III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
3. Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án
Việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự nói riêng nằm trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng xét xử nói chung của Tòa án các cấp mà hệ thống Tòa án đang thực hiện. Một số công việc trong các nội dung, giải pháp mà đề án đưa ra đã và đang được các Tòa án tiến hành. Do vậy, đa phần kinh
phí thực hiện đề án này đã nằm trong dự toán kinh phí chi thường xuyên của Tòa án các cấp. Cụ thể như sau:
3.1. Các nội dung, giải pháp nằm trong nhiệm vụ, chức năng của các đơn vị, chủ thể thực hiện đề án, không phát sinh kinh phí:
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm
“gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các Tòa án nhân dân cấp huyện. Cần coi việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung và các vụ án dân sự nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các Chi bộ Tòa án cấp huyện.
- Các nội dung, giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ: tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giám đốc, kiểm tra; tăng cường chấn chỉnh kỉ cương, kỉ luật công vụ.
3.2. Các nội dung, giải pháp mà kinh phí thực hiện nằm trong dự toán kinh phí chi thường xuyên của Tòa án các cấp, không phải bổ sung kinh phí thực hiện đề án:
- Các nội dung, giải pháp về công tác cán bộ: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tập huấn, bối dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân; thi đua khen thưởng.
3.3. Các nội dung, giải pháp mà kinh phí thực hiện nằm trong Đề án khác, không phải bổ sung kinh phí thực hiện đề án:
- Việc trang bị phương tiện làm việc(máy tính, thiết bị văn phòng, thiết bị hội trường xét xử, ô tô)được thực hiện theo Đề án trang bị phương tiện làm
việc cho ngành Tòa án nhân dân giai đoạn III (2014-2018) đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1123/QĐ-TTg ngày 10/7/2014.
3.3. Các nội dung, giải pháp phát sinh kinh phí thực hiện:
Bao gồm kinh phí xây dựng và sửa chữa, bảo trì trụ sở, đây là kinh phí đặc thù, được Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và cấp theo báo cáo của các Tòa án địa phương.
- Kinh phí xây dựng trụ sở làm việc đúng định mức, tiêu chuẩn cho các Tòa án nhân dân cấp huyện:
+ Căn cứ pháp lý: Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Tiểu chuẩn thiết kế và xây dựng: TCVN 4601-2012 ban hành kèm theo Quyết định số 3621/QĐ- BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và công nghệ về công bố tiêu chuẩn quốc gia.
+ Tiêu chuẩn: Diện tích đất từ 2000-3000m2. Diện tích xây dựng từ 3000-5000m2.
+ Dự toán kinh phí thực hiện: 5 tỷ đồng/đơn vị có từ 10 biên chế trở xuống, 8 tỷ đồng/đơn vị trên 10 đến 20 biên chế. Tổng số 8 đơn vị chưa có trụ sở mới, trong đó 4 đơn vị dưới 10 biên chế, 4 đơn vị trên 10 biên chế. Tổng dự toán kinh phí thực hiện là 52 tỷ đồng.
- Kinh phí sửa chữa, bảo trì trụ sở làm việc:
+ Căn cứ pháp lý: Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng. Hướng dẫn số 162/TANDTC-
KHTC ngày 13/5/2015 về hướng dẫn lập dự toán ngân sách 2016.
+ Dự toán kinh phí thực hiện: 300 triệu đồng/đơn vị. Tổng số 7 đơn vị tương đương tổng dự toán là 2,1 tỷ đồng.
Tổng dự toán kinh phí phát sinh là 54,1 tỷ đồng.