DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 30 - 34)

tăng trưởng, đồng thời biến ASEAN thành một địa điểm hấp dẫn nhà đầu tư ngoại khối. Nhằm tiến tới hình thành khu vực mậu dịch tự do, các nước ASEAN đã thực hiện các chương trình:

- Với chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT, thuế quan của các nước tham gia được giảm xuống còn 0 – 5%

- Loại bỏ hàng rào phi thuế quan (NTB): hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật.

- Hài hoà các thủ tục hành chính.

Kể từ năm 2006, thuế suất của các mặt hàng thông thường của VN (bao gồm cả sắt thép) đều có mức thuế từ 0 - 5%. Các mặt hàng nhạy cảm có lộ trình cắt giảm thuế dài hơn. Trong cam kết giữa các nước ASEAN, thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam

Bảng 3: Thuế suất cam kết của Việt Nam với mặt hàng sắt thép trong AFTA

Mã HS Mô tả hàng hoá Thuế suất thờiđiểm hiện tại Thuế suất camkết cắt giảm Thời hạn thựchiện

7207 Phôi thép 0 0 2013

7214 Thép xây dựng 5 5 2013

(Nguồn: Cam kết của Việt Nam trong AFTA)

Khi tham gia vào AFTA, Việt Nam phải tuân thủ các luật lệ chung của tổ chức này, trong đó có những cam kết về thuế. Điểm đặc biệt là sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về mức thuế suất từ 2006 đến 2013, mức thuế hiện tại là mức thuế được áp dụng cho đến thời điểm cuối cùng trong cam kết.

2.1.2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc được ký kết với mục tiêu thiết lập một khu mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN với Trung Quốc trong vòng 10 năm tới.

Trong cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam đối với mặt hàng thép trong khu vực ACFTA, ngành thép có tổng số 446 mặt hàng, trong đó, 24 mặt hàng cam kết ở mức độ nhạy cảm cao và 11 mặt hàng nhạy cảm thông thường. Các mặt hàng nhạy cảm sẽ không

có lộ trình cắt giảm hàng năm, nhưng Việt Nam phải cam kết cắt giảm xuống thuế suất 20% vào năm 2015 và xuống 0 - 5% vào năm 2020 đối với các mặt hàng nhạy cảm thông thường; các mặt hàng còn lại của ngành Thép được thực hiện cắt giảm theo lộ trình của các mặt hàng thông thường.

Thuế suất và lộ trình cắt giảm mặt hàng thép của Việt Nam trong hiệp định ACFTA cụ thể như sau:

Bảng 4: Lộ trình cắt giảm thuế suất của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong ACFTA.

X = Thuế xuất

MFN áp dụng Mức thuế suất ACFTA (%)Ở thời điểm không muộn hơn 01/01 của năm

2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015X ≥ 60% 60 50 40 30 25 15 10 0 X ≥ 60% 60 50 40 30 25 15 10 0 45% ≤ X< 60% 40 35 35 30 25 15 10 0 35% ≤ X < 45% 35 30 30 25 20 15 5 0 30% ≤ X < 35% 30 25 25 20 17 10 5 0 25% ≤ X < 30% 25 20 20 15 15 10 5 0 20% ≤ X < 25% 20 20 15 15 15 10 0 - 5 0 15% ≤ X < 20% 15 15 10 10 10 5 0 - 5 0 10% ≤ X < 15% 10 10 10 10 8 5 0 - 5 0 7% ≤ X < 10% 7 7 7 7 5 5 0 - 5 0 5% ≤ X < 7% 5 5 5 5 5 5 0 - 5 0 X < 5% Giữ nguyên 0

(Nguồn: Cam kết trong ACFTA của Việt Nam)

Đây là lộ trình cụ thể cho từng mức thuế suất đã áp dụng MFN sẽ được cắt giảm từ năm 2005 cho đến 2015 sẽ đồng loạt xuống còn 0%. Theo đó, cho đến năm 2015, thép Việt Nam sẽ phải áp dụng mức thuế 0% với các sản phẩm thép nhập vào từ Trung Quốc.

Riêng đối với hai mặt hàng phôi thép và thép xây dựng thì mức độ cam kết cắt giảm với Trung Quốc của Việt Nam là

Bảng 5: Thuế suất của Việt Nam với mặt hàng sẳt thép trong ACFTA.

Mã HS Mô tả hàng hoá

Thuế suất thời điểm hiện tại

Thuế suất cam kết cắt giảm

Thời hạn thực hiện

7207 Phôi thép 3 3 2014

7214 Thép XD 35 10 2014

(Nguồn: Cam kết của Việt Nam trong ACFTA) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Cam kết trong WTO

2.1.3.1. Quy chế tối huệ quốc (MFN)

Quy chế tối huệ quốc (MFN): đối xử bình đẳng với các nước khác. Theo quy chế này các quốc gia không được phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Nếu trao cho một nước nào đó một đặc quyền thương mại thì cũng phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các nước thành viên còn lại của WTO.

Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng vì nó được quy định ngay tại điều đầu tiên của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại, hiệp định đóng vai tròn điều tiết thương mại hàng hóa. Đây cũng là điều khoản ưu tiên của các Hiệp định quan trọng của WTO. Thuế suất đối với phôi thép và thép xây dựng được Việt Nam áp dụng như sau:

Bảng 6: Thuế MFN của Việt Nam đối với một số mặt hàng sắt thép

Mã HS Mô tả hàng hoá Thuế suất

7207 7214 Phôi thép Thép XD 3 10

(Nguồn: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Tổng công ty Thép)

Biểu thuế MFN của Việt Nam được Bộ tài chính ban hành hàng năm để áp dụng với các hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam từ những nước có quan hệ bình thường với Việt Nam (trước đây) và các nước thành viên WTO (hiện nay). Đặc biệt, mức thuế này không có lộ trình và có thể tăng giảm theo tình hình thị trường nhưng không vượt quá thuế suất cam kết với WTO.

2.1.3.2. Cam kết trong WTO

Quy tắc xuất xứ sẽ được áp dụng theo 3 quy tắc chung của WTO: quy tắc chuyển đổi dòng thuế, quy tắc hàm lượng xuất xứ giá trị khu vực, quy tắc chuyển đổi cơ bản.

Tuy theo từng điều kiện và loại mặt hàng cụ thể mà quy tắc xuất xứ có thể lựa chọn một quy tắc hoặc kết hợp các quy tắc để tính.

Về hạn ngạch thuế quan thì Việt Nam không áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm thép, mở cửa thị trường phân phối sản phẩm sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO.

Cụ thể các cam kết như sau:

Thép là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp. Do đó, các thành viên trong WTO đã yêu cầu Việt Nam đàm phán tất cả các dòng thuế của sản phẩm thép. Theo đó, cam kết của Việt Nam đối với các sản phẩm thép là (tập trung vào thép xây dựng và phôi thép):

Bảng 7: Thuế suất cam kết của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong WTO

Mã HS Mô tả hàng hoá kết tại thời điểmThuế suất cam gia nhập (%)

Thuế suất cam kết cắt giảm (%) Thời hạn thực hiện (năm) 7207 7214 Phôi thép Thép xây dựng 20 40 10 25 2014 2014

(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK_Tổng công ty Thép)

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, nếu thực hiện theo đúng cam kết thì mức thuế của hai mặt hàng phôi thép và thép xây dựng sẽ giảm đi từ 2 – 2.5 lần so với mức thuế suất ban đầu.

Theo cam kết này đến năm 2014, ngành thép nói chung và Tổng công ty Thép nói riêng sẽ phải đồng loạt cắn giảm thuế theo thoả thuận (cụ thể là với phôi thép cắt giảm từ 20% xuống còn 10%, thép xây dựng từ 40% giảm xuống còn 25%).

Tuy nhiên, mức thuế suất sẽ không phải cắt giảm ngay lập tức hoặc phải chờ đến năm 2014 mới cắt giảm. Theo cam kết, sự cắt giảm thuế suất được thực hiện theo lộ trình nhất định.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 30 - 34)