1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; thực trạng và giải pháp

86 1,8K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 22,37 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU1- Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa phong phú,giàu bản sắc với những giá trị cơ bản của truyền thống văn hóa dân tộc; nhiềugiá trị văn hó

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu thực tế, tìm tư liệu phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp Cao cấp Lý luận chính trị -hành chính, năm học 2013 – 2014, tôi đã nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực I, sự quan tâm tạo điều kiện của Thành ủy, UBND và các phòng, ban chuyên môn của thành phố Sơn La.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện, các thầy, cô giáo Khoa Văn hóa và Phát triển; đặc biệt cảm ơn cô giáo, thạc sỹ Bùi Thị Thanh Hà - Giảng viên chính Khoa Văn hóa và Phát triển đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Trân trọng cảm ơn Thành ủy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học Chương trình Cao cấp Lý luận chính trị - hành chính hệ tập trung tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh Khu vực I.

Trân trọng cảm ơn các phòng, ban, đoàn thể thành phố: Ban Tuyên giáo thành ủy, Văn phòng thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Phòng Văn hóa và thông tin, Trung tâm Văn hóa - thể thao, Phòng Giáo dục

và Đào tạo, Đài truyền thanh - truyền hình thành phố đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi, cung cấp các tư liệu, hình ảnh về xây dựng đời sống văn hóa cơ

sở tại địa bàn thành phố Sơn La để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này./.

Trang 2

MỤC LỤC

KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY

DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

1- Q

1 Quan niệm về văn hoá

2 Đời sống văn hoá cơ sở

II- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG

ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ

1 Quan điểm của Đảng

2 Ý nghĩa của vấn đề xây dựng đời sống văn hoá cơ sở

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI

SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

SƠN LA TỪ SAU NGHỊ QUYỂT TRUNG ƯƠNG 5 KHOÁ

VIII ĐẾN NAY

I- VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ -

CHÍNH TRỊ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ SƠN LA

1 Điều kiện tự nhiên

2 Truyền thống văn hoá và lịch sử

3 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội

II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở

THÀNH PHỐ SƠN LA TỪ SAU NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5

KHOÁ VIII ĐẾN NAY

1 Tư tưởng và quan điểm chỉ đạo của thành phố Sơn La

2 Công tác chỉ đạo chung

Trang 3

3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG

GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ TRÊ ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ SƠN LA TRONG NHỮNG NĂM TỚI

I- MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG

1- Phương hướng

2- Mục tiêu

II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về xây dựng đời sống

văn hoá

2 Duy trì và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá”

3 Bảo tồn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá

4 Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về hoạt động văn hoá thông tin

cơ sở

5 Tổ chức tốt các hoạt động nghệ thuật quần chúng

6 Tăng cường sự phối hợp giữa các Ban ngành, đoàn thể

7 Nâng cao chất lượng quy hoạch đào tạo chuẩn đội ngũ cán bộ

văn hoá cơ sở

8 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng- Quản lý của nhà nước đối

với công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

I- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1 Đối với cấp Trung ương

2 Đối với Bộ văn hoá- Thể thao và du lịch

Trang 4

MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài

Đất nước Việt Nam có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa phong phú,giàu bản sắc với những giá trị cơ bản của truyền thống văn hóa dân tộc; nhiềugiá trị văn hóa đã được các thế hệ người Việt sáng tạo, kế thừa, phát huy và đúckết thành truyền thống văn hóa dân tộc và trở thành động lực tinh thần vô cùng

to lớn giúp dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong cáccuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ đất nước

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ngày càng xác lập vàhoàn thiện quan điểm đường lối về văn hoá Bước vào công cuộc đổi mới, Đảngkhẳng định: xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực cho phát triển kinh tế -

xã hội (Nghị quyết Trung ương Năm khóa VIII) Đây là một trong những quan

điểm hết sức đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta Nhìn lại hệ thống quan điểmcủa Đảng qua các văn kiện, nghị quyết và thực tiễn đời sống văn hóa của đấtnước, có thể khẳng định, Đảng ta ngày càng có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnhvực văn hoá - đã thể hiện tầm nhìn quan trọng về lý luận của Đảng và còn là cơ

sở định hướng hết sức quan trọng trong thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa củanước ta trong sự nghiệp đổi mới và phát triển hiện nay

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa

VIII đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”1 Điều đó cũng cónghĩa, văn hóa không chỉ là diện mạo của dân tộc, mà còn là một trong những

1 ĐCSVN, VKHN lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb CTQG, H.1998, tr.55

Trang 5

động lực quan trọng dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Từđịnh hướng mục tiêu đúng đắn ấy, trong những năm qua nền văn hoá ViệtNam nói chung và đời sống văn hóa cơ sở nói riêng đã đạt được những thànhtựu quan trọng, khơi dậy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộckết hợp với tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại; tạo nên sức mạnhvật chất và tinh thần vô cùng to lớn góp phần ổn định về chính trị, giữ vữngquốc phòng - an ninh, đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, từngbước hội nhập và phát triển Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ và thuận lợikhông thể phủ nhận thì quá trình toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập hiện naykhiến chúng ta phải đối mặt với những thách thức không nhỏ Nghị quyết

Trung ương năm khoá VIII (năm 1998) của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã chỉ rõ những yếu

kém trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt trong tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệsùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lốisống thực dụng v.v…Điều đó không những làm băng hoại giá trị đạo đức củacon người, gây nguy hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc mà còn ảnhhưởng đến niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trongmột bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân

Nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện tư tưởng, chính trị, đạo đức cách mạng,chống sự xuống cấp về văn hoá đòi hỏi phải triển khai thực hiện một cách

đồng bộ trong toàn xã hội, đặc biệt là thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” với phương châm: kết hợp “xây” đi đôi với

“chống”, trong đó lấy “xây” làm trọng tâm để cổ vũ mạnh mẽ các nhân tố tích

cực, tạo ra môi trường, lối sống , nếp sống lành mạnh, có văn hoá, lấy cái tíchcực, cái tốt đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực Vì vậy, xây dựng và phát triển văn

Trang 6

hóa phải được thực hiện bắt đầu từ cơ sở, tăng cường và củng cố trận địa tại

cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm công tác văn hóa,kết hợp các phong trào quần chúng nhân dân với việc thực hiện các chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả

Trước tình hình hiện nay, cùng với sự phát triển rộng khắp của côngnghệ, sự bùng nổ thông tin, sự giao thoa, đan xen và du nhập nhiều nét văn

hóa của các nước trên thế giới (từ phim, ảnh, sách, báo, tạp chí, từ các Việt Kiều, từ người lao động nước ngoài tại Việt Nam v.v.) đến nền văn hóa

truyền thống của dân tộc ta, vấn đề đặt ra là làm sao và bằng cách nào để vừaxây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa phùhợp với bước tiến của thời đại, đảm bảo hội nhập quốc tế song không làmphai nhạt hoặc mất đi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Đây là vấn

đề đặt ra cho các cấp, các ngành trong công tác quản lý văn hoá nói riêng vàtoàn xã hội nói chung, đó là làm thế nào để đời sống văn hoá của Việt Namđược nâng lên, nhân dân ngày càng có điều kiện và thực sự trở thành chủ thểsáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hoá một cách đích thực Văn kiện Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) của Đảng đã nhấn mạnh: tiếp tụcxây dựng nền văm hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn vàphát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại Nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làmcho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượngmới của cuộc sống Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người ViệtNam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa

Vì vậy, có thể nói xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là nền tảng vàmang tính hiện thực, trực tiếp trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, conngười mới Đó chính là việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mạng lướithiết chế văn hoá xã hội, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ… nhằmnâng cao trình độ dân trí, giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực thẩm

Trang 7

mỹ cho nhân dân lao động Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở hiện nay là mộttrong những vấn đề cấp thiết, quan trọng nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết

để xây dựng nền văn hoá mới, con người mới nhằm góp phần ổn định chínhtrị, giữ vững quốc phòng, an ninh, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triểnkinh tế - xã hộị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước trong giai đoạn pháttriển mới Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX đã xác định: xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống vănhóa là nhiệm vụ trọng tâm và phải được đặt lên hàng đầu trong xây dựng nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc giai đoạn hiện nay

Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” là chủ

trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Đây là chủ trương mang tính chiếnlược, vừa khẩn thiết trước mắt và vừa có tính cấp thiết lâu dài, nhằm từngbước xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.Phong trào đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ở cơ

sở, được đông đảo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân nhiệttình tham gia ủng hộ đã góp phần vào việc thực hiện tốt chủ trương của Đảng

và Nhà nước trong công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, bên cạnh những thành tựu

đã đạt được về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thành phố Sơn

La cũng đang đứng trước những thời cơ thuận lợi và khó khăn mới trên conđường phát triển Là một thành phố trẻ năng động đang ngày càng phát triển

về mọi mặt, có điều kiện tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ, trình

độ dân trí ngày một được nâng cao, đời sống kinh tế - văn hoá ngày một đượccải thiện… đã tác động trực tiếp đến tiến trình xây dựng và phát triển thànhphố Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thành phố cũng đã và đang đối mặtvới không ít những khó khăn thách thức như: Sự tác động của những quanđiểm trái chiều về văn hoá, những mặt trái của cơ chế thị trường và quá trìnhtoàn cầu hóa…đã tác động đến tư tưởng, lối sống, phong tục tập quán làm ảnh

Trang 8

hưởng đến bản sắc văn hoá truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địabàn thành phố.

Là một cán bộ làm công tác tham mưu, giúp việc cho cấp ủy thành phốSơn La trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị của địaphương, với mong muốn được đem những kiến thức đã học tập để tham mưu,giúp cho cấp ủy thành phố lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra,trong đó có lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nên tôi lựa chọn vấn đề

“Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao cấp Lý

luận Chính trị - Hành chính hệ tập trung (Khoá học 2013 – 2014) của mình

đô thị phát triển khá trong các đô thị miền núi phía Bắc; tạo lập những yếu tố

cơ bản của đô thị loại II vào năm 2020, từng bước là đô thị trung tâm củavùng Tây Bắc 2

3- Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoánói chung, văn hoá cơ sở nói riêng Nghiên cứu, phân tích thực tiễn công tácxây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở thành phố Sơn La; những kết quả đạtđược, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm Trên cơ sở đó mạnh dạn

2 Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Sơn La lần thứ XVII, NK 2010 – 2015 Tr.23.

Trang 9

đề ra những giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng đờisống văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Sơn La trong những năm tiếp theo.

4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác xây dựng đời

sống văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Sơn La từ sau Nghị quyết Trungương 5 (khoá VIII) đến nay

4.2- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh

Sơn La

5- Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu như: phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử để tiếp cận, phân tích và lý giải vấn đề; phương pháp phân tích, tổng

hợp, điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê so sánh

6- Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấugồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Chương 2: Thực trạng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trên địa bàn

thành phố Sơn La từ sau Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đến nay Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Sơn La trong thời gian tới.

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

1.1- Quan niệm về văn hóa và đời sống văn hóa

1.1.1- Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa

1.1.1.1- Quan niệm về văn hóa

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của

xã hội loài người Đến nay, có đến hàng ngàn định nghĩa, quan niệm khácnhau về văn hóa Ở Phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ

từ rất sớm Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ “văn” và từ “hóa”: Xem dáng vẻcon người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiênhạ) Người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77 – 6TCN), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người –văn trị giáo hóa Văn hóa ở đây được dùng đối lập với vũ lực Ở Phương Tây,

để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, người Nga có từkultura (những chữ này có chung gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọttinh thần; vậy chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứngvới tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để

họ không còn là vật tự nhiên và họ có những phẩm chất tốt đẹp)

Tuy vậy, khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian;thuật ngữ văn hóa với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỷXVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lý, canh tác nông nghiệp3

Vào thế kỷ XIX, thuật ngữ văn hóa được những nhà nhân loại học

phương Tây sử dụng như một danh từ chính Theo E.B Taylo “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”4

3 1, 2 Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh, Học viện CTKVI, Khoa VH&PT: Một số chuyên

đề văn hóa và phát triển, NXB chính trị - hành chính, HN 2012 Tr.11.

4

Trang 11

Năm 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa vì sự

phát triển đã nêu ra định nghĩa: “Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ thuậ và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị truyền thống và tín ngưỡng”5.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hòa của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 6

Có thể nói văn hoá là một khái niệm trừu tượng, nội hàm của văn hoákhông xác định cụ thể, nên rất khó có một khái niệm về văn hoá rõ ràng, đầy

đủ, chính xác Tuy vậy, từ những điểm tương đồng trong rất nhiều khái niệmkhác nhau về văn hoá, ta cũng có thể xác định được những nét tương đồng với

nhau ở những điểm rất cơ bản: “Văn hoá là toàn bộ các hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử -

xã hội, mang tính chân, thiện, mỹ, phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của con người và xã hội loài người… Văn hoá là kết quả của sự thích nghi có ý thức và chủ động của con người với tự nhiên… Văn hoá thể hiện đặc điểm, đặc trưng của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng, văn hoá là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc 7

51, 3 Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh, Học viện CTKVI, Khoa VH&PT: Một số chuyên

đề văn hóa và phát triển, NXB chính trị - hành chính, H.2012 Tr.13, Tr 16 - 17.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, Tr 431.

6

7

Trang 12

Như vậy, văn hóa có mặt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, cótrong mỗi xã hội, mỗi cộng đồng dân cư – nói đến văn hóa là nói đến toàn bộnhững giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễnlịch sử - xã hội Đó là những giá trị mang tính chân – thiện – mỹ, nhân bản,nhân văn phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của nhân loại Trong quá trìnhhoạt động, con người đã vận dụng toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần củamình để sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, đưa nó vào hoạt động, phát triển,hoàn thiện mình trong xã hội và cũng góp phần vào việc phát triển xã hội.

1.11.2- Quan niệm về đời sống văn hóa

“Đời sống văn hoá cơ sở” là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bảncủa Đảng và Nhà nước từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (năm 1981),trên cơ sở kết hợp hai khái niệm: đời sống văn hoá và đơn vị cơ sở

Đời sống văn hoá là sự hiện diện, tồn tại và phát triển của đời sống tinh

thần trong toàn bộ hoạt động thực tiễn xã hội Đó là một bộ phận của đời sống

xã hội, gắn với những giá trị chân - thiện - mỹ, gắn với mọi sản phẩm vật chất

và tinh thần, với mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực xã hội

Đời sống văn hoá bao gồm một tổng thể những hoạt động văn hoá,những tác động qua lại trong đời sống cá nhân với cộng đồng, nhằm đáp ứngnhu cầu của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội Có thể hiểu đờisống văn hoá như môi trường văn hoá, là cầu nối giữa văn hoá xã hội và vănhoá cá nhân Đó là một tổng thể những yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể vànhân cách văn hoá, cảnh quan văn hoá bao quanh con người, gây ra sự tácđộng lẫn nhau giữa các cá nhân trên phạm vi không gian, thời gian nào đó,trực tiếp hình thành nên lối sống và nếp sống của con người Đời sống vănhoá bao gồm những nội dung không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội

và các yếu tố cơ bản tạo nên văn hoá

Đơn vị cơ sở trong tổ chức và xây dựng đời sống văn hoá ở đây được

quan niệm là loại thiết chế cơ bản của đời sống xã hội, là hình thức tổ chức cơbản của đời sống văn hoá Đó là những cộng đồng dân cư có địa bàn sinh

Trang 13

sống ổn định, có quan hệ chặt chẽ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và cả

quan hệ huyết thống (đối với các thiết chế gia đình và một bộ phận làng xóm

ở nông thôn) Những cộng đồng dân cư này gắn kết với nhau một cách chặt

chẽ trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày

Có thể phân chia văn hóa cộng đồng theo những tiêu chí khác nhau như: theotiêu chí huyết thống có văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ; theo địa bàn cư trú

có văn hóa làng, bản, xóm thôn, buôn sóc, khu phố; theo tổ chức xã hội cóvăn hóa đoàn thể; theo tổ chức sản xuất có văn hóa xí nghiệp v.v

Như vậy, đơn vị cơ sở trong tổ chức xây dựng đời sống văn hoá cóphạm vi rộng lớn và có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, tất cảmọi hoạt động xã hội đều diễn ra tại các đơn vị cơ sở Toàn bộ đời sống

xã hội chỉ có thể ổn định và phát triển bền vững khi các đơn vị cơ sở ổnđịnh và bền vững

Có thể nói, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở chính là bước đi tạo ra cốtcách văn hoá của một dân tộc, là cái nôi nuôi dưỡng sự phát triển bền vữngcho xã hội; nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì, xây dựng vàphát triển nền văn hoá

Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là khơi dậy, lôi cuốn, bồi dưỡng vàhuy động tối đa sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân, của các cấp, cácngành vào hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật, tạo nên những sản phẩmvăn hoá của chính cộng đồng ngay tại cơ sở, nơi diễn ra đời sống thường ngàycủa các cá nhân, gia đình trong từng cụm dân cư, làng xóm, cơ quan, đơn vị,trường học… Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là hướng vào mục tiêu pháttriển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đời sống con người, đóng gópvào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng,cảnh quan, môi trường sống của cộng đồng Nâng cao học vấn, kiến thức và

kỹ năng sống, văn hoá ứng xử trong cộng đồng, phát triển các hình thức sinhhoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, bài trừ mọi hoạt động vănhoá phản tiến bộ Thực hành nếp sống công dân, tôn trọng pháp luật, chấp

Trang 14

hành chính sách xã hội Xây dựng lối sống dân chủ, tự quản trên cơ sở quyước, hương ước của bản, tiểu khu, tổ dân phố, xây dựng lối sống tình nghĩa,xoá đói giảm nghèo, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

1.1.2- Vị trí, vai trò của đời sống văn hóa cơ sở

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng vàNhà nước ta, mang tính xã hội sâu sắc, với nội dung phong phú, toàn diện vàtriển khai thực hiện lâu dài – là chủ trương có ý nghĩa chiến lược đối với sựnghiệp xây dựng văn hóa, lối sống và con người Việt Nam, bảo vệ và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hộinhập kinh tế quốc tế

Qua các kỳ Đại hội của Đảng cho đến nay, Đảng ta đã nhấn mạnh vấn

đề xây dựng đời sống văn hóa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả Vănkiện Đại hội XI của Đảng cũng đã xác định: Củng cố và tiếp tục xây dựng

môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu

quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống,được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hằng ngày của cộngđồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại Tiếptục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xâydựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùicác hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc Sớm

có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn vàphát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam, nuôidưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người ViệtNam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở cáccấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một sốcông trình văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh

Trang 15

tế - chính trị - văn hoá của đất nước Xã hội hoá các hoạt động văn hoá, chútrọng nâng cao đời sống văn hoá ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dầnkhoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị

sự phát triển

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là xây dựng mạng lưới thiết chế vănhóa bao gồm: trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, phòng đọc, tủ sách, sânchơi, nhà truyền thống, trường học, trạm y tế, công viên, tạo môi trường cảnhquan văn hóa cơ sở, đáp ứng từng bước nhu cầu đòi hỏi, nhu cầu hưởng thụ vănhóa của nhân dân, vừa thể hiện tính dân tộc song cũng đảm bảo tính hiện đại

Trang 16

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là vấn đề trọng tâm, cốt lõi của sựnghiệp văn hóa vì nó hướng tới một mục tiêu phát triển toàn diện, đáp ứngcác nhu cầu cơ bản của con người và đời sống xã hội.

1.2- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

1.2.1- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Tổ chức xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là một trong những chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước ta Trong thời kỳ đổi mới, cùng với việckhẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Trung ương 5(khoá VIII) khẳng định trong xây dựng và phát triển văn hoá cần đặt biệt quantâm đến các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng đời sống văn

hoá cơ sở Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là:“…làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình

độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” 8

Cụ thể hoá chủ trương trên, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đến tổ chức

xây dựng đời sống văn hoá cơ sở gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Do xác định được nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn nên

ngay sau khi nghị quyết được triển khai đã đi vào cuộc sống, phong trào xâydựng đời sống văn hoá đã diễn ra sôi nổi và rộng khắp trong toàn quốc trở

thành phong trào quần chúng rộng rãi Cùng với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư, các phong trào “Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”; “Xây dựng làng, phố văn hoá”; “Người tốt việc tốt” v.v đang từng bước làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu

8 ĐCSVN, VKHN lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII Tr 54 – 55.

Trang 17

dân cư, từng gia đình, từng người dân làm thay đổi đời sống tinh thần xã hội,tạo nên bộ mặt mới cho đời sống văn hoá, đặc biệt ở các vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… góp phần vào việc thực hiện thắnglợi các mục tiêu kinh tế - xã hội Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX xác định “Tiếp tục đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hoá; tiến tới hoàn chỉnh

hệ thống thiết chế văn hoá bằng nguồn lực nhà nước và mở rộng xã hội hoá, làm cho hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người…” 9

Tổng kết 5 năm triển khai xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Hội nghị Trung ương 10, khoá IX(2004) đã nhấn mạnh ba nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lốisống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổchức đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và trong từng

cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở

Cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách,vừa cơ bản, lâu dài

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người ViệtNam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 khóaVIII; cụ thể hóa theo các đối tượng, gắn chặt mục tiêu xây dựng con ngườivới hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng của quầnchúng Quy tụ mọi hoạt động văn hóa, phát huy thế mạnh của từng loại hìnhvăn hóa thông tin phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡng lòng yêu nước, phẩm chất tốtđẹp của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựngchủ nghĩa xã hội

- Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là cộng đồng dân

cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú

9 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Sđd, tr 296.

Trang 18

Để có môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú, cần phải bảo

vệ môi trường tự nhiên sao cho sạch đẹp; cần phải xây dựng nền tảng xã hội;quan hệ giữa người với người phải thân ái; giữa cấp trên và cấp dưới phải tôntrọng và đoàn kết

Để có môi trường văn hóa, cần xây dựng văn hóa trong Đảng Phải có

kế hoạch kiên trì xây dựng văn hóa trong Đảng, văn hóa lãnh đạo quản lý, coi

đó là một nội dung có ý nghĩa quyết định để nâng tầm lãnh đạo, uy tín chínhtrị - đạo đức của cán bộ, đảng viên, của các tổ chức đảng từ trung ương đến

cơ sở Các cấp ủy đảng, các cơ quan đảng và hệ thống chính trị phải cóchương trình xây dựng văn hóa trong Đảng và xây dựng cơ quan văn hóa

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển về văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống

và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người”10 Nghị quyết thực sự là điểm nhấn quan trọng và có ý nghĩa đến sựphát triển chung của xã hội và sự phát triển của văn hóa Việt Nam nói riêng;nghị quyết đã đề ra 5 quan điểm chỉ đạo đó là:

(1) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

(2) Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc

(3) Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam

(4) Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng

ta lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

10 ĐCSVN, VKHN lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb CTQG H.1998 Tr 54 – 55.

Trang 19

(5) Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sựnghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì,thận trọng

Văn kiện Đại hội XI (2011) của Đảng đã chỉ rõ cần triển khai thực hiện

4 nhiệm vụ quan trọng trong chăm lo phát triển văn hóa:

(1) Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phongphú, đa dạng

(2) Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trịcác di sản văn hóa truyền thống, cách mạng

(3) Phát triển hệ thống thông tin đại chúng

(4) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa

Có thể thấy rằng, phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và nănglực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hoá Đây là động lực lớn nhất,đồng thời cũng là nguyên nhân có tính chất quyết định tạo nên tính bền vững

và chất lượng, hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tạo dựng môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, phong phú

cho mỗi người và cả cộng đồng Đa dạng hoá các phương thức hoạt động của

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Xây dựng và

nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, chú trọng công trình văn hoálớn, tiêu biểu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hoá, bảotàng, nhà truyền thống, thư viện, phòng đọc, điểm bưu điện - văn hoá xã, khuvui chơi giải trí, v.v

Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục là một nhiệm

vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời kỳ đổi mới, côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Nhận thức về vai trò quan trọng và quan điểm tổ chức, xây dựng đờisống văn hoá cơ sở là một quá trình có kế thừa và phát triển phù hợp với đặcđiểm từng giai đoạn phát triển sự nghiệp cách mạng nước ta Cùng với quátrình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, trong những năm qua, Đảng ta đã

có nhận thức đúng đắn và ngày càng rõ hơn về vấn đề chăm lo và xây dựng

Trang 20

văn hoá, thể hiện tập trung nhất ở quan điểm coi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa

là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần cho nhân dân, do vậy, vị trí trung tâm của chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội là gắn liền với phát triển nền văn hoá Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc; như Đảng ta cũng đã xác định: Pháttriển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt;phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Đây là một trong nhữngquan điểm mới của Đảng phù hợp với quy luật phát triển của đất nước trongthời kỳ mới và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nên đã nhanh chóng đivào cuộc sống, khơi dậy được phong trào toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xâydựng nền tảng tinh thần của xã hội, qua đó góp phần tạo nên những thành tựurất quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và sự ổnđịnh chính trị của đất nước trong con đường phát triển đi lên

Tiếp tục thực hiện đường lối xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta chủ trươnghướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam pháttriển toàn diện, động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tiếp tục đổimới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nếu ở Nghị quyếtTrung ương 5 khoá VIII, tiêu chuẩn xây dựng con người mới còn được trìnhbày ở dạng khái quát: có tinh thần yêu nước, có ý thức tập thể, có lối sốnglành mạnh, lao động chăm chỉ… đến Đại hội IX, Đảng ta đã cụ thể hoá vớinhững tiêu chí rõ ràng hơn: mọi hoạt động văn hoá đều phải nhằm vào xâydựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoandung, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong giađình, cộng đồng và xã hội Văn hoá phải trở thành nhân tố thúc đẩy con người

tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng, phát huy tinh thầnyêu nước, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Văn hoá phảitham gia tích cực vào việc điều tiết nền kinh tế thị trường, hướng nền kinh tế

Trang 21

thị trường nước ta trở thành nền kinh tế thị trường văn minh, tiến bộ, đảm bảođúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để góp phần tăng cường sự nghiệp phát triển văn hoá, Nghị quyết Đạihội X đã chỉ rõ: Phải tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước và của xã hội chovăn hoá Xã hội hoá văn hoá chính là điều kiện để nhân dân ngày càng nângcao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thểsáng tạo văn hoá, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều những thành quả vănhoá; Nghị quyết đề cập đến việc phải giải phóng sức lao động trong sáng tạovăn hoá, văn học nghệ thuật, đồng thời cũng đòi hỏi cao hơn về ý thức, tinhthần trách nhiệm của những người làm công tác văn hoá, chú trọng và đề caotinh thần trách nhiệm của gia đình trong việc bồi dưỡng lối sống văn hoá chocác thành viên, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bàolành mạnh của xã hội

Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục khẳng định: Tiếp tục xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại

Các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóanói chung, về xây dựng và phát triển các lĩnh vực trong văn hóa nói riêngđược đề ra và từng bước được hoàn thiện trong các văn kiện, nghị quyết củaĐảng thời gian vừa qua vừa có ý nghĩa tăng cường nhận thức, tư tưởng chínhtrị vừa có ý nghĩa thực tiễn, đảm bảo cho công cuộc xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phát triển ngày càng sâu rộng vớichất lượng và hiệu quả ngày càng cao

1.2.2- Ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một trong những chủ trương lớncủa Đảng và Nhà nước ta Phát triển văn hóa có ý nghĩa chiến lược đối với sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nền tảng tinh thần của xã hội, tạođộng lực để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của đất nước.Đây là một chủ trươngquan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn

Trang 22

hoá, xây dựng lối sống, nếp sống và con người phù hợp với yêu cầu và đòi hỏicủa đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đảng ta quán triệt chủ trương chú trọng xây dựng đời sống văn hoá ở

cơ sở, bảo đảm nhà máy, công trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũtrang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện…đều có đờisống văn hoá lành mạnh

Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể, và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người” 11.Văn kiện Hội nghị cũng chỉ ra nhiệm vụ cụ thể: Tạo ra ở các đơn vị cơ sở

(gia đình, làng , bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị quân đội…) các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi…) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn

hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân

Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam Nêucao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình vănhoá Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Đẩy mạnh phong trào xây dựng phố, làng, xã, phường văn hoá, nângcao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sốngvăn minh Từng bước thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hoá giữa cáctrung tâm đô thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu,vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo và giữa các tầng lớp nhân dân… Xâydựng các thiết chế văn hoá cơ sở Xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã,phường văn hoá Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư…

và toàn bộ các phong trào ấy đều hướng tới các phong trào thi đua yêu nước sâurộng; tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

11 ĐCSVN, VKHN lần thứ 5, BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb CTQG, H.1998, Tr.54 - 55.

Trang 23

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tiếp tụckhẳng định: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII có ý nghĩa chiến lược về vănhoá của cách mạng nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết là một nhân tố quyết định bảo đảmchất lượng cuộc sống của nhân dân, nền tảng tinh thần của chế độ và địnhhướng xã hội chủ nghĩa của quá trình phát triển đất nước 12.

Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X nêu lên ba lĩnh vực cần tập trungthực hiện bằng được đó là: Xây dựng môi trường, lối sống và đời sống vănhoá của mọi người dân ở cơ sở, phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản vànăng lực làm chủ của nhân dân; khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật,tạo ra những tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật;xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, chú trọng các côngtrình văn hoá lớn tiêu biểu

Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu lên “Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng, đưa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân

cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ; tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở các cấp ” 13.

Có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của vănhoá, tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống

và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chứcĐảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng cá nhân, gia

12 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Sđd, tr 296.

13 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, Tr ….

Trang 24

đình, đơn vị, tổ chức cơ sở, trong quan hệ cộng đồng… Gắn chặt nhiệm vụ

văn hoá với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng (đặc biệt là việc triển khai thực hiện có hiệu quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay), thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta

Chú trọng nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng môitrường văn hoá lành mạnh, tốt đẹp, phong phú Nâng cao trình độ phổ cập vănhoá đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân đi đôi vớinhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hoá, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạođược nhiều công trình văn hoá - văn nghệ tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng

và nghệ thuật Thông qua các hoạt động văn hoá, ngày càng đáp ứng đượcnhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, thu hútđộng viên đông đảo quần chúng tham gia vào quá trình xây dựng đời sốngvăn hoá cơ sở

Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá ở cơ sở là một chủ trương lớn,

là quá trình lâu dài, nhưng cũng rất nhiều khó khăn Song, xây dựng đời sốngvăn hoá ở cơ sở vừa là yêu cầu khách quan, vừa là điều kiện cơ bản để đảmbảo sự phát triển bền vững; là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và là một đòihỏi cao đối với văn hóa trong giai đoạn cách mạng mới

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là tiếp tục khẳng định quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII

đã đưa một trong những giải pháp lớn được đặt lên hàng đầu là “Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm huy động cả hệ thống

chính trị và toàn dân tham gia phong trào và hướng vào mục tiêu phát triểntoàn diện, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đời sống con người

Để đạt được mục tiêu Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựngnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần tiếp tục phát huy

Trang 25

cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và sựtham gia tích cực của nhân dân sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng đờisống văn hóa cơ sở một cách có hiệu quả, góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn

và phát huy tính đa dạng, phong phú của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Từ lý luận và thực tiễn về văn hóa nói chung và các hoạt động về vănhóa nói riêng, có thể thấy rằng: đặc trưng nổi bật của nền văn hóa Việt Nam –

đó là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng các dân tộc ViệtNam, những giá trị và sắc thái riêng của từng dân tộc làm nên tính thống nhấttrong đa dạng Cũng như mọi dân tộc trên thế giới, dân tộc Việt Nam sáng tạo

ra văn hóa của mình và nó chứa đựng trong đó sức sống, tiềm năng, bản lĩnh,sức sáng tạo và bản sắc của dân tộc Việt Bằng văn hóa và thông qua văn hóa,dân tộc ta đã xây dựng được cho mình những chuẩn mực sống, lao động, đấutranh, sáng tạo và các quan hệ cộng đồng Những giá trị, những chuẩn mực đóđược truyền bá, lưu giữ, chắt lọc, bổ sung và phát triển qua tiến trình lịch sửcủa dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, với công cuộc đổi mới của đất nước, với xuthế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã có những tác động không nhỏ và đặt

ra những bất cập trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc Việt Nam, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiếp tụcnghiên cứu, phân tích thực trạng vấn đề văn hóa và việc xây dựng, giữ gìn,phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong đó có việc xây dựng đời sống vănhóa ở cơ sở để thực sự đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ các giá trị vănhóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA

TỪ SAU NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 (KHÓA VIII) ĐẾN

NAY

2.1- Khái quát tình hình chung về thành phố Sơn La

2.1.1- Điều kiện tự nhiên

Trang 26

Thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La, nằm trong vùng kinh tế - xã hộitrọng điểm của tỉnh: Mường La – Mai Sơn – Thành phố Sơn La; có vị tríchiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng – an ninh và có quan

hệ hữu nghị thân thiết với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; nơi cónhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị thể hiện bản sắc văn hóa phong phú vàtruyền thống yêu nước, đoàn kết, cách mạng của nhiều thế hệ các dân tộc

Thành phố Sơn La có diện tích tự nhiên 330km2; gồm 7 phường, 5 xã,

169 bản, tiểu khu, tổ dân phố; dân số hơn 105.000 người, có 12 dân tộc anh

em cùng chung sống Thành phố nằm ở trung tâm Cao nguyên Sơn La, phíaBắc giáp huyện Mường La, Phía Đông, phía Nam giáp huyện Mai Sơn, phíaTây giáp huyện Thuận Châu, có vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế,quân sự và văn hóa, xã hội trong khu vực

Thành phố Sơn La trước đây là Thị xã Sơn La, có bề dày lịch sử hàngtrăm năm kể từ khi thực dân Pháp chuyển tỉnh lỵ từ Vạn Bú (Mường La) vềChiềng Lề (1904) và đổi tên tỉnh từ Vạn Bú thành Sơn La; là nơi giàu truyềnthống đấu tranh cách mạng, không chịu khuất phục trước gian nan thử thách

và trước kẻ thù xâm lược; với nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử bởinhững chiến công oanh liệt như: Thẳm Ké, pháo đài Dua Cá, đồi Khau Cả,Nhà ngục Sơn La, cây đa bản Hẹo, Cầu Trắng… Với con đường huyết mạch

là Quốc lộ 6 chạy qua nối liền vùng Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ,tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán giữa các vùng, các tỉnhmiền núi và miền xuôi, giữa Việt Nam và Lào

Với vị trí đặc biệt ấy, gắn với truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộcđộc đáo, hòa quyện cùng sự phát triển đi lên của cuộc sống, thành phố Sơn Lanhất định sẽ trở thành thành phố giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là hòn ngọcngày mai của Tổ quốc

Trang 27

Một góc thành phố Sơn La

2.1.2- Tình hình kinh tế - xã hội

Thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng, Đảng

bộ và nhân dân các dân tộc thành phố đã phát huy cao độ truyền thống đoànkết, cách mạng, tận dụng các nguồn lực và lợi thế của địa phương, năng động,sáng tạo, đổi mới cách nghĩ, cách làm, tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên,hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị Lĩnh vực kinh tế duy trì ổn định

và đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý, tăng bình quân 11,76%/năm, đóng góp 19%trong GDP toàn tỉnh, đạt 64,87% so với chỉ tiêu đề ra Năm 2013, GDP theogiá hiện hành ước đạt 4.316 tỷ đồng, bình quân đầu người 43,7 triệu đồng Cơcấu kinh tế tiếp tục được duy trì theo hướng kinh tế đô thị: dịch vụ - côngnghiệp và xây dựng – nông, lâm nghiệp và thủy sản, từng bước hoàn chỉnhcác tiêu chí của đô thị loại III, hướng tới các tiêu chí của đô thị loại II, tạođiều kiện quan trọng để hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thành phốlần thứ XVII đề ra

Thương mại, dịch vụ duy trì phát triển cả về quy mô, loại hình với sựtham gia của nhiều thành phần kinh tế, tiếp tục giữ vị trí là ngành kinh tế chủ

Trang 28

lực Ngành công nghiệp và xây dựng tích cực đầu tư theo chiều sâu, đổi mớithiết bị công nghệ, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhànước tiếp tục được tăng cường quản lý và đẩy nhanh tiến độ thực hiện; côngtác quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, thi công xây lắp và thanh quyết toánvốn đầu tư tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực Trong 3 năm (2011 – 2013)

đã thực hiện hoàn thành 17 đồ án qui hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; thựchiện hoàn thành 68 dự án chỉnh trang đô thị và nâng cấp hạ tầng nông thôn

Các dự án trọng tâm, trọng điểm (Kè suối Nậm La, Hồ chứa nước bản Mòng, Trung tâm hành chính – chính trị thành phố, các thiết chế văn hóa, vườn hoa, sân vận động, nhà máy xử lý chất thải rắn) được tập trung đầu tư xây dựng là

những điểm nhấn quan trọng để hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại III

Phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản theo hướng đổi mới

cơ cấu giống và mùa vụ Nông nghiệp trong đô thị đã hình thành các vùngchuyên canh rau, hoa, quả gắn với thị trường Giá trị sản xuất nông nghiệpbình quân trên 1 đơn vị diện tích canh tác ước đạt 70 triệu đồng/ha/năm

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được triển khai tíchcực, duy trì tốt việc khoanh nuôi bảo vệ và phòng chống cháy rừng, nâng độche phủ của rừng từ 44,5% (2010) lên 48% (2013)

Tổ chức tiếp nhận và ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân cho đồngbào tái định cư Thủy điện Sơn La cùng một số dự án khác trên địa bàn

Thành phố đã hoàn thành và công khai Qui hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Qui hoạchchi tiết xây dựng khu trung tâm hành chính – chính trị thành phố tại phườngChiềng Sinh; qui hoạch chi tiết xây dựng chuỗi đô thị dọc suối Nậm La Côngtác quản lý qui hoạch được tăng cường ở các khu vực trọng điểm phát triển đô

thị (trường Đại học Tây Bắc, trục đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản, dọc hai bên

bờ suối Nậm La) Việc nâng cấp, xây dựng mới hệ thống hạ tầng đô thị đã

huy động được sự đầu tư của toàn xã hội, của các thành phần kinh tế, tập

Trang 29

trung chỉ đạo công tác chỉnh trang đô thị, cải tạo xây dựng một số vườn hoatrên địa bàn

Về xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2013 thành phố đã thực hiệnhoàn thành qui hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới tại 5 xã Tập trung thựchiện lồng ghép các nguồn vốn xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã ChiềngXôm – xã điểm theo Đề án của tỉnh

Lĩnh vực văn hóa – giáo dục, y tế tiếp tục được duy trì và phát triển.Trên địa bàn thành phố có 01 trường đại học, 02 trường cao đẳng, 03 trườngdạy nghề, hơn 50 trường phổ thông các cấp Quy mô trường lớp được nânglên; chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học có chuyển biến tích cực Đếnnay, có 15 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% xã, phường có trạm y tế, trong đó

có 8/12 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia Bản sắc văn hóa các dân tộc được giữgìn và phát huy Thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội An ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định Hoạt động đốingoại không ngừng được tăng cường và mở rộng

2.1.3- Truyền thống văn hóa, lịch sử

Sơn La là một thành phố trẻ được hình thành trên một địa danh có bềdày truyền thống lịch sử văn hoá, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, địa danh cáchmạng, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc, điều đó đã được minhchứng qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân các dântộc Sơn La Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân các dântộc thành phố Sơn La luôn sát cánh với nhân dân trong tỉnh, trong vùng TâyBắc cùng với nhân dân cả nước anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm,giữ yên bờ cõi; đồng thời năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, pháttriển kinh tế - xã hội Là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống,mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa, phong tục tập quán riêng nhưng các dântộc Sơn La có truyền thống đoàn kết, gắn bó, cần cù lao động, luôn vượt lênkhó khăn, chiến thắng thiên tai, địch họa, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm

no, tiến bộ, giàu mạnh và văn minh; coi trọng, giữ gìn và tiếp thu những tinhhoa văn hóa của nhân loại, làm giàu bản sắc văn hóa các dân tộc

Trang 30

Ngược dòng lịch sử từ thuở Hùng Vương dựng nước, Sơn La thuộc bộTân Hưng, là một trong 15 bộ của nước Văn Lang Đến thời nhà Lý (1010 -1225) thuộc châu Lâm Tây; thời nhà Trần (1225 - 1409) thuộc đạo Đà Giang;dưới triều Lê (1428 - 1528) thuộc trấn Thiên Hưng, phủ Gia Hưng

Trở về thế kỷ XIII, khi mà vùng đất thành phố Sơn La vẫn thuộc châu

Thuận (Mường Muổi), nhân dân các dân tộc nơi đây đã góp phần tích cực vào

chiến thắng oanh liệt của cả nước đánh tan giặc Nguyên – Mông hung bạođến xâm lược nước ta; sang thế kỷ XV, tham gia trong đội quân áo đỏ nổitiếng của vùng Tây Bắc góp phần đánh đuổi giặc Minh xâm lược Vào mùaxuân năm 1440, trên đường đi dẹp giặc phản loạn vùng biên cương trở về,Vua Lê Thái Tông đã chọn hang Báo Ké làm nơi dừng chân; Nhà Vua đã ứngtác một bài thơ đầy ý nghĩa và cho khắc lên vách hang núi đá nhằm nhắn nhủthế hệ sau phải luôn đoàn kết để giữ gìn và xây dựng quê hương, đất nước

Dịch

Nghĩ tới người xa đêm khổ tâm

Thổ tù sao lại dám quên thân

Thế gian đã có anh hùng chúa

Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần

Đường sá khó khăn đừng cậy hiểm

Hang cùng đã ấm áp hơi xuân

Yên được dân lành nhơ nhớp hết

Dân xa được hưởng tấm lòng nhân

(Bài thơ Vua Lê Thái Tông khắc trên

Thẳm Báo Ké mùa xuân năm 1440)

n bia Quế Lâm Ngự Chế

Trang 31

Đền thờ Vua Lê Thái Tông

Đến thế kỷ XIX, nhân dân các dân tộc vùng Thị xã đã cùng nhân dânTây Bắc anh dũng chiến đấu đánh đuổi quân Cờ Vàng từ Trung Quốc trànsang cướp phá (1880); năm 1888, thực dân Pháp đánh vào Sơn La, mặc dùquân số ít, vũ khí thô sơ và thiếu thốn song nghĩa quân đã xây dựng pháo đài

Dua Cá tại bản Cá, phường Chiềng An, thành phố Sơn La (ngày nay) chiến

đấu anh dũng, quyết liệt với quân xâm lược, cầm cự được nhiều ngày và tiêuhao nhiều sinh lực địch

Trên địa bàn thành phố Sơn La hiện có nhiều những di tích lịch sử vănhóa gắn với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của thành phố như:

- Di tích Văn bia Quế Lâm Ngự Chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông:

thuộc tổ 2, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La là di tích lịch sử đã đượcxếp hạng Quốc gia

Trang 32

- Di tích lịch sử Cầu Trắng (Cầu 308): thuộc tổ 4, phường Quyết

Thắng, thành phố Sơn La, là nơi ghi dấu những giá trị lịch sử trong 2 cuộckháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân các dân tộc Sơn La -Tây Bắc Di tích đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2000

- Di tích Pháo đài Dua cá: là di tích lịch sử kháng chiến chống thực

dân Pháp nằm trên địa bàn phường Chiềng An, thành phố Sơn La

- Di tích Bia ghi tội ác đế quốc Mỹ: thuộc bản Giảng, phường Quyết

Thắng, thành phố Sơn La, là loại hình di tích (Bia lưu niệm) ghi lại tội ác củakhông quân Mỹ đối với nhân dân các dân tộc thành phố Sơn La

- Di tích Trạm thông tin 374: thuộc xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn

La: Là di tích lịch sử kháng chiến chống Mỹ; là một hang đá được đơn vịthông tin 374 trú quân phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước củaquân và dân quân khu Tây Bắc và Tỉnh đội Sơn La

- Di tích hang Tát Tòng (Hang nước): thuộc bản Bó, phường Chiềng

An, thành phố Sơn La đã được xếp hạng di tích Quốc gia

- Di tích Hồ Noong Luông: thuộc phường Chiềng An, thành phố Sơn

La: là hồ nước gắn liền với di tích Pháo đài Dua cá

2.2- Thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố Sơn La từ sau Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đến nay

2.2.1- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền thành phố Sơn La

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và pháttriển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làmcho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, vào từng con người, mỗigia đình, tập thể, từng địa bàn dân cư và các lĩnh vực sinh hoạt, quan hệ conngười và các cộng đồng

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Sơn La luôn phát huy truyềnthống anh hùng, đoàn kết, xây dựng quê hương Sơn La giàu mạnh, luôn giữ

Trang 33

gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc nói chung vàcác dân tộc thành phố Sơn La nói riêng

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh ủy;Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng vàban hành một số văn bản chủ yếu để kịp thời hướng dẫn, triển khai thực hiện

có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa VIII từ thành phố đến cơ sở:

- Ban hành Kế hoạch số 125 - KH/TU ngày 05.10.1998 về triển khaiquán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII;

- Kế hoạch số 129-KH/TU ngày 12.11.1998 thực hiện Chương trìnhhành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Trungương 5, khoá VIII;

- Kế hoạch số 132-KH/TU ngày 24.3.1999 về hướng dẫn kiểm trachuyên đề việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII;

- Quyết định số 226 -QĐ/TU ngày 24.3.1999 về việc thành lập Đoànkiểm tra các cơ sở Đảng thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII;

- Hướng dẫn số 05-HD/TU ngày 11.11.1998 hướng dẫn công tác tự phêbình và phê bình trong Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5;

- Hướng dẫn số 05-HD/TU ngày 28.5.1999 hướng dẫn sơ kết thực hiệnNghị quyết Trung ương 5, khoá VIII;

- Báo cáo số 81-BC/TU ngày 22.6.1999 báo cáo sơ kết thực hiện Nghị

quyết Trung ương 5, khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt

Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Để tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá tưtưởng, toàn Đảng bộ đã tổ chức nhiều đợt học tập chính trị, sinh hoạt tư tưởngnâng cao nhận thức vai trò, vị trí, chức năng và tầm quan trọng của văn hoátrong sự nghiệp cách mạng, xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh là nhiệm

vụ hàng đầu củng cố hệ thống chính trị; các cấp uỷ, chính quyền, các banngành đoàn thể từ thành phố đến cơ sở, đã phối hợp lồng ghép trong chỉ đạo

Trang 34

triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống; củng cố hệ thống

chính trị các cấp, các ngành trong quản lý về văn hoá, thông qua việc triểnkhai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước, tạo được sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; thúcđẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần hoàn thành các mục tiêunhiệm vụ chính trị, quốc phòng - an ninh; trật tự an toàn xã hội trên địa bànđược giữ vững, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựngcon người văn hoá, có lối sống lành mạnh, từng bước nâng cao trình độ dântrí, cải thiện môi trường đời sống xã hội; đặc biệt triển khai học tập với nội

dung “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, chủ động tích cực đưa Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của

Đảng vào cuộc sống, tạo ra một bước chuyển mới trong xây dựng và pháttriển văn hoá trên địa bàn thành phố

Thường xuyên ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo khác; đã tổchức Hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt, triển khai; giao Ban Tuyên giáo

và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố tổ chức 03 hội nghị quán triệt,học tập nội dung của Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghịquyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gắn với triển khai cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” do Uỷ ban Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam phát động và tiếp tục thực hiện Chương trình hànhđộng thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, 3, 4 (khoá VIII), tỷ lệ cán bộ, đảngviên tham gia học tập đạt 97%; chỉ đạo các cơ sở xây dựng chương trình hànhđộng; tổ chức 02 đợt kiểm tra theo chuyên đề việc thực hiện Nghị quyếtTrung ương 5, quy chế dân chủ ở cơ sở Tập trung chỉ đạo Ban Tuyên giáo,đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các cơ quan tuyên truyền, các đoànthể tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng bộ và nhân dân nhằmnắm rõ về mục đích, ý nghĩa và nội dung của Nghị quyết Trung ương 5, khóa

VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

Trang 35

sắc dân tộc”; tập trung vào 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ và 4 giải pháp

của Nghị quyết Kết quả 100% các chi, đảng bộ cơ sở xây dựng chương trìnhhành động bám sát kế hoạch 8 nội dung cơ bản của Ban Thường vụ thành ủy

và nhiệm vụ chính trị của từng cơ sở

Chỉ đạo cấp ủy các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức vai trò của văn hoá trong tiến trình lịch

sử của dân tộc và tương lai của đất nước:“văn hoá là nền tảng tình thần của

xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế

-xã hội”; đồng thời tập trung chỉ đạo làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ

đời sống và hoạt động xã hội Sau nhiều năm chỉ đạo thực hiện, đến nay, lĩnhvực văn hoá đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng, việc triển khaicác hoạt động văn hoá tạo ra động lực tinh thần to lớn động viên nhân dân cácdân tộc hăng hái thi đua lao động sản xuất, ổn định đời sống, góp phần thúcđẩy, phát triển nền kinh tế của thành phố

2.2.2- Các kết quả đạt được

2.2.2.1- Xây dựng môi trường văn hóa

Hằng năm các cấp uỷ, chính quyền cơ sở đã đưa các chỉ tiêu xây dựngđời sống văn hóa gắn với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; gắn với việc

thực hiện các phong trào thi đua, như: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”…trong đó phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá đang thực sự trở thành trung tâm và

là nhân tố quan trọng để xây dựng tổ, bản, tiểu khu, cơ quan văn hóa Đến naytoàn thành phố có 17.897 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, chiếm83,8% tổng số hộ, có 90/169 tổ, bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn văn hoá, chiếm53%; trên 95% tổ, bản, tiểu khu văn hoá thực hiện tốt quy chế dân chủ và đạttiêu chuẩn về vệ sinh môi trường; 268/283 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn

hoá, đạt 95% Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết đời sống văn hoá ở khu

Trang 36

dân cư’’ đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng văn hoá ở cộng

cụ thể từ năm 2008 đến năm 2012 như sau:

quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Việc xây dựng phong trào văn hoá, được triển khai rộng khắp trong cán

bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước hình thành các đội văn nghệ quần

Trang 37

chúng của các tổ, bản; ban đầu mỗi tổ, bản chỉ có 01 đội văn nghệ chủ yếu làphụ nữ và thanh niên, đến nay 100% tổ, bản, tiểu khu có từ 2-3 đội văn nghệ

(đội văn nghệ chi hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, người cao tuổi, Hội CCB…),

tổng số đội văn nghệ của thành phố là 280 đội thường xuyên duy trì và hoạtđộng

Các lễ hội, các trò chơi dân gian như: xên bản, xên mường, các trò chơi

dân gian (tó má lẹ, ném còn, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ…), hát đối, múa xoè,

múa quạt đã được các địa phương khôi phục và duy trì tổ chức vào các dịp lễ,tết

Trò chơi dân gian Tó Má Lẹ

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”

được đông đảo nhân dân hưởng ứng; các phong trào TDTT được các cơ quan,đơn vị, các tổ, bản, cộng đồng dân cư duy trì và thường xuyên rèn luyện, tỷ lệnhân dân tham gia rèn luyện thể thao đạt gần 35%

Phong trào xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình gương người tốt,việc tốt, các điển hình tiên tiến được Thành uỷ, UBND thành phố thườngxuyên quan tâm chỉ đạo Thông qua các phong trào thi đua yêu nước đã xuấthiện nhiều tấm gương về tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.Những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến có sức lan toả rất lớn và tác độngtích cực tới phong trào chung trong toàn thành phố, họ là những tấm gương

trong phong trào:"học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’;

Trang 38

phong trào "đền ơn đáp nghĩa" , phong trào "giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Nhiều hộ gia đình đã ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tăng gia, vật nuôi,lồng ghép xen vụ để phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xoá đói, giảmnghèo, vươn lên giàu có Nhiều tấm gương đi đầu trong xây dựng nếp sốngvăn hoá, vận động bà con không học đạo truyền đạo trái phép, phòng chốngtội phạm, tệ nạn xã hội, có nhiều tập thể xuất sắc trong việc hoàn thành nhiệm

vụ được giao, nhiều đơn vị kinh doanh giỏi Họ thực sự là hạt nhân thúc đẩyphong trào thi đua sôi nổi ở cơ quan, đơn vị, trường học, tổ, bản, tiểu khu,cụm dân cư, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảogiữ vững quốc phòng – an ninh ở các địa phương

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và thành phố Sơn La thăm, tặng quà

Mẹ Việt Nam anh hùng

Thông qua sinh hoạt văn hoá, đã giúp cho cấp uỷ, chính quyền tuyêntruyền, vận động nhân đoàn kết, phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân,giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, thực hiện các nếp sống văn minh,các quy ước, hương ước của tổ, bản, cộng đồng dân cư, dần xoá bỏ các hủ tụclạc hậu theo tinh thần Chỉ thị số 27 - CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính

trị về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, như: tục thách cưới, giảm bớt quà tặng khi con gái đi lấy chồng, giảm bớt một số nghi lễ, hủ tục lạc hậu trong việc cưới, tang…

Trang 39

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 46 - CT/TW của Ban Bí thư về

“Chống sự xâm nhập của của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội” được tập trung chỉ đạo; các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn

hóa công cộng, vui chơi giải trí được quản lý có nền nếp, kịp thời phát hiện vàngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp viphạm trong kinh doanh băng đĩa, sách, internet

Để góp phần làm cho thành phố Sơn La không ngừng phát triển theohướng ngày càng văn minh, hiện đại, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc,từng bước phấn đấu xây dựng thành phố đạt các tiêu chí của đô thị loại II,Thành ủy, UBND thành phố đã phối hợp với Hội Khoa học kinh tế tỉnh Sơn

La tổ chức Hội thảo “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị” với chủ đề:

“Chung tay xây dựng nếp sống văn hóa của thành phố Sơn La ngày càng văn minh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Hội thảo đã góp phần nâng cao hơn

nữa ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của mọi tầng lớp nhân dân, củacác cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội, các lực lượng vũ trang trongviệc nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn về gia đình văn hóa, tổ, bản văn hóa,

cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa Lấy việc thường xuyên xây dựng nếpsống văn hóa ở gia đình mình, cơ quan, đơn vị mình để thực hiện có hiệu quảNghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề

ra, góp phần vào việc xây dựng thành phố Sơn La trở thành thành phố có nếpsống văn minh, hiện đại, tiên tiến, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thờicũng giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng và phát triển thành phố; công tácquản lý, tổ chức thực hiện nếp sống văn hóa đô thị thành phố Sơn La xứng đáng làtrung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh và của vùng Tây Bắc, là niềm

tự hào của tỉnh Sơn La trong quá trình hội nhập và phát triển

Trong những năm qua, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ thành phố đến cơ sở đã tích cực triển khai các văn

bản, kế hoạch, biện pháp để xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh Đây làđiều kiện quan trọng để tổ chức thực hiện các nội dung của phong trào Ở các

Trang 40

tổ, bản, tiểu khu, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể đều tích cực rà soát, bổ sung

và tổ chức thực hiện Quy ước, Hương ước, vận động từng gia đình, từng cụmdân cư, cán bộ đương chức cư trú trên địa bàn hưởng ứng và thực hiện Nhiềunội dung được nhân dân thực hiện nghiêm túc như: không được thả rông giasúc, người chết không để trong nhà quá 02 ngày, không vứt rác thải ra đườngphố vệ sinh môi trường vào ngày thứ 7 hàng tuần Có nhiều tổ, bản, tiểu khuđang chỉ đạo xây dựng điểm, nhóm dân cư tự quản, tổ, bản, tiểu khu không có

ma tuý, không bói toán mê tín dị đoan, không lưu hành văn hoá phẩm độc hại,bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, di tích cách mạng, danh lam thắng cảnh,rừng đầu nguồn Các bản, tổ, tiểu khu đã xây dựng hàng trăm đội thanh niênxung kích, tổ hoà giải, tổ an ninh thường xuyên kiểm tra giải quyết và phátgiác các hành vi gây mất trật tự công cộng, trộm cắp, mại dâm, ma tuý, cờbạc, tham nhũng, phòng chống cháy nổ Những đóng góp tích cực trên đãlàm cho môi trường văn hoá trên địa bàn thành phố ngày càng lành mạnh, gópphần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, vănhoá - xã hội phát triển

2.2.2.2- Bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Hiện nay trên địa bàn thành phố được quan tâm đầu tư, tiếp tục giữ gìn

và phát huy một số công trình văn hoá như: di tích lịch sử Nhà ngục Sơn La, cây đa bản Hẹo, nghĩa trang liệt sỹ nhà tù Sơn La; Di tích lịch sử Cầu Trắng, Văn bia Quế Lâm Ngự Chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông; Nhà bia tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Lò Văn Giá; di tích danh thắng cảnh Thẳm Tát Tòng…

Thành phố đã quan tâm, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác khuyến khíchcác tập thể, cá nhân tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giátrị văn hoá truyền thống của các dân tộc như: mở các lớp dạy chữ, tiếng dântộc Thái tại Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, phường; nhiều cán bộ,đảng viên học chữ, tiếng dân tộc Thái tại Trung tâm GDTX tỉnh, qua đó cáchọc viên được nghiên cứu, học tập các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộcThái; khuyến khích một số văn nghệ sỹ dân tộc truyền dạy và phát huy các

Ngày đăng: 27/12/2023, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7- Đảng cộng sản Việt Nam, Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, tài liệu học tập kết luận Hội nghị 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (Dùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở), Nxb CTQG, H. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở
Nhà XB: Nxb CTQG
16- Báo cáo số 143/BC – BCĐ ngày 15.6.2010 của BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” thành phố Sơn La tổng kết 10 năm thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn thành phố Sơn La (2000 - 2010). Sơn La, tháng 6.2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TDĐKXDĐSVH” thành phố Sơn La tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
17- Các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, các văn bản hướng dẫn của cấp uỷ, chính quyền thành phố Sơn La về công tác chỉ đạo thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
1- Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, H.1996 Khác
2- Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, BCHTW khóa VIII, Nxb Sự thật, H.1998 Khác
3- Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, H.2001 Khác
4- Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ X, BCHTW khóa IX, Nxb CTQG, H.2004 Khác
5- Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006 Khác
6- Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011 Khác
9- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Học viện Chính trị khu vực I, Khoa Văn hoá và Phát triển: Một số chuyên đề Văn hóa và phát triển (Tập bài giảng), Nxb CT – HC, H. 2012 Khác
10- TS Doãn Hùng, TS Nguyễn Ngọc Hà, TS Đoàn Minh Huấn (đồng chủ biên), ĐCSVN Những tìm tòi và đổi mới trên con đường lên CNXH (1986-2006) (Sách chuyên khảo), Nxb Lý luận chính trị, H.2007 Khác
11- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh PGS. TS Tô Huy Rứa, PGS. TS Hoàng Chí Bảo, PGS. TS Trần Khắc Việt, PGS, TS Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay (Sách chuyên khảo), Nxb CTQG, H.2006 Khác
12- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, Khoa Văn hoá và Phát triển, PGS. TS Đỗ Khác
13- Các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền tỉnh, thành phố, ngành Văn hoá, Giáo dục, Truyền thanh – Truyền hình, Y tế, Dân số, KHHGĐ từ năm 2000 đến nay Khác
18- Các tài liệu về Hội thảo Xây dựng nếp sống văn minh đô thị thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển thành phố Sơn La (26.10.1961 – 26.10.2011). Sơn La, tháng 10.2011 Khác
19- Các tài liệu Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc thành phố Sơn La lần thứ II, giai đoạn 2008 – 2012, Sơn La, tháng 6.2013 Khác
20- Các tài liệu về Lễ hội Hạn Khuống, Lễ hội Mùa Hoa Ban, Lễ hội Xên Mường, thành phố Sơn La năm 2014./ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w