1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập làm văn dạng bài kể ngắn lớp 2 ở tiểu học liên khê

53 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 447,69 KB

Nội dung

- Khảo sát chất lượng học môn Tập làm văn học sinh của nhà trường trong hai năm học 2011; 2011- 2012 - Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy Tập làm văn lớp 2 và đánh giá thực t

Trang 1

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt

Tập làm văn dạng bài kể ngắn lớp 2 ở Tiểu học Liên Khê

Trang 2

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI

Xuất phát từ mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là “Cung cấp cho học sinh vốn tri thức

Tiếng Việt và rèn cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp và công cụ để tư duy”

Môn Tập làm văn là một môn học mới đối với học sinh lớp 2 nên môn Tập làm văn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó đã tận dụng những hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp thêm Đồng thời hoàn thiện những kỹ năng đó trong quá trình làm các bài tập làm văn, học sinh được rèn luyện, hoàn thiện, phát triển những

kỹ năng nói, viết

Sau một số năm làm công tác quản lí, chỉ đạo chương trình Tiểu học mới tôi thấy cũng cần nhìn nhận lại nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 2 để thấy được những ưu điểm, nhược điểm những hạn chế để từ đó có những biện pháp, cách thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tập làm văn Mặt khác để giúp giáo viên có biện pháp giúp học sinh nói viết đúng, có khả năng sử dụng chính xác Tiếng Việt trong giao tiếp ở cộng đồng và trong học tập các môn học khác thuận lợi hơn Bên cạnh đó đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh và chất lượng của giáo dục

Xuất phát từ thực tế và những lí do trên thì làm thế nào để giúp học sinh học tốt phân

môn Tập làm văn khối Hai tôi xin đưa ra một kinh nghiệm đó là: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tập làm văn dạng bài kể ngắn lớp 2 ở Tiểu học Liên Khê”

II MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 2 của trường Tiểu học Liên Khê và chỉ ra những ưu nhược điểm

- Khảo sát và phân tích nội dung, phương pháp các loại văn bản dạy học của phân môn Tập làm văn

- Khảo sát chất lượng học môn Tập làm văn học sinh của nhà trường trong hai năm học 2011; 2011- 2012

- Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy Tập làm văn lớp 2 và đánh giá thực trạng

dạy học Tập làm văn, đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể cho từng dạng bài văn Kể ngắn III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 3

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

3

1 Phạm vi nghiên cứu:

- Phương pháp dạy Tập làm văn lớp 2 trong trường Tiểu học

2 Đối tượng nghiên cứu:

- Để đánh giá chính xác về nội dung, phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 2 cũng như những thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 2, từ đó có những biện pháp dạy học phù hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tập làm văn, tôi đã khảo sát:

- Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 2 trọng tâm là phân môn Tập làm văn

- Thực tiễn các giờ dạy Tập làm văn lớp 2 của trường Tiểu học Liên Khê và một số bài làm của học sinh

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Làm sáng tỏ những thực trạng của việc dạy Tập làm văn ở lớp 2

- Nhận thức của giáo về phương pháp dạy Tập làm văn khối Hai

- Tìm ra những biện pháp để tháo gỡ cho việc dạy và học ở lớp 2

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp quan sát, kháo sát: Tôi đã khảo sát, quan sát tình hình dạy và học môn Tập làm văn lớp 2 tại Trường Tiểu học Liên Khê nơi tôi đã và đang công tác

- Phương pháp pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp thực nghiệm

- Đối chiếu thống kê các biểu mẫu

PHẦN II: NỘI DUNG

I NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 2

1 Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kỹ năng làm văn

Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: Định hướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra Cấu trúc này đã được các tác giả phương pháp tập dạy học Tập làm văn vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kĩ năng làm văn, có thể thấy mối quan hệ này trong sơ đồ sau:

Trang 4

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

4

Cấu trúc hoạt động

1 Định hướng 1 Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài ( kĩ

năng tìm hiểu đề )

2 Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết

2 Lập chương trình và

nội dung biểu đạt

3 Kĩ năng tìm ý ( thu thập tài liệu cho bài viết)

4 K năng lập dàn ý ( hệ thống hóa lựa chọn tài liệu)

2 Các dạng lời nói và dạy học tập làm văn

Lời nói trước hết được chia ra thành lời nói miệng ( khẩu ngữ ) và lời viết ( bút ngữ) Vì vậy kĩ năng tập làm văn trước hết được chia thành kĩ năng nói và viết

Kĩ năng nói được hình thành trước kĩ năng viết nhờ giao tiếp tự nhiên, kĩ năng viết chỉ có được nhờ quá trình học tập, đây là lý do khiến nhiều người cho rằng không cần dạy “ nói” trong trường học, kĩ năng “ nói” có thể phát triển một cách tự nhiên, chương trình Tiểu học mới cho rằng dù dạy học tiếng mẹ đẻ, nhà trường vẫn cần phải dạy cho học sinh nói năng một cách có văn hóa, hơn nữa trong hoạt động sản sinh ngôn bản là nói và viết thì ở mỗi người hoạt động nói được thực hiện nhiều hơn Chính vì vậy chương trình Tiếng Việt 2000 rất chú trọng rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh, ở các lớp đầu cấp học, khẩu ngữ phát triển hơn, còn

kĩ năng viết mới được hình thành nên bị ảnh hưởng của khẩu ngữ, các em nói thế nào viết thế nấy, mắc các lỗi được tính vào lỗi vi phạm phong cách

Trang 5

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

3 Ngữ pháp văn bản và ứng dụng dạy tập làm văn

3.1 Tính thống nhất của văn bản và việc dạy tập làm văn

Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: Sự liên kết về nội dung và liên kết hình thức, sự liên kết này có được là nhờ tính hướng đích của văn bản Bên cạnh liên kết nội dung, ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện pháp liên kết hình thức, nó biểu hiện ra ngoài của liên kết nội dung, để đạt được mục đích giao tiếp, văn bản còn phải có sự phát triển, chủ đề cần được triển khai, các đề bài tập làm văn cần phải chỉ ra các hướng triển khai

3.2 Hai bình diện ngữ nghĩa củavăn bản

Nội dung thứ nhất của bình diện là nội dung miêu tả hay còn gọi là nội dung sự vật, là những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và chính bản thân con người, nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản

Bình diện thứ hai là nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người viết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham gia hoạt động giao tiếp, nội dung này tạo ra nghĩa liên kết cá nhân của văn bản

3.3 Đoạn văn và cấu trúc của đoạn văn

Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về một tiểu chủ đề Nó có một cấu trúc nhất định và được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu chấm xuống dòng, được bắt đầu bằng chữ cái hoa viết thụt đầu dòng

Cấu trúc của đạon văn gồm:

+ Cấu trúc diễn dịch + Cấu trúc quy nạp + Cấu trúc song song + Cấu trúc phối hợp

3.4 Một số thể loại tập làm văn được dạy ở Tiểu học

3.4.1 Miêu tả

Trang 6

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

3.4.2 Kể chuyện

Truyện là một loại thể hiện văn học lớn thuộc loại tự sự có hai phần chủ yếu là cốt truyện

và nhân vật, thủ pháp nghệ thuật chính là kể

4 Các quy tắc hội thoại và dạy hội thoại ở Tiểu học

Quy tắc hội thoại là những quy tắc bất thành văn nhưng được xã hội chấp nhận và những người tham gia hội thoại phải tuân theo khi vận động hội thoại để cho cuộc vận động như mong muốn

Các quy tắc hội thoại gồm:

+ Quy tắc thương lượng + Quy tắc luân phiên + Quy tắc liên kết hội thoại + Quy tắc tôn trọng thể diện người nghe + Quy tắc khiêm tốn về phía người nói + Quy tắc cộng tác

II THỰC TRẠNG DẠY TẬP LÀM VĂN, KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN SGK LỚP 2

1 Đánh giá thực trạng dạy Tập làm văn lớp 2 ở trường Tiểu học Liên Khê

Sau khi nghiên cưú chương trình mới, qua các đợt kiểm tra giữa kì, cuối kì, qua các đợt

dự giờ thăm lớp khối 2, tôi thấy thực trạng dạy tập làm văn lớp 2 có những ưu điểm, nhược điểm sau:

1.1 Những ưu điểm

Nội dung dạy học:

- Rèn luyện học sinh kĩ năng nói, viết với những đề tài, nội dung quen thuộc, gần gũi với

Trang 7

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

7

các em Ngữ điệu đưa vào bài dạy khá phong phú

- Dạy được cách giao tiếp, ứng xử, cách làm việc, cách tổ chức đoạn, bài và câu

- Coi trọng việc giáo dục văn hóa trong giao tiếp, ứng xử

- Hệ thống các mạch kiến thức sắp xếp đan xen, không chồng chéo phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 2

Ví dụ: Khi bài tập yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Mẹ của em bao nhiêu tuổi?

+ Học sinh 1: Ngoài 35 tuổi

+ Học sinh 2: Mẹ của em gần 14 tuổi

+ Học sinh 3: Mẹ em 60 tuổi

Trong các câu trả lời của học sinh thì câu 1 học sinh trả lời thiếu bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, câu trả lời của học sinh 2, 3 sử dụng độ tuổi với mẹ chưa đúng Tuổi mẹ quá trẻ hoặc quá già do các em chưa nắm được tuổi của từng tuổi của từng lứa tuổi đối với người trưởng thành

- Do học sinh trường ở khu vực nông thôn, học sinh ít được giao tiếp trước đám đông nên khả năng nói của các em còn rụt rè, ngại trình bày ý kiến của mình trước mọi người

- Học sinh chưa xác định rõ nội dung, yêu cầu của bài yêu cầu các em làm gì? Các câu hỏi phải trả lời như thế nào? Các em chọn những từ ngữ nào để trả lời

- Một số em chưa hiểu bài nhưng chưa mạnh dạn có ý kiến với giáo viên

Về phía giáo viên

Tôi đi sâu vào dự giờ thăm lớp các giáo viên trong trường với phân môn “Tập làm văn” nói chung ở các khối và đặc biệt môn Tập làm văn ở khối 2 nói riêng, tôi nhận thấy rằng:

- Giáo viên chưa nắm vững ý đồ, nội dung các bài tập đưa ra trong tiết Tập làm văn

- Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, rập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn

- Giáo viên chưa làm rõ các bước cần thiết của một tiết học, chỉ quan tâm đến việc học sinh nói đúng viết đúng theo ý cô giáo sao cho nhanh để giải quyết hết các bài tập đưa ra trong

Trang 8

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

8

tiết học Từ đó dẫn đến học sinh tiếp thu bài một cách thụ động

- Giáo viên chưa quan tâm đến sửa câu, cách dùng từ đặt câu, cách dùng từ sai của học sinh

- Chưa khắc sâu nội dung kiến thức cần đạt được sau mỗi bài tập

Nội dung chương trình sách giáo khoa

- Các dạng bài tập đưa ra nhiều nhưng chưa khắc sâu được nội dung kiến thức cho từng dạng bài

- Hình thức các bài tập đưa ra giông nhau nên chưa kích thích sự hứng thú học tập của các em

- Thời gian mỗi tiết tập làm văn học sinh giải quyết từ 2 đến 4 bài tập trong khoảng 35 đến 40 phút là hơi khó với các em

2 Khảo sát, đánh giá nội dung, phương pháp dạy tập làm văn lớp 2

2.1 Chương trình tập làm văn lớp 2

- Chương trình tập làm văn lớp 2 được sắp xếp mỗi tiết trong một tuần thường gồm 2, 3 bài tập; riêng các tuần ôn tập giữa học kỳ và cuối học kì nội dung thực hành về tập làm văn được rải ra trong các tiết ôn tập Cụ thể chương trình được bố trí dạy như sau:

+ Học kì 1: 16 tiết

+ Học kì 2: 15 tiết

Cả năm có 31 tiết và số bài thực hành rải rác trong các tiết ôn

2.2 Các kiểu bài tập làm văn trong sách giáo khoa lớp 2

Từ lớp 2 đến lớp 5 có các bài tập làm văn độc lập, ở lớp 2 chỉ gồm các bài tập thực hành tập làm văn được cấu thành từ một tổ hợp bài tập Chúng bao gồm hai kiểu bài tập sau:

- Bài tập làm văn mà tên gọi chỉ được ghi theo tên phân môn, còn tên bài ghi ở phần mục lục

- Bài ôn tập ở giữa kì, cuối kì

2.3 Các kiểu dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa lớp 2

Hệ thống các bài tập của phân môn tập làm văn lớp trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 phong phú và đa dạng Việc phân chia các dạng bài tập ở lớp 2 có thể dựa vào nhiều góc độ khác nhau như: Xét về các loại bài tập, xét về hình thức, xét về các kĩ năng được rèn luyện, nếu xét về các kĩ năng được rèn luyện phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hàng ngày có những dạng bài tập sau

Trang 9

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

9

+ Dạng 1: Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu

Dạng này gồm: Chào hỏi, tự giới thiệu

- Đáp lời chào, tự giới thiệu - Chia vui

- Đáp lời cảm ơn, xin lỗi - Chia buồn, an ủi

- Khẳng định, phủ định - Đáp lời chia buồn, an ủi

- Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị - Khen ngợi

- Đáp lời đồng ý, từ chối - Đáp lời khen ngợi

+ Dạng 2: Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày

Dạng bài tập này gồm:

-Viết tin nhắn để nhắn tin, chia vui,

chia buồn

- Luyện tập về thời khóa biểu

- Nhận và gọi điện thoại - Luyện thời gian biểu

- Đọc và lập danh sách học sinh

+ Dạng 3: Kể ngắn ( hay thực hành rèn luyện kĩ năng diễn đạt nói )

- Kể ngắn theo tranh - Kể về người thân

+ Dạng 5: Thực hành rèn luyện kĩ năng nghe

Dạng này dựa vào những câu hỏi gợi ý để kể lại hoặc nêu được ý chính của mẩu chuyện ngắn đã nghe

Trong khuôn khổ cho phép của đề tài này tôi đi sâu giúp giáo viên dạy tốt dạng bài “ Kể ngắn”

2.4 Nhận xét các nội dung, bài tập dạy tập làm văn dạng “Kể ngắn” ở lớp 2

Trang 10

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

10

Qua việc nghiên cứu nội dung dạy Tập làm văn 2, dạng bài tập “Kể ngắn” được sắp xếp

như sau:

1(Bài 3) Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo

18 (Bài 2 tiết6) Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện 150

33 Kể chuyện được chứng kiến ( viết)

Nhìn vào hệ thống nội dung chương trình của dạng bài “Kể ngắn” nằm rải rác trong cả

năm học và được bố trí nhiều ở học kỳ I, dạng bài tập này đưa ra một số câu hỏi, nội dung các câu hỏi chú ý nhiều đến các đề tài gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em Qua các câu

hỏi các em trả lời sẽ ghép lại thành một đoạn “Kể ngắn” về chủ đề nào đó, từ đó giáo viên

giúp các em rèn luyện kĩ năng nói phục vụ cuộc sống hàng ngày, phục vụ cho học tập và tích

lũy vốn từ phong phú để học sinh viết văn tốt Cũng từ hệ thống chương trình dạng bài “Kể

ngắn” tôi giúp GVphân ra thành những dạng bài nhỏ như sau:

2.4.1 Kể ngắn theo tranh

Dạng bài này được bố trí rải rác ở học kì 1 và xuất hiện rất ít ở học kì 2, loại bài tập này là một trong những loại bài tập khá quan trọng, nó là tiền đề - là cơ sở để làm nền tảng vững chắc cho các em học kiểu bài quan sát, lập dàn ý ở các lớp trên Nội dung của loại bài này được sắp xếp như dưới đây:

Trang 11

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

3 Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1,2

câu để tạo thành câu chuyện 1/12

Bốn tranh không có gợi ý

1

Sắp xếp lại thứ tự các tranh dưới đây, dựa theo nội dung các tranh ấy kể lại câu chuyện ( Gọi bạn )

Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên

Có gợiýbằng lời một

số nhân vật

2

Tiết 5 Dựa theo tranh, trả lời câu hỏi 9/72 Mỗi tranh có 1 câu hỏi

1 Quan sát tranh trả lời câu hỏi 14/118 Một bức tranh có 4 câu

hỏi

2

Tiết 6

Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu

3 Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 25/67 Một bức tranh có 4 câu

hỏi

- Bước đầu rèn cho các em nắm bắt cách quan sát sự vật hiện tượng, biết quan sát để miêu

tả nội dung tranh

b Kết quả đạt được của học sinh

+ Học sinh thích quan sát tranh

Trang 12

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

12

+ Học sinh hứng thú học qua các tranh vẽ

+ Biết kể được nội dung đơn giản của mỗi tranh bằng một câu

c Những hạn chế, khó khăn khi dạy

* Về nội dung, chương trình Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Việc sắp xếp nội dung các bài “ quan sát tranh và trả lời câu hỏi” đối với học sinh lớp 2 chưa có hệ thống thể hiện nội dung, chưa đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nên học sinh khó định hướng vào nội dung thể hiện trong mỗi bức tranh

Ví dụ: Bài tập 3 trang 12 được học ngay ở tuần 1, bài tập đưa ra 4 bức tranh yêu cầu học sinh mỗi tranh kể lại bằng 1, 2 câu Mặc dù trong 4 bức tranh đã có 2 bức tranh các em được quan sát, học ở phân môn Luyện từ và câu nhưng các tranh đều không có gợi ý làm điểm tựa cho các em là một điều rất khó khi các em mới lên lớp 2, mới học môn mới, còn hầu hết các bài tập tiếp theo ở các tuần sau đều có những gợi ý từng tranh Hay tính không hệ thống thể hiệ ở bài tập 1 trang 62 tuần 1, có 4 bức tranh yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện có tên ( Bút của cô giáo) trong khi đó sự gợi ý ở mỗi tranh quá út nên các em khó kể được chuyện ngay ở tuần 7

- Thời gian cho mỗi bài tập ít, thường mỗi tiết Tập làm văn học sinh làm từ 2 đến 3 bài tập, mỗi bài tập trong một tiết thuộc các dạng khác nhau nên việc khai thác dạng bài tập quan sát tranh trả lời câu hỏi có phần bị hạn chế, bị bó hẹp trong khoảng thời gian nhất định Vì vậy chỉ học sinh giỏi, nhận thức nhanh mới nắm bắt được nội dung chính của các tranh còn đa số học sinh học rất thụ động, nhất là học sinh trường tôi ở vùng nông thôn Chẳng hạn: Tiết tập làm văn tuần 5 trang 47 có 3 bài tập tương ứng với 3 nội dung:

+ Bài 1: Trả lời câu hỏi + Bài 2: Đặt tên cho bài + Bài 3: Luyện tập về mục lục sách Hay tiết tập làm văn tuần 7 trang 62 có 3 bài tập tương ứng với 2 nội dung:

+ Bài 1: Kể theo tranh + Bài 2,3: Luyện tập về thời khóa biểu

- Sách giáo viên hướng dẫn phương pháp dạy học, không có định hướng cụ thể cho mỗi bài “kể ngắn theo tranh”, hầu hét các dạng bài này đưa ra cách dạy như sau:

+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài

+ Giáo viên giúp học sinh chữa một phần bài tập

Trang 13

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

13

+ Học sinh làm bài vào vở

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm

ghi nhớ về tri thức

* Về học sinh

- Khả năng nắm bắt nội dung chính của mỗi tranh còn chậm, chưa nắm được mối quan

hệ giữa các tranh trong câu chuyện, hầu hết các em chỉ thích quan sát, kể ra tất cả những gì có trong tranh bằng cáhc liệt kê

Ví dụ: Bài 1 tuần 7 trang 62: Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên (Bút của cô giáo), học sinh kẻ theo các tranh

Tranh 1: Bạn trai mặc áo màu xanh lá cây, bạn gái mặc áo màu xanh da trời Hai bạn đang nói

chuyện khi ngồi học

Tranh 2: Một người đưa cho bạn trai một cái bút

Tranh 3: Hai người ngồi viết bài

Tranh 4: Bạn khoe điểm 10 với mẹ

- Các em ngại nói trước lớp nên khả năng diễn đạt còn hạn chế, chưa biết dùng từ, câu đúng phù hợ với từng tranh và chưa biết liên kết các tranh để tạo thành câu chuyện

- Vốn từ của các em còn nghèo nên khả năng dùng từ đặt câu còn lủng củng, nói câu thiếu thành phần chính, câu không diễn đạt được nội dung của từng tranh

2.4.2 Kể ngắn theo câu hỏi

Loại bài tập này được chia ra ở ngay học kì 1, nội dung và chương trình của loại này được đưa ra dưới hình thức như:

2

Trả lời câu hỏi:

a, Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?

b, Tình cảm của cô ( hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?

c, Em nhớ nhất điều gì ở cô giáo ( hoặc thầy giáo )

d, Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo) như thế nào?

8 / 69

Với một bài tập trên mục đích bài tập đưa ra nhằm:

- Giúp học sinh nói thành câu, nói những điều đã biết về thầy cô giáo lớp 1 của em

- Từ kĩ năng nói, dựa vào các câu trả lời, viết được một đoạn văn khoảng 4, 5 câu về thầy,

cô giáo

Trang 14

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

14

- Rèn học sinh cách nói, viết Nói rõ ràng, rành mạch, viết thành câu

Từ những mục đích đề ra, tôi thấy khi giảng dạy học sinh chỉ đạt được yêu cầu sau:

Nói được tên cô giáo lớp 1 của mình, đúng thực tế

- Biết trả lời được 4 câu hỏi

Bên cạnh những học sinh đạt được tôi thấy trong quá trình giảng dạy còn gặp một số những hạn chế, khó khăn sau đây:

* Về học sinh:

- Chưa biết tìm những từ nói về tình cảm của người lớn đối với trẻ con và ngược lại

- Chưa biết cách sử dụng từ đúng chỗ tùy thuộc vào văn cảnh

Ví dụ: Với câu hỏi 4 học sinh trả lời

+ Em rất chu đáo, tận tình với cô giáo của em

- Học sinh chưa biết cách trả lời mà hầu hết chỉ biết cách bám sát vào câu hỏi và thêm từ trả lời như trong học Toán học

Chẳng hạn với bài tập trên học sinh trả lời:

a Cô giáo lớp 1 của em tên là Thanh

b Tình cảm của cô đối với em là thương yêu

c Em nhớ nhất điều ở cô là cô cho em mượn bút ạ!

d Tình cảm của em đối với cô là kính trọng

* Về phương pháp giảng dạy

Tôi thấy hầu hết giáo viên giảng như sách giáo viên như sau:

- Một học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ

- Giáo viên mở bảng phụ đã viết 4 câu hỏi (a, b, c, d); mời 4 học sinh nêu lần lượt 4 câu hỏi, hỏi các bạn:

Học sinh 1 hỏi: Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì? (Nhiều HS tiếp nối trả lời)

Học sinh 2 hỏi: Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào? (Nhiều HS tiếp nối trả lời)

Tương tự như thế với câu 3, 4 giáo viên khuyến khích HS trả lời hồn nhiên, chân thực về

cô giáo của mình, giáo viên nhận xét và khen ngợi những ý kiến hay có cái riêng

Học sinh thi trả lời cả 4 câu hỏi trước lớp, cả lớp và giáo viên nhận xét, góp ý, bình người trả lời hay

Trang 15

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

a Gia đình em gồm mấy người? đó là những ai?

b Nói về từng người trong gia đình em

c Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

Bài 2: Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu)

về gia đình em

a Mục đích cần đạt:

- Học sinh biết kể về gia đình, các em biết nói thành câu, rõ ràng, đủ ý, biết tổ chức liên kết tạo thành một đoạn văn ngắn

- Nắm được từng thành viên trong gia đình

- Biết thể hiện được tình cảm của mình đối với gia đình

b Kết quả thực tế học sinh đạt được:

- Học sinh nói được tên các thành viên trong gia đình mình

- Biết kể được theo đúng 3 câu hỏi

c Những hạn chế, khó khăn khi dạy

- Lượng thời gian trong khoảng 40 phút, yêu cầu HS nói, viết về gia đình là rất khó

- Đối với học sinh:

+ Học sinh còn nhầm lẫn giữa kiểu bài “ Kể ngắn theo câu hỏi” và “ Kể về gia đình” những câu hỏi ở dạng này chỉ là gợi ý còn HS phải dựa vào thực tế trong gia đình để kể, nhưng đa số các em chỉ dựa vào 3 câu hỏi gợi ý để trả lời theo

+ Khi nói về từng thành viên trong gia đình thì các em chưa kể được tên từng thành viên trong gia đình mình có những điểm khác nhau giữa các độ tuổi, sức khỏe hay nghề nghiệp

+ Nhiều em không biết dùng từ đặt câu đúng với văn cảnh

+ Chưa biết cách xưng hô trong khi kể về gia đình

- Đối với giáo viên: Chỉ đưa ra phương pháp giảng dạy như sách giáo viên

2.4.4 Kể về người thân

Trang 16

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

16

Dạng bài “ Kể về người thân” là dạng tiếp nối bài “ Kể về gia đình”, ở dạng bài “ Kể

về gia đình” đòi hỏi học sinh phải kể tất cả thành viên trong gia đình mình, còn ở dạng bài “

Kể về người thân” sách giáo khoa đưa ra như sau:

1 Kể về ông, bà (hoặc 1 người thân của em)

2 Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết 1

đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về ông,

bà hoặc người thân của em

3 Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em

ruột ( hoặc anh, chị, em họ) của em

b, Hằng ngày bố( mẹ, chú, dì, ) làm những việc gì?

c, Những việc ấy có ích như thế nào?

Kể ngắn về người thân ( nói, viết)

Trang 17

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

17

- Biết tỏ thái độ tình cảm với người thân và trân trọng thành quả lao động mà người thân tạo ra

b Những hạn chế, khó khăn khi dạy

- Học sinh chưa xác định được yêu cầu của đề, đó là chưa biết chọn được một người thân trong gia đình của mình để kể

- Khi kể việc xác định tuổi tác của người thân còn sai lệch, chưa ước lượng đúng độ tuổi Ví dụ: Khi kể về bà có em nói “ Bà em năm nay đã 30 tuổi”, hoặc “chị em năm nay đã

40 tuổi”

- Chưa biết tìm những đặc điểm nổi bật của người thân để kể

- Khi kể việc sử dụng từ của các em còn lặp lại từ, liên kết giữa các câu còn chưa chặt chẽ

Ví dụ: Mẹ em đã cao tuổi, mẹ em trắng hồng, mẹ em làm ruộng, em rất yêu mẹ

- Học sinh biết kể về một vật nuôi trong gia đình

- Biết quan sát và nói được đặc điểm nổi bật của con vật mà các em đã quan sát

- Rèn kĩ năng nói thành câu, liên kết các câu thành đoạn văn

- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi trong nhà

b Những hạn chế, khó khăn khi dạy

- Thời gian dành cho bài tập quá ít, một tiết Tập làm văn đòi hỏi học sinh thực hiện 3 yêu cầu: Khen ngợi Kể về con vật Lập thời gian là rất khó

- Học sinh chưa biết lựa chọn những đặc điểm nổi bật về hình dáng, về hoạt động để kể

mà hầu hết các em chỉ kể mang tính liệt kê tất cả các bộ phận Chẳng hạn: Con chó nhà

em có bộ lông vàng Nó có 2 cái tai, một cái đầu, 4 cái chân và 1 cai đuôi ngoe nguẩy

- Học sinh chưa biét kể tình cảm, thái độ của mình đối với con vật nuôi

2.4.6 Kể chuyện được chứng kiến

Dạng bài này cũng như dạng bài “ Kể về vật nuôi được đưa ra 1 bài tập ở tuần 33 và được trình bày như sau:

Trang 18

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

18

Bài: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 4 câu) kể một việc tốt của em (hoặc của bạn em)

Ví dụ: Săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm; Cho bạn đi chung áo mưa

(Tiếng Việt 2, tập 2 trang 132)

a Mục đích cần đạt:

- Học sinh biết được thế nào là một việc làm tốt

- Biết viết 1 đoạn văn ngắn kể vè 1 việc tốt của em hoặc của bạn em

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn gồm 3, 4 câu

- Có ý thức tham gia việc làm tốt

b Những hạn chế khó khăn khi dạy

- Do thời lượng chương trình ít, với 1 bài tập yêu cầu học sinh viết ngay là rất khó

- Học sinh chưa biết viết về 1 việc làm tốt theo đúng trình tự việc làm tốt diễn ra vào lúc nào? Em hoặc bạn em đã làm, kết quả của việc làm đó như thế nào?

- Sách giáo viên hướng dẫn còn chung chung chưa cụ thể

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP LÀM VĂN DẠNG BÀI

KỂ NGẮN LỚP 2

1 Biện phỏp 1: Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học

Làm cho học sinh hiểu vai trò quan trọng của phân môn này đổi với tất cả các môn học

trong nhà trường vì vậy ngay từ lớp 2 mọi giáo viên phải chú trọng trong quá trình dạy và học, tuyệt đối không được lơ là

2 Biện phỏp 2: Cải tiến qui trình giảng dạy (phương pháp học) phân môn Tập làm văn dạng bài “Kể ngắn” lớp Hai

Với dạng bài “ Kể ngắn” được chia thành 6 dạng bài nhỏ, tuy mỗi dạng có một yêu cầu, một nội dung riêng, mỗi dạng bài tôi đưa ra cách hướng dẫn

riêng phụ thuộc từng bài nhưng về phương pháp giảng dạy đều có chung các bước như sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

Bước 2: Bài mới

- Giới thiệu bài

- Hướng dẫn làm bài tập

+ Tìm hiểu yêu cầu của bài tập

+ Học sinh tiến hành làm

Trang 19

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

19

+ Báo cáo kết quả, nhận xét, rút ra điều cần lưu ý và ghi nhớ

2.1-Dạng bài “ Kể ngắn theo tranh”

Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh ở nhà

Việc học sinh có thời gian quan sát kĩ các bức tranh ở nhà là bước cực kì quan trọng, nó

có tính chất quyết định sự thành công của việc học sinh luyện nói tốt ở trên lớp Việc học sinh được quan sát trước bức tranh giúp học sinh không bị lúng tíng khi làm bài trên lớp, bươc quan sát ở nhà được giáo viên định hướng như sau:

+ Giao việc quan sát trước 1 tuần khi học đến bài quan sát tranh, trả lời câu hỏi

+ Học sinh ghi ra vở nháp những điều học sinh quan sát của từng tranh theo yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa

+ Với những bài tập không có sự định hướng bằng những câu hỏi, lời của nhân vật thì giáo viên xây dựng định hướng quan sát cho các em

Bước 2: Sự chuẩn bị của giáo viên

Giáo viên phải chuẩn bị tranh, tranh phải to và đẹp sao cho mọi học sinh trực tiếp tiếp xúc với đối tượng quan sát được thuận lợi

Bước 3: Hướng dẫn làm bài tập trên lớp

+ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

+ Bài mới:

* Giới thiệu bài

- Yêu cầu học sinh nhắc lại chủ điểm đang học trong tuần

- Yêu cầu học sinh kể lại những bài tập đọc đã học liên quan đến nội dung trong giờ Tập làm văn, từ những bài đó giáo viên dẫn dắt vào nội dung chính bài học ( hoặc giáo viên giới thiệu trực tiếp nội dung bài học )

* Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của bài:

- Giáo viên gọi học sinh đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc

- Giáo viên treo tranh và hướng dẫn học sinh cách quan sát theo định hướng

Tranh vẽ ai? Tranh vẽ cảnh gì? Câu hỏi này giúp học sinh quan sát tổng thể chung:

Em nhìn thấy hình ảnh của mỗi nhân vật trong tranh có điểm gì đáng chú ý? Câu hỏi này giúp học sinh quan sát kĩ từng bức tranh

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Trang 20

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

20

Tùy từng bài giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài dưới nhiều hình thức như: nhóm,

cá nhân Với hình thức nhóm giáo viên chia nhóm, nêu yêu cầu nhiệm vụ thảo luận trong nhóm, các nhóm tiến hành thảo luận, trong nhóm cử nhóm trưởng, thư kí điều hành và ghi lại nội dung thảo luận

Giáo viên theo dõi, quan sát hoạt động làm việc của các nhóm, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn nhóm có đối tượng học sinh yếu

Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá kêt quả của học sinh

Khi các nhóm trả lời, giáo viên gọi 3- 4 học sinh nhận xét xem câu trả lời của bạn đã đúng, đủ ý chưa, dùng từ đã đúng và hay chưa? Nếu dùng từ chưa hay có thể thay từ nào cho câu văn hay hơn

Giáo viên gọi một vài học sinh nói lại toàn bộ nội dung bức tranh theo câu hỏi gợi ý của chủ đề bài Giáo viên nhận xét cho điểm

* Sau đây tôi đưa ra một ví dụ minh họa về cách hướng dẫn học sinh làm một bài tập

cụ thể khi dạy học sinh

Đề: Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên ( Bút của cô giáo)

( Bài 1, tuần7, trang 62, tiếng Việt 2 tập 1)

Mục đích của bài tập là dựa vào tranh vẽ liên hoàn – kể được câu chuyện đơn giản có tên “ Bút của cô giáo”

Với bài tập này cần hướng dẫn HS như sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát ở nhà

- Giáo viên giao trước 1 tuần:

+ Tìm đọc bài tập đọc có liên quan nội dung chủ đề bài học

+ Quan sát từng tranh theo thứ tự 1, 2, 3, 4 đọc lời nhân vật trong tranh và quan sát xem mỗi bức tranh vẽ gì? Các nhân vật làm gì? Nét mặt cử chỉ như thế nào?

Bước 2: Giáo viên chuẩn bị tranh phóng to nội dung bài học

Bước 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trên lớp

*Kiểm tra bài cũ:

GV: Về nhà các em tìm được bài tập đọc nào có liên quan đến nội dung bài tập cô yêu cầu các em quan sát, bài tập ở nhà?

HS: Thưa cô bài “ Chiếc bút mực”

Trang 21

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

21

GV: Yêu cầu học sinh đọc bài “ Chiếc bút mực” cả lớp lắng nghe, giáo viên gọi 2 - 3 học sinh đọc bài đã quan sát được qua 4 bức tranh ở bài tập 1 trang 62, sau đó giáo viên nhận xét

* Bài mới:

+ Giới thiệu bài mới: Các em vừa nghe bạn đọc bài “ chiếc bút mực” các em thấy Mai là 1

cô bé tốt bụng, chân thực, biết giúp bạn, đã cho bạn mượn chiếc bút mực khi bạn quên bút ở nhà Còn nội dung các bức tranh mà các em quan sát, ghi lại ở nhà có đúng sự quan sát của các em không? Cô cùng các em đi tìm hiểu bài tập 1 trang 62 nhé!

+ Hướng dẫn làm bài tập

Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của đề bài

Giáo viên: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của đề bài các bạn khác đọc thầm theo Giáo viên treo 4 bức tranh phóng to

Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Đầu tiên yêu cầu các em quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh để hình dung sơ bộ diễn biến của câu chuyện, sau đó dừng lại ở từng tranh để kể lại nội dung, mỗi tranh giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý như:

Tranh 1: Hai bạn học sinh đang làm gì? Bỗng bạn trai nói với bạn gái ngồi bên cạnh điều gì? Bạn gái nói với bạn trai thế nào?

Tranh 2: Cô giáo đến và làm gì? Bạn trai nói gì với cô giáo?

Tranh 3: Cả 2 bạn làm gì? Với thái độ ra sao?

Tranh 4: Về nhà, bạn trai khoe điều gì với mẹ? Mẹ nói thế nào?

Hướng dẫn học sinh làm bài:

Học sinh thực hiện làm bài theo hình thức, hướng dẫn học sinh kể mẫu tranh 1 theo câu hỏi gợi ý trên sau đó 2- 3 học sinh tập kể hoàn chỉnh tranh 1:

Sau khi học sinh kể mẫu tranh 1, giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm bàn ( 3- 4

Trang 22

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

22

học sinh ) thảo luận kể toàn bộ câu chuyện theo 4 bức tranh Đại diện các nhóm kể, giáo viên giúp học sinh kể đúng, kể đủ ý, tiến tới kể sinh động, hấp dẫn Sau mỗi lần học sinh kể,

cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn học sinh kể giỏi nhất

Với yêu cầu trên khi dạy các em có thể kể:

Tùng và Hoa mở vở chuẩn bị làm bài, Tùng tìm mãi trong cặp không thấy bút đâu cả, Tùng quay sang hỏi Hoa:

- Mình quên bút ở nhà, bạn còn chiếc bút nào không cho mình mượn với

Hoa đáp: - Nhưng tớ chỉ có một cái bút

Cả 2 bạn đang lúng tung thì cô giáo đẫ đến bên cạnh, cô đưa bút cho Tùng và nói:

- Em cầm bút của cô mà viết, lần sau đi học đừng quên bút nhé!

Tùng mừng rỡ đưa 2 tay nhận bút rồi nói: - Em cảm ơn cô ạ!

Tùng và Hoa chăm chỉ làm bài, bài hôm đó cô giáo chấm cho Tùng điểm 10, sau buổi học Tùng về nhà khoe với mẹ Cầm điểm 10 đỏ chói trên tay mẹ mỉm cười xoa đầu Tùng và nói:

- Mẹ rất vui vì con học giỏi, nhưng hôm nay ai cho con mượn bút

- Dạ, bút của cô giáo ạ!

- Con nhớ cảm ơn cô giáo nhé!

- Dạ, vâng ạ!

Qua ví dụ trên để cac em làm tốt được dạng bài “ Kể ngắn theo tranh” tôi yêu cầu GV cần phải chú ý:

+ Quan sát kĩ từng tranh

+ Đọc nội dung được ghi ở từng tranh

+ Nắm vững ý chính mỗi tranh thể hiện

+ Biết kết nối nội dung thể hiện trong các tranh thành một câu chuyện ngắn

+ Biết kết hợp lời kể với ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ

2 2- Kể ngắn theo câu hỏi

Tôi hướng dẫn như sau:

a.Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Chẳng hạn như đọc bài “ bàn tay dịu dàng”

em tìm được những từ ngữ nào thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An? ( nhẹ nhàng, dịu dàng, trìu mến)

Trang 23

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

23

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị bài ở nhà

b.Bài mới

+ Giới thiệu bài:

- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại các bài tập đã đọc nói về chủ đề thầy cô

- Giáo viên giới thiệu: Các bài tập đọc trong tuần 7, 8 đều nói về tình cảm của thầy cô đối với học sinh, trong tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ thi kể về cô giáo (thầy giáo) lớp 1 của mình được thể hiện ở bài tập 2 trang 69

+ Hướng dẫn làm bài:

- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài

- Gọi và HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo

- Giáo viên giúp HS hiểu nội dung, HS nối tiếp đọc câu hỏi, GV gợi mở để một số ý

HS nhớ lại: Tên của cô giáo (thầy giáo) dạy hồi lớp 1; tình cảm của cô giáo (thầy giáo) đối với

em và các bạn trong lớp; điều mà em đáng nhớ nhất; tình cảm của em đối với cô giáo (thầy giáo)

Điều đáng nhớ nhất có thể là: Khi em mắc khuyết điểm thầy cô ân cần khuyên bảo em như thế nào? Lúc em viết sai thầy cô đã uốn nắn cho em từng nét chữ như thế nào?

+ Học sinh làm bài:

- Học sinh thảo luận nhóm đôi: 1 HS hỏi, 1 HS trả lời và ngược lại

- Học sinh hỏi - đáp trước lớp theo cặp

- Học sinh thi kể về thầy cô theo 4 câu hỏi

- Bình chọn bạn kể hay nhất

Học sinh có thể kể là:

Cô giáo lớp 1 của em tên là Thanh, cô rất yêu thương học sinh và luôn luôn chăm lo cho chúng em từng li từng tí Mỗi khi em mắc lỗi cô chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo em, tuy không học cô nữa nhưng em và các bạn luôn nhớ về cô - cô là người mẹ thứ 2 của em

c Một số điểm khi dạy giáo viên cần lưu ý và ghi nhớ

+ Khi thực hiện kể chuyện theo câu hỏi GV cần hướng học sinh:

- Đọc kĩ từng câu hỏi

- Hiểu đúng nội dung yêu cầu của câu hỏi

- Lựa chọn nội dung để trả lời câu hỏi

- Biết nối kêt các câu trả lời thành câu chuyện ngắn

Trang 24

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

24

- Biết kết hợp lời kể với ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ

2.3- Kể về gia đình

Tôi áp dụng như sau:

a.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức bài trước, sự chuẩn bị bài của học sinh

b.Bài mới:

+ Giới thiệu bài:

Gia đình là cái nôi nuôi các em khôn lớn, ở đó có tất cả những người thân yêu của

em, đó là nơi gần gũi, thân thiết với các em Hôm nay các em sẽ kể về gia đình mình cho cô

và các bạn trong lớp cùng nghe

+ Hướng dẫn làm bài tập

Bài tập 1:

- Học sinh đọc yêu cầu: 1 HS đọc cả lớp đọc thầm theo

- Các em nhớ lại nội dung đã tìm hiểu ở nhà

- Học sinh làm miệng trong nhóm bàn: HS đọc bài của mình các hS khác bổ sung ý cho bạn

- Học sinh nói miệng trước lớp: HS nhận xét, GV nhận xét

Kết quả của bài tập HS có thể nói như sau:

Gia đình tôi gồm có 6 người: đó là ông, bà, bố, mẹ, chị Lan và tôi Ông , bà tôi đã già Bố

là công nhân đang làm việc ở công ty may Hưng Yên Mẹ tôi là giáo viên trường Tiểu học Liên Khê Chị Lan đang học ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thuật, còn tôi là học sinh lớp 2C trường Tiểu học Liên Khê

Tôi rất yêu quý những người thân trong gia đình

Hay:

Tôi xin giới thiệu với các bạn gia đình của tôi gồm có 4 người: Bố, mẹ, em Lan và tôi Bố,

mẹ tôi là nông dan, tuy công việc vất vả nhưng bố – mẹ quan tâm rất chu đáo đến 2 chị em tôi

Em Lan vẫn còn nhỏ mới tròn 1 tuổi, em là thành viên hay “quậy” nhất nhưng ai cũng yêu Còn tôi là học sinh lớp 2 trường Tiểu học Liên Khê Em luôn tự hào về gia đình

Bài 2:

- Học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài

- Học sinh nhớ nội dung câu trả lời để kể lại cho đúng và đủ ý

- Học sinh làm bài vào vở

Trang 25

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

25

- Học sinh đọc bài trước lớp, cả lớp và giáo viên nhận xét

Từ những phương pháp giảng dạy của giáo viên chốt những điểm cần nhớ khi kể về gia đình

+ Xác định rõ gia đình mình gồm mấy người

+ Cần nói thành từng câu thật rõ ràng, khi kể cần xưng hô thật đúng cho bạn nghe như: Tớ, mình, tôi, …

+ Lời kể phải chân thực, thể đúng tình cảm của mình đối với gia đình

2 4 Kể về người thân

2.4.1-Dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

Giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước nội dung cần kể thông qua người thân trong gia đình

2.4.2-Bài mới

a.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sơ bộ việc chuẩn bị bài ở nhà của HS

b Vào bài:

c Giới thiệu bài - tìm hiểu đề

- Giáo viên gọi HS đọc yêu cầu của đề bài, cả lớp theo dõi đọc và đọc thầm

- Giúp HS tìm hiểu nội dung kể:

+ Em chọn đối tượng kể là ai?

+ Em biết gì về đối tượng định kể?

+ Em sẽ bắt đầu (giới thiệu) như thế nào?

+ Tình cảm của em dành cho đối tượng định kể như thế nào?

d Học sinh làm bài tập

- Giáo viên tổ chức HS hỏi - đáp theo cặp

- Giáo viên quan sát và chú ý cho học sinh khi kể các nội dung cần đảm bảo tính chân thực

- Giáo viên gọi HS kể trước lớp (gv chú ý cho các em kể theo trật tự nhất định theo gợi

ý của câu hỏi) Khi kể xong giáo viên và cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất

Sau đây tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh làm một ví dụ cụ thể:

Ví dụ: Bài tập 1 tuần 10 trang 85

1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Giáo viên dăn học sinh về tìm hiểu một thành viên trong gia đình và ghi chép lại dựa theo gợi ý bài 1 trang 85

Trang 26

Phan Thị Đào- Trường Tiểu học Liên Khê – Huyện

Khoái Châu

26

2 Bài mới:

* Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

Giáo viên: Em hãy đọc phần ghi chép của em về 1 người thân trong gia đình

* Vào bài:

- Giới thiệu bài:

Giáo viên gọi học sinh nêu chủ điểm đã học rồi giới thiệu vào bài

- Hướng dẫn làm bài tập

+ Tìm hiểu yêu cầu của đề:

Một HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo

Giáo viên: Đầu bài yêu cầu gì?

Học sinh: Đầu bài yêu cầu kể về ông, bà ( hoặc 1 người thân)

Giáo viên: Vậy đối tượng chọn để kể gồm mấy người?

Học sinh: Đối tượng chọn kể là 1 người thân

Giáo viên: Để kể về 1 người thân em phải kể về những điều gì? Cô mời một bạn đọc phần gợi ý và các bạn khác đọc thầm trả lời câu hỏi

Học sinh: Thưa cô kể về 1người thân là kể về tuổi, nghề nghiệp và sự chăm sóc, tình cảm của người kể dành cho em

+ Hướng dẫn chọn đối tượng để kể:

Giáo viên lần lượt hỏi đáp một số học sinh:

Em sẽ chọn ai để kể nào?

Người kể bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Ở đâu?

Người thân yêu quý, quan tâm em như thế nào?

Tình cảm của em đối với người thân sẽ kể ra sao?

+ Học sinh làm bài miệng theo nhóm đôi

+ Học sinh thi kể trước lớp

Giáo viên gọi cá nhân kể, học sinh nhận xét sửa sai, giáo viên kết luận

+ Bình chọn bạn kể hay, ấn tượng về người thân của mình

+ Giáo viên đưa ra bài kể hay để học sinh tham khảo, chẳng hạn:

Ví dụ:

Trong gia đình em, người em yêu quý nhất là bà

Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen nhánh Trước khi nghỉ hưu,

Ngày đăng: 14/07/2015, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w