Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:Môn học Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những ngườilàm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ…mà chính là qua mônhọc để tác đ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA BÌNH
TRƯỜNG THCS NHÂN THẮNG
SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP
Cơ sở Ngành TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS
Trang 21 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Môn học Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những ngườilàm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ…mà chính là qua mônhọc để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn họckhác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêucủa bậc học
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, khôngnhững nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảmthụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điềukiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện vàhài hòa về tính cách cho các em
Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn
mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí- Thể -Mĩ Cái đẹp trong nghệ thuật âm
nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng
âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con
người tới Chân- Thiện -Mĩ…
- Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứngthú cao
- Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tíchcực chủ động sáng tạo của học sinh Có như vậy các em mới có điều kiện khắcphục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới
- Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 6 là lứa tuổi nhạy cảm hiếu độngham thích ca hát Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho họcsinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả
- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong nhiều nămqua thầy và trò gặp không ít khó khăn trong qúa trình dạy học và đã làm mọi cốgắn để nâng cao chất lượng dạy-học, và điều quan trọng nhất mà tôi tâm huyết
Trang 3học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập caohơn.
- Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho họcsinh trong học tập âm nhạc là một trong những giải pháp hết sức quan trọng gópphần nâng cao chất lượng dạy và học Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâunghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này
2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
- HS tiếp thu bài một cách chủ động trong mọi tình huống sư phạm.
- HS thực hiện yêu cầu bài học sáng tạo, khoa học không bị gò bó nhồi nhét
- HS tự tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông phát huy các khả năng
thiên bẩm mà không cần sự áp đặt của GV
- HS thực sự cảm nhận được sự khác biệt giữa việc học môn Âm nhạc vớicác môn khoa học khác
- HS thêm yêu thích môn học hơn, tích cực hoạt động trong các phong tràovăn hóa văn nghệ của trường trong các đột hoạt động chào mừng các ngày lễlớn trong năm
3 Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quản lý dạy
và học.
- Xuất phát từ mục đích của SKKN, những điểm mới và điểm khác củaSKKN so với những giải pháp cũ trước đây, đề tài tôi lựa chọn với mong muốn
đóng góp vào việc nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc lớp 6 ở
trường THCS sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mục tiêu giáo dục, nâng
cao chất lượng học tập và HS thêm yêu thích môn Âm nhạc
Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huytính sáng tạo của HS
Trang 4Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ
sở, là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải xác định tốt những nhiệm vụ sauđây:
- Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc Học hát; Nhạc lí- Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức được thể hiện trongsách giáo khoa (SGK )
- Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm,đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trongcuộc sống
- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc pháttriển toàn diện cân bằng và hài hoà
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúpcác em phát triển năng khiếu của mình
- Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số
kĩ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu vàmột vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêmmột số kiến thức mang tính văn hoá âm nhạc
- Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường THCS, bảnthân cố gắng vận dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng Bên cạnh đó, bản thân luôn bám sát nội dung chươngtrình, sách giáo khoa ở bộ môn âm nhạc lớp 6 Chương trình sách giáo khoa về
cơ bản là phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối lớp Nếu giáo viên làngười hiểu rõ mục tiêu môn học, biết cách tổ chức tiết dạy và có phương phápphù hợp với từng tiết dạy thì nội dung bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn.Ngược lại, nếu giáo viên chưa nắm được mục tiêu môn học, coi môn học hoàntoàn là môn năng khiếu thì sẽ dẫn đến tình trạng dạy môn học này như dạy trongcác trường năng khiếu (chuyên nghiệp), yêu cầu quá cao về các kĩ năng thựchành, biến nội dung các bài học trở nên quá phức tạp và điều tất yếu là dẫn đếnquá tải
Trang 5Để khắc phục tình trạng trên, khi thực hiện chương trình về bộ môn Âmnhạc, trước hết giáo viên cần nắm vững mục tiêu của môn học, đó là giáo dụcthẩm mĩ, để giúp học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và sáng tạo cáiđẹp nói chung, chứ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức và kĩ năng về
âm nhạc Điều mà giáo viên đặc biệt lưu tâm, đặc biệt chú ý đó là giáo dục chohọc sinh những tri thức cần thiết về cái hay, cái đẹp, giáo dục thị khiếu thẩm mĩlành mạnh, rèn luyện cho học sinh có hiểu biết và thể hiện tính thẩm mĩ trongcuộc sống thông qua việc học môn âm nhạc Như Các-Mác đã nói : “Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo qui luật của cái đẹp.
Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứumột đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bàynhững kinh nghiệm trong những năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộmôn âm nhạc, việc đi vào tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn âm nhạc là
điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học - “Một số biện pháp giúp
học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS Nhân Thắng”.
Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên
- Nhà trường có kết nối mạng internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thôngtin phục vụ giảng dạy;
- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu nhữngphương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy
Trang 6b Khó khăn:
- HS có nhiều em chậm tiến chưa ham học, nhiêu em còn bỏ giờ bỏ tiếtcòn chưa chú ý học tập nên có ảnh hưởng rất nhiều đến phong trào học tâpchung của lớp
- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác của HS còn rất hiếm hoi.Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học trên mạng để phục vụcho việc dạy và học tốt hơn
1.2 Về phía học sinh.
a Thuận lợi:
Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc Đặc biệt làphân môn hát Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt Thực hiện cácbài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt
b Khó khăn:
Đối với HS trường THCS Nhân Thắng nói riêng và học sinh trên địa bànhuyện Gia Bình nói chung đa phần các em là con em nông thôn, điều kiện chưađược đầy đủ, việc học thêm các môn văn hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiệnthì làm gì nói đến chuyện học thêm các môn khác như âm nhạc – mỹ thuật… HS
ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng,không kích thích các em học tập Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các mônchính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc Mộtnguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đếnhiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ môn quá ít (1tiết/tuần)
Mặt khác, đa số các bậc Phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các môn họcchính như Văn, Toán, mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc bởi họ cứ nghĩrằng đây chỉ là môn học phụ
2 Mục đích yêu cầu.
* Học sinh:
Trang 7- Hát đúng, chính xác giai điệu các bài hát
- Hát đúng tính chất bài ca
- Biết hát có vận động phụ hoạ
- Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau
- Biết biểu diễn trên sân khấu
- Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát
- Học sinh nhận biết chính xác vị trí nốt nhạc trên khuông
- Đọc chính xác cao độ, trường độ các bài TĐN và ghép lời trong chươngtrình âm nhạc lớp 6
- Hiểu sơ lược về những kiến thức nhạc lí cơ bản như : nhịp, phách, nhịp2/4 và những kí hiệu âm nhạc thường gặp trong bản nhạc
- Học sinh nắm được những nét cơ bản về những nhạc sĩ nổi tiếng trên thếgiới cũng như ở Việt Nam qua phần âm nhạc thường thức
* Giáo viên:
- Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo
- Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhiều hình thức biểu diễnbài hát khác nhau
- Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát
Chương 2: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Đối với việc dạy bài hát:
1.1- Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới:
Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thânmật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng đều lànhững yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn
bị bước vào bài học mới nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phầngiới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh
Trang 81.2- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh để gây hứng thú học tập cho các em
Thực chất của việc học tập là chuổi vấn đề được đặt ra, được nhận thứcrồi được đặt ra và được nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc trưng của môn âmnhạc là thực hành Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy và học của
bộ môn Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năngthực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gianchết ) để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều Thực tế cho thấynếu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh,học sinh dể hiểu dể nhớ, hay cho các em nghe, nhìn thể hiện nhiều thì học sinhrất có hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt
*Ví dụ: Trong tiết học ôn tập đọc nhạc, sau khi học sinh đã đọc tốt giai
điệu bài tập đọc nhạc thì giáo viên yêu cầu các em tự ghép lời ca, đặt lời mới cho bài TĐN hoặc bài hát dân ca…Để các em có được niềm vui trước sự ra đời
sản phẩm tinh thần của mình kèm theo lời khen ngợi của giáo viên
-
1.3- Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh.
Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát,
GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau:
GV thay đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết vàthực hành
*Ví dụ 1: Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
Trang 9GV đàn cho HS hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu pasodoble, Chacha, Disco , yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.
? Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phùhợp với bài hát không?
HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân
*Ví dụ 2: Bài hát Hành khúc tới trường.
Trang 10GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 110 xuống 90 hoặc thay đổi
tiết tấu từ Machl sang Beat ballat
Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát nhưchúng ta vừa trình bày?
HS trả lời: Bài hát Hành khúc tới trường nếu hát ở tốc độ chậm cũng như
tiết tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát
có tính nhịp đi, hùng mạnh
GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempokhác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phùhợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả
Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày HS sẽ có những cảmnhận mới trong mỗi lần hát và nghe hát
1.4- Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau
Trong học tập, so với bắt chước thì tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhấtthể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnhdạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát HS có thể không
Trang 11ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng củamình Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn GV cần tạo điều kiện để HS
tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướngtích cực
*Ví dụ:
Cách 1:
- Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi:
Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ?
HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV VD: Nội dung bài hát nói lên điều
gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì?
Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tảitới…?
Có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc songqua nhận xét và khắc hoạ của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hátcòn mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việchọc tập cũng như rèn luyện
Cách 2:
- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2,3 nhóm Lần lượt từng nhóm viếtlời giới thiệu cho bài hát GV nhận xét, chấm điểm
+ Lời giới thiệu nhóm 1:
Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình yêuthương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè - một cuộc sống yên vui, hòa bình, hữunghị đoàn kết và đầy tình thân ái giữa các dân tộc trên toàn thề giới Chúng emmong sao trên trái đất sẽ không còn chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đauthương, chia lìa Hành tinh của chúng em sẽ tràn ngập màu xanh của hoà bình vàhạnh phúc
Hôm nay chúng em xin được gửi đến thầy giáo và các bạn ca khúc Tiếng
chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) đó là tất cả những gì mà tuổi thơ
trên toàn thế giới của chúng em hằng mong ước!
Trang 12+ Lời giới thiệu nhóm 2:
Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành - biết ăn ngủ, biết học
hành là ngoan” Vậy mà nay trên thế giới vẫn đang còn hàng triệu trẻ em còn
phải chịu nhiều vất vả khổ cực, không đủ ăn đủ mặc không được đến trường dochiến tranh gây nên Chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ những bạn ấy, làm gì
để không còn cảnh chiến tranh chia lìa? Các bạn ơi chúng ta hãy hát vang bài ca
Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) cầu mong cho mọi người
trên thế giới được sống trong hoà bình hữu nghị và đầy tình nhân ái!
1.5- Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát :
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợpvận động giúp cho các em tự nhiên khi hát Tuy nhiên, ở một số bài GV có thểdạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêmnhững lựa chọn khi biểu diễn bài hát
Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo trongnhững lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biếtcách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với thể loại bài hát…
Khi học GV đưa ra yêu cầu HS tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bàihát có động tác phụ hoạ GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em
tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về
sở thích, về âm vực, chất giọng…
- HS sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bàihát
Trang 13- HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài một hoặc hailần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhómcùng hát Bài hát gồm mấy đoạn, tính chất như thế nào? (GV có thể gợi ý trước).Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đốiđáp…làm thế nào để phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát Như vậyhình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tínhsáng tạo
- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phùhợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận độnghoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất)
- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thờigian cho HS chuẩn bị Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn
nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát (Không thể vừa luyện tập vùa thể hiện trong 1 tiết học)
1.6- Chơi trò chơi
- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi
trò chơi: Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I Khi GV đưa tay theo kí
hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với các chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫntrước lớp
*Ví dụ 1:
Bài hát: Vui bước trên đường xa
Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1 “À
à, à à a à á a”
Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ U, HS hát "U" theo giai điệu của câu 2.
“U ú u u ù ụ ù u u ù u”
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát
Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểmtra việc ghi nhớ giai điệu của HS