1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN: Một số biện pháp để học sinh lớp 6 học tốt môn Âm nhạc ở trường THCS Nga Vịnh, huyện Nga Sơn.

19 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 661 KB

Nội dung

Thông qua việc học âm nhạc ở trường THCS nói chung và khối lớp 6 nói riêng, môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS chỉ là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường THCS là giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức đơn giản về các kĩ năng nhằm tạo điều kiện cho các em có khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc đồng thời củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin, sự đam mê lòng yêu thích âm nhạc hơn nữa.

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC

Ở TRƯỜNG THCS NGA VỊNH, HUYỆN NGA SƠN

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta nói chung và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THCS, âm nhạc là một môn học nghệ thuật, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người Âm nhạc ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với lĩnh vực âm nhạc nói chung và việc học môn âm nhạc ở trường THCS nói riêng

Với xã hội phát triển ngày nay, dường như chúng ta khó chấp nhận rằng Việc một học sinh, sẽ không thể đọc được những nốt nhạc cơ bản, hay phân biệt được rằng, đâu là nốt trắng và đâu là nốt đen Nhưng thực tế lại chỉ cho chúng ta một điều rằng Với cách xã hội phát triển như ngày nay, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, các em đã được tiếp xúc với âm nhạc một cách sớm nhất Chính vì thế, khả năng tiếp thu âm nhạc của học sinh ngày nay có sự tiến bộ gấp nhiều lần so với các thế hệ trước đây, một sự thật hiển nhiên đã được chứng minh qua nhiều công trình của các nhà khoa học trên thế giới về khả năng tác động của âm nhạc đối với con người Chính vì thế, đối với các em học sinh lớp 6 hiện nay, việc các

em có thể đọc được những nốt nhạc cơ bản, những bài xướng âm, hay những bài Tập Đọc Nhạc nằm trong hệ thống sách giáo khoa lớp 6 một cách khá dễ dàng

và chắc chắn, là một điều không còn khó khăn đối với các em nữa

Để học sinh THCS có những tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy

Là giáo viên giảng dạy môn âm nhạc lớp 6 đã nhiều năm liền và khi dạy các nội dung như tập đọc nhạc, nhạc lí, âm nhạc thường thức thì vẫn còn nhiều

Trang 2

học sinh còn thấy mới mẻ và tiếp thu chưa nhạy bén Vì vậy tôi muốn đưa ra một số phương pháp cũng như một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân để học sinh có thể học tốt và thích học môn âm nhạc hơn, với các nội dung chương trình theo các phân môn, đối với các em lớp 6 ở đầu cấp học THCS

Thông qua việc học âm nhạc ở trường THCS nói chung và khối lớp 6 nói riêng, môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS chỉ là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường THCS là giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức đơn giản về các kĩ năng nhằm tạo điều kiện cho các em có khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc đồng thời củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin, sự đam mê lòng yêu thích âm nhạc hơn nữa

Học sinh khối lớp 6 ở trường THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, biểu hiện của học tập tích cực của học sinh

là bắt chước- tìm tòi- sáng tạo

Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó bản thân tôi đã đi vào nghiên cứu một đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bày những kinh nghiệm nhỏ của mình trong những năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộ môn âm nhạc, việc đi vào tìm hiểu, đánh giá, việc dạy và học môn âm nhạc là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học về

Một số biện pháp để học sinh lớp 6 học tốt môn Âm nhạc ở trường THCS

Nga Vịnh, huyện Nga Sơn

Trang 3

B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của bộ môn

- Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa

- Căn cứ vào chương trinh giảm tải của Bộ giáo dục

- Căn cứ vào nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng

- Căn cứ vào phân phối chương trình môn âm nhạc

Xuất phát từ mục tiêu yêu cầu của bộ môn âm nhạc ở trường THCS là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải xác định tốt những mục tiêu sau đây:

Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc học

hát, nhạc lí- Tập đọc nhạc Âm nhạc thường thức được thể hiện trong sách giáo

khoa Nội dung về chuẩn kiến thức kĩ năng

Thông qua việc hướng dẫn học hát, tập đọc nhạc giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống

Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện cân bằng và hài hòa

Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình

Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một

số kiến thức mang tính văn hoá âm nhạc Hiểu biết sơ lược về những kiến thức nhạc lí sơ đẳng để áp dụng vào việc học hát và TĐN Biết được một số danh nhân âm nhạc nổi tiếng trong nước và trên thế giới Hiểu biết về những làn điệu dân ca Việt Nam

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1 Về phía nhà trường.

Thuận lợi:

Trang 4

Môn học âm nhạc được coi là một môn học độc lập trong chương trình THCS Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá xếp loại theo định kỳ, thường xuyên và đánh giá xếp loại cuối năm Kết quả của môn học còn là một trong những điều kiện tiêu chuẩn để xét lên lớp xét tốt nghiệp của cấp học Nhà trường và ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện để giáo viên dạy môn âm nhạc cũng như mọi giáo viên khác trong trường

Giáo viên tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy

Về chuyên môn ngoài việc sinh hoạt chuyên môn ở trường giáo viên còn được sinh hoạt chuyên môn cụm nhằm học hỏi thêm đồng nghiệp nhằm nâng cao về chuyên môn

Trang thiết bị phục vụ cho môn học chủ yếu là đàn, máy nghe, đĩa

Khó khăn:

Nga Vịnh là xã đồng chiêm trũng ở phía Tây Bắc của huyện Nga Sơn, kinh

tế chủ yếu dự vào trồng lúa và chăn nuôi gia cầm Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, sự quan tâm đầu tư cho giáo dục của địa phương còn nhiều hạn chế

Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác đổi mới PPDH còn thiếu thốn Cơ sở vật chất cho việc dạy và học Âm nhạc của nhà trường chưa đầy đủ, chỉ có một vài bộ tranh cho các bài hát và tập đọc nhạc (TĐN), các thiết bị khác thiếu nhiều như tranh ảnh, các nhạc cụ khác để phục vụ cho việc dạy học

Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác ít

2 Về phía giáo viên

Việc quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu còn có phần hạn chế

Việc đổi mới phương pháp dạy học kết hợp dạy học liên môn chưa được nhiều Việc tìm tòi tài liệu, sáng tạo thêm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn hạn chế

3 Về phía học sinh.

a Thuận lợi: Phần đông học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn

Âm nhạc Đặc biệt là phân môn hát Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt Thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt

b Khó khăn:

Đối với học sinh trường THCS Nga Vịnh đa phần các em là con em nông thôn, điều kiện chưa được đầy đủ Vì thế hiểu biết về Âm nhạc đang còn hạn chế,

Trang 5

chưa sâu rộng, sự khích lệ các em chưa được nhiều trong học tập Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là sự quan tâm của phụ huynh chưa được nhiều đa số các bậc phụ huynh cũng như một bộ phận học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính

Về phân môn hát đối với một số học sinh lớp 6 còn hạn chế về việc nghe Chưa tập trung đến phần giới thiệu bài Khi biểu diễn các động tác phụ họa còn rụt rè chưa tự tin, tự nhiên, thoải mái khi hát

Về phân môn TĐN một bộ phận học sinh còn đọc chưa đúng các nốt nhạc, chưa nắm chắc về bản chất còn đọc theo cảm tính

Về phân môn nhạc lí âm nhạc thường thức các em học từ phần lí thuyết về các kí hiệu âm nhạc chưa chắc dẫn đến việc áp dụng vào thực hành còn hạn chế, học âm nhạc thường thức học sinh chưa quan tâm đến việc tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, các tư liệu khác

4 Kết quả hiệu quả của thực trạng trên

Trong năm học 2013 - 2014 như sau:

Lớp sĩ số

Xếp loại Đ (Giỏi)

Xếp loại Đ (Khá)

Xếp loại Đ (TB)

Xếp loại CĐ (Yếu)

5 Nguyên nhân.

Học sinh chưa chú ý tập trung khi giới thiệu bài, khi nghe cảm nhận giai điệu, tiết tấu bài hát

Các động tác phụ họa chưa đẹp, khi hát chưa mạnh dạn

Tập đọc nhạc một số em còn đọc theo cảm tính

Về nhạc lí kĩ năng vận dụng từ lí thuyết sang thực hành còn hạn chế

Về phân môn âm nhạc thường thức việc sưu tầm tìm tòi thêm tư liệu còn

ít, còn phụ thuộc nhiều vào SGK

III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Đối với việc dạy phân môn học hát.

* Biện pháp để học sinh tập trung chú ý phần giới thiệu bài hát về tác giả, tác phẩm là một phần không nhỏ để gây sự chú ý đối với học sinh.

Trang 6

Phần mở đầu khi tập hát để gây sự chú ý bước đầu cho học sinh tôi giới thiệu vắn tắt về nội dung cũng như về tác giả kết hợp phương pháp dạy liên môn như môn mĩ thuật

Ví dụ 1: Khi dạy hát Bài Ngày đầu tiên đi học Nhạc và lời Nguyễn Ngọc Thiện

Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm như sau:

Về tác giả nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện tôi cho các em quan sát về chân dung nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đó là một phương pháp gây sự chú ý cho các

em, khi được quan sát về kênh hình tuy các em không được biết trực tiếp các nhạc sĩ, nhưng được biết qua hình ảnh từ đó phần nào giúp các em sẽ tích cực hơn khi chuyển sang phần học hát

Chân dung nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện:

Sau khi học sinh quan sát chân dung nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện song tôi nêu tóm tắt những nét chính như sau

a Tác giả

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951 Ông vừa là bác sĩ, vừa là

nhạc sĩ, hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh Ông sáng tác nhiều bài hát, trong đó có những bài hát được giới trẻ yêu thích như Ơi cuộc sống mến thương Cô bé dỗi hờn Mùa xuân ơi Và nhiều ca khúc thiếu nhi như Ngày đầu tiên đi học Những nốt nhạc xanh Ngôi sao của em…

Sau đó tôi cho học sinh nghe một số trích đoạn những tác phẩm của ông như những nốt nhạc xanh Ngôi sao của em Ngày đầu tiên đi học

b Tác phẩm

Trang 7

Bài hát " Ngày đầu tiên đi học" được bình chọn là một trong 50 bài hát

hay nhất của thế kỉ XX do báo Thiếu niên tiền phong, hội nhạc sĩ Việt Nam, ban khoa giáo đài truyền hình Việt Nam, ban âm nhạc đài tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 2000

Về phương pháp giới thiệu bài trên gây được sự chú ý của tất cả học sinh các em tiếp thu nội dung một cách nhẹ nhàng có chất lượng, các em thích học hơn và có thể nắm được nội dung của bài phần này tại lớp

* Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe về giai điệu, tiết tấu trong các bài hát đồng thời học sinh biết nhận xét sau khi được nghe

Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, tôi khuyến khích kĩ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau Tôi thay đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc lên hoặc xuống để học sinh nhận biết và thực hành

Ví dụ 2: Khi dạy Bài hát "Tiếng chuông và ngọn cờ" Tôi đàn cho các em

hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu pasodoble, Chacha, Disco

Sau đó yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn Hỏi:

Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không ?

Các em nêu ý kiến dựa vào kĩ năng nghe của mình

Ví dụ 3: Khi dạy bài hát "Hành khúc tới trường" Tôi thay đổi về tốc độ của

bài hát từ tempo 115 xuống 90 hoặc thay đổi tiết tấu từ Machl sang Beat ballat

Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát như chúng ta vừa trình bày ?

HS trả lời: Bài hát Hành khúc tới trường nếu hát ở tốc độ chậm cũng như tiết tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát Vì bài hát thuộc thể loại hành khúc có tính chất nhịp đi hùng mạnh Khỏe, trong sáng

Sau khi học sinh trả lời xong tôi bổ sung thêm và giải thích cho các em nếu một bài hát muốn thực hiện và có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempo khác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo cho phù hợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của nhạc sĩ sáng tác

Với cách thực hiện kĩ năng nghe như vậy chắc chắn từng bài học các em

sẽ có những cảm nhận mới trong mỗi lần hát và nghe hát và các em thích học hơn vì các em được hoạt động nhiều

* Học sinh phát biểu cảm nhận khi nghe giai điệu mỗi bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trang 8

Trong học tập, so với bắt chước thì tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của học sinh, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát, học sinh có thể không ủng hộ ý kiến của cô, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình Đó là cơ sở để các em có kĩ năng sáng tạo lớn hơn Giáo viên cần tạo điều kiện để các em tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực Sau khi cho học sinh nghe cảm nhận giai điệu bài hát qua đĩa hoặc giáo viên hát mẫu

Tôi đặt câu hỏi Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát "Đi Cấy, bài Tiếng chuông và ngọn cờ "

Các em sẽ trả lời qua phần gợi mở của tôi như sau nội dung bài hát nói

lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới…? Đây là một trong những mục tiêu nói về thái độ của học sinh thông qua mỗi tiết học

Có thể các em trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc song qua nhận xét và khắc họa của tôi thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hát còn chưa tốt sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện, học sinh qua phần nghe giai điệu phần gợi mở của tôi để phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát theo suy nghĩ của mỗi em nhưng cũng đem lại cho các em một nội dung chính trong bài, đồng thời qua phần học theo phương pháp này tôi thấy rất hiệu quả vì có sự liên hệ đến thực tế rất nhiều

có thể là trực tiếp giáo dục các em, có thể là liên quan đến cuộc sống của mọi người, giúp các em học và cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong âm nhạc

và từ đó các em sẽ học tập và rèn luyện tốt hơn

Học sinh qua phần nghe giai điệu phần gợi mở của cô giáo để phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát

* Hướng dẫn học sinh tập và biểu diễn bài hát.

Thông thường mỗi bài hát tôi đều hướng dẫn các em hát kết hợp vận động phụ họa giúp cho các em tự nhiên, tự tin, mạnh dạn hơn khi hát Tuy nhiên, ở một số bài tôi có thể hướng dẫn các em một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp

để các em có thêm những lựa chọn, sau đó tôi cho các em bổ sung thêm bớt theo ý của các em để các em được thoải mái thảo luận lựa chọn khi biểu diễn bài hát Phương pháp này tạo không khí sôi nổi cho các em và các em rất thích

Với bài hát "Hành khúc tới trường" Tôi hướng dẫn cho các em một vài

động tác khỏe mạnh như các động tác hành quân của các anh bộ đội, các động tác như là duyệt binh, những động tác đi nghi thức đội là những động tác phù

Trang 9

hợp với bước chân đi đều có thể vừa đi vừa hát Sau đó tôi cũng cho các em tự lựa chọn theo nhóm để tập rồi lên bảng biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca Những

em chưa biểu diễn thì thưởng thức và đánh giá nhận xét bạn biểu diễn Như vậy những điều đó sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được hoạt động một cách thoải mái, đồng thời với phương pháp dạy như vậy các em vừa được học, được chơi, vừa được tìm hiểu, hiểu biết thêm về thể loại cũng như tính chất của bài hát hành khúc

Thông qua những tiết học như vậy các em sẽ có những vận dụng phần nào vào việc sáng tạo trong những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biết cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với thể loại bài hát

Khi học tôi đưa ra yêu cầu các em tự chọn nhóm 4 - 5 em để biểu diễn bài hát có động tác phụ họa tôi không áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm cho các em phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng với nhau Các em sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát Các em tự chọn cách trình bày bài hát, các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát Bài hát gồm mấy đoạn, tính chất như thế nào? (Tôi có thể gợi ý trước) Ngoài ra các em có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp…Làm thế nào

để phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi em, mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo Các em tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát Các em có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (Hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất)

Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao tôi tạo điều kiện cho các em về thời gian cho các em chuẩn bị trước một tuần để các em chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát

* Tổ chức lồng ghép chơi các trò chơi.

Sau khi các em hát đúng giai điệu của bài hát tôi hướng dẫn các em chơi trò chơi Tôi làm kí hiệu bằng tay theo các chữ cái A, U, I Khi tôi đưa tay theo kí hiệu ( ví dụ : Chữ A tương ứng với 2 ngón tay ) Học sinh sẽ hát giai điệu chỉ với các chữ cái theo đúng kí hiệu tôi hướng dẫn trước lớp

Khi tổ chức lồng ghép trò chơi vào Bài hát: Niềm vui của em

Câu 1 Tôi đưa tay kí hiệu chữ A, các em hát "A" theo giai điệu của câu 1

“A a à à á à ”

Trang 10

Câu 2 Tôi đưa tay kí hiệu chữ U, các em hát "U" theo giai điệu của câu 2.

“U u ù ù ú ù ” Tôi tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác như chữ "I" cho

đến hết bài hát

Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của học sinh

Trò chơi "Ai nhanh hơn đúng hơn”

Sau khi học xong bài hát tôi sử dụng đàn đánh giai điệu một tiết nhạc bất

kì cho học sinh nghe và hát lời ca câu nhạc đó Trò chơi này giúp các em nhanh

thuộc lời ca, phát triển tai nghe

Việc kết hợp tổ chức một số trò chơi trong giờ học hát vừa giúp các em nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho các em, tạo hứng thú, thoải mái, thích học môn âm nhạc cũng như học các môn học khác nhẹ nhàng hơn

2 Phương pháp dạy Tập đọc nhạc (TĐN ):

Để các em tập đọc một bài nhạc có hiệu quả Trước hết tôi cho các em quan sát bài tập đọc nhạc và đặt câu hỏi gợi ý để các em nhận xét cấu trúc của bàinhư sau

- Bài TĐN được viết ở số chỉ nhịp gì?

- Về trường độ trong bài có những hình nốt gì ?

- Về cao độ trong bài có những tên nốt gì ?

- Ngoài ra trong bài còn có sử dụng những kí hiệu gì khác ?

- Xác định bài TĐN viết ở thang 5 âm hay thang 7 âm, ở giọng trưởng hay giọng thứ Từ đó cho các em luyện đọc khởi động thang âm có sử dụng trong bài

để tạo những âm trụ để các em dễ dàng khi đọc nhạc

Thang 5 âm Đô Trưởng: Đô- Rê- Mi- Son- La- (Đố)

Thang 7 âm Đô Trưởng: Đô- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si- (Đố)

Ở chương trình lớp 6 các em chủ yếu học các bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng cho nên tôi chủ yếu và yêu cầu các em nắm vững vị trí các nốt nhạc, luyện đọc đúng cao độ của thang 7 âm đô trưởng thì các em sẽ đọc được thang 5 âm đô trưởng

Thang 7 âm gam Đô trưởng

Ngày đăng: 02/07/2016, 12:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w