Sự cần thiết phải nhập khẩu phôi thép đối với ngành thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 26 - 30)

Phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới là nhiệm vụ trọng điểm trong đó phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp đến năm 2020.

Vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp thép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Đảng và Nhà nước đã nhận thức từ rất sớm. Ngày 12/4/1995, Bộ Chính trị đã có Thông báo số 112-TB/TW về Chiến lược phát triển sản xuất thép đến năm 2010, trong đó đã nhận định: “Thép là vật liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghiệp, có vai trò quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển nhanh ngành thép là một yêu cầu khách quan, cấp bách và có ý nghĩa chiến lược.”

Sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp thép phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng nói riêng. Hiện Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang được triển khai. Với việc là thành viên của WTO, Việt Nam đang đón nhận một làn sóng đầu tư mới. Do đó, nhu cầu thép trong tương lai là rất lớn. Đơn cử: khối lượng tiêu thụ thép xây dựng ở Việt Nam trong những năm qua tăng nhanh nhất là gần với thời điểm gia nhập WTO.

Biểu 1: Sản lượng tiêu thu thép xây dựng 2003-2006

(Nguồn: Phòng vật tư xuất khẩu Tổng công ty Thép)

Năm 2006, lượng thép tiêu thụ đạt gần 3,5 triệu tấn, tăng gần 30% so với năm 2005. Sang năm 2007, mặc dù giá thép tăng cao nhưng sức tiêu thụ vẫn duy trì ở mức lớn. Tính hết năm 2007, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng là 3,956 triệu tấn tăng 13,48% so với năm 2006. Rõ ràng, Việt Nam đang trong giai đoạn tiêu thụ thép lớn. Nhu cầu về thép và các sản phẩm của thép là cao. Tuy nhiên, khả năng sản xuất trong nước chưa cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng.

Bảng 2: Cung - Cầu về sản phẩm thép ở Việt Nam

(Nguồn: Công nghiệp gang thép Việt Nam, một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới_Nozomu Kawabata)

Dựa vào bảng trên, chúng ta thấy sản xuất nội địa trong những năm qua đã tăng lên đáng kể nhưng trên 40% sản phẩm thép được tiêu thụ là hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, để sản xuất ra thép thành phẩm thì các doanh nghiệp còn phải nhập khẩu thêm các yếu tố đầu vào khác chứ không đơn thuần là sử dụng những nguyên liệu trong nước. Trong đó, phôi thép, yếu tố cấu thành chính của thép thành phẩm, trong nước mới chỉ đáp ứng được 20% còn lại là phụ thuộc vào lượng phôi nhập khẩu.

Sơ đồ 1: Dòng nguyên liệu của ngành thép theo phân loại sản phẩm (2005)

Như vậy, với vai trò của phôi thép và khả năng cung ứng phôi thép trong nước, chúng ta đã có thể thấy phần nào tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu phôi thép trong ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện nay.

29

Đơn vị: 1000 Tấn

(Nguồn: Công nghiệp gang thép Việt Nam, một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới_Nozomu Kawabata)

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w