Từđịnh hướng mục tiêu đúng đắn ấy, trong những năm qua nền văn hoá ViệtNam nói chung và đời sống văn hóa cơ sở nói riêng đã đạt được những thànhtựu quan trọng, khơi dậy được những giá tr
Trang 1Mục Lục
A MỞ ĐẦU 1
1- Lý do xây dựng Đề án 1
2- Mục tiêu của Đề án 4
2.1 Mục tiêu chung 4
2.2 Mục tiêu cụ thể 5
3- Giới hạn của Đề án 5
B NỘI DUNG 7
I CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 7
1 Cơ sở khoa học, lý luận: 7
1.1- Quan niệm về văn hóa và đời sống văn hóa 7
3 Cơ sở thực tiễn 19
II NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 20
1 Bối cảnh thực hiện Đề án 20
2 Thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2010 – 2015 24
2.1- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện 24
2.2- Các kết quả đạt được 26
3 Nội dung cụ thể Đề án cần thực hiện 35
3.1- Mục tiêu, phương hướng 35
3.2- Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án 37
4 Tổ chức thực hiện Đề án 48
4.1 Phân công trách nhiệm thực hiện Đề án 48
4.2 Tiến độ thực hiện Đề án 53
4.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án 53
5 Dự kiến hiệu quả của Đề án 54
5.1 Ý nghĩa thực tiễn của Đề án 54
5.2 Đối tượng hưởng lợi của Đề án 55
5.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của Đề án 55
C KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 57
1 – Một số kiến nghị 57
1.1- Đối với cấp Trung ương 57
1.2- Đối với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch 58
1.3- Đối với cấp tỉnh 59
1.4- Đối với cấp huyện 59
2- Kết luận 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy giáo, cô giáo tại Học viện Chính trị khu vực I đã truyền dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, cho tôi được tiếp cận những kiến thức quý báu và bổ ích trong thời gian học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn cô giáo chủ nhiệm lớp B1 – 14 Ngô Thị Hoàng Yến, các thầy giáo, cô giáo Khoa Văn hóa và Phát triển; đặc biệt cảm ơn cô giáo, giảng viên chính, thạc sỹ Lưu Khương Hoa – Phó Trưởng Khoa Văn hóa và Phát triển đã quan tâm, tạo điều kiện, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Đề án tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Phú Thọ, các đồng chí lãnh đạo huyện Lâm Thao đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học Chương trình Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung tại Học viện Chính trị Khu vực I, hoàn thành Đê án tốt nghiệp và thực hiện tốt khóa học.
Trân trọng cảm ơn các phòng, ban, ngành, đoàn thể ở huyện, các xã, thị trấn trong huyện Lâm Thao đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi có được các tư liệu, hình ảnh về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại huyện Lâm Thao
để tôi hoàn thành Đề án tốt nghiệp.
Quá trình xây dựng Đề án, tôi đã nỗ lực, cố gắng, nhưng do còn những hạn chế nhất định của bản than, sự chi phối điều kiện khách quan nên không tránh khỏi những khiếm khuyết Xin trân trọng tiếp thu, chỉnh sửa để Đề án thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015
HỌC VIÊN
Hoàng Anh Tuấn
Trang 3A MỞ ĐẦU
1- Lý do xây dựng Đề án
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, loài người đã để lại cho chúng tanhững di sản văn hoá vô cùng to lớn Ngày nay, các quốc gia, dân tộc trên thếgiới đều muốn tìm tòi, phát triển và sáng tạo làm phong phú thêm kho tàngvăn hoá của nhân loại
Văn hóa không phải là toàn bộ đời sống con người - xã hội, nhưng làphần cốt tủy, là tinh hoa được trưng cất, kết tụ nên bản chất, bản sắc, linh hồncủa dân tộc, của thời đại; nó được thăng hoa từ hơi thở cuộc sống, từ năng lực
và trình độ của mỗi cá nhân, cộng đồng; và đến lượt mình, nó lại có mặt trongmọi hoạt động từ suy nghĩ đến hành động, từ hoạt động cá nhân đến hoạtđộng xã hội, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ngày càng xác lập vàhoàn thiện quan điểm đường lối về văn hoá Bước vào công cuộc đổi mới,Đảng khẳng định: xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực cho phát
triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII) Đây là một trong
những quan điểm hết sức đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta Nhìn lại hệthống quan điểm của Đảng qua các văn kiện, nghị quyết và thực tiễn đời sốngvăn hóa của đất nước, có thể khẳng định, Đảng ta ngày càng có sự quan tâmđặc biệt đến lĩnh vực văn hoá - đã thể hiện tầm nhìn quan trọng về lý luận củaĐảng và còn là cơ sở định hướng hết sức quan trọng trong thực tiễn xây dựngđời sống văn hóa của nước ta trong sự nghiệp đổi mới và phát triển hiện nay
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa
VIII đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”1 Điều đó cũng có
1 ĐCSVN, VKHN lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb CTQG, H.1998, tr.55
Trang 4nghĩa, văn hóa không chỉ là diện mạo của dân tộc, mà còn là một trong nhữngđộng lực quan trọng dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Từđịnh hướng mục tiêu đúng đắn ấy, trong những năm qua nền văn hoá ViệtNam nói chung và đời sống văn hóa cơ sở nói riêng đã đạt được những thànhtựu quan trọng, khơi dậy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộckết hợp với tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại; tạo nên sức mạnhvật chất và tinh thần vô cùng to lớn góp phần ổn định về chính trị, giữ vữngquốc phòng - an ninh, đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, từngbước hội nhập và phát triển
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thểnhững yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, những tác động qua lạilẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng
đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người Đời sống văn
hoá cơ sở là bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ nền văn hoá Đờisống văn hoá cơ sở là nơi khơi nguồn sáng tạo, đồng thời là nơi hưởng thụ cácgiá trị văn hoá của nhân dân Đời sống văn hoá cơ sở là nơi bảo tồn và pháthuy mạnh mẽ tính đa dạng, phong phú của văn hoá các dân tộc…Xây dựngđời sống văn hoá cơ sở là nền tảng, là bước đi ban đầu để thực hiện thànhcông đường lối văn hoá của Đảng là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc Thông qua hoạt động xây dựng đời sống vănhoá cơ sở mà các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước đến với người dân, được nhân dân thực hiện
Trước tình hình hiện nay, khi đất nước thực hiện đổi mới, công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, giao lưu hợp tác, hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực vàthế giới, tạo điều kiện cho đất nước phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều nguy
cơ, thách thức tiềm ẩn; cùng với sự phát triển rộng khắp của công nghệ, sự
Trang 5bùng nổ thông tin, sự giao thoa, đan xen và du nhập nhiều nét văn hóa của các
nước trên thế giới (từ phim, ảnh, sách, báo, tạp chí, từ các Việt Kiều, từ người lao động nước ngoài tại Việt Nam v.v.) đến nền văn hóa truyền thống của dân
tộc ta, vấn đề đặt ra là làm sao và bằng cách nào để vừa xây dựng được mộtnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa phù hợp với bước tiến củathời đại, đảm bảo hội nhập quốc tế, song, không làm phai nhạt hoặc mất đicác giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp,các ngành trong công tác quản lý văn hoá nói riêng và toàn xã hội nói chung,
đó là làm thế nào để đời sống văn hoá của Việt Nam được nâng lên, nhân dânngày càng có điều kiện và thực sự trở thành chủ thể sáng tạo, hưởng thụ cácgiá trị văn hoá một cách đích thực Cho nên việc nâng cao chất lượng hoạtđộng văn hóa là vấn đề cấp bách và lâu dài của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổquốc và cả hệ thống chính trị nhằm định hướng cho nhân dân giữ gìn và pháthuy truyền thống văn hóa của dân tộc
Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở hiện nay là một trong những vấn đềcấp thiết, quan trọng nhằm tạo các điều kiện cần thiết để xây dựng nền vănhoá mới, con người mới nhằm góp phần ổn định chính trị, giữ vững quốcphòng, an ninh, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế - xã hộị, đápứng yêu cầu thực tiễn của đất nước trong giai đoạn phát triển mới Kết luậnHội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xácđịnh: xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa là nhiệm vụtrọng tâm và phải được đặt lên hàng đầu trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc giai đoạn hiện nay
Cùng với những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trong công cuộc đổi mới của đấtnước; huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cũng đang đứng trước những thời cơthuận lợi và khó khăn, thách thức như: Sự tác động của những quan điểm trái
Trang 6chiều về văn hoá, những mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình toàn cầuhóa, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh, thiếu niên…
đã tác động đến tư tưởng, lối sống, phong tục tập quán và việc xây dựng đờisống văn hóa trên địa bàn huyện
Là một cán bộ làm công tác tham mưu, giúp việc cho Huyện ủy, trựctiếp là UBND huyện Lâm Thao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhànước về văn hóa – thông tin, với mong muốn được đem những kiến thức đãđược học tập để tham mưu, giúp cho cấp ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo
có hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra trên lĩnh vực văn hóa – thông tin, nhất là việc
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nên tôi lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020” làm Đề án tốt
nghiệp lớp Cao cấp Lý luận Chính trị, khoá học 2014– 2015 của mình
2- Mục tiêu của Đề án
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khái quát về lý luận và thựctiễn công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trên địa bàn huyện Lâm Thao
trong những năm qua (từ sau Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII) đến nay; từ
đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện trong những năm tới, trọngtâm là: xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trên cơ sở bảo tồn, kế thừa vàphát triển các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của thời đại Hùng Vương,nền văn hóa Sơn Vy, văn minh lúa nước với các nét đẹp văn hóa truyền thống
và văn minh của thời kỳ CNH, HĐH đất nước thành bản sắc văn hóa riêngcủa Lâm Thao; chú trọng tính kết nối chặt chẽ giữa huyện Lâm Thao với Khu
di tích lịch sử Đền Hùng trong phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội góp phầnthực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của huyện Lâm Thao
Trang 7Mặt khác, thông qua nghiên cứu và xây dựng Đề án, học viên có nhậnthức đầy đủ và sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động của đơn vị, cơ quan mìnhcông tác, từ đó vận dụng vào vị trí công việc hiện tại, qua đó, góp phần hoànthành tốt nhiệm vụ được giao.
3- Giới hạn của Đề án
- Về phạm vi thực hiện: Đề án chỉ nghiên cứu riêng lĩnh vực xây dựngđời sống văn hóa ở cơ sở và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn huyệnLâm Thao; trọng tâm là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” mà hạt nhân cốt lõi là xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư vănhóa, làng, xã, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa Các nội dung khác vìgiới hạn phạm vi của Đề án (40 – 50 trang) nên chỉ nêu vài nét khái quátnhằm mục đích tham khảo và để có cái nhìn tổng thể về vấn đề cần giải quyết
- Về không gian: Đề án được thực hiện tại địa bàn 14 xã, thị trấn và 26
cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, trường học (có tổ chức công đoàn) trên địabàn huyện Lâm Thao
- Về thời gian: Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2020
Trang 8B NỘI DUNG
I CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1 Cơ sở khoa học, lý luận:
1.1- Quan niệm về văn hóa và đời sống văn hóa
1.1.1- Quan niệm về văn hóa
Có thể nói, lịch sử của văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của loàingười Từ văn hóa được ghi lại trong sử sách, cách ngày nay khoảng 3000năm Văn hóa là một khái niệm rất rộng, rất phong phú; định nghĩa về vănhóa khó diễn tả hết được nội hàm đầy đủ và đã có hàng trăm quan niệm củacác tác giả về văn hóa Nói một cách ví von như quan niệm của UNETSCO:
Văn hóa chính là thẻ căn cước, là chứng minh thư của một dân tộc để nói lên anh là ai, đến từ đâu; hay Người Pháp quan niệm: Văn hóa là thứ còn lại khi người ta quên đi tất cả, là thứ còn thiếu khi người ta học tất cả
Ở Phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm.Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ “văn” và từ “hóa”: Xem dáng vẻ con người,lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ) ỞPhương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, ngườiNga có từ kultura (những chữ này có chung gốc Latinh là chữ cultus animi làtrồng trọt tinh thần; vậy chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt,thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộngđồng để họ không còn là vật tự nhiên và họ có những phẩm chất tốt đẹp)
Tuy vậy, khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian;thuật ngữ văn hóa với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỷXVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lý, canh tác nông nghiệp2
2 1, 2 Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh, Học viện CTKVI, Khoa VH&PT: Một số chuyên
đề văn hóa và phát triển, NXB chính trị - hành chính, HN 2012 Tr.11.
Trang 9Vào thế kỷ XIX, thuật ngữ văn hóa được những nhà nhân loại học
phương Tây sử dụng như một danh từ chính Theo E.B Taylo “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”3
Năm 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa vì sự
phát triển đã nêu ra định nghĩa: “Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các
hệ thống giá trị truyền thống và tín ngưỡng”4.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hòa của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 5
Có thể nói văn hoá là một khái niệm trừu tượng, nội hàm của văn hoákhông xác định cụ thể, nên rất khó có một khái niệm về văn hoá rõ ràng, đầy
đủ, chính xác Tuy vậy, từ những điểm tương đồng trong rất nhiều khái niệmkhác nhau về văn hoá, ta cũng có thể xác định được những nét tương đồng với
3
41, 3 Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh, Học viện CTKVI, Khoa VH&PT: Một số chuyên
đề văn hóa và phát triển, NXB chính trị - hành chính, H.2012 Tr.13, Tr 16 - 17.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, Tr 431.
Trang 10nhau ở những điểm rất cơ bản: “Văn hoá là toàn bộ các hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử -
xã hội, mang tính chân, thiện, mỹ, phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của con người và xã hội loài người… Văn hoá là kết quả của sự thích nghi có ý thức và chủ động của con người với tự nhiên… Văn hoá thể hiện đặc điểm, đặc trưng của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng, văn hoá là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc 6
Nói tóm lại, theo nghĩa rộng: văn hóa là toàn bộ hệ thống giá trị vậtchất và tinh thần do con người sang tạo, tích lũy trong quá trình hoạt độngthực tiễn lịch sử - xã hội
Theo nghĩa hẹp: văn hóa chỉ bao gồm các giá trị tinh thần tạo nên nềntảng tinh thần của xã hội, có nhiều lĩnh vực trong đó, tư tưởng, đạo đức, lốisống và đời sống văn hóa là những lĩnh vực cơ bản nhất hiện nay
1.1.2- Quan niệm về đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thểnhững yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, những tác động qua lạilẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộngđồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người Đời sống vănhóa bao gồm những nội dung không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội
và các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa
Đời sống văn hóa gồm 4 yếu tố chính:
- Văn hóa vật thể và phi vật thể tồn tại ở mỗi cộng đồng như: thiết chếvăn hóa, tác phẩm, sản phẩm văn hóa, phương tiện thông tin đại chúng vàtruyền bá văn hóa, lễ hội, văn hóa - văn nghệ dân gian, trường học, nhóm vănhóa
6
Trang 11- Cảnh quan VH (do tự nhiên hoặc do con người tạo ra) hiện diện ở mỗicộng đồng như: di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công viên,tượng đài
- Yếu tố văn hóa cá nhân ở mỗi cộng đồng: trình độ học vấn, nhu cầu
sở thích và thị hiếu văn hóa, phong cách sinh hoạt, văn hóa ứng xử, giao tiếp,nếp sống văn hóa
- Những yếu tố văn hóa của các “tế bào” trong mỗi cộng đồng như: giađình, nhà trường, cơ quan, công sở, tổ nhóm lao động, học tập
1.1.3- Quan niệm về đời sống văn hóa cơ sở, hoạt động chủ yếu của đời sống văn hóa cơ sở
*) Đơn vị cơ sở trong tổ chức và xây dựng đời sống văn hoá ở đây được
quan niệm là loại thiết chế cơ bản của đời sống xã hội, là hình thức tổ chức cơbản của đời sống văn hóa Đó là những cộng đồng dân cư có địa bàn sinhsống ổn định, có quan hệ chặt chẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và cảquan hệ huyết thống (đối với thiết chế gia đình và một bộ phận làng xóm ởnông thôn) Những cộng đồng dân cư này gắn kết với nhau một cách chặt chẽtrong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày
Đơn vị cơ sở trong xây dựng đời sống văn hóa được hiểu trên baphương diện:
- Một địa bàn, địa điểm cụ thể gắn với một đơn vị hành chính cơ bảnhoặc một tổ chức chính trị xã hội (làng, bản, thôn, xóm )
- Cơ sở hành chính và mang tính hành chính (Việt Nam hiện nay gồm 4loại: đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; đơn vị sản xuất kinh doanh; đơn
vị hành chính sự nghiệp; đơn vị lực lượng vũ trang)
- Tế bào hạt nhân gia đình
Có thể phân chia văn hóa cộng đồng theo những tiêu chí khác nhaunhư: theo tiêu chí huyết thống có văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ; theo địa
Trang 12bàn cư trú có văn hóa làng, bản, xóm thôn, buôn sóc, khu phố; theo tổ chức xãhội có văn hóa đoàn thể; theo tổ chức sản xuất có văn hóa xí nghiệp v.v.
*) Các hoạt động chủ yếu của đời sống văn hóa cơ sở
Cơ sở là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần phong phú và đadạng của cộng đồng Ở Việt Nam hiện quy tụ thành một số hoạt động chủ yếusau:
+ Thông tin tuyên truyền cổ động,
+ Câu lạc bộ, nhà văn hóa; thư viện, đọc sách báo,
+ Giáo dục truyền thống,
+ Nghệ thuật quần chúng,
+ Xây dựng nếp sống văn hóa,
+ Thể dục thể thao, vui chơi giải trí,
+ Xã hội từ thiện
Như vậy, đơn vị cơ sở trong tổ chức xây dựng đời sống văn hoá và cáchoạt động chủ yếu trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có phạm vi rộnglớn và có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, tất cả mọi hoạt động
xã hội đều diễn ra tại các đơn vị cơ sở Toàn bộ đời sống xã hội chỉ có thể ổnđịnh và phát triển bền vững khi các đơn vị cơ sở ổn định và bền vững
1.1.4- Vị trí, vai trò của đời sống văn hóa cơ sở và ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Có thể nói, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở chính là bước đi tạo ra cốtcách văn hoá của một dân tộc, là cái nôi nuôi dưỡng sự phát triển bền vữngcho xã hội; nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì, xây dựng vàphát triển nền văn hoá
Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là khơi dậy, lôi cuốn, bồi dưỡng vàhuy động tối đa sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân, của các cấp, cácngành vào hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật, tạo nên những sản phẩm
Trang 13văn hoá của chính cộng đồng ngay tại cơ sở, nơi diễn ra đời sống thường ngàycủa các cá nhân, gia đình trong từng cụm dân cư, làng xóm, cơ quan, đơn vị,trường học… Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là hướng vào mục tiêu pháttriển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đời sống con người, đóng gópvào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng,cảnh quan, môi trường sống của cộng đồng Nâng cao học vấn, kiến thức và
kỹ năng sống, văn hoá ứng xử trong cộng đồng, phát triển các hình thức sinhhoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, bài trừ mọi hoạt động vănhoá phản tiến bộ Thực hành nếp sống công dân, tôn trọng pháp luật Xâydựng lối sống dân chủ, tự quản trên cơ sở quy ước, hương ước của bản, tiểukhu, tổ dân phố, xây dựng lối sống tình nghĩa, xoá đói giảm nghèo, tươngthân tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng vàNhà nước ta, mang tính xã hội sâu sắc, với nội dung phong phú, toàn diện vàtriển khai thực hiện lâu dài – là chủ trương có ý nghĩa chiến lược đối với sựnghiệp xây dựng văn hóa, lối sống và con người Việt Nam, bảo vệ và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hộinhập kinh tế quốc tế
Qua các kỳ Đại hội của Đảng cho đến nay, Đảng ta đã nhấn mạnh vấn
đề xây dựng đời sống văn hóa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả Vănkiện Đại hội XI của Đảng cũng đã xác định: Củng cố và tiếp tục xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu
quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống,được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hằng ngày của cộngđồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại Tiếp
Trang 14tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xâydựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùicác hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc gópphần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con ngườiViệt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Đúc kết và xây dựng hệ giá trịchung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập quốc tế
Điều đó càng khẳng định vị trí, vai trò có ý nghĩa lâu dài, chiến lượccủa xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bởi bốn lý do sau:
Thứ nhất, Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là nền tảng mang tính
hiện thực, trực tiếp để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc
Thứ hai, Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là vấn đề trọng tâm, cốt
lõi của sự nghiệp văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chính là phát huyquyền làm chủ của nhân dân trong việc sáng tạo, hưởng thụ các giá trị vănhóa, nghệ thuật, xây dựng lối sống lành mạnh, những phong tục tập quán tốtđẹp mang đậm bản sắc dân tộc và phù hợp với trào lưu văn hóa của nhân loại.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: chỉ khi nào được mọi người dân, mọi tầnglớp nhân dân, mọi tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các dân tộc, các tôngiáo … tham gia vào một cách tự nguyện, chủ động vào công tác văn hóa, thìlúc đó văn hóa mới phát triển mạnh mẽ Chỉ khi nào thấm sâu vào toàn bộ đờisống, vào mọi lĩnh vực, mọi quan hệ của con người thì lúc đó văn hóa mớithực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và sức mạnh
nội sinh của sự phát triển
Thứ ba, Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là bảo tồn và phát huy mạnh
mẽ tính đa dạng, phong phú của bản sắc văn hóa các dân tộc, bản sắc dân tộc
của văn hóa Việt Nam
Trang 15Thứ tư, Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là phát triển và hoàn thiện
mạng lưới các thiết chế văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển củavăn hóa Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là xây dựng mạng lưới thiết chếvăn hóa bao gồm: trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, phòng đọc, tủ sách,sân chơi, nhà truyền thống, trường học, trạm y tế, công viên, tạo môi trườngcảnh quan văn hóa cơ sở, đáp ứng từng bước nhu cầu đòi hỏi, nhu cầu hưởngthụ văn hóa của nhân dân, vừa thể hiện tính dân tộc song cũng đảm bảo tínhhiện đại
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Kết luận Hội nghị Trung ương mười khóa IX về tiếp tục thực hiệnNghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa VIII về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị Trung ươngchín khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứngyêu cầu phát triển bền vững đất nước
Qua các văn kiện của Đảng về văn hóa có thể khái quát chung đó là:Văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là mục tiêu, động lực, sức
Trang 16mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh.
*) Cơ sở pháp lý
- Luật Di sản văn hóa (Luật Số: 28/2001/QH10, ngày 29/6/2001)
- Các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vềlĩnh vực văn hóa – thông tin
- Các quyết định, thông tư, hướng dẫn của Bộ Văn hóa – Thể thao và
Du lịch về lĩnh vực văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
- Các văn bản của HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, huyện Lâm Thao vềlĩnh vực văn hóa
- Các văn bản của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ vềlĩnh vực văn hóa
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ quyđịnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày06/6/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ về hướng dẫnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBNDcấp huyện; Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV ngày30/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ về hướng dẫn chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyềnthông thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng VHTT thuộc UBND cấp huyện;
- Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 29/2/2012 của UBND huyệnLâm Thao về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyênmôn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện;
Trang 17*) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là:“…làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” 7 Nghị quyết Hội nghị Trung
ương chín khóa XI tiếp tục nhấn mạnh: “Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh… Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 8
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển về văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống
và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người”9 Nghị quyết thực sự là điểm nhấn quan trọng và có ý nghĩa đến sựphát triển chung của xã hội và sự phát triển của văn hóa Việt Nam nói riêng;nghị quyết đã đề ra 5 quan điểm chỉ đạo đó là:
7 ĐCSVN, VKHN lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII Tr 54 – 55.
8 ĐCSVN, Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị TW9 khóa XI, Tr 5
9 ĐCSVN, VKHN lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb CTQG H.1998 Tr 54 – 55.
Trang 18(1) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc
(3) Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam
(4) Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng
ta lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng
(5) Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sựnghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thậntrọng
Tổng kết 5 năm triển khai xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị Trung ương 10, khoá IX(2004) đã nhấn mạnh ba nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lốisống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổchức đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và trong từng
cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở
Cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách,vừa cơ bản, lâu dài
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người ViệtNam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 khóaVIII; cụ thể hóa theo các đối tượng, gắn chặt mục tiêu xây dựng con ngườivới hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng của quầnchúng Quy tụ mọi hoạt động văn hóa, phát huy thế mạnh của từng loại hìnhvăn hóa thông tin phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡng lòng yêu nước, phẩm chất tốt
Trang 19đẹp của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựngchủ nghĩa xã hội.
- Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là cộng đồng dân
cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú
Văn kiện Đại hội XI (2011) của Đảng đã chỉ rõ cần triển khai thực hiện
4 nhiệm vụ quan trọng trong chăm lo phát triển văn hóa:
(1) Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phongphú, đa dạng
(2) Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trịcác di sản văn hóa truyền thống, cách mạng
(3) Phát triển hệ thống thông tin đại chúng
(4) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa
Có thể thấy rằng, phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và nănglực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hoá Đây là động lực lớn nhất,đồng thời cũng là nguyên nhân có tính chất quyết định tạo nên tính bền vững
và chất lượng, hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tạo dựng môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, phong phú
cho mỗi người và cả cộng đồng Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đã, đang
và sẽ tiếp tục là một nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân tatrong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóanói chung, về xây dựng và phát triển các lĩnh vực trong văn hóa nói riêngđược đề ra và từng bước được hoàn thiện trong các văn kiện, nghị quyết củaĐảng thời gian vừa qua vừa có ý nghĩa tăng cường nhận thức, tư tưởng chínhtrị vừa có ý nghĩa thực tiễn, đảm bảo cho công cuộc xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phát triển ngày càng sâu rộng vớichất lượng và hiệu quả ngày càng cao
Trang 203 Cơ sở thực tiễn
- Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa đốivới vùng miền, quốc gia, dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển, đặcbiệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay
- Từ thực trạng việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, cụ thể:
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trungương 5 khóa VIII của Đảng về văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng Cán bộ, đảng viên và nhân dân coi trọng hơn các giá trị văn hóa, nhất làcác giá trị di sản văn hóa truyền thống Môi trường văn hóa được cải thiện.công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa đã khai thác tốt hơn các nguồn lực đểphát triển văn hóa Nhiều phong trào văn hóa đem lại hiệu quả thiết thực Vaitrò chủ thể văn hóa của cộng đồng từng bước được phục hồi Các thiết chếvăn hóa được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần nâng cao đờisống văn hóa của nhân dân Các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng lanrộng, trở thành một nội dung sinh hoạt văn hóa cộng đồng Công tác chỉ đạo,quản lý, thanh tra, kiểm tra, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động văn hóa
đã có những chuyển biến, góp phần từng bước ngăn chặn sự “xâm nhập” củasản phẩm độc hại từ bên ngoài
Tuy nhiên, còn thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế, chínhtrị; chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với việc xây dựng con người, xâydựng hệ giá trị mới của văn hóa Việt Nam và các lĩnh vực của đời sống xãhội, nhất là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống Văn hóa chưa thực sự trởthành động lực và mục tiêu của sự phát triển Tình trạng suy thoái về đạo đức
xã hội có chiều hướng lan rộng với tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêucực đến đời sống tinh thần của xã hội Đời sống văn hóa tinh thần ở một bộphận tầng lớp xã hội và nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu, lạc hậu; khoảngcách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền và khoảng cách trong các tầng
Trang 21lớp nhân dân còn lớn Hệ giá trị truyền thống không còn được coi trọng vàphát huy như trước đây; chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, chạy theođồng tiền có xu hướng gia tăng, chi phối mạnh đời sống xã hội, gây hậu quảxấu đối với việc xây dựng con người; không ít sản phẩm độc hại của nướcngoài xâm nhập vào nước ta đã ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa, đạođức, lối sống và thuần phong mỹ tục Công tác quản lý văn hóa ở các cấpcòn nhiều yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp Việc thể chế hóa nghị quyết củaĐảng về văn hóa chậm; việc xây dựng cơ chế, chính sách về văn hóa nhiềumặt thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa theo kịp những biến động củathực tiễn Việc đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng, còn dàn trải, gián đoạn,hiệu quả thấp; mất cân đối giữa xây dựng các công trình văn hóa với đầu tưcho sản phẩm văn hóa Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp,nhất là đội ngũ có trình độ cao chưa đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa thờihội nhập, thiếu hụt về số lượng và bất cập về trình độ chuyên môn
Với cơ sở thực tiễn trên, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của côngtác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là rất cần thiết, vừa mang tính cấpbách trước mắt, đồng thời có tính chiến lược lâu dài trong thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương
II NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1 Bối cảnh thực hiện Đề án
*) Khái quát tình hình chung:
Đất nước Việt Nam có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa phong phú,giàu bản sắc với những giá trị cơ bản của truyền thống văn hóa dân tộc; nhiềugiá trị văn hóa đã được các thế hệ người Việt sáng tạo, kế thừa, phát huy vàđúc kết thành truyền thống văn hóa dân tộc và trở thành động lực tinh thần vôcùng to lớn giúp dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử tháchtrong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ Tổ
Trang 22quốc Nhờ nền tảng và sức mạnh đó, cho nên dù bị phong kiến phương bắc đô
hộ nhiều thế kỷ, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược nhiều năm với nhiềuthủ đoạn hết sức thâm độc và tàn bạo nhưng dân tộc Việt Nam chẳng nhữngkhông bị đồng hóa mà còn kiên cường đứng lên chiến đấu để giành độc lậpcho dân tộc, chẳng những nhân dân ta vẫn giữ vững và phát huy được nền vănhóa đậm đà bản sắc dân tộc mà còn kế thừa và tiếp thu được tinh hoa văn hóanhân loại…
Tuy nhiên, hiện nay, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan và là một
xu thế chính Toàn nhân loại có mối quan hệ với nhau không những trênphương diện kinh tế mà còn có mối quan hệ chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vựcchính trị, xã hội, văn hóa Khái niệm “biên giới mềm” do toàn cầu hóa tạo ra
sự lệ thuộc của các quốc gia vào nhau ngày một nhiều Trong sự lệ thuộc nàythì vai trò của những nước lớn, có tiềm năng kinh tế và quân sự vẫn là quantrọng và có tính quyết định Vì vậy tùy thuộc vào vị thế của mỗi quốc gia, tùythuộc vào tiềm lực con người và đất nước, mỗi cộng đồng dân tộc phải tìmcho mình một con đường đi riêng trong sân chơi chung của toàn cầu hóa.Điều đó đặt ra cơ hội và những thách thức trong việc xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam
*) Khái quát về huyện Lâm Thao:
- Về điều kiện tự nhiên: Huyện Lâm Thao là huyện đồng bằng duy nhấtcủa tỉnh Phú Thọ, có diện tích 9769,11ha, dân số trên 100 nghìn người; có vịtrí địa lý cách Thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía tây; Đây là huyệntrọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng,đất đai màu mỡ, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nốicác tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp củatỉnh Phú Thọ (Việt Trì – Bãi Bằng – Lâm Thao) nên đã đem lại cho huyệnnhững tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch Vị trí địa lý: phía bắc giáp thị
Trang 23xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì; phía nam và phía tâygiáp huyện Tam Nông, phía đông giáp huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội.Toàn huyện có 12 xã, 02 thị trấn, 199 khu dân cư, có nhiều cơ quan, doanhnghiệp của Trung ương, của tỉnh đứng chân trên địa bàn Đảng bộ huyện có
41 cơ sở đảng trực thuộc với trên 6000 đảng viên
- Về truyền thống lịch sử: Đây là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử
và văn hoá lâu đời, là Cố đô xưa của nhà nước Văn Lang; đất phát tích nềnvăn minh lúa nước, văn minh sông Hồng rực rỡ Thời Hùng Vương, LâmThao là đất bản bộ của các Vua Hùng với tên gọi Phong Châu; dưới thời cáctriều đại phong kiến Việt Nam, Lâm Thao có tên gọi là huyện Sơn Vy; thờiPháp thuộc, Lâm Thao có tên gọi là Phủ Lâm Thao; sau Cách mạng Tháng 8,Phủ Lâm Thao đổi tên là huyện Lâm Thao Trên địa bàn huyện có sự tậptrung khá đậm đặc của các di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa, những ángthơ văn, làn điệu xoan, dân ca, dân vũ, lễ hội truyền thống… gắn với vùng đất
Tổ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng, đó là Di chỉkhảo cổ học: Sơn Vy, Gò Mun - Tứ Xã, Phùng Nguyên - Kinh Kệ; có 4 lễ hộichính được tổ chức hang năm gồm: Lễ hội Rước Chúa Gái – thị trấn HùngSơn, lễ hội Trò Trám – xã Tứ Xã, lễ hội Vật Đuổi Giải – xã Cao Xá, lễ hộiRước Vua về làng vui xuân – xã Tiên Kiên Toàn huyện hiện có 137 di tích,công trình tín ngưỡng tôn giáo, trong đó, có 50 di tích được xếp hạng gồm: 19cấp quốc gia, 31 cấp tỉnh
- Về điều kiện kinh tế - xã hội: Những năm qua, dưới sự lãnh đạo củaĐảng bộ, chính quyền huyện, các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninhquốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị đạt những kết quả quan trọng.Chính trị ổn định; an ninh- quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hộiđược đảm bảo; kinh tế tăng trưởng khá; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tích cực; chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu
Trang 24rộng và đạt kết quả tích cực; môi trường đầu tư được cải thiện; các ngành dịch
vụ phát triển; cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội ở cả đô thị và nông thôn ngày càngđược cải thiện Các lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều khởi sắc, có 90,1% sốgia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, 80% số khu dân cư đạt văn hoá; 100% cáckhu dân cư có nhà văn hoá; quốc phòng, an ninh được giữ vững; an sinh xãhội được đảm bảo; bình quân thu nhập/đầu người/năm đạt 34 triệu đồng, đờisống nhân dân được nâng lên rõ rệt10 Năm 2003, Đảng bộ và nhân dân huyệnLâm Thao đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân (thời kỳ chống Pháp); năm 2014, được Chính phủtặng cờ thi đua
Những thành về kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện những năm qua đãtạo đà cho việc phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung, công tác xây dựng đờisống văn hóa ở cơ sở nói riêng trên địa bàn huyện thuận lợi
2 Thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2010 – 2015
2.1- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và pháttriển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làmcho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, vào từng con người, mỗigia đình, tập thể, từng địa bàn dân cư và các lĩnh vực sinh hoạt, quan hệ conngười và các cộng đồng
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lâm Thao luôn phát huytruyền thống anh hùng, đoàn kết, phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, quyếttâm xây dựng quê Lâm Thao giàu mạnh, trở thành vùng kinh tế động lực củatỉnh Phú Thọ; luôn giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộcvùng Đất Tổ
Trang 25Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy;Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng vàban hành một số văn bản chủ yếu để kịp thời hướng dẫn, triển khai thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII và các văn bản chỉđạo khác của Trung ương, của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa11 để triển khaithực hiện từ huyện đến cơ sở, cụ thể, đã ban hành các văn bản:
- Nghị quyết số 14-NQ/HU, ngày 16/6/2002 của Huyện uỷ Lâm Thao về
“đẩy mạnh Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá giaiđoạn 2002-2005”;
- Nghị quyết số 15-NQ/HU, ngày 05/7/2002 của Ban Thường vụ Huyện
uỷ về “củng cố, nâng cấp hệ thống phát thanh, truyền thanh huyện và cơ sởgiai đoạn 2002-2007”;
- Nghị quyết số 07/NQ-HĐND, ngày 23/7/2003 của HĐND huyện về
“thực hiện nếp sống văn minh trong việc cuới, việc tang, mừng thọ và lễ hội”;
- Nghị quyết số 05-NQ/HĐND, ngày 24/12/2009 của HĐND huyện vềsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 07 về thực hiện nếp sống vănminh trong việc cuới, việc tang, mừng thọ và lễ hội;
- Kế hoạch số 685/KH- UBND ngày 06/9/2000 của UBND huyện LâmThao về tổ chức thực hiện phong trào TDĐKXDDDSVH;
- Kế hoạch số 1585/KH-UBND, ngày 13/10/2011 của UBND huyện về
“xây dựng các thiết chế văn hoá giai đoạn 2011-2015”;
- Kế hoạch số 1505/KH-UBND, ngày 13/12/2013 của UBND huyện về
“Thực hiện phong trào TDĐKXDDDSVH huyện Lâm Thao giai đoạn 2014 –2015”;
11 Nghị quyết TW5 khóa VIII, Kết luận Hội nghị TW 10 (khoá IX) về tiếp tục thực hiện NQTW5 (khoá VIII); Kết luận 51 của Bộ Chính trị (khoá X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW, của Bộ Chính trị (khoá VIII); Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật thời kỳ đổi mới; Chỉ thị số 46-CT/TW (khoá X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại gây huỷ hoại đạo đức xã hội, Nghị quyết Hội nghị TW9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con
Trang 26- Kế hoạch số 725/KH-UBND, ngày 31/6/2014 của UBND huyện vềTăng cường công tác tuyên truyền, cổ động trực quan và trang trí công cộngtrên địa bàn huyện giai đoạn 2014 – 2015, định hướng đến năm 2020;
- Chương trình hàh động số 77-CTr/HU, ngày 29/8/2014 của Huyện ủyLâm Thao về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững đất nước
Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDDDSVH huyệngồm 21 đồng chí, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban;đồng thời thường xuyên được củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo của huyện và ở
cơ sở phù hợp với thực tiễn, nhiệm vụ chính trị Trên cơ sở đó, các phòngban, ngành, đoàn thể cụ thể hoá các nội dung chỉ đạo của huyện vào chươngtrình công tác của tổ chức, đơn vị mình Các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị vàcác chi đảng bộ trực thuộc Huyện ủy đã tổ chức nhiều đợt học tập chính trị,sinh hoạt tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, vị trí, chức năng và tầm quantrọng của văn hoá trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng tư tưởng chính trịlành mạnh là nhiệm vụ hàng đầu củng cố hệ thống chính trị; các cấp uỷ, chínhquyền, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đã phối hợp lồng ghép
trong chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống; củng cố
hệ thống chính trị các cấp, các ngành trong quản lý về văn hoá, thông qua việctriển khai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước, tạo được sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân;thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần hoàn thành các mục tiêunhiệm vụ chính trị, quốc phòng - an ninh; trật tự an toàn xã hội trên địa bànđược giữ vững, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựngcon người văn hoá, có lối sống lành mạnh, từng bước nâng cao trình độ dân
Trang 27trí, cải thiện môi trường đời sống xã hội Sau nhiều năm chỉ đạo thực hiện,đến nay, lĩnh vực văn hoá đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng,việc triển khai các hoạt động văn hoá, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đãtạo ra động lực tinh thần to lớn động viên nhân dân hăng hái thi đua lao độngsản xuất, ổn định đời sống, góp phần thúc đẩy, phát triển nền kinh tế - xã hộicủa huyện.
đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực từ lao động sản xuất,giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, tận tụy phục vụ nhân dân theo chức tráchđược giao; ngăn chặn và đẩy lùi các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quanliêu12
12 Liên đoàn Lao động huyện với phong trào “thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí”, phong trào
“xanh-sach-đẹp”; “xây dựng đạo đức cán bộ, công chức tận tuỵ, sáng tạo, gương mẫu”; Hội LHPN với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Đoàn Thanh niên
Trang 28*) Về xây dựng môi trường văn hóa Huyện đã chú trọng chỉ đạo việc
xây dựng gia đình văn hoá làm nền tảng, hết sức coi trọng việc giữ gìn vàphát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam Nêu cao vai trò gươngmẫu của ông bà, cha mẹ, anh chị; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc và tạo mối quan hệ nhân ái, nghĩa tình trong bà con xóm giềng;tăng cường xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xãhội Thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện và các quy ước, hương ước chothấy việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ,
lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực Việc tổ chức lễ cưới, lễ tang được thựchiện đúng quy định, đảm bảo trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp vớitruyền thống văn hóa dân tộc Những hủ tục lạc hậu và thủ tục rườm rà dầnđược xóa bỏ Công tác tổ chức và quản lý lễ hội được quan tâm chỉ đạo thựchiện tốt Hàng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ hội, bao gồm cả lễ hộidân gian, tôn giáo, lịch sử cách mạng, văn hóa du lịch với hình thức hoạtđộng phong phú, tạo được sắc thái riêng, trở thành sinh hoạt văn hóa cộngđồng lành mạnh Các hoạt động lễ hội được tổ chức đảm bảo vui tươi, lànhmạnh, an toàn, tiết kiệm
Phong trào thi đua yêu nước gắn với Cuộc vận động “toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được cấp uỷ, chính quyền từhuyện tới cơ sở, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội quan tâm chỉ đạothực hiện với các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là với chương trình,mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; xây dựng khu dân cưvăn hóa, cơ quan văn hóa phát triển rộng khắp.13 Thông qua các phong trào
Đất Tổ học tập và làm theo lời Bác”; Công an huyện với “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh-Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; “nâng cao văn hoá ứng xử trong lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ”, ngành GD&ĐT với Cuộc vận động “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”
13 Phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng cơ quan văn hóa trong các cấp Công đoàn và trong công nhân, viên chức, lao động”; "Thanh niên sống đẹp, sống có ích"; phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học
tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Cuộc vận động “5 không, 3 sạch” Toàn dân đoàn kết
tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; xây dựng khu dân cư, hộ gia đình không có tội phạm và tệ
Trang 29cán bộ, hội viên và nhân dân đã giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, làmgiàu chính đáng, đền ơn đáp nghĩa, giữ gìn trật tự văn minh khu dân cư, đôthị, đã góp phần tích cực phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộcViệt Nam Hàng năm, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả phong trào, bình xét,công nhận và biểu dương các gia đình, khu dân cư, các cơ quan đơn vị đạttiêu chuẩn văn hóa Đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” kết hợp biểu dương, khenthưởng những điển hình tiên tiến, xuất sắc trong quá trình tổ chức, thực hiện;đồng thời, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh phongtrào và Cuộc vận động gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,nhiệm vụ chính trị của huyện nhiệm kỳ 2010-2015 Bên cạnh đó, việc triểnkhai tổ chức các hoạt động để nâng cao chất lượng phong trào như tổ chứcliên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng; tổ chức hội nghị biểu dương cácđơn vị, gia đình văn hóa tiêu biểu 14
Thực hiện nghị quyết 09/CP và chương trình Quốc gia phòng chống tộiphạm; chương trình hành động phòng chống ma tuý mại dâm của Chính phủ.Huyện đã củng cố xây dựng được 40 hội đồng ANTT ở 14 xã, thị trấn và 23
cơ quan doanh nghiệp Thành lập được 277 tổ an ninh, 481 tổ tự quản, 740 tổliên gia tự quản, xây dựng củng cố duy trì hoạt động của 2 cụm liên kết bảo
vệ ANTT
Công an- MTTQ huyện đã thống nhất chỉ đạo cơ sở gắn kết các nội dungphong trào thành cuộc vận động xây dựng xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị khudân cư “an toàn- đoàn kết- văn hoá”
14 Đến nay, toàn huyện có 199/199 khu dân cư có nhà văn hóa; 100% Khu dân cư có Hương ước nếp sống văn hoá ; Bình chọn 14 khu dân cư tiêu biểu xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
Trang 30Thông qua phong trào, Cuộc vận động trên số cơ quan, đơn vị, số giađình văn hóa năm sau cao hơn năm trước:
- Năm 2000 có 19.500/ 29.034 đạt 67% GĐVH Năm 2009 có23.080/25.665 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn GĐVH đạt 89,6%; 2010 có23.550/25.730 hộ đạt danh hiệu GĐVH, tỷ lệ 91,5%; năm 2011 có 24.023trên tổng số 26.837 hộ gia đình đạt danh hiệu GĐVH, chiếm tỷ lệ 90,2%;năm 2012 có 24.396/27.090 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn GĐVH, tỷ lệ 90% ;năm 2013 có 24.935/27.367 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn GĐVH, tỷ lệ 91% ;năm 2014 có 25.599/27.441 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn GĐVH, tỷ lệ 93%
- Năm 2000 số khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá là 145/235 đạt 61,7%;đến hết năm 2012 đã có 134/199 khu dân cư đạt tiêu chuẩn “khu dân cư vănhóa”, tỷ lệ 67,33% ; năm 2013 đã có 142/199 khu dân cư đạt tiêu chuẩn “khudân cư văn hóa”, tỷ lệ 71,33% ; năm 2014 đã có 167/199 khu dân cư đạt tiêuchuẩn “khu dân cư văn hóa”, tỷ lệ 84%; đã công nhận 86 lượt cơ quan, đơn vịđạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
được đông đảo nhân dân hưởng ứng; các phong trào TDTT được các cơ quan,đơn vị, các tổ, bản, cộng đồng dân cư duy trì và thường xuyên rèn luyện, tỷ lệnhân dân tham gia rèn luyện thể thao đạt gần 35%
Phong trào xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình gương người tốt,việc tốt, các điển hình tiên tiến được quan tâm chỉ đạo Thông qua các phongtrào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương về tập thể, cá nhân điểnhình tiên tiến trên các lĩnh vực Những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến
có sức lan toả rất lớn và tác động tích cực tới phong trào chung trong toànhuyện Nhiều hộ gia đình đã ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tăng gia sảnxuất, kinh doanh, để phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xoá đói, giảmnghèo, vươn lên giàu có Nhiều tấm gương đi đầu trong xây dựng nếp sống
Trang 31văn hoá, vận động bà con không học đạo truyền đạo trái phép, phòng chốngtội phạm, tệ nạn xã hội, có nhiều tập thể xuất sắc trong việc hoàn thành nhiệm
vụ được giao, nhiều đơn vị kinh doanh giỏi Họ thực sự là hạt nhân thúc đẩyphong trào thi đua sôi nổi ở cơ quan, đơn vị, trường học, khu dân cư, gópphần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững quốcphòng – an ninh ở các địa phương
Công tác đấu tranh chống xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại,lai căng, chống quan điểm sai trái trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ được quan
tâm Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 46 - CT/TW của Ban Bí thư về “Chống
sự xâm nhập của của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xãhội” được tập trung chỉ đạo; các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa côngcộng, vui chơi giải trí được quản lý có nền nếp, kịp thời phát hiện và ngănchặn những hiện tượng tiêu cực, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạmtrong kinh doanh băng đĩa, sách, internet
*) Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá được chú trọng Lâm
Thao là vùng đất cổ còn lưu lại nhiều di sản văn hoá bao gồm cả văn hoá vật
thể và phi vật thể Về văn hóa vật thể: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 50 di
tích đã được xếp hạng, trong đó có 19 di tích cấp Quốc gia và 31 di tích cấptỉnh; 15 di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; nhiều diễn xướngtham gia các hội diễn từ tỉnh tới trung ương; việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo
quản lý phát huy các giá trị di tích lịch sử trong những năm qua đã được chỉ đạo và thực hiện tốt Về văn hóa phi vật thể: trong năm có nhiều lễ hội được
tổ chức như Lễ hội Trò Trám (Tứ Xã), Lễ hội Rước Chúa Gái (thị trấn HùngSơn), Lễ hội Vật Đuổi giải (Cao Xá), Lễ hội Rước Vua về làng vui xuân (TiênKiên) Các lễ hội dân gian và lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũđược lưu giữ, khôi phục và phát triển, đã thành lập được 3 câu lạc bộ HátXoan, Hát Trống Quân