Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
1,82 MB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG KĨ THUẬT “ KHĂN PHỦ BÀN” TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, TƯ DUY ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Người thực hiện: Lê Khắc Khuyến Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc môn: Toán 1 THANH HÓA NĂM 2014 A. ĐẶT VẤN ĐỀ - Dạy học là một nghệ thuật, “ Nghề cao quý trong những nghề cao quý” như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói. Do vậy việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là trách nhiệm và lương tâm của nhà giáo. - Trong những năm gần đây, việc áp dụng các PPDH tích cực, thực hiện các dự án liên kết với các nước trong khu vực và thế giới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của Việt nam - Trong dạy học nói chung và môn Toán nói riêng, việc phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh là yêu cầu bắt buộc của các thầy cô giáo nhằm thay đổi nhận thức của người học từ tiếp thu thụ động sang chủ động lĩnh hội tri thức và phát huy sáng tạo các kiến thức đó - Kỹ thuật “ Khăn phủ bàn” trong “ Dạy học tích cực” là một trong những áp dụng tốt trong dạy học môn Toán của chương trình hợp tác Việt - Bỉ đang được triển khai rộng rãi trong trường phổ thông. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC 1.1. Vì sao cần đổi mới PPDH theo hướng tích cực? 1.1.1. Thực trạng dạy học: - Ngày nay KHKT phát triển nhanh như vũ bão, đặc biệt là lĩnh vực CNTT. Theo đó hệ thống giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng phải đặt ra những yêu cầu phải đổi mới. Từ việc thi theo kiểu thuộc lòng kiến thức, thuộc nhiều sách ,…được thay thế bằng năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. - Trước đòi hỏi của thực tiễn, dưới ánh sáng NQ đại hội lần thứ 11 của Đảng nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luật giáo dục cũng ghi rõ: “ PPDH phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị những kiến thức sẵn có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành, áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành đọng thực tiễn, kĩ năng thực hành. Để thực hiện các yêu cầu cấp thiết của đất nước và hội nhập quốc tế, chúng ta đã trải qua nhiều cuộc cải cách, đổi mới với nhiều thành tựu nhưng cũng còn không ít hạn chế, tồn tại bộc lộ cần phải từng bước khắc phục. - NQ 08 khóa 11 của BCH trung ương Đảng năm 2013 về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo” là sự quan tâm, sâu sát của Đảng với sự nghiệp GD&ĐT của nước nhà 3 - Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đề ra từ lâu, chúng ta cũng đã đổi mới chương trình và sách giáo khoa( SGK) cho hệ phổ thông 12 năm nhưng ở nhiều trường phổ thông, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo việc học vẫn là truyền thụ “ một chiều”, “ PP đọc chép”, “ Học để thi”, “ Dạy để thi”, áp lực nặng nề của “Bệnh thành tích” trong giáo dục chưa thuyên giảm. Việc dạy học vẫn nặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành, thiếu tính thực tiễn, chưa quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 1.1.2. Sự cần thiết đổi mới: - Việc đổi mới PPDH xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội - CNTT phát triển như vũ bão ngoài chức năng cung cấp thông tin còn là công cụ hỗ trợ tích cực cho dạy và học, là cộng cụ dạy học hiện đại, hiệu quả cao, giúp học sinh tiếp cận tri thức trong nước, toàn cầu qua mạng Intenet - Nền kinh tế đất nước ta đòi hỏi phải nhanh chóng đưa nước ta trỏ thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.Muốn vậy phải có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, thực hiện được nhiều nhiệm vụ, chuyên môn hóa cao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả xứng tầm khu vực và thế giới. - Đặc điểm, tâm sinh lý của học sinh: Ngày nay học sinh thu lượm thông tin rất nhanh và chia sẻ thông tin qua mạng với tốc độ chóng mặt, mỗi trẻ em tìm kiếm thông tin theo nhiều cách khác nhau. Việc sử dụng CNTT giúp các em xử lí nhiều tình huống khác nhau cùng một lúc. Rõ ràng trẻ em Việt Nam ngày nay khác biệt rất xa trẻ em cách đây vài thập kỷ. Các nghiên cứu trong khu vực và thế giới gần đây cho thấy mỗi học sinh có cách học riêng theo sở thích hay phong cách học riêng. Việc này đòi hỏi dạy học ngày nay phải quan tâm đến phong cách học của học sinh. Như vậy nếu học theo kiểu thông báo hàng loạt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của học sinh, các em lĩnh hội kiến thức thụ động cũng sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề gặp trong cuộc sống thực 4 tế. Việc quan tâm đến phong cách học của học sinh là yếu tố thúc đẩy sự phát triển tối đa năng lực học tập của các em. - Bảng đánh giá: Chúng ta nhớ được chừng nào? Nội dung Tỷ lệ % Những điều ta nghe 5% Những gì ta đọc 10% Những gì ta áp dụng 20% Từ các buổi trình bày, trình diễn 30% Từ các hoạt động thảo luận 50% Từ hành động và giải thích cho người khác 85% - Tại sao phải áp dụng dạy và học tích cực Giải thích Giải thích và minh họa Giải thích, minh họa và trải nghiệm Những gì nhớ được sau 3 tuần 70% 72% 85% Những gì nhớ sau 3 tháng 10% 32% 65% 1.1.3. Định hướng đổi mới PP dạy và học theo hướng tích cực: - Trong đổi mới dạy và học theo hướng tích cực thì PP học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu. Để thiết kế và tổ chức dạy học có hiệu quả thì mỗi thầy cô giáo cần phải suy nghĩ và giải quyết các vấn đề sau trong từng tiết học và trong cả quá trình: - Đâu là mối quan tâm hàng đầu của học sinh trong tiết học, vấn đề, nội dung bài học? - Học sinh nên học như thế nào thì hiệu quả? - Điều gì tạo nên động cơ thúc đẩy học sinh học tích cực? Như vậy vấn đề quan trọng không chỉ là “ Học sinh biết gì?” mà còn phải thêm trong mỗi tiết học thầy cô giáo phải dự kiến được: “ Điều gì xảy ra với học sinh?” khi các em tham gia vào quá trình học tập. Khi lấy học sinh làm trung 5 tâm thầy cô giáo cần xác định thế nào là quá trình học tập hiệu quả nhất.Trên cơ sở đó thầy cô giáo điều chỉnh các hoạt động dạy học phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu của học sinh. Điều này đảm bảo không có học sinh “ Bị bỏ rơi” trong tiết học, bài dạy. Nó đòi hỏi thầy cô giáo phải có cách nhìn nhận mới, suy nghĩ mới về quan hệ với học sinh và những vấn đề liên quan. Hai yếu tố cốt lõi của dạy và học tích cực là: Cảm giác thoải mái và sự tham gia. “ Sự tham gia” là cường độ của hoạt động, sự tập trung, sự say mê để học sinh trở nên hăng hái, yêu thích môn học, khám phá và vượt qua giới hạn khả năng của mỗi người. Nó là biểu hiện xuất sắc cho sự hoàn thiện quá trình học tập nói riêng và quá trình phát triển nói chung của học sinh. Quá trình dạy và học tích cực thực sự hiệu quả khi thầy cô giáo thực hiện tốt 5 yếu tố sau đây: a) Không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm, lớp: - Nội dung, nhiệm vụ, các hoạt động lĩnh hội kiến thức phù hợp với mức độ phát triển của học sinh, gần gũi với thực tế, đa dạng về hình thức, tạo điều kiện cho học sinh được tự do sáng tạo. Môi trường học tập thân thiện mang tính kích thích học sinh được thể hiện đa dạng, phong phú: bàn ghế, không gian lớp học, sự thoải mái về tinh thần, không căng thẳng, không nặng nề, không gây phiền nhiễu, có các hoạt động phụ trợ, giải trí nhẹ nhàng.Ví dụ: Khi dạy về “ Hai quy tắc đếm” ( Đại số và Giải tích lớp 11) để tránh khô cứng thầy cô giáo có thể cho các em sắp xếp số điện thoại có thể có của một hãng nào đó đang lưu hành hiện tại: Vietel, Vinaphone,… Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực, tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ kinh nghiệm, … và hợp tác trong các hoạt động học tập b) Phù hợp với mức độ phát triển của học sinh: Việc giao các nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động học tập cần có sự phân hóa, quan tâm đến sự khác nhau về nhịp độ học tập, khả năng tư duy, phát triển của các đối tượng học sinh. Có sự thỏa thuận, cam kết rõ ràng về mong đợi, yêu cầu của 6 thầy cô với học sinh và ngược lại. Các yêu cầu đối với học sinh cần rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa. Tức là việc đặt vấn đề, câu hỏi phải đảm bảo các yếu tố kĩ thuật đem lại lợi ích cao nhất. Phần này tác giả đã viết rõ trong đề tài “ Kỹ thuật đặt câu hỏi…” năm 2013. Thầy cô nên khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau, Quan sát học sinh học tập để tìm ra phong cách và sở thích của từng học sinh, có sự hỗ trợ kịp thời, yêu cầu học sinh động não, tạo điều kiện để các em trao đổi về nhiệm vụ học tập. c) Gần gũi với thực tế: Các nội dung và nhiệm vụ học tập nên gắn với các mối quan tâm của học sinh với thế giới bên ngoài. Thầy cô cần tận dụng mọi cơ hội để học sinh giao tiếp với các tình huống thực tế, góp phần áp dụng kĩ năng, kiến thức và các tình huống trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: Thu thập số liệu năng suất lúa của địa phương trường đóng, của huyện, tỉnh khi học thống kê( Đại số lớp 10), trong một số năm: 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm gần đây giúp so sánh, đối chiếu và đưa ra kết luận. d) Mức độ và sự đa dạng của hoạt động: Trong việc tổ chức các hoạt động thầy cô giáo cần hạn chế tối đa thời gian chết và chờ đợi; cần tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm học tập tích cực. Nên tích hợp các hoạt động, tổ chức trò chơi giáo dục, đố vui toán học. Tăng cường các trải nghiệm thành công. Tăng cường sự tham gia tích cực, đảm bảo hỗ trợ đúng mức( học sinh hỗ trợ lẫn nhau và từ phía thầy cô), đảm bảo đủ thời gian thực hành. Cụ thể trong một tiết Toán thầy cô phải phân phối thời lượng cho từng hoạt động và hoạt động thành phần sao cho học sinh có thể có thời gian thực hành tối đa. Phần này tác giả đã trình bày trong đề tài: “ Thiết kế bài dạy và tổ chức các hoạt động trên lớp…” năm 2012. e) Phạm vi tự do sáng tạo: Học sinh được tạo điều kiện lựa chọn hoạt động theo sở thích; Học sinh được tham gia xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học. Học sinh được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động học tập. 7 Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi học sinh có được cảm giác thoải mái: được quan tâm, cảm thấy an toàn, không bị áp lực tâm lý, được thể hiện bản thân. Đó là dấu hiệu của phát triển tâm lý tốt; Nó chỉ tồn tại khi học sinh tự tin vào bản thân, có lòng tự tôn cao. Biết rõ mình có thể mắc lỗi là yếu tố quan trọng có thể mang lại sự tiến bộ và phát triển, giúp các em có thể đương đầu với khó khăn tốt hơn. Sự hỗ trợ phản hồi tích cực và mong đợi thực tế cần trở thành một phần của cuộc sống trong nhà trường. Để tạo không khí thoải mái trong tiết dạy một trong những yếu tố là tính hài hước, sự vui vẻ, tiếng cười đúng lúc, đúng chỗ. Học sinh học tập hiệu quả nhất khi có cộng đồng học tập gắn kết và có sự quan tâm lẫn nhau. Đó là nền tảng tạo nên sự thoải mái cho học sinh. Các thầy cô dạy có hiệu quả sẽ quan tâm đến từng học sinh; biết được sở thích, điều kiện học tập, hoàn cảnh gia đình của các em, nắm bắt được những khó khăn trong học tập của học sinh. Để tạo ra môi trường học tập gắn bó, các hoạt động học tập cần liên hệ với những kiến thức đã biết của học sinh. Văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng học tập. Trên quan điểm đó, ta xem xét nhà trường như là phần mở rộng của gia đình, do vậy cần rút ngắn khoảng cách giữa ở nhà và ở trường. Do vậy chúng ta phải tìm hiểu sự khác nhau của về điều kiện của mỗi gia đình học sinh. Vì không phải mọi học sinh có hoàn cảnh gia đình ổn định và có cơ hội học tập, điều kiện sống giống nhau. Nhà trường cần nỗ lực tạo ra bầu không khí hỗ trợ, gắn bó giữa nhà trường và gia đình, điều đó khuyến khích sự tham gia của phụ huynh trong quá trình học tập của học sinh. Các thầy cô dạy giỏi coi lỗi của học sinh thường mắc phải là một phần tự nhiên trong quá trình dạy học, khi được hỗ trợ và quan tâm, học sinh có thể thoải mái thể hiện nhận thức của mình mà không sợ bị chế nhạo hay coi thường.Điều này thể hiện rõ ở một số học sinh học ban cơ bản trong trường THPT. Môi trường học tập và cách thức tổ chức học tập phải phù hợp với nhu cầu của học sinh.Cảm giác thoải mái của học sinh thông qua sự cởi mở tiếp thu kiến thức 8 tốt, dễ dàng thích nghi, hòa nhập môi trường, không bị băn khoăn hay chán nản. Các em bộc lộ sự nhận thức về bản thân: sự tự tin, khả năng bênh vực cái đúng, bảo vệ lẽ phải, coi trọng bản thân và những người xung quanh. Ở mức đọ cao thể hiện sự liên hệ bên trong( ý chí, tình cảm). Các em tự biết cái gì cần cho bản thân, cái gì cần làm, mong ước, suy nghĩ và cảm nhận. Các em cần phải cảm thấy an toàn, được tôn trọng trong môi trường học tập thân thiện. Bằng cách này là điều kiện học sinh đạt được mức độ cao và tham gia tích cực vào quá trình học tập.Cảm giac thoải mái và sự tham gia tích cực có thể trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục. Điều đó có nghĩa là các thầy cô giáo cần phải thiết kế những hoạt động học tập nhằm đảm bảo mức độ tham gia cao của học sinh, đem đến cho các em niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Những định hướng này sẽ làm thay đổi vai trò của thầy cô giáo và học sinh. Trong đó thầy cô giáo chủ yếu giữ vai trò là người tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, đa dạng, là người tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tin phản hồi cần thiết, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức và cuối cùng là người thể chế hóa kiến thức. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là gì? 1.2.1. Tính tích cực: Đây là phẩm chất của con người trong đời sống xã hội. Hình thành và phát triển tích tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Tính tích cực là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. 1.2.2. Tính tích cực học tập: 9 Đó là những gì diễn ra bên trong người học: Nói đến những hoạt động của chủ thể. Về thực chất là tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhằm chuyển biến vị trí của học sinh từ đối tượng tiếp nhận tri thức thụ động sang tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Nó liên qua đến động cơ học tập.Động cơ đúng tạo nên hứng thú học tập là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực quan hệ chặt chẽ với tư duy độc lập. Suy nghĩ, tư duy độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, học tập độc lập, tích cực, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú và nuôi dưỡng động cơ học tập. Một số đặc điểm cơ bản thể hiện tính tích cực học tập của học sinh: - Có hứng thú học tập - Tập trung chú ý tới bài học, nhiệm vụ học tập. - Mức độ tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận, ghi chép. - Có sáng tạo trong quá trình học tập. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao. - Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình. - Biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Bảng nguyên nhân những khác biệt trong hiệu quả học tập: Hành vi Chăm chỉ Năng lực Có năng lực Niềm tin Có động cơ Bản thể Có cảm giác kết nối( được hợp tác).Tác động tới tâm can, bản thể Các biểu hiện của học tích cực: - Tìm tòi, khám phá, tiến hành thí nghiệm, - So sánh, phân tích, kiểm tra. - Thực hành, xây dựng,… 10 [...]... chuyên môn vững vàng 18 - Có thái độ coi trọng sự khac biệt của học sinh và có khả năng tổ chức các hoạt động dạy học áp ứng khả năng, năng lực của học sinh II KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN 2.1 Thế nào là kĩ thuật khăn phủ bàn: 19 2.2 Mục tiêu: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh - Phát triển mô hình có sự tư ng tác giữa học sinh. .. được nâng lên Dạy và học tích cực tập trung vào hoạt động học, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động, phát huy khả năng tự học ngay từ nhỏ của học sinh, không chỉ trong giờ học trên lớp mà ở cả hoạt động ngoài giờ lên lớp, ở nhà,… Trong dạy học truyền thống, thường chỉ đơn thuần khuyến khích học sinh ghi nhớ kiến thức trong dạy học tích cực cần khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức... giáo trong dạy và học tích cực: Trách nhiệm- lương tâm của người thầy - Có thái độ tích cực, thân thiện đối với học sinh - có nhạy cảm sư phạm - Linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng các PPDH, tổ chức các hoạt động dạy học đảm bảo sự tư ng tác giữa thầy cô giáo và học sinh, giữa học sinh và học sinh áp ứng sự đa dạng của dạy và học tích cực: - Hiểu rõ bản chất của dạy và học tích cực - Có năng lực chuyên... hợp với đặc tính ưa hoạt động của lứa tuổi, khi đã là niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình, nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo Dạy và học tích cực nhấn mạnh đến tính tích cực của hoạt động của học sinh và tính nhân văn của giáo dục Bản chất của dạy và học tích cực: - Khai thác động lực học tập của học sinh để phát triển chính các em - Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân học sinh để chuẩn... lại,… - Tính toán, … 1.2.3 Phương pháp dạy và học tích cực: Đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của học sinh Trong đó các hoạt động học tập được định hướng bởi thầy cô giáo, học sinh không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện tri thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong. .. huy cao độ tính tích cực, tự lực, rèn luyện cho học 14 sinh cách làm việc độc lập, phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả Phải đảm bảo nguyên tắc phân hóa trong dạy học, quan tâm đến mọi đối tư ng, không có học sinh bị “ Bỏ rơi” * Dạy và học coi trọng hướng dẫn, tìm tòi: Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và nhấn mạnh rằng học sinh có thể học thông qua... năng đã học Hướng dẫn học sinh tự học, thầy cô giáo cần quan tâm đến những vấn đề sau: - Học sinh có được tạo điều kiện để sáng tạo không? - Học sinh có thể hoạt động độc lập không? - Học sinh có được khuyến khích đưa ra các giải pháp của mình không? - Học sinh có thể xây dựng con đường học tập cho riêng mình không? - Học sinh có thể tự mình lựa chọn chủ đề, bài tập khác nhau không? - Học sinh có thể... ra trường thích ứng với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội Sơ đồ thể hiện quan hệ của thầy cô giáo và học sinh: 11 - Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là cách học - Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của học sinh - Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện 1.2.4 Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực: * Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học. .. đích của dạy và học tích cực so với dạy học thụ động: - Học có hiệu quả hơn, bài học sinh động hơn - Quan hệ thầy – trò, trò – trò tốt hơn - Hoạt động học tập phong phú hơn; học sinh hoạt động nhiều hơn - Thầy cô giáo có nhiều cơ hội giúp học sinh hơn - Quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển cá nhân của học sinh Trong dạy học không có phương pháp nào hoàn toàn thụ động và phương pháp hoàn toàn tích cực.Vấn... vận dụng các PPDH thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh 17 1.4 Điều kiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực: Đòi hỏi thầy cô giáo phải biết kế thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các PPDH truyền thống và cập nhật các PPDH hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học của nhà trường, địa phương Các điều kiện để thực hiện dạy học tích . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG KĨ THUẬT “ KHĂN PHỦ BÀN” TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG,. động lĩnh hội tri thức và phát huy sáng tạo các kiến thức đó - Kỹ thuật “ Khăn phủ bàn trong “ Dạy học tích cực” là một trong những áp dụng tốt trong dạy học môn Toán của chương trình hợp tác. động dạy học áp ứng khả năng, năng lực của học sinh. II. KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN. 2.1. Thế nào là kĩ thuật khăn phủ bàn: 19 2.2. Mục tiêu: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh -