Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG KỸ THUẬT “KHĂN PHỦ BÀN” TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 (Trang 32 - 43)

BÀI 47: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG

2. Định luật Gay Luy-Xác

4.3. Thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm theo các giáo án đã soạn nhằm đánh giá hiệu quả của tiến trình daỵ học có áp dụng kĩ thuật khăn phủ bàn thông qua các câu hỏi:

- Giáo án đã soạn có phù hợp với thực tế giảng dạy hay chưa? (đảm bảo về mặt thời gian, khả năng của chương).

- Ứng dụng kĩ thuật khăn phủ bàn có làm cho HS hoạt động tích cực, chủ động và hứng thú hơn hay không?

4.1.3.2. Các bước tiến hành - Chọn lớp thực nghiệm - Chia lớp thành 4 nhóm

- Phổ biến kĩ thuật khăn phủ bàn cho lớp - Giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Hướng dẫn, theo dõi hoạt động làm việc theo nhóm của học sinh - Hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả

- Nhận xét kết quả của các nhóm

- Cùng học sinh chọn ra phương án thí nghiệm khả thi - Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ba tiết tiết tại:

+ Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm do Lý Thị Phương thực hiện.

+ Trường THPT Chu Văn An do Trần Ngọc Hiếu thực hiện.

4.1.3.3. Kết quả

- Phân tích diễn biến và đánh giá định tính

+ Phân tích diễn biến TNSP tiết 1 tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

GV đặt vấn đề vào bài, sau đó phổ biến nhiệm vụ và hướng dẫn hs hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn. Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động độc lập. Đa số học sinh đều nhận thức được vấn đề.

Hình ảnh minh họa:

- Sau khi nắm rõ nhiệm vụ, HS chia nhóm và sôi nổi tranh luận để tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Đa số các em nghiêm túc và tích cực tham gia hoạt động nhóm. Trong quá trình HS thảo luận, giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm.

Hình ảnh minh họa:

- Mỗi HS ghi ý kiến riêng vào phần giấy của mình trên giấy A0, trên cơ sở các ý

kiến cá nhân đó, cả nhóm thảo luận thống nhất ý kiến cho ra sản phẩm chung và ghi vào phần chính giữa của khăn phủ bàn.

Hình ảnh minh họa:

- Hết thời gian thảo luận nhóm, GV hướng dẫn các nhóm đem sản phẩm của mình treo lên bảng và cử đại diện trình bày kết quả. Dựa trên sản phẩm của các nhóm, đã cho thấy các em làm việc với một tinh thần sáng tạo cao, ngoài 2 nhóm cho ra kết quả như dự kiến. Hai nhóm còn lại đưa ra kết quả ngoài dự kiến, khác sách giáo khoa, các em đưa ra dự đoán các dụng cụ để thực hiện thí nghiệm nghiên cứu mối quan hệ giữa P và V khi nhiệt độ không đổi gồm ruột xe đạp và ống bơm, nhóm còn lại thì sử dụng dụng cụ thí nghiệm là quả bóng bay.

Hình ảnh minh họa:

- Tiếp theo đó là hoạt động tranh luận, chất vấn phương án mà các nhóm đã đề xuất.

Có một số câu hỏi mà các em đặt ra cho các nhóm rất hay là: Đối với nhóm 3, dùng ruột xe để chứa khí và dùng ống bơm để thay đổi áp suất của khí trong ruột xe, vậy làm thế nào để đo được sự thay đổi thể tích và áp suất tương ứng để tìm ra mối quan hệ của chúng?

Câu hỏi dành cho nhóm 2: Dùng xi lanh không có gắn thước đo như hình vẽ đã trình bày thì làm sao đo được thể tích? Làm sao biết được sự thay đổi thể tích như thế nào?

Hoạt động tranh luận tìm ra phương án khả thi nhất diễn ra rất sôi nổi, mỗi nhóm đều cố gắng bảo vệ kết quả của mình nhưng cuối cùng các em đã tìm ra kết quả tốt

nhất là sản phẩm của nhóm 1 và nhóm 2, nhóm 1 dùng dụng cụ là dùng một xi lanh, trên đó đã có các vạch chia độ, đầu của xi lanh nối với áp kế để đo áp suất. Ấn pit- tông để thay đổi thể tích khí, đọc giá trị áp suất có thể xác định được mối quan hệ giữa thể tích và áo suất. Còn nhóm 2 thì không trình bày dưới dạng chữ như nhóm 1 mà biểu diễn bằng hình vẽ, tuy nhiên các em diễn giải khá rõ ràng và đầy đủ.

- Khả năng trình bày và bảo vệ kết quả của HS khá tốt, các em trình bày khoa học, ngắn gọn và xúc tích. Giữ vững lập trường, thể hiện tính quyết đoán khi các em bảo vệ sản phẩm của nhóm mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số cá nhân trong lớp còn hơi rụt rè, khi GV gọi bất kì HS nhận xét ngoài các em có tinh thần xung phong thì các em còn lúng túng, chưa nêu được quan điểm của mình.

Hình ảnh minh họa:

- Hoạt động giảng dạy diễn ra theo đúng thời gian dự kiến.

- Đa số HS hiểu bài và có hứng thú với bài học. Các em đã thể hiện được tinh thần làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm.

+ Phân tích diễn biến TNSP tại trường THPT Chu Văn An trong 2 tiết dạy bài

“Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ôt” và bài “Quá trình đẳng tích. Định luật sác-lơ”

Ở các tiết, sau khi giáo viên kiễm tra bài cũ, GV đặt vấn đề vào bài để làm xuất hiện vấn đề của bài ở hoạt động này chúng tôi tiến hành trong thời gian 5 phút, sau đó GV cho học sinh vào bài học, trong phần xây dựng kiến thức GV phổ biến nhiệm vụ cho học sinh và hướng dẫn hs hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn. Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động độc lập. Đa số học sinh đều nhận thức được vấn đề.

Ở tiết đầu giáo viên giao nhiệm vụ và cho học sinh thảo luận nhóm để đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa áp suất và thể tích của khí khi nhiệt độ của nó không đổi

Ở tiết thứ thứ hai giáo viên giao nhiệm vụ và cho học sinh thảo luận nhóm để nghiên cứu mối quan hệ giữa áp suất, nhiệt độ của lượng khí khi thể tích không đổi - Sau khi nắm rõ nhiệm vụ, HS chia nhóm ban đầu từng cá nhân viết ý kiến thì ở hoạt động này các em làm khá nghiêm túc sau đó là phần thảo luận trao đổi ý kiến với nhau để tìm ra kết quả thì các em rất sôi nổi thảo luận để tìm giải pháp chung nhất. Đa số các em nghiêm túc và tích cực tham gia hoạt động nhóm, các em cũng có tinh thần độc lập cao trong quá trình hoạt động nhóm để đưa ra ý kiến cá nhân trong phần hoạt động cá nhân của kỹ thuật khăn phủ bàn. Trong quá trình HS thảo luận, giáo viên cũng quan sát và hướng dẫn uốn nắn các em trong quá trình hoạt động để kỹ thuật được tiến hành theo đúng như tiến trình của bài.

- Mỗi HS ghi ý kiến riêng vào phần giấy của mình trên giấy A0, trên cơ sở các ý kiến cá nhân đó, cả nhóm thảo luận thống nhất ý kiến cho ra sản phẩm chung và ghi vào phần chính giữa của khăn phủ bàn.

Hình ảnh minh họa:

- Hết thời gian thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày kết quả. Dựa trên kết quả của các nhóm đã trình bày, đã cho thấy các em làm việc với một tinh thần tích cực, nghiêm túc, hăng say, và ở kết quả của mỗi nhóm có sự sáng tạo riêng

- Tiếp theo đó là hoạt động nhận xét về phương án giữa các nhóm đã trình bày.

Hoạt động nhận xét tranh luận để tìm ra phương án khả thi nhất diễn ra rất sôi nổi

và nhận được sự hứng thú khi các em được bày tỏ thái về các em nhận được giữa các nhóm, mỗi nhóm đều cố gắng bảo vệ kết quả của mình nhưng cuối cùng các em đã tìm ra kết quả tốt nhất cho bài học

- Khả năng trình bày và bảo vệ kết quả của HS khá tốt, các em trình bày khoa học, ngắn gọn và xúc tích. Giữ vững lập trường, thể hiện tính quyết đoán khi các em bảo vệ sản phẩm của nhóm mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số cá nhân trong lớp còn hơi rụt rè, khi GV gọi bất kì HS nhận xét ngoài các em có tinh thần xung phong thì các em còn lúng túng, chưa nêu được quan điểm của mình.

- Hoạt động giảng dạy diễn ra theo đúng thời gian dự kiến.

- Đa số HS hiểu bài và có hứng thú với bài học. Các em đã thể hiện được tinh thần làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm.

Nhận xét: Qua thực nghiệm sư phạm đã trả trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra, đó là:

- Giáo án đã soạn phù hợp với thực tế giảng dạy

- Ứng dụng kĩ thuật khăn phủ bàn có làm cho HS hoạt động tích cực, chủ động và hứng thú hơn trong giờ học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện chuyên đề nghiên cứu, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết của chuyên đề, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:

- Làm rõ cơ sở lí luận về kĩ thuật “Khăn phủ bàn” đặc biệt là khái niệm và quy trình thực hiện

- Thiết kế tiến trình dạy học ba tiết cụ thể của chương trình lớp 10 (thuộc chương

“Chất khí”) áp dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn”

-Quá trình TNSP chứng tỏ tính khả thi của các tiến trình xây dựng kiến thức đã thiết kế. Cụ thể là giáo án đã soạn phù hợp với thực tế giảng dạy và việc ứng dụng kĩ thuật khăn phủ bàn đã làm cho HS hoạt động tích cực, chủ động và hứng thú hơn trong giờ học

-Trong giới hạn đề tài và do điều kiện về mặt thời gian chúng tôi chỉ thực nghiệm giảng dạy 3 tiết học thuộc chương “chất khí” tại trường THPT Chu Văn An và trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của thực nghiệm chưa mang đầy đủ tính khách quan và tổng quát. Tuy nhiên từ kết quả thực nghiệm và các kết luận rút ra từ chuyên đề vẫn được đóng góp phần nào trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí ở trường THPT.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG KỸ THUẬT “KHĂN PHỦ BÀN” TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w