Để giúp cho Tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đề án có một số kiến nghị như sau:
1.1. Đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước:
- Trong thời gian tới, một số luật tố tụng và luật nội dung sẽ được sửa đổi bổ sung (Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Dân sự, …), đề nghị Quốc hội có ý kiến với các cơ quan chủ trì soạn thỏa để đảm bảo sự thống nhất khi thể chế hóa các quy định của Hiến pháp và các quan điểm cải cách tư pháp trong các luật, đặc biệt là các vấn đề về: Quyền tư pháp, nguyên tắc độc lập của Tòa án, nguyên tắc tranh tụng, … đồng thời đảm bảo sự phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các luật khác liên quan.
- Thực hiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2015. Tòa án nhân dân tối cao đang xây dựng các đề án triển khai thực hiện, trong đó có các vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức cơ sở đảng của các Tòa án địa phương; chế độ, chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án các cấp; quy hoạch trụ sở các Tòa án; tăng cường cơ sở vật chất cho các Tòa án, … Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi khi Tòa án nhân dân tối cao trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án này.
- Đề nghị Quốc hội, Chính phủ ưu tiên bố trí kinh phí cho các Tòa án về đầu tư xây dựng cơ bản, trang bị phương tiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin, … sửa đổi chế độ tiền lương, phụ cấp và ban hành các chính sách ưu đãi khác cho phù hợp với đặc thù về tính chất và trách nhiệm nghề
nghiệp của Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức Tòa án các cấp.
- Đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các thiết chế bổ trợ tư pháp.
- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét, ưu tiên về đầu tư xây dựng cơ bản, trang bị phương tiện đi lại cho các Tòa án nhân dân miền núi, vùng cao, vùng khó khăn.
1.2. Đối với Cấp ủy, chính quyền địa phương
- Đề nghị các Huyện ủy tăng cường phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh trong công tác tổ chức cán bộ của các Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Đề nghị chính quyền địa phương các huyện quan tâm, hỗ trợ các điều kiện vật chất, kinh phí phục vụ các hoạt động xét xử lưu động, ứng dụng công nghệ thông tin, rút kinh nghiệm công tác xét xử, … giúp các Tòa án cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh và các huyện tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí và điều kiện vật chất cho Hội thẩm nhân dân. Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có người được bầu làm Hội thẩm nhân dân tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để Hội thẩm nhân dân tham gia, thực hiện tốt công tác xét xử.
-Với các cấp ủy địa phương: Quan tâm, lãnh đạo, công tác cải cách tư pháp, công tác cán bộ tư pháp.
2. Kết luận
Xét xử vụ án dân sự là hoạt động của Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết về một tranh chấp dân sự trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Công tác xét xử các vụ án dân sự của Tòa án nếu được thực hiện có hiệu quả sẽ giúp hàn gắn các mối quan hệ xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự địa phương, giáo dục công dân ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn
trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội.
Trong thời gian vừa qua, công tác xét xử các vụ án dân sự của các Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ khi thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (ngày 01/01/2012) cho đến nay, tỉ lệ các vụ án hòa giải thành là 76,38%, số vụ án phải đưa ra xét xử chỉ là 23,36%. Điều này thể hiện các Tòa án cấp huyện đã có nhiều nỗ lực, cố gắng có hiệu quả trong công tác hòa giải, giải thích pháp luật để các đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, tránh không phải đưa vụ án ra xét xử, làm giảm thời gian, chi phí cho các đương sự và chi phí xã hội nói chung cho việc giải quyết các vụ án, góp phần làm dịu bớt mâu thuẫn, căng thẳng của các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực nêu trên, công tác xét xử các vụ án dân sự vẫn còn một hạn chế cơ bản, đó là tỉ lệ các vụ án dân sự bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán tương đối cao, chiếm 6,06% trên tổng số án đã giải quyết. Kết quả này phản ánh chất lượng công tác xét xử các vụ án dân sự chưa đạt yêu cầu việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, gây suy giảm niềm tin của nhân dân vào hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế nói trên, tuy nhiên nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án là chất lượng công tác cán bộ, bên cạnh đó là những khó khăn trong điều kiện làm việc và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ Tòa án, việc duy trì, thực thi chế độ công vụ… Để giảm tỉ lệ án dân sự bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự của các Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La, cần tập trung vào 3 vấn đề then chốt là công tác cán bộ, công tác chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La và 12 Tòa án nhân dân cấp huyện cần chú
trọng và đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên; thực hiện tốt công tác cán bộ; làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giám đốc, kiểm tra; tăng cường chấn chỉnh kỉ cương, kỉ luật công vụ, đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ sở vật chất và trang bị phương tiện làm việc cho các Tòa án nhân dân cấp huyện.
Bên cạnh đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các Tòa án nhân dân cấp huyện, coi việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung và các vụ án dân sự nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các Chi bộ Tòa án cấp huyện.
Để các nội dung, giải pháp trên được thực hiện thành công, cần quyết tâm trị cao của lãnh đạo và các cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân các cấp, cùng với sự quan tâm, lãnh đạo, tạo điều kiện của Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Tỉnh ủy Sơn La, Huyện ủy các huyện.
Việc thực hiện các nội dung, giải pháp của đề án sẽ góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân - thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý theo Hiến pháp đã quy định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6- 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12-3- 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020.
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố tụng dân sự.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
7. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo số 03/BC-TA ngày 15/01/2015 về tổng kết công tác năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2015 của các Tòa án.
8. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo số 150/BC-TA ngày 18/8/2014 về tình hình chấp hành pháp luật trong công tác phòng chống tội phạm và công tác xét xử, thi hành án từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/7/2014.
9. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và nhiệm vụ công tác năm 2015.
10. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2015), Thống kê đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.
11. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Thống kê đội ngũ Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo số 349/BC-UBND ngày 21/11/2014 về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015.
13. Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp, Danh bạ trợ giúp pháp lý tỉnh Sơn La, http://trogiupphaply.gov.vn/danh-ba-dien-tu/son-la , truy cập ngày 20/5/2015.
14. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La, http://sonla.gov.vn/gioi-thieu, trích dẫn ngày 25/5/2015.
15. Vũ Tuấn (2014), Đoàn Luật sư tỉnh Sơn La lần thứ V (nhiệm kì 2013-