
Như vậy, có thể định nghĩa xét xử vụ án dân sự là hoạt động của Tòa ánnhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết về một vụ án dân sự trên
cơ sở các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, bảo vệ công lý
Trang 91.3 Vai trò của công tác xét xử các vụ án dân sự
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định định Tòa án nhân dân là cơ quanxét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tưpháp Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Hoạt động xét xử các vụ ándân sự là một bộ phận trong hoạt động xét xử nói chung của Tòa án Do vậy,thực hiện tốt hoạt động xét xử các vụ án dân sự là góp phần thực hiện tốt cácnhiệm vụ mà Hiến pháp đã quy định cho Tòa án
Bên cạnh đó, công tác xét xử các vụ án dân sự của Tòa án còn có vaitrò riêng đó là làm cho các tranh chấp dân sự trong xã hội được giải quyết kịpthời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần giữ gìn
an ninh trật tự, hàn gắn các mối quan hệ xã hội Thông qua hoạt động củamình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêmchỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ýthức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác
2 Cơ sở chính trị, pháp lý
2.1 Cơ sở chính trị:
Sau khi khi đất nước giành được độc lập, Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn quan tâm đến công tác tư pháp Từ năm 1945 đến 1981, Tòa ánluôn được quy định là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp Tuy nhiên, từnăm 1981 đến 2001, vị trí, vai trò của Tòa án đã bị thay đổi Tòa án vẫn là cơquan xét xử tuy nhiên chỉ được coi như là một bộ phận của nhánh quyền lựchành pháp, các Tòa án địa phương do Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức
Cùng với công cuộc Đổi mới, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VInăm 1986 đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001, công cuộc cảicách tư pháp mặc dù đã được Đảng ta quan tâm tuy nhiên những bước đi là
Trang 10chưa tương xứng, không những chậm so với cải cách hành chính và đổi mớihoạt động lập pháp mà các giải pháp được áp dụng, triển khai tuy có tính liêntục, nhưng thường mang tính tình thế, ứng phó với những nhu cầu bức xúccủa tình hình trước mắt, thiếu nhất quán và đồng bộ Nghị quyết 08-NQ/TWngày ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm côngtác tư pháp trong thời gian tới” là một Nghị quyết có tính chuyên đề lần đầutiên được Đảng ban hành về công tác tư pháp Thể chế hóa Nghị quyết 08 vàNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Quốc hội đã ban hành Luật Tổchức Tòa ánnhân dân năm 2002, tách các Tòa án hoàn toàn ra khỏi Bộ Tưpháp Từ đó, Tòa án mới thực sự là một hệ thống cơ quan độc lập với các cơquan hành pháp.
Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020 Đây là bước phát triển căn bản trong côngcuộc cải cách tư pháp Theo đó, điểm cốt lõi của Nghị quyết là xác địnhTòa
án là khâu trung tâm của quá trình cải cách tư pháp, xét xử là khâu trọng tâmcủa toàn bộ hoạt động tư pháp1, bởi vì thực chất hiệu quả của họat động tưpháp thế hiện chủ yếu ở họat động xét xử, ở bản án hay quyết định của Tòa
án, nếu bản án đúng thấy ngay kết quả, nếu bản án sai là họat động tư phápkhông có hiệu quả Các hoạt động khác của tiến trình tư pháp như điều tra,kiểm sát, truy tố v.v…nếu có sai phạm vẫn có thể khắc phục được và ít để lạihậu quả nhưng nếu xét xử sai hậu quả để lại rất lớn và đôi khi không thể nàokhắc phục được, khó phục hồi nguyên trạng như trước Do vậy, nâng cao hiệuquả, hiệu lực công tác xét xử của Tòa án là mục tiêu quan trọng của cải cách
tư pháp Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết 49, trên cơ sở tổng kết, đánh giáthực tiễn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị đã ra Kếtluận số 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến
1 Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Trang 11lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Kết luận khẳng định tiếp tục thực hiệnquan điểm xác định Tòa án là trung tâm của cải cách tư pháp và xét xử làkhâu trọng tâm của toàn bộ hoàn động tư pháp2 Mục tiêu của cải cách tưpháp đến năm 2020 là tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác xét xử củaTòa án
2.2 Cơ sở pháp lý:
Thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp và Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Quốc hội đãban hành Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp quy định Tòa án là cơ quan xét xửcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp3
Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Tòa án nhân dân được tổchức gồm 4 cấp gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấphuyện (gồm Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vàtương đương)4 Đây là mô hình được tổ chức theo hướng từng bước khôngphụ thuộc vào địa giới hành chính nhằm nâng cao tính độc lập của cơ quan tưpháp Trong hệ thống Tòa án, chiếm số lượng nhiều nhất và phải giải quyết sốlượng án lớn nhất là các Tòa án nhân dân cấp huyện
Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định về việcgiải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm của các Tòa án nhân dân cấp huyện nhưsau:
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của các Tòa án nhân dân cấp huyện: 5
Các Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ
2 Đảng cộng sản Việt Nam (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
3 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 102,
4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Điều 3
5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật số sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 10 Điều 1.
Trang 12án dân sự Chỉ những vụ án mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặccần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì mới thuộc thẩmquyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc trường hợp Tòa án cấp tỉnh lấy vụ
án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện lên để giải quyết
* Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết các vụ án dân sự:
Nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo định hướng cho toàn bộcác hoạt động tố tụng dân sự Là nền tảng định hướng cho việc áp dụng phápluật trong việc giải quyết các vụ án dân sự Bộ luật Tố tụng dân sự quy địnhcác nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự (Điều 3 Bộluật Tố tụng dân sự): Yêu cầu mọi chủ thể phải tuân thủ triệt để các quy địnhcủa Bộ luật Tố tụng dân sự kể cả các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiếnhành tố tụng hay những người tham gia tố tụng khác Ý nghĩa của nguyên tắcnày nhằm bảo đảm tính công minh của pháp luật, tránh mọi sự vi phạm,nhũng nhiễu, lạm quyền hay những biểu hiện tiêu cực khác Đồng thời cũngyêu cầu các chủ thể tham gia tố tụng phải nghiêm chỉnh chấp hành nhữngphán quyết của Tòa án
- Nguyên tắc bình đẳng quyền và nghĩa vụ (Điều 8 Bộ luật Tố tụng dânsự): Mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan khi tham gia vào trong hoạt động TTDSđều có sự bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự không phân biệtdân tộc nam nữ, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, hìnhthức sở hữu, hình thức tổ chức và những vấn đề khác Nguyên tắc này đảmbảo cơ hội như nhau cho mọi chủ thể khi tham gia tố tụng dân sự để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình
- Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự (Điều 11
Bộ luật Tố tụng dân sự): Khi xét xử án dân sự, Hội thẩm nhân dân bắt buộc
Trang 13phải tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm.Thể hiện hình thức dân chủ XHCNkhi Hội thẩm nhân dân là người đại diện của nhân dân trực tiếp tham gia xét
xử vụ án
- Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉtuân theo pháp luật (Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự): Tính độc lập thể hiệntrong quan hệ giữa các thành viên của Hội đồng xét xử với nhau, với Tòa áncấp trên, với Chánh án Đồng thời còn yêu cầu sự độc lập giữa Tòa án với các
cơ quan nhà nước khác, các tổ chức khác nhằm bảo đảm tính khách quan,công minh của bản án, quyết định
- Nguyên tắc xét xử tập thể (Điều 14 Bộ luật Tố tụng dân sự): Khi xét
xử vụ án dân sự theo mọi thủ tục tố tụng thì luôn gồm một hội đồng các thànhviên Cụ thể, Hội đồng xét xử gồm hai Hội thẩm nhân dân, một thẩm phán ởcấp sơ thẩm Khi xét xử tập thể thì hệ quả là phán quyết phải được biểu quyếttheo đa số Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tránh những sai lầm, sơ suất của cánhân trong trường hợp chỉ một người xét xử Đồng thời bảo đảm cho các phánquyết được kỹ càng, thận trọng hơn
- Nguyên tắc xét xử công khai (Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự): Khixét xử những vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm, mọi ngườiđều có thể tham dự phiên tòa.Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ xét xửkín nhằm bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh hay bí mật đời tư; hoặcđối với người dưới 16 tuổi không được tham dự phiên tòa Mục đích là đảmbảo sự giám sát của nhân dân với việc xét xử của Tòa án, tăng cường tínhtrách nhiệm của Tòa án Đồng thời, nhằm giáo dục tuyên truyền pháp luậttrong nhân dân
- Nguyên tắc hai cấp xét xử (Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự): Bản án,quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay Các chủ thể có quyềnkháng cáo, kháng nghị để xét xử phúc thẩm lại Bản án, quyết định phúc thẩm
Trang 14có hiệu lực pháp luật ngay Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấpxét xử mà là một thủ tục đặc biệt xem xét lại án đã có hiệu lực pháp luật Mụcđích là đảm bảo cho bản án, quyết định được chính xác, công minh; phòngtránh những sai lầm, vi phạm có thể xảy ra khi giải quyết vụ án lần thứ nhất
- Nguyên tắc tự định đoạt của đương sự (Điều 5 Bộ luật Tố tụng dânsự): Vì vụ việc dân sự là những tranh chấp, yêu cầu về các quan hệ của luật tư
- có liên quan đến lợi ích tư của các đương sự nên chỉ các đương sự mới cóquyền tự định đoạt về các lợi ích đó Tự định đoạt thể hiện ở việc các đương
sự có quyền khởi động quá trình tố tụng dân sự, có quyền thay đổi, bổ sungnhững yêu cầu Tòa án giải quyết, có quyền chấm dứt hoạt động tố tụng dânsự… Đây là cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính các đương sự,tránh sự can thiệp của Tòa án Quyền tự định đoạt của đương sự là động lực,
cơ sở cho các hoạt động tố tụng dân sự
- Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự (Điều 10 Bộ luật Tố tụngdân sự): Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án có trách nhiệm phảitiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án Trongcác giai đoạn khác, hòa giải được khuyến khích chứ không mang tính bắtbuộc Nội dung hòa giải phải trên cơ sở sự tự nguyện đích thực của các đương
sự, không thể ép buộc, đe dọa hay lừa dối.Hòa giải thành nhằm tiết kiệm đáng
kể thời gian, chi phí tiền bạc cho chính các đương sự cũng như cho nhà nước
- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự(Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự): Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cungcấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ
và hợp pháp Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ,chứng minh như đương sự Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứtrong một số trường hợp nhất định, mang tính hỗ trợ việc thu thập chứng cứ
Trang 15của các đương sự
- Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự (Điều 23a
Bộ luật Tố tụng dân sự): Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảođảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đươngsự
* Trình tự, thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự:
Để đảm bảo Tòa án xét xử đúng vụ án dân sự cũng như bảo đảm chođương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án, Bộ luật Tốtụng dân sự đã quy định chi tiết các thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án
sơ thẩm gồm 5 bước như sau: Khởi kiện, thụ lý đơn khởi kiện, hòa giải, chuẩn
bị xét xử, phiên tòa sơ thẩm
- Khởi kiện vụ án dân sự: Khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợppháp của mình bị thiệt hại, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặcthông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung làngười khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình Đơn khởi kiện phải đảm bảo hình thức nội dung theo quyđịnh tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự Kèm theo đơn khởi kiện, người khởikiện phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu củamình là có căn cứ và hợp pháp
- Thụ lý đơn khởi kiện: Trong quá trình tố tụng, thụ lý vụ án là côngviệc đầu tiên của Tòa án, là căn cứ pháp lý phát sinh vụ án dân sự Sau khinhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án phải thông báo ngay cho ngườikhởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trongtrường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí Tòa án thụ lý vụ án khi ngườikhởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí
Trang 16- Hòa giải: Hòa giải là một biện pháp giải quyết vụ án dân sự, là thủ tụcbắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ dân sự Trong thời hạn chuẩn bịxét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuậnvới nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặckhông tiến hành hòa giải được Hòa giải không phải nhằm phán xét xem trongcác bên ai đúng ai sai khi họ tranh chấp, mà trước hết phải để cho các bên bộc
lộ và giải tỏa mâu thuẩn, giúp cho họ thỏa thuận lựa chọn giải pháp chungthích hợp để giải quyết tranh chấp Nguyên tắc của hòa giải là tôn trọng sự tựnguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọadùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chícủa mình; và nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái phápluật hoặc trái đạo đức xã hội
Tại phiên hòa giải mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn
đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành vàtrong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không cóđương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiênhòa giải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự Quyết địnhcông nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khiban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Việc raquyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự là xem như một vụ kiệntranh chấp kết thúc Trong trường hợp các đương sự không thỏa thuận đượcvới nhau toàn bộ nội dụng vụ kiện thì Tòa án tiến hành ra quyết định đưa vụ
an ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giảiquyết vụ án
- Chuẩn bị xét xử: Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự sơ thẩm làbốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án Đối với vụ án phức tạp hoặc trở ngạikhách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử,
Trang 17nhưng không quá hai tháng.
- Phiên tòa sơ thẩm: Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm gồmchuẩn bịkhai mạc phiên tòa, thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, thủ tụctranh luận, nghị án và tuyên án Trong đó, thủ tục tranh luận là thủ tục quantrọng nhất nhằm làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện pháp lý của vụ án Bản ánđược tuyên phải căn cứ trên các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiêntòa và kết quả tranh luận tại phiên tòa Các đương sự có quyền kháng cáotrong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày được tống đạt bản ánnếu vắng mặt tại phiên tòa
Những quy định chung về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự là cơ sởgóp phần cho việc thực hiện hoạt động xét xử Việc áp dụng các thủ tục tốtụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quancủa vụ án, nếu trong quá trình xem xét, giải quyết các tranh chấp, Thẩm phán
vi phạm thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự dù là nhỏ cũng đều cóảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử
3 Cơ sở thực tiễn
Tranh chấp dân sự là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội Kể
từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường,
số lượng các tranh chấp dân sự ngày càng tăng về số lượng và phức tạp hơn
về tính chất, đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay.Theo báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự của Tòa án nhân dântối cao, năm 2005, tổng số vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình mà các Tòa
án cấp sơ thẩm đã giải quyết là 115.186 vụ việc trên tổng số 134.332 vụ việc6,trong đó vụ việc dân sự chiếm khoảng 50%, tức là giải quyết khoảng 55.000
vụ việc trên tổng số khoảng 65.000 vụ việc dân sự Đến năm 2010, số lượng
vụ việc dân sự mà các Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết 73.191 vụ việc trong
6 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/gopyvb?p_itemid=84573699 , tr.5, trích dẫn ngày 25/5/2015
Trang 18số 86.247 vụ việc đã thụ lý7 Đến năm 2014, các Tòa án cấp sơ thẩm đã giảiquyết 68.668 vụ việc trong số 107.035 vụ việc đã thụ lý8 Như vậy, trong 9năm qua số lượng các vụ việc dân sự sơ thẩm mà Tòa án nhân dâncác cấp đãthụ lý tăng rất nhanh So với năm 2005, số lượng vụ việc dân sự tăng từkhoảng 65.000 lên 107.035 vụ việc, tương ứng với tỉ lệ tăng thêm là khoảng65%
Ở tỉnh Sơn La, số lượng các vụ việc dân sự mà các Tòa án cấp huyệnthụ lý cũng tăng lên đáng kể Năm 2012, 12 Tòa án nhân dân cấp huyện trongtỉnh thụ lý mới 186 vụ việc, đến năm 2013 là 226 vụ việc, và năm 2014 là 447
vụ việc9 Như vậy, chỉ trong 3 năm, số lượng án dân sự sơ thẩm trong toàntỉnh đã tăng 2,4 lần
Bên cạnh sự tăng lên về số lượng các vụ việc là tình hình ngày càngphức tạp và gay gắt hơn về tính chất của các tranh chấp dân sự Một số loạiquan hệ dân sự diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội
Ví dụ quan hệ về đất đai nếu không được giải quyết kịp thời, thỏa đáng thì cóthể dễ dẫn đến khiếu kiện đông người, vượt cấp, hoặc quan hệ vay nợ nếu bản
án không được thi hành có hiệu quả thì có thể dẫn đến tệ nạn đòi nợ thuê bằng
xã hội đen, … Các tranh chấp dân sự vì thế cần được tổ chức xét xử nhanhchóng, đúng quy định của pháp luật
Nguyên nhân của các tranh chấp dân sự gia tăng cả về tính chất và mức
độ phức tạp xuất phát từ sự thay đổi các quan hệ kinh tế, xã hội trong quátrình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự xuống cấp về đạo đức củamột bộ phận xã hội, sự biến đổi những giá trị truyền thống theo hướng tiêucực, những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, … Bên cạnh đó, thực hiện
7 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự,
Trang 19cải cách bộ máy nhà nước và cải cách tư pháp, pháp luật tố tụng dân sự cũngđược sửa đổi theo hướng người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận Tòa án,
đó cũng là một nguyên nhân làm cho số lượng các vụ việc dân sự tăng lên Vìthế, việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự nói riêng và việc nângcao chất lượng xét xử của Tòa án nói chunglà một nhu cầu thực tiễn bức thiếttrong thời gian tới
II NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1 Bối cảnh thực hiện đề án
1.1 Điều kiện của địa phương ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án:
Đề án được thực hiện tại tỉnh Sơn La trong giai đoạn từ 2015 đến 2020trong bối cảnh tác động của những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnhSơn La
Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là địa bàn có
vị trí địa chính trị quan trọng Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáptỉnh Phú Thọ và Hoà Bình, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp tỉnhThanh Hoá Sơn La có 250 Km đường biên giới với nước Cộng hoà dân chủnhân dân Lào với cửa khẩu quốc gia Có tổng diện tích tự nhiên là 14.174
km2, đứng thứ 3 trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước(sau Nghệ An và Gia Lai), bằng 4,28% diện tích tự nhiên toàn quốc và bằng37,88% tổng diện tích tự nhiên vùng Tây Bắc Tỉnh có 12 đơn vị hành chínhcấp huyện (11 huyện và 01 thành phố) Dân số toàn tỉnh đến năm 2014khoảng 1.160.000 người gồm 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộcthiểu số chiếm khoảng 80%10
Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Sơn La đãluôn phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống bình quân
10 Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La, http://sonla.gov.vn/gioi-thieu , trích dẫn ngày 25/5/2015.
Trang 20Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức khá qua từng năm, bình quân giaiđoạn 2012- 2014 tăng trên 10%/năm Cơ sở hạ tầng kĩ thuật từng bước đượccải thiện, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về đời sống xã hội cũng như đầu tưkinh doanh Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực Các lĩnh vực xãhội tiếp tục có những tiến bộ, quan tâm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội,xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt các chính sách xã hội Công tác phòng,chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung chỉđạo, đặc biệt trong quản lý, sử dụng ngân sách, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơbản An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, các hoạt động đối ngoạiđược tăng cường, mở rộng.
Tuy nhiên, mặc dù mức tăng trưởng cao (trên 10%/năm) nhưng do xuấtphát điểm thấp nên xét tổng thể, Sơn La vẫn là một tỉnh miền núi còn nhiềukhó khăn, kinh tế- xã hội phát triển ở mức trung bình so với các địa phươngkhác trên cả nước Đến hết năm 2013, toàn tỉnh còn 68.947 hộ nghèo, chiếm27% tổng số hộ; 30.277 hộ cận nghèo, chiếm 11,86% tổng số hộ Toàn tỉnhcòn 05 huyện nghèo được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a, còn 99 xã,1.143 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn11 Cơ cấu kinh tế củatỉnh còn chưa hợp lý, trình độ phát triển thấp, chưa bền vững Quy mô và sứccạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh nhỏ và hạn chế.Việc làm, thu nhập,đời sống của nhân dân chưa thực sự được cải thiện, nhất là hộ nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn (Đói giáp hạt vẫn xảy ra đối với 141.317 nhân khẩu làm nông nghiệp) Các vấn đề về ma túy, tái trồng cây
thuốc phiện, di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai, tai nạn giao thông vẫn còndiễn biến phức tạp Vấn đề xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường còn bất cập Cảicách hành chính chưa tạo được sự chuyển biến,chất lượng dịch vụ công cònhạn chế, quy trình, thủ tục giữa các khâu, các đơn vị chưa đồng bộ, gây phiền
11 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo số 349/BC-UBND ngày 21/11/2014 về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015, tr.10.
Trang 21hà, ảnh hưởng đến tổ chức, công dân và doanh nghiệp12.
1.4 Điều kiện của các đơn vị thực hiện đề án và các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án:
1.4.1 Điều kiện các đơn vị thực hiện đề án
Các Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La gồm 12 đơn vị(01 Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh và 11 Tòa án nhân dân huyện):
- Tòa án nhân dân thành phố Sơn La
- Tòa án nhân dân huyện Bắc Yên
- Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn
- Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu
- Tòa án nhân dân huyện Mường La
- Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Nhai
- Tòa án nhân dân huyện Phù Yên
- Tòa án nhân dân huyện Sốp Cộp
- Tòa án nhân ân huyện Sông Mã
- Tòa án nhân dân huyện Thuận Châu
- Tòa án nhân dân huyện Vân Hồ
- Tòa án nhân dân huyện Yên Châu
Tổng số biên chế được phân bổ của 12 Tòa án nhân dân cấp huyện là
134 người, gồm 55 thẩm phán và 79 cán bộ khác Biên chế hiện có là 128người, trong đó gồm 42 thẩm phán, 55 thư ký và 31 cán bộ khác
Về trình độ thẩm phán:
- Thẩm phán trung cấp: 9 thẩm phán
- Thẩm phán sơ cấp: 33 thẩm phán
- Trình độ chuyên môn: 3 thạc sỹ, 39 cử nhân
- Trình độ lý luận chính trị: 12 cử nhân và cao cấp, 26 trung cấp, 4 chưa
12 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo số 349/BC-UBND ngày 21/11/2014 về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015, tr 17-18.
Trang 22qua đào tạo.
Về trình độ thư ký:
- Trình độ chuyên môn: 55 cử nhân
- Trình độ lý luận: 01 cử nhân và cao cấp, 04 trung cấp, 50 chưa quađào tạo13
Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật: 11/12 Tòa án cấphuyện đã có trụ sở làm việc, 01 Tòa án chưa có trụ sở làm việc là Tòa án nhândân huyện Vân hồ do mới được thành lập Hiện nay, Tòa án huyện Vân Hồđang làm việc chung trụ sở với Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu Trong 11trụ sở, chỉ có 4/11 trụ sở đạt yêu cầu, theo đúng mẫu thiết kế, tiêu chuẩn kĩthuật và yêu cầu công tác của Tòa án nhân dân tối cao, 7/11 đơn vị còn lạiđang phải sử dụng trụ sở cũ, xây dựng đã nhiều năm, không đủ không gianlàm việc, không đảm bảo tính trang nghiêm của Tòa án Về trang thiết bị kỹthuật: Được sự quan tâm của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnhSơn La được cấp mua sắm tài sản theo đề án gồm các tài sản, trang thiết bịnhư: Máy tính, máy phôtô, máy chiếu, giá đựng tài liệu, bàn ghế, cơ bản đápứng được nhu cầu về trang thiết bị để phục vụ cho công tác chuyên môn14
1.4.2 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án:
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đáng kể đến việc nâng cao chất lượng xét
xử án dân sự của các Tòa án cấp huyện bao gồm hoạt động của Hội thẩmnhân dân, Đoàn luật sư, Trợ giúp pháp lý, sự phối hợp của Ủy ban nhân dâncác cấp trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự
- Về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân: Nhiệm kì
2011-2016, tỉnh Sơn La có 13 Đoàn Hội thẩm nhân dân với tổng số 229 hội thẩm
13 Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2015), Thống kê đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.
14 Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo số 150/BC-TA ngày 18/8/2014 về tình hình chấp hành pháp luật trong công tác phòng chống tội phạm và công tác xét xử, thi hành án từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/7/2014, tr.5.
Trang 23Trong đó, Đoàn Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh là 20 người, 12 Đoàn Hội thẩmnhân dân cấp huyện gồm 209 người15 Đại đa số hội thẩm được đào tạochuyên ngành về pháp luật, không được đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ xét xử,
đa phần là cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nên chất lượng tham giaxét xử của Hội thẩm chưa cao.Về chế độ chính sách đối với Hội thẩm nhândân, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thực hiện nhiệm vụ, Hội thẩmnhân dân chỉ được cấp trang phục và thanh toán bồi dưỡng 90.000đ/ngàycông tham gia xét xử Chế độ như trên là tương đối thấp, chưa động viên,khuyến khích các Hội thẩm nhân dân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ
Về công tác phục vụ hoạt động của Hội thẩm nhân dân, theo quy địnhcủa pháp luật, Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra theo giớithiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp Tuy nhiên trong thực tế cácĐoàn Hội thẩm chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chínhquyền Hàng năm, công tác kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng, tập huấn cho cácHội thẩm đều do Tòa án phối hợp với các Đoàn Hội thẩm thực hiện mà chưa
có sự hỗ trợ có hiệu quả của Hội đồng nhân dân và các cấp chính quyền.Những điều kiện trên làm cho chất lượng tham gia hoạt động xét xử của hộithẩm nhân dân đạt kết quả không cao
- Về hoạt động của Đoàn luật sư: Đoàn Luật sư tỉnh Sơn La hiện có 13thành viên (7 luật sư hành nghề tại 5 văn phòng luật sư, còn lại hành nghề cánhân), đạt tỷ lệ 1 luật sư/90.000 dân Đoàn Luật sư tỉnh đã từng bước củng cố
tổ chức, phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp kết hợp vớiquản lý Nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Chấtlượng hành nghề có bước khởi sắc, tham gia giải quyết tốt các vụ án do các cơquan tiến hành tố tụng yêu cầu và các vụ việc do khách hàng yêu cầu, gópphần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, do số
15 Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Thống kê đội ngũ Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
Trang 24lượng luật sư quá ít (1 luật sư/90.000 dân), đa số luật sư là cán bộ tư phápnghỉ hưu, do vậy sự tham gia của các luật sư vào giải quyết các tranh chấpdân sự còn tương đối hạn chế Trong 5 năm từ 2008-2013, Đoàn Luật sư tỉnhtham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chứctrong 1.070 vụ án (677 vụ án hình sự, 241 vụ việc trợ giúp pháp lý, 42 vụ ándân sự); nhận 8 đơn khiếu nại, tố cáo, đã hòa giải thành 3 vụ, 4 vụ chuyển cơquan thẩm quyền giải quyết16.
- Về hoạt động trợ giúp pháp lý: Theo thống kê của Cục Trợ giúp pháp
lý thuộc Bộ Tư pháp, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 01 Trung tâm Trợ giúp pháp
lý nhà nước với 12 biên chế, trong đó có 4 trợ giúp viên pháp lý; 163 câu lạc
bộ trợ giúp pháp lý ở cấp xã; 01 tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (văn phòngluật sư); và 113 cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý17 Mạng lưới trợ giúppháp lý được tổ chức hệ thống, cơ bản, tuy nhiên hiệu quả hoạt động trongthực tế không cao Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án, chỉ
có các trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnhSơn La hoặc các luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng.Tuy nhiên, với số lượng trợ giúp viên và luật sư rất ít (4 trợ giúp viên pháp lý
và 13 luật sư) nên việc tham gia giải quyết các vụ án dân sự nói riêng và cáctranh chấp dân sự nói chung của nhóm chủ thể này là hết sức hạn chế, đa sốchỉ tham gia trợ giúp trong các vụ án hình sự Rất hiếm vụ án dân sự có sựtham gia của trợ giúp viên pháp lý
- Về sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình giảiquyết các vụ án dân sự: Ở nước ta, các thiết chế hỗ trợ cho hoạt động tư phápnhư giám định, thẩm định, định giá, … chưa phát triển nên khi cần thiết, Tòa
án phải yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân các cấp tham
16 Vũ Tuấn (2014), Đoàn Luật sư tỉnh Sơn La lần thứ V (nhiệm kì 2013-2018) http://baosonla.org.vn/News/? ID=6954&CatID=109 , trích dẫn ngày 25/5/2015.
17 Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp, Danh bạ trợ giúp pháp lý tỉnh Sơn La, ba-dien-tu/son-la , trích dẫn ngày 20/5/2015.