1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG KỸ THUẬT “KHĂN PHỦ BÀN” TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10

43 2,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤCILỜI CẢM ƠNIIDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTIIIDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH……………………………………………………………………………………IIIPHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ11.1. Lý do chọn đề tài11.2. Mục tiêu nghiên cứu3PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN42.1. Kĩ thuật “khăn phủ bàn”42.1.1. Khái niệm42.1.2. Mục tiêu42.1.3. Tác dụng đối với học sinh42.1.4. Các bước tiến hành42.1.5. Ví dụ62.1.6. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”7PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU83.1. Đối tượng nghiên cứu83.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu83.3. Nội dung nghiên cứu83.4. Phương pháp nghiên cứu83.4.1. Nghiên cứu lý luận83.4.2. Điều tra, khảo sát thực tế93.4.3.Thực nghiệm sư phạm:11PHẦN 4. KẾT QUẢ124.1. Đặc điểm cấu trúc chương “chất khí” Vật lý 10124.2. Thiết kế tiến trình dạy học có vận dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong tổ chức dạy học một số kiến thức chương “chất khí”144.3. Thực nghiệm sư phạm ...........................................................................................................30KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ40

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KHTN&CN

Đắk Lắk, 05/2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KHTN&CN

Đắk Lắk, 05/2014

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

Đặc biệt là Thầy Phùng Việt Hải, người đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình trongsuốt thời gian thực hiện chuyên đề.

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ em hoànthành chuyên đề này

Do thời gian, kiến thức có hạn, đồng thời cũng là lần đầu tiên thực hiện đề tàinghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sựgóp ý của quý thầy cô giáo và các bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Buôn Ma Thuột, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lý Thị Phương

Trần Ngọc Hiếu

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Cấu trúc một phiếu học tập của kĩ thuật khăn phủ bànHình ảnh minh họa tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hình ảnh minh họa tại trường THPT Chu Văn An

Khoa học tự nhiên và công nghệgiáo viên

sách giáo khoathực nghiệmthực nghiệm sư phạm

Trang 6

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Đặt vấn đề

Sự phát triển mạnh mẽ của thế giới cả về kinh tế, văn hóa, công nghệthông tin…, Đặc biệt là sự phát triển của ngành giáo dục đòi hỏi nước taphải có những thay đổi tích cực cho phù hợp với tình hình thế giới hiệnnay Để hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, đảng ta cho rằngmuốn đưa nền kinh tế đất nước phát triển thì phải ra sức đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài Nhưng muốn làm được những điều này thì trước hết taphải đầu tư cho Giáo dục Vì vậy mà Đảng ta đã xác định: “Giáo dục làquốc sách hàng đầu” và đồng thời giao cho ngành nhiệm vụ ngày càngquan trọng Để làm được điều này chúng ta cần phải tuân thủ chặt chẽ mụctiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những con người thông minh, có trí tuệphát triển, giàu tính sáng tạo và tính nhân văn Trong xu thế đó, nền giáodục nước ta phải đổi mới về mọi mặt Hiện nay chúng ta đang thực hiệnđổi mới nội dung và PPDH ở tất cả các cấp học, bậc học Việc đổi mớiphải hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềmtin, niềm vui, hứng thú, tạo thói quen tự học, tự tìm tòi nghiên cứu chiếmlĩnh tri thức cho học sinh; khắc phục những yếu điểm của phương phápdạy học truyền thống Tuy nhiên chỉ đổi mới phương pháp dạy học thôi thìchưa đủ, vì tác dụng của phương pháp dạy học còn phụ thuộc nhiều vào kĩthuật và kĩ năng dạy học của giáo viên Ví dụ tác dụng của phương phápvấn đáp phụ thuộc vào kĩ thuật đặt câu hỏi và kĩ năng hỏi của giáo viên.Nếu câu hỏi khó hoặc đa nghĩa, không rõ ràng thì học sinh sẽ khó trả lời,

sẽ làm mất thời gian học tập của lớp, tạo không khí căng thẳng và ảnhhưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh Nếu câu hỏi quá dễ lại gây

ra sự nhàm chán mất thời gian; hay câu hỏi lan man không đúng trọng tâmthì cũng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh, nếu câu hỏi tốt mà

kĩ năng không tốt thì kết quả cũng không cao Vì vậy giáo viên cần rènluyện kĩ năng đặt câu hỏi và kĩ năng hỏi, đồng thời khi sử dụng để đạt hiệuquả của giờ học cần kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học như kĩthuật khăn phủ bàn, mảnh ghép hay sơ đồ tư duy … để thay đổi hoạt động

Trang 7

tăng cường sự tham gia của học sinh, tạo cảm giác thoải mái cho ngườihọc.

Trong chương trình Vật lý phổ thông hiện nay có thể vận dụng nhiều

kĩ thuật dạy học khác nhau trong quá trình giảng dạy, nó không chỉ pháthuy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, độc lập, trách nhiệm,xây dựng niềm tin về bản chất khoa học, về ứng dụng các kĩ thuật vật lýtrong đời sống mà còn giúp học sinh rèn luyện và hình thành các kĩ năngphương pháp ghi chép, thuyết trình, làm việc nhóm Tuy nhiên kiến thứcvật lý trung học phổ thông khá đa dạng, do đó để giúp học sinh lĩnh hộikiến thức một cách tốt nhất thì với mỗi loại kiến thức khác nhau nên ápdụng các kĩ thuật dạy học khác nhau Tùy thuộc vào từng loại nội dungkiến thức mà đưa vào tiến trình dạy học các kĩ thuật phù hợp để phát huyhết tính tích cực trong dạy học Chương “chất khí” vật lý lớp 10 nâng làphần kiến thức trình bày về cấu trúc phân tử của chất khí, ba định luật vàphương trình trạng thái của chất khí, kiến thức này được xây dựng chủ yếubằng con đường thực nghiệm, do đó đòi hỏi sự tư duy, sang tạo và làmviệc nhóm ở học sinh Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chứchoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân vànhóm nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo.Đồng thời giúp học sinh tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻkinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về lý luận và thực tiễn áp dụng hiệnnay ở trường Đại Học Tây Nguyên chưa có đề tài nào nghiên cứu áp dụng

kĩ thuật khăn phủ bàn vào tổ chức dạy học bộ môn vật lý ở trường phổthông

Từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài

“Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học vật lý chương chất khí –

Vật lý 10”.

Trang 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận của kĩ thuật khăn phủ bàn để tổ chức dạy học các kiến thức

trong chương “chất khí”- Vật Lý 10.

Trang 9

2.1.2 Mục tiêu

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh

2.1.3 Các bước tiến hành

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận có tính mở vàphát cho mỗi nhóm một phiếu học tập (dạng một tờ giấy A0)

- Sơ đồ phiếu học tập được thể hiện qua hình 2.1

Do phiếu học tập được bố trí như hình ảnh một chiếc khăn phủ bàn nên nó

có tên gọi là lĩ thuật “Khăn phủ bàn”

Hình 2.1 Cấu trúc một phiếu học tập của kĩ thuật khăn phủ bàn

Bước 2: Làm việc cá nhân

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, ghi câu trả lời vàophần giấy của mình trên giấy A0.

Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến chung

- Trên cơ sở ý kiến cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất ýkiến và viết vào phần chính giữa của phiếu học

Trang 10

2.1.4 Tác dụng đối với học sinh

Khi sử dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn” thì có tác dụng:

- Học sinh học đươc cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khácnhau vì vấn đề đưa ra có tính mở, có nhiều cách giải quyết khác nhau

- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, kĩ năng giải quyết vấn đề

- Sự phối hợp làm việc giữa cá nhân và làm việc theo nhóm tạo cơ hội nhiềuhơn cho học tập có sự phân hóa

- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp họccách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau vì học sinh được học hỏi lẫnnhau qua bước thảo luận thống nhất ý kiến chung

Trong quá trình làm việc nhóm ở trường phổ thông hiện nay tồn tại nhữnghạn chế đó là: GV không kiểm soát được quá trình làm việc của cá nhân;không đánh giá được sự tham gia, đóng góp của cá nhân vào kết quả củanhóm; tình trạng ỉ lại của số đông HS khi chỉ một vài HS của nhóm làmviệc…,

Với kĩ thuật khăn phủ bàn được sử dụng vào hoạt động làm việc nhóm hoàntoàn khắc phục được những hạn chế trên Cụ thể là:

+ Giáo viên kiểm soát được hoạt động của cá nhân qua “Vết” ghi lại tạiphần ý kiến cá nhân

+ Giáo viên đánh giá được sự tham gia của học sinh qua so sánh ý kiến cánhân và ý kiến chung

Đây là tác dụng quan trọng của kĩ thuật này

Dùng kĩ thuật khăn phủ bàn trong bước đề xuất phương án thí nghiệmkiểm tra định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ôt

Bước 1: Câu hỏi đặt ra: Hãy thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra mốiliên hệ giữa p và V của khối lượng khí xác định ở trường hợp nhiệt độkhông đổi?

Trang 11

Bước 2: Các cá nhân trong nhóm làm việc độc lập trong vài phút và ghi

câu trả lời vào phần giấy của cá nhân đó trên phần giấy A0

Phương án có thể là:

Cần có một lượng khí xác định, cần thay đổi thể tích và đo áp suất tương ứng

Có thể dùng một xi lanh, trên đó đã có các vạch chia độ, đầu của xi lanh nối với áp

kế để đo áp suất Ấn pit-tông để thay đổi thể tích khí, đọc giá trị áp suất có thể xácđịnh được mối quan hệ giữa thể tích và áo suất

Bước 3: Các cá nhân thảo luận chia sẻ ý kiến của nhau và thống nhất ý kiến

và viết vào phần chính giữa

Giáo viên cho học sinh trình bày kết quả trước lớp

2.1.6 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”

- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở

- Nếu nhóm quá đông có thể phát cho học sinh những mảnh ghép nhỏ để

học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh khăn phủ

bàn

- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất

vào phần giữa “khăn phủ bàn” Các ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên

nhau

Trang 12

Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu thực hiện trên học sinh lớp 10 theo chương trình

nâng cao ở trường trung học phổ thông

- Kiến thức chương chất khí – Vật Lý 10

3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Tại trường Đại Học Tây Nguyên (từ 10/2013 đến 05/2014) Trong đó, tại trường THPT Chu Văn An và trường THPT Krong Pak (từ 02/2014 đến 04/2014)

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của kĩ thuật khăn phủ bàn, quy trình tổ chức

và khả năng áp dụng của kĩ thuật khăn phủ bàn vào dạy học vật lí phổthông

- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “chất khí” - Vật Lý 10 làm cơ

sở để lựa chọn nội dụng vận dụng áp dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”

- Soạn thảo được tiến trình dạy học có áp dụng kĩ thuật khản phủ bàn vàodạy học một số kiến thức chương “chất khí” - vật lý 10NC

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá khả thi của việc đưa kĩthuật “khăn phủ bàn” vào quá trình dạy học đối với việc lĩnh hội kiến thứcmới và phát huy tính tích cực, tự lực học sinh và nâng cao hứng thú họctập của học sinh Từ đó, tiến hành bổ sung và sửa đổi tiến trình dạy họccho phù hợp

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lí luận của kĩ thuật “khăn phủbàn” và cách tiến hành, áp dụng việc đưa kĩ thuật này vào dạy học ởchương trình vật lý phổ thông

3.4.2 Điều tra, khảo sát thực tế

3.4.2.1 Tìm hiểu thực tế dạy học nội dung kiến thức chương “Chất khí”-Vật

Lý 10 ở trường phổ thông

Để soạn thảo được tiến trình dạy học nội dung kiến thức chương “Chấtkhí” phù hợp với mục đích của đề tài, chúng tôi nhận thấy cần thiết phảiđiều tra thực tế tình hình dạy học ở một số trường THPT

Trang 13

- Phát hiện những sai lầm phổ biến của học sinh, khó khăn của giáo viên

và học sinh khi dạy và học các kiến thức thuộc chương “Chất khí” Trên

cơ sở đó, đề xuất nguyên nhân của khó khăn, sai lầm và biện pháp khắcphục

3.4.2.3 Phương pháp

Để thực hiện các mục đích trên, chúng tôi đã tiến hành:

- Điều tra trên GV: Nghiên cứu giáo án, dự giờ dạy và trao đổi trực tiếp

- Điều tra HS: Qua các bài kiểm tra, trao đổi trực tiếp

- Tìm hiểu, khảo sát các thí nghiệm tại trường thực tập

3.4.3 Thực nghiệm sư phạm

(Trình bày tại mục 4.3.)

Trang 14

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả về điều tra thực tế dạy học chương chất khí tại trường thực tập.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với giáo viên và học sinh ởtrường THPT Chu Văn An ở Thành phố Buôn Mê Thuột, trường THPTNguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Krông Pak của tỉnh Đăk Lăk Trên cơ sởphân tích kết quả điều tra chúng tôi đi đến những nhận định sau:

4.1.1 Về nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên.

- Trong bài soạn của GV, chủ yếu là tóm tắt kiến thức trong SGK

- Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thụ, thôngbáo Việc tiến hành bài dạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời nói củaGV: mô tả hiện tượng, đưa ra các khái niệm, công thức, giải thích côngthức và nhấn mạnh các nội dung quan trọng để HS ghi nhớ Khi dạynhững kiến thức khó thì đa số GV đưa vào bài bằng cách thông báo

- Qua điều tra chúng tôi thấy hầu hết GV không tiến hành thí nghiệmtheo yêu cầu của chương trình khi dạy học chương “Chất khí” Nhìnchung GV chỉ mô tả thí nghiệm trong SGK để qua đó HS thu nhận kiếnthức

- Những cố gắng của GV nhìn chung chỉ nhằm truyền đạt đủ các kiếnthức trọng tâm mà SGK và sách giáo viên đã nhấn mạnh GV chưa tổ chứcđược các hoạt động học tập giúp HS tự lực, tích cực chiếm lĩnh kiến thứcmới

- GV thường có tâm lí ngại làm thí nghiệm bởi sự không đảm bảo vềmặt thời gian, sự thành công khi tiến hành dạy học

- Đa số HS rất thụ động: Các em rất lười suy nghĩ, lười hoạt động, chỉ

Trang 15

ngồi nghe giảng, chờ thầy cô đọc chép, hiếm khi đặt câu hỏi với GV vềvấn đề đã học.

- HS ít có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, chỉ quen vậndụng kiến thức đã học một cách máy móc vào các tình huống tương tự các

4.1.4 Những hạn chế, khó khăn và sai lầm của học sinh gặp phải khi học các kiến thức thuộc chương “Chất khí”

- Nếu chỉ dạy bằng phương pháp truyền thụ - thông báo mà không tiếnhành làm thực nghiệm nhiều HS sẽ không hiểu rõ được bản chất của cácđịnh luật trong chương chất khí, chỉ hiểu một cách lơ mơ

- Học sinh chưa hiểu rõ được quá trình biến đổi của các thông số trạngthái, cách xác định các thông số trạng thái p, V, T sau quá trình biến đổi

- Học sinh chưa được làm quen với việc đưa ra đề xuất phương án thínghiệm kiểm tra và thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra nên học sinhkhó hình dung ra nhiệm vụ cần thực hiện

4.1.5 Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, khó khăn, sai lầm của HS.

- Khả năng tưởng tượng của HS không cao

- Việc phân lớp thành lớp chọn, lớp thường làm cho trình độ nhận thứccủa HS không đồng đều, lớp quá giỏi, lớp quá yếu nên những lớp yếu khó

mà tiến bộ nếu không có những phương pháp học tập thích hợp, làm kiếnthức của các em bị hổng rất nhiều, khó khắc phục lại

4.1.6 Biện pháp khắc phục

- Trên cơ sở xác định rõ kiến thức xuất phát cần có ở HS, chúng tôi tiếnhành kiểm tra và củng cố các kiến thức đó trước khi học bài mới

- Soạn thảo tiến trình dạy học phù hợp với đối tượng HS

- Tăng cường tính tích cực, tự lực của HS trong học tập thông qua các

Trang 16

hoạt động thảo luận nhóm, trình bày kiến thức trước tập thể.

- Nâng cao kỹ năng thực hành: lắp ráp thí nghiệm, thực hiện TN…

- Rèn luyện năng lực sáng tạo của HS: đề xuất dự đoán, giải pháp

- Tăng cường tính trực quan: thông qua quan sát tranh ảnh, hình vẽ…

- Trong chương “Chất khí”, có nhiều vấn đề có thể tổ chức các hoạt động

học tập (thảo luận và làm TN) theo nhóm tạo ra hứng thú trong học tập ở

HS làm phát huy tính tích cực, tự lực đồng thời phát triển kỹ năng thực

hành và hình thành kiến thức một cách vững chắc

4.2 Thiết kế hoạt động dạy học vận dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn” vào chương

“chất khí”- Vật Lý 10.

4.2.1 Đặc điểm cấu trúc chương “chất khí”- Vật Lý 10

4.2.1.1 Vị trí, tầm quan trọng kiến thức của chương trong chương trình vật lý phổ

thông

- Nghiên cứu các tính chất vật lý của hệ vĩ mô trên cơ sở phân tích những

biến đổi năng lượng có thể có của hệ mà không tính đến các cấu trúc vi

mô của chúng Cụ thể là nghiên cứu các hiện tượng nhiệt, các định luật

thực nghiệm chất khí, thuyết động học phân tử từ đó tạo một bước chuyển

mới trong hoạt động nhận thức của học sinh

- Chương này có thể xem như phần mở đầu của nhiệt học Nội dung đề

cập đến cấu trúc phân tử cũng như cấu trúc nhiệt của chất ở trạng thái khí,

đó là cấu trúc và tính chất tương đối đơn giản so với cấu trúc và tính chất

của chất ở hai trạng thái kia

- Phương pháp nhiệt động lực học cũng sẽ được áp dụng để giải thích các

hiện tượng nhiệt Trên cơ sở của phương pháp thống kê, xuất phát từ cấu

trúc gián đoạn của vật chất, dựa vào thuyết động học phân tử để giải thích

hiện tượng Các hiện tượng đó cũng được giải thích dựa vào các nguyên lý

của nhiệt động lực học Việc áp dụng tổng hợp phương pháp nhiệt động

lực học và phương pháp thống kê có ý nghĩa sâu sắc trong dạy học và

trong cả nghiên cứu khoa học

Trang 17

Định luật Sác - lơ

Định luậtGay Luy-xác

Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt

4.2.1.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Chất khí”

4.2.1.3 Kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt được, và thái độ tình cảm cần

hình thành khi học xong chương “Chất khí”

4.2.1.3.1 Mục tiêu kiến thức

Học sinh phải:

-Hiểu được sơ bộ cấu trúc phân tử của chất khí và của vật chất

-Trình bày được ba định luật Bôi-lơ-ma-ri-ôt, Sác-lơ, Gay Luy-xác vềchất khí và phương trình trạng thái

-Suy ra được phương trình cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép từ phương trìnhtrạng thái và biết vận dụng các phương trình này

-Nêu được khái niệm về khí lí tưởng, về nhiệt độ tuyệt đối

4.2.1.3.2 Mục tiêu kĩ năng

Học sinh phải:

-Vận dụng được các định luật để giải thích được một số hiện tượng

Trang 18

trong thực tế.

-Giải được một số bài tập đơn giản về chất khí

-Vẽ được các đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của các thông số trạng thái :

Áp suất, nhiệt độ, thể tích

4.2.1.3.3 Mục tiêu thái độ

Học sinh phải:

- Có thái độ khách quan khi theo dõi thí nghiệm

- Có niềm tin vào chân lí khoa học, hứng thú trong học tập, phát huyđược tính chủ động, tích cực sáng tạo

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lý

- Rèn luyện kĩ năng trình bày và bảo vệ kết quả trước lớp

4.2.2 Xây dựng các phiếu học tập vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn chương chất khí – Vật Lý 10:

4.2.3 Thiết kế tiến trình dạy học có vận dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Chất khí”

- Ở đây, chúng tôi áp dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong chương chất khíbao gồm: “bài 45: định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt” ; “Bài 46: Định luật Sác-lơ.Nhiệt độ tuyệt đối”; “Bài 47: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.Định luật Gay Luy- Xác”

4.2.3.1 Tiến trình dạy học bài “Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ôt”

Bài 45 ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ÔT

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh phải:

- Nhận biết được “trạng thái” và “phương trình”

- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt

- Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

- Nhận biết và vẽ được dạng đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V)

2 Kỹ năng

Học sinh phải:

Trang 19

- Xử lý được số liệu từ thực nghiệm và vận dụng vào việc xác định mối liên hệgiữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt.

- Vận dụng được định luật để giải thích các hiện tượng thực tế và giải các bài toánliên quan

- Vẽ được đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt trên các hệ trục tọa độ khác nhau

3 Thái độ

Học sinh phải

- Tích cực, chủ động tham gia xây dựng kiến thức

- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào cuộc sống

- Có tinh thần hợp tác, đoàn kết trong nhóm học tập

- Có thái độ khách quan, kiên nhẫn khi theo dõi và tiến hành thí nghiệm

B CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- Giấy A0 vẽ sẵn mô hình khăn phủ bàn Bút lông

- Dụng cụ thí nghiệm như hình 45.1 để dẫn tới định luật Bôi-lơ -Ma-ri-ôt

lanh Yêu cầu HS nén

pittong trong xi lanh đồng

thời bịt đầu bên kia lại và

nêu hiện tượng

- Nhận xét và đặt vấn đề:

Khi ta đẩy pittong xuống,

tức là đã thay đổi thể tích

Khi đó khí trong ống xi lanh

không thoát ra ngoài được,

- Nén pittong trong xi lanhđồng thời bịt đầu bên kia lại,nêu hiện tượng: Khó đẩy, taybịt có cảm giác bị đẩy ra-Lắng nghe và đưa ra dựđoán về mối quan hệ giữa ápsuất và thể tích

Bài 45 ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ÔT

Trang 20

nó sẽ bị nén lại, tức là áp

suất đã thay đổi nên mới gây

ra hiện tượng trên Vậy liệu

có quan hệ gì giữa áp suất

của khí với thể tích của nó

khi nhiệt độ của khí không

Hoạt động 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa áp suất và thể tích của lượng khí

xác định khi nhiệt độ không thay đổi (25 phút)

-GV đưa ra câu hỏi thảo

luận:Hãy thiết kế phương

án thí nghiệm kiểm tra

mối liên hệ giữa p và V

của khối lượng khí xác

và đo áp suất tương ứng

Có thể dùng một xi lanh,trên đó đã có các vạchchia độ, đầu của xi lanh

P(cm)

Khi nhiệt độ khối khí không đổithì ta có:

3 3 2 2 1

1V p V p V

2 Định luật Bôi-lơ – Ma -ri-ốt

Ở nhiệt độ không đổi, tích của ápsuất p và thể tích V của mộtlượng khí xác định là một hằng

số

pV = hằng số

Trang 21

áp suất ban đầu của khí

- Giới thiệu tiến trình thí

nghiệm và tiến hành thí

nghiệm, hướng dẫn học

sinh quan sát thí nghiệm,

sau đó lấy số liệu p, V và

tính giá trị pV, rút ra mối

liên hệ p, V và rút ra định

luật Bôi-lơ

- Sau khi các nhóm hoàn

thành xong nhiệm vụ, yêu

cầu các nhóm lên bảng

trình bày kết quả

nối với áp kế để đo ápsuất Ấn pit-tông để thayđổi thể tích khí, đọc giá trị

áp suất có thể xác địnhđược mối quan hệ giữathể tích và áo suất

-Các cá nhân thảo luận vàthống nhất ý kiến

Đại diện nhóm lên trìnhbày kết quả của nhóm

-Lắng nghe, quan sát

-Xác định thể tích ban đầu

và áp suất ban đầu

- quan sát, hoàn thànhphiếu học tập

- Cử đại diện lên bảngtrình bày kết quả

- Phát biểu định luật lơ-Ma-ri-ôt

Ngày đăng: 05/07/2016, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w