1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị tại khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020

56 398 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 373 KB

Nội dung

trong đó đa số cán bộ chưa có bác sỹ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, đặc biệt làbác sỹ phẫu thuật hàm mặt.Trước những khó khăn đó, nhằm tạo điều kiện cho người dân vùng xâuvùng xa, người dân g

Trang 1

LƯỜNG TIẾN HÙNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT,

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 3

ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT,

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: LƯỜNG TIẾN HÙNG

Lớp: Cao cấp lý luận chính trị B9 - 15

Chức vụ: Trưởng khoa Răng hàm mặt

Đơn vị công tác: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 4

Thầy, cô giảng viên đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi có đượcmôi trường học tập tốt Với vốn kiến thức và lý luận mà tôi đã được tiếp thutrên giảng đường trong thời gian học tập không chỉ là nền tảng cho quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành Đề án tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu giúptôi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao và tự tin, vững bước đi trên conđường sự nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, Ban Giám đốc,tập thể khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, Ban cán sự lớpcùng toàn thể các bạn học viên của lớp Cao cấp lý luận chính trị B9.15 đãnhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập

và đề án tốt nghiệp trong suốt thời gian qua

Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, tuy nhiên đề án không thể tránhkhỏi những hạn chế sai sót cả về nội dung và hình thức Tôi rất mong nhậnđược sự góp ý, giúp đỡ của các Thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để hoànthành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu tiếp theo

Tôi xin trân trọng cảm ơn

Yên Bái, ngày 25 tháng 5 năm 2016

HỌC VIÊN

Lường Tiến Hùng

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề án 1

2 Mục tiêu của đề án 4

3 Giới hạn của đề án 5

B NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 6

1 Căn cứ xây dựng đề án 6

1.1 Cơ sở khoa học 6

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 13

1.3 Cơ sở thực tiễn 17

2 Nội dung thực hiện đề án 18

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 18

2.2 Thực trạng chất lượng khám, chữa bệnh tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020 22

2.3 Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái 32

2.4 Các giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020 34

3 Tổ chức thực hiện Đề án 40

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 40

3.2 Tiến độ thực hiện đề án 41

3.3 Kinh phí thực hiện đề án 42

4 Dự kiến hiệu quả của Đề án 42

4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 42

4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 43

4.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Đề án 44

C KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 46

1 Kiến nghị 46

2 Kết luận 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề án

Trải qua 30 năm đổi mới nước ta đã căn bản thoát nghèo, đói, trở thành mộtnước có mức thu nhập trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới,đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, chất lượng cuộc sống đượcnâng lên rõ rệt Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, Việt Nam đang làthành viên tích cực và có trách nhiệm đối với các tổ chức Quốc tế, Việt Nam ngàycàng hội nhập sâu bởi vị thế và uy tín ngày càng được nâng cao Với những thànhtựu nêu trên nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao Hệthống y tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng vàchất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng được nâng cao, đápứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân Tuy nhiên, do nhu cầu khám chữabệnh (KCB) của người dân có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó hệ thống KCBhiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dân Sở dĩ cótình trạng trên, trước hết là vì ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế thuộc vào loạithấp so với các nước có cùng mức thu nhập trong khu vực và trên thế giới Khảnăng cung ứng dịch vụ không theo kịp nhu cầu và sự phát triển về khoa học kỹthuật Mặt khác, hệ thống y tế Việt Nam đặc biệt mô hình y tế chưa ổn định, cơchế chính sách còn nhiều bất cập, đặc biệt cơ chế tài chính còn chưa phân định rõ,khó áp dụng đặc biệt vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đại bộphân người dân chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào y tế nhà nước, do nguồn thu rấtthấp, không đủ để bù đắp các khoản chi do đó không có điều kiện để trang bịnhiều máy móc, thiết bị hiện đại, thiếu nguồn lực để mở rộng và nâng cao chấtlượng KCB

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, gồm 9 đơn vị hành chính (1 TP, 1

TX và 7 huyện), với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường,

Trang 8

thị trấn); trong đó có 02 huyện là huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết30a/2008/NQ-CP, 72 xã vùng III và 790 thôn bản đặc biệt khó khăn Dân sốtoàn tỉnh đến 31/12/2014 tổng dân số toàn tỉnh là 783.534 người, với trên 30dân tộc sinh sống Điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ dân trí còn nhiều hạnchế nhất là ở những xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn và vùng có nhiềuđồng bào dân tộc thiểu số.

Do đặc điểm của một tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc chiếm trên 50%,kinh tế chưa phát triển, vùng cao tự cung tự cấp là chủ yếu, vẫn tồn tại hiệntượng du canh du cư Trình độ văn hoá không đồng đều, trong đó tại vùng cao

tỷ lệ mù chữ cao Hậu quả của trình độ văn hoá thấp là thiếu nguồn để đào tạođội ngũ cán bộ y tế Phong tục tập quán còn lạc hậu, các tệ nạn xã hội như mêtín dị đoan vẫn tồn tại Trong khi đó, đầu tư kinh phí của nhà nước cho côngtác chăm sóc sức khỏe còn rất thấp, chỉ đạt 60% nhu cầu Toàn cầu hoá và hộinhập có nhiều thuận lợi như thu hút đầu tư, song cũng phát sinh các yếu tốnguy cơ, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội gia tăng, tăng dân số dẫn tớinhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao

Tình trạng sức khỏe nhân dân trong những năm gần đây đã được nânglên, nhiều bệnh được khống chế Tuy nhiên mô hình bệnh tật diễn biến kháphức tạp, đang ở giai đoạn chuyển đổi Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, kýsinh trùng, tai nạn, chấn thương, ngộ độc và bệnh lý răng miệng vẫn ở mứccao… Tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch,ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi mạn tính) có dấu hiệu gia tăng Cácbệnh truyền nhiễm gây dịch vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát cácbệnh dịch mới nổi, tái nổi Tình hình dịch HIV/AIDS vẫn đang diễn biếnphức tạp và khó kiểm soát

Môi trường còn bị ô nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm khó kiểm soát.Chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ y tế còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa

Trang 9

khuyến khích được cán bộ công tác tại các xã đặc biệt khó khăn, những lĩnhvực đặc biệt độc hại Nhiều cán bộ xin chuyển đi nơi khác hoặc sang ngànhkhác sau khi kết thúc các chương trình học bổng đào tạo và được cấp bằngthạc sỹ, chuyên khoa I, II Phụ cấp nhân viên Y tế thôn bản (YTTB) quá thấp,dẫn đến nhiều nơi có nguy cơ không có YTTB.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái là bệnh viện đa khoa hạng II, hoạtđộng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở y tế Yên Bái với 7 chức năng nhiệm vụchính: Cấp cứu, khám và chữa bệnh, đào tạo cán bộ, công tác chỉ đạo tuyến,công tác phòng chống dịch, bệnh, hợp tác quốc tế về y tế, quản lý kinh tế về y

tế Bệnh viện gồm 29 khoa, phòng chức năng, với 495 nhân viên Số giường

kế hoạch là 500 giường, thực kê 550 Khoa Răng Hàm Mặt là khoa lâm sàngtrong khối chuyên khoa của bệnh viện, có 15 cán bộ hoạt động chuyên mônvới nhiệm vụ tư vấn, khám, điều trị các mặt bệnh lí về răng hàm mặt và phục

vụ nhu cầu thẩm mỹ cho khách hàng

Thực trạng bệnh răng miệng và hàm mặt là bệnh thường gặp, tuy nhiên

do khả năng hiểu biết của người dân còn nhiều hạn chế, chủ quan trong phòngbệnh nên một số bệnh diễn biến nặng người bệnh mới đến cơ sở y tế điều trị Đặc biệt vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăntrong tiếp cận các dịch vụ y tế nói chung và các bệnh về răng hàm mặt nóiriêng Do không có cán bộ chuyên khoa tại y tế cơ sở, các dịch vụ y tế còn tậptrung tại các khu đông dân cư, hệ thống dịch vụ y tế công phân bố khôngđồng đều, trang thiết bị thiếu và chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu điềutrị

Hiện tại trong hệ thống y tế tỉnh Yên Bái, chỉ có bệnh viện Đa khoatỉnh và BVĐKV Nghĩa Lộ có khoa Răng Hàm Mặt riêng, các đơn vị còn lạichuyên khoa Răng Hàm Mặt ghép chung trong khối liên chuyên khoa lẻ,

Trang 10

trong đó đa số cán bộ chưa có bác sỹ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, đặc biệt làbác sỹ phẫu thuật hàm mặt.

Trước những khó khăn đó, nhằm tạo điều kiện cho người dân vùng xâuvùng xa, người dân gặp khó khăn bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tếnhiều văn bản, Nghị quyết chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động bảo vệ, chămsóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân được thực thi; trong đó có Luật Bảo hiểm

y tế sửa đổi, từ ngày 01/01/2016 sẽ thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến xã, huyệntrong phạm vi tỉnh đã giúp cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ

y tế kĩ thuật cao tại các cơ sở y tế đồng thời thuận lợi trong việc lựa chọn các

cơ sở khám chữa bệnh, hạn chế được các thủ tục hành chính trong quá trìnhthanh toán dịch vụ

Thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủcủa đơn vị sự nghiệp công lập khi đó bệnh viện công sẽ tự bảo đảm toàn bộchi hoạt động thường xuyên hoặc chi đầu tư hoặc sẽ tự chủ chi trả toàn bộ,

Cùng với sự phát triển rầm rộ của các phòng khám Răng Hàm Mặt tưnhân với nhiều chính sách ưu đãi về các gói dịch vụ y tế chăm sóc răng miệng

đã tạo ra môi trường cạnh tranh về thu dung người bệnh và khả năng cung cấpcác dịch vụ y tế giữa các đơn vị y tế công; giữa y tế công với y tế tư nhân

Sự cạnh tranh đòi hỏi các cơ sở y tế phải đầu tư cơ sở hạ tầng và trangthiết bị, đồng thời tích cực phát triển chuyên môn kĩ thuật, triển khai các kĩthuật mới vào khám và điều trị, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh

Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn vấn đề : “Nâng cao chất lượng dịch

vụ khám và điều trị tại khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 ” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.

2 Mục tiêu của đề án

2.1 Mục tiêu chung

Trang 11

Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị tại

Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020”

nhằm làm tốt công tác khám, tư vấn cho người bệnh từ đó nâng cao nhận thức

của người dân về sức khỏe răng miệng, xây dựng ý thức chăm sóc và bảo vệ

răng miệng đồng thời điều trị được các ca bệnh từ đơn giản đến phức tạp,giảm thiểu tối đa lượng bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên Tổ chức triểnkhai được các kỹ thuật mới, đẩy mạnh việc cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầukhám chữa bệnh ngày càng cao cho người bệnh, ứng dụng các phương pháptiên tiến và trang thiết bị hiện đại vào điều trị phục vụ người bệnh một cáchtốt nhất

- Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế bệnh viện đặc biệt lànâng cao y đức kỹ năng giao tiếp ứng xử đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

- Cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh theo nhu cầu của người bệnh,nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế theo phân tuyến kỹ thuật Tăng cườngtriển khai các kĩ thuật mới

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển chuyên môn, nghiêncứu ứng dụng, nhằm đáp ứng được điều kiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe chongười dân

3 Giới hạn của đề án

- Đối tượng của đề án: Chất lượng dịch vụ khám và điều trị bệnh nhân

răng hàm mặt tại khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

Trang 12

- Không gian: Đề án được thực hiện ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái.

- Thời gian: Áp dụng triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

B NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1 Cơ sở xây dựng đề án

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Khám bệnh: Là việc hỏi bệnh khai thác tiền sử bệnh, thăm

khám thực thể khi cần thiết, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dỏchức năng để chẩn đoán và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp đãđược công nhận (Trích Nghị quyết 51/2001/QH10 Quốc hội ban hành luậtkhám bệnh chữa bệnh.)

1.1.1.2 Điều trị (chữa bệnh): Là việc sử dụng phương pháp chuyên

môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứuđiều trị chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh (Trích nghị quyết51/2001/QH10 Quốc hội ban hành luật khám bệnh chữa bệnh)

1.1.1.3 Khám và điều trị bệnh nhân Răng hàm mặt: Bệnh lý Răng hàm

mặt được chia ra các nhóm: Bệnh tổ chức quanh răng (nha chu), bệnh tổ chứccứng của răng (men, ngà răng), các loại khối u hàm mặt (u phần mềm, uxương hàm mặt), chấn thương hàm mặt bao gồm vết thương hàm mặt có hoặckhông tổn thương xương hàm mặt, các dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt v.v.Khám và điều trị bệnh răng hàm mặt là thông qua việc hỏi bệnh khai thác tiềnsử, bệnh sử kết hợp khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để pháthiện tất cả các tổn thương vùng hàm mặt, sau đó có kết luận bệnh và đưa rahướng điều trị

1.1.1.4 Khái niệm dịch vụ và dịch vụ y tế

Trang 13

 Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cungcấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêudùng Một dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra được niềm tin và uy tín đối vớikhách hàng Dịch vụ ngày càng phát triển và đóng một vai trò ngày càngquan trọng trong mỗi quốc gia, người ta gọi là ngành kinh tế mềm (SoftEconomics)

 Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa ngườicung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ như:KCB, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ do các cơ sở y tếcông cộng (trạm xá các cơ quan, trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện/quận,các cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương) và các cơ sở y tế tư nhân (phòngkhám, bệnh viện tư, hiệu thuốc) cung cấp

Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sửdụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ

c Phân loại theo danh mục kỹ thuật trong KCB

- Hoạt động y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm

- Hoạt động KCB, phục hồi chức năng;

Trang 14

- Hoạt động KCB bằng y học cổ truyền;

- Hoạt động sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc

Trang 15

 Đặc điểm của dịch vụ y tế

- Tính chất vô hình của dịch vụ

- Tính chất đúng thời điểm và không thể dự trữ

- Phụ thuộc quá nhiều yếu tố

- Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá dịch vụ

- Dịch vụ không thể tồn tại độc lập

- Sự ảnh hưởng mật thiết của người tiêu dùng tới sự tồn tại của dịch vụ

Tuy nhiên, dịch vụ y tế có một số đặc điểm riêng, đó là:

- Khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được

- Là loại hàng hoá mà người sử dụng thường không tự mình lựa chọnđược mà chủ yếu do bên cung ứng quyết định

- Là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên khi bị

ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải mua

- Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đẳng trong mối quan hệ, đặc biệttrong tình trạng cấp cứu

- Bên cung cấp dịch vụ có thể là một tổ chức hay cũng có thể là một cá nhân

 Đặc điểm của thị trường dịch vụ y tế

- Thị trường y tế không phải là thị trường tự do, giá cả dịch vụ do ngườibán quyết định

- Dịch vụ YTTN là một ngành dịch vụ có điều kiện, không có sự cạnhtranh hoàn hảo

- Tồn tại sự “bất đối xứng thông tin” giữa bên cung cấp và bên sử dụngdịch vụ, dễ dẫn tới tình trạng đẩy cao chi phí y tế

Thực tế người bệnh ít khi đánh giá được một cách chính xác chất lượngdịch vụ khám chữa bệnh mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhânviên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất của cơ sở y tế Ví dụ: một người bệnhđược phẫu thuật để chữa bệnh không thể biết được “chất lượng” của cuộc mổnhư thế nào, ngoại trừ cảm giác đau sau mổ và nhìn thấy được vết mổ

Trang 16

Chất lượng dịch vụ y tế vì thế được xem là gồm 2 cấu thành: (1) chấtlượng kỹ thuật (technical quality) và (2) chất lượng chức năng (functionalquality) Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và điềutrị bệnh Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: cơ sở vật chất bệnhviện bao gồm máy móc trang thiết bị, hóa chất thuốc men, giường bệnh,phòng bệnh , giao tiếp của nhân viên y tế, cách thức bệnh viện tổ chức cácquy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh việnchăm sóc người bệnh… Chất lượng dịch vụ y tế trong khám điều trị bệnhrăng hàm mặt cũng bao gồm hai yếu tố cấu thành như trên.

Chỉ có nhân viên trong ngành y tế là những người được trang bị đủ kiếnthức để có thể đánh giá chất lượng kỹ thuật của dịch vụ y tế Người bệnhthường ít khi có khả năng nhận định và đánh giá chất lượng kỹ thuật Trong

đa số các trường hợp, người bệnh đánh giá dịch vụ y tế dựa vào chất lượngchức năng hơn là chất lượng kỹ thuật

1.1.2 Yêu cầu nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh nhân răng hàm mặt

Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới

(WHO-World Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái

cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế" Như vậy, sức khỏe bao hàm:

+ Sức khỏe thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái

và thoải mái về thể chất Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ là ngườikhoẻ mạnh Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là lực, sự nhanhnhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịuđựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường

+ Sức khỏe tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã

hội, tình cảm và tinh thần Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ

Trang 17

chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở nhữngquan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại nhữngquan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.

Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh

và có đạo đức Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoàtrong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm

+ Sức khoẻ xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các

mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: gia đình, nhà trường,bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan Nó thể hiện ở sự được tán thành

và chấp nhận của xã hội Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồngcảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại

Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyềnlợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là

sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội

Thứ nhất, do sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn

xã hội Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là một nhiệm vụ quantrọng cấp thiết của toàn Đảng toàn dân nói chung và của cán bộ nhân viên ngành

Y tế nói riêng Đảm bảo sức khỏe là trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàngđầu của Đảng và Nhà nước Đầu tư cho lĩnh vực này chính là đầu tư phát triển

xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ Xã hội Xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, nhận thức người dân ngày càng cao theo xu hướng phát triển

của đời sống xã hội, người dân tiếp cận nhiều thông tin đại chúng, đời sốngnhân dân được nâng cao, nhiều bệnh mới xuất hiện và diễn biến phức tạp, nhucầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao trong đó chăm sóc răng miệng là mộtnhu cầu lớn của xã hội hiện đại nhằm đem lại một sức khoẻ toàn diện, tínhthẩm mĩ cao, tự tin trong giao tiếp và hoạt động xã hội…

Trang 18

Thứ ba, chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung

ứng và người sử dụng thông qua giá dịch vụ Tuy nhiên không giống như cácdịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có những đặc điểm riêng, đó là:

Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe ởcác mức độ khác nhau và mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau Chính vì không

dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người ta thường gặp khó khăn trongchi trả các chi phí không lường trước được

Thứ tư, dịch vụ Y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh)

thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ýmuốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế) Cụ thể khi ngườibệnh có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thờigian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định Như vậy, người bệnh, chỉ cóthể lựa chọn nơi điều trị ở một chừng mức nào đó, người chữa cho mình chứkhông chủ động lựa chọn được phương pháp điều trị Điểm đặc biệt nàykhông giống các loại hàng hóa khác, đó là đối với các loại hàng hóa khôngphải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều giải pháp lựa chọn, thậm chí tạmthời không mua nếu chưa có khả năng tài chính

Chỉ có nhân viên trong ngành y tế là những người được trang bị đủ kiếnthức để có thể đánh giá chất lượng kỹ thuật của dịch vụ y tế Người bệnhthường ít khi có khả năng nhận định và đánh giá chất lượng kỹ thuật Trong

đa số các trường hợp, người bệnh đánh giá dịch vụ y tế dựa vào chất lượngchức năng hơn là chất lượng kỹ thuật

Trong những năm qua, do chính sách mở cửa và cải cách ngành y tế,dịch vụ y tế ngày càng phát triển Trong đó, những thay đổi lớn bao gồm:

+ Phân hóa trong thu nhập, khiến nhu cầu về dịch vụ y tế cũng phânhóa Thu nhập bình quân tăng, khiến yêu cầu về chất lượng dịch vụ y tế, đặcbiệt là chất lượng chức năng của người bệnh ngày càng tăng

Trang 19

+ Bệnh viện công lập chuyển dần từ miễn phí đến thu một phần hoặcthu đủ phí dịch vụ y tế Một số bệnh viện tiến tới tự chủ về tài chính và cókhuynh hướng tăng thu để đảm bảo ngân sách hoạt động, tuy nhiên vẫn cầncân đối mức giá để vừa đáp ứng được vai trò là đơn vị sự nghiệp công phục

vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân vừa đảm bảo sức hút, tăng tínhcạnh tranh đối với các cơ sở y tế khác trong địa bàn và khu vực

+ Cơ sở y tế tư nhân, bệnh viện tư ngày càng phát triển Một số bệnhnhân có điều kiện đi khám và điều trị bệnh ở các cơ sở y tế nước ngoài Ngườibệnh ngày càng có nhiều sự chọn lựa về dịch vụ y tế

+ Bệnh viện công lập bắt đầu phải cạnh tranh với các loại hình dịch vụ

y tế khác Trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội ngày càng phát triển,ngành y tế vẫn chưa theo kịp sự phát triển này của xã hội, đặc biệt là việcnâng cao chất lượng chức năng của dịch vụ y tế

- Thứ năm, do yêu cầu về đạo đức của người cán bộ Y tế (Y đức) Sinh

thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm vấn đề đạo đức củangành y tế Người đã dạy: “người cán bộ y tế không chỉ giỏi về chuyên môn

mà phải vững vàng về chính trị, yêu dân, yêu nước, đoàn kết nội bộ” Trongnhiều bài nói, bài viết và thư gửi người yêu cầu cán bộ y tế phải giỏi vềchuyên môn, muốn giỏi về chuyên môn phải luôn luôn học tập, nghiên cứutìm tòi sáng tạo trong nghề nghiệp và phải yêu nghề, nghề thầy thuốc là mộtnghề đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng con người.Trong thư gửi hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Người nhắc nhở “Ngườibệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú, Chính phủ phó thác cho các côcác chú việc chữa bệnh tật và sức khoẻ cho đồng bào Đó là nhiệm vụ vẻvang, vì vậy, cán bộ phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruộtthịt mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”

Trang 20

Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về "Công

tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" một

lần nữa Đảng và nhà nước ta lại khẳng định: “Nghề y là một nghề đặc biệt,cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt Mỗi cán bộ, nhânviên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lựcchuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lờidạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải làngười mẹ hiền”

Có thể nói, đạo đức của người cán bộ y tế chính là lương tâm đạo đức,

là trách nhiệm của người thầy thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cho ngườidân - đây là loại dịch vụ đặc biệt, nhất là trong cơ chế thị trường ngày nay thìyêu cầu về đạo đức của người cán bộ y tế ngày càng trở nên cấp thiết Như

vậy ta có thể hiểu: Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc trong đời sống xã hội

đặt ra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy thuốc

có liên quan đến nghề nghiệp của mình Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm bổn phận của người thầy thuốc (Trích Quyết định số 2088/BYT – QĐ 06/11/1996, tiêu chuẩn đạo đức của người làm cán bộ y tế).

Thứ sáu, yêu cầu ngày càng cao của người bệnh về nhu cầu khám chữa

bệnh đòi hỏi trình độ chuyên môn của các bác sĩ không ngừng trau dồi, tíchcực tiếp thu, rèn luyện và triển khai các kĩ thuật mới, đáp ứng nhu cầu ngườibệnh, tạo sự vượt trội kĩ thuật so với các đơn vị y tế khác, khẳng định thươnghiệu là đơn vị cung ứng dịch vụ y tế hàng đầu trong tỉnh

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

Nhận thức rõ vị trí của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng và việccần thiết từng bước thực hiện nhũng giá trị nhân văn của cách mạng vô sản,cách mạng xã hội chủ nghĩa, ngay từ khi ra đời đến nay, Đảng cộng sản ViệtNam luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng nền y tế XHCN - nền y tế phục vụ nhân

Trang 21

dân lao động Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, công tác y tế đều hướngtới mục tiêu xây dựng lực lượng y bác sỹ có trình độ cao, có lương tâm nghềnghiệp và xây dụng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhândân Những thành tựu mà ngành y tế đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng

là những đóng góp quan trọng đối với thắng lợi dân tộc trong sự nghiệp đấutranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội

Điều 61 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1992 đã nêu rõ: Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ Nhànước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí

Điều 58 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013 khẳng định Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chămsóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách

ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miềnnúi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về "Công

tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" nêu

rõ: Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trangthiết bị và cán bộ Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là bệnh viện đakhoa tuyến tỉnh và huyện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhucầu khám chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương Mở rộng hợp táctranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư nguồn lực của các nước các tổ chức quốc tế,tiếp thu các thành tựu về khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý phục vụ

sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ nâng cao sức khỏe của nhân dân Nghị quyếtcũng nêu rõ phải kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và

cơ cấu Sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo đápứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; xây dựngmột trung tâm đào tạo ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực

Trang 22

- Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khoá

XII, kỳ họp thứ ba về "Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật XHH để

nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân”

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 củaQuốc hội

- Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội

- Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về việc Phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến

năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020".

- Qui định về y đức (Tiêu chuẩn đạo đức của nguời làm công tác y tếban hành kèm theo quyết định số 20881 BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộtrưởng Bộ Y tế

- Chỉ thị 06/2007/CT-BYT ngày 7/12/2007 của Bộ Y tế về việc nângcao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân Chương trình số527/CTr-BYT ban hành ngày 18/06/2009 về nâng cao chất lượng khám, chữabệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của ngườibệnh bảo hiểm y tế Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ Y tế về việctăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh saukhi điều chỉnh giá dịch vụ y tế

- Quyết định 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 của Bộ Y tế về việcban hành qui tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế.Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 của Bộ Y tế về tăng cường các giải phápthực hiện tốt qui tắc ứng xứ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám chữa bệnh

- Quyết định 1313/QĐ- BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ y tế vềviệc ban hành qui chế khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện

Trang 23

- Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ y tế về việc phêduyệt đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗtrợ cho các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trong những năm qua công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dântrên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thểquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, coi đó là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm Chỉ đạo công tác này UBND tỉnh Yên Bái đã đưa ranhững Quyết định có tính chiến lược đối với sự phát triển của ngành y tế YênBái, cụ thể:

- Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhYên Bái đến năm 2020;

- Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồngnhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án chính sách phát triển nguồnnhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015;

- Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Ủy ban nhândân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực Y tế trên địa bàntỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015”

Những nghị quyết trên đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo để nâng chấtlượng của hệ thống y tế tỉnh Yên Bái nói chung và Bệnh Viện Đa khoa tỉnhYên Bái nói riêng, hướng tới thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất: Quy hoạch và phát triển mạng lưới nghành y tế Yên Bái một

cách phù hợp và hiệu quả với xu thế phát triển của một tỉnh, đầu tư cơ sở vậtchất trang thiết bị, con người, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ởtất cả các tuyến trong lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh phục hồi chứcnăng, dịch vụ y tế kỹ thuật cao

Trang 24

Thứ hai: Phát triển Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh thành bệnh viện mạnh

trong khu vực, chuyên khoa sâu đi đầu trong việc ứng dụng khoa học côngnghệ vào chuẩn đoán và điều trị trên địa bàn tỉnh và tiến tới trở thành BệnhViện trung tâm của khu vực Xây dựng các trung tâm nghiên cứu và bệnhviện vệ tinh của các viện Trung ương, hiện tại viện đang xây dựng đề ánthành viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức…

- Thứ ba: Tiếp tục nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế Tích cực

đào tạo nâng cao tay nghề chuyên môn, tranh thủ sự hỗ trợ kĩ thuật tích cựccủa tuyến trung ương, gửi cán bộ đi học tập dài hạn và ngắn hạn, cập nhật kĩthuật và phương pháp điều trị mới vào điều trị phục vụ người bệnh, thực hiệnđược các kỹ thuật cao trong chuẩn đoán và phẫu thuật

- Thứ tư: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong khám và chữa

bệnh tại bệnh viện Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí giám sát vàđiều hành

Những chủ trương của Đảng, chính sách nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ y tế,

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái gắn với các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị nêutrên là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình triển khai và thực hiện Đề án

1.3 Cơ sở thực tiễn

Đề án“ Nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị tại khoa Răng

hàm mặt bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 ” được xây

dựng và thực hiện trong giai đoạn bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái do đượcxây dựng từ lâu nên cơ sở hạ tầng đang dần dần xuống cấp, máy móc trangthiết bị tại khoa Răng Hàm Mặt hỏng hóc nhiều không có kinh phí để trang bịlại hay duy tu sửa chữa, máy móc cũ lạc hậu, thiếu máy cận lâm sàng giúpchẩn đoán bệnh phục vụ điều trị, thuốc men phải sử dụng theo thuốc đấu thầu,hoặc bên cung ứng vật tư tiêu hao chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích sửdụng của các bác sỹ điều trị do vậy không chủ động được thuốc trong điều trị

Trang 25

Trang thiết bị phục vụ cho phẫu thuật hàm mặt – thế mạnh của khoa - cònnghèo nàn, thiếu sự đồng bộ do vậy hạn chế trong triển khai kĩ thuật mới Vớiđặc thù khoa can thiệp nhiều tiểu phẫu do vậy việc sắp xếp khoa phòng chưađược hợp lí, quy trình khám và chữa bệnh còn bất cập, không thuận tiện chongười bệnh, chưa có cơ chế xây dựng riêng đối với các trường hợp điều trịngoại trú nhằm tạo điều kiện cho người bệnh khi tham gia điều trị.

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của bệnh viện đa khoa tỉnh YênBái giai đoạn 2016 – 2020, luôn đảm bảo đầy đủ các vị trí làm việc với taynghề cao, tăng số lượng bác sĩ chuyên khoa sau đại học, tích cực nghiên cứutriển khai áp dụng các kĩ thuật mới, phân nhóm làm việc chuyên môn theotừng nhóm bệnh, đào tạo kĩ thuật viên chuyên khoa, từng bước xây dựng cơ

sở và nhân lực phát triển kĩ thuật tạo hình và thẩm mỹ hàm mặt, phối hợp vớicác trung tâm đưa ứng dụng và kĩ thuật cao vào phục vụ người bệnh trongchẩn đoán và điều trị, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

2 Nội dung thực hiện đề án

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án

Đề án: “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị tại khoa Răng

hàm mặt bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020” được xây

dựng và thực hiện có sự tác động của một số yếu tố sau:

Trang 26

Hệ điều trị: có 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoatỉnh Yên Bái, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ); có 4 Bệnh viện chuyênkhoa (Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh việnNội tiết, Bệnh viện Tâm thần)

Cơ sở sự nghiệp khác: Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Mỹ phẩm Thực phẩm, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Pháp Y, Pháp Y tâmthần, Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần,

-+ Tuyến huyện:

Có 9 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố (trong đó 06 trung tâmlồng ghép cả chức năng y tế dự phòng và khám chữa bệnh gồm: Lục Yên, MùCang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình; 03 trung tâm thực hiệnchức năng y tế dự phòng gồm: TP Yên Bái, TX Nghĩa Lộ, Văn Chấn); 02bệnh viện đa khoa tuyến huyện (TP Yên Bái, huyện Văn Chấn); 19PKĐKKV; 9 trung tâm dân số - KHHGĐ huyện, thị xã, thành phố; 9 phòng y

tế trực thuộc UBND huyện, TX, TP

Trang 27

+ Hệ thống Dược tư nhân: 08 công ty dược (04 công ty cổ phần, 04 công

ty TNHH), 09 hiệu thuốc, 32 nhà thuốc tư nhân và 373 đại lý, quầy thuốc

2 Tổ chức cán bộ.

Tổng số nhân lực y tế đến 31/10/2014:

+ Tổng số 3.255 cán bộ

Trình độ bác sỹ: 610 CB, đạt tỷ lệ 7,78 BS/1 vạn dân (trong đó 20 bác

sỹ chuyên khoa cấp II; 174 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 23 thạc sỹ, 393 bác sỹ)

Trình độ dược sỹ đại học: 66 CB, đạt tỷ lệ 0,84 DSĐH/1 vạn dân (trong

đó: 01 DSCKII; 01 thạc sỹ; 06 dược sỹ CK cấp I, 58 dược sỹ ĐH)

+ Số xã có bác sỹ: 111 đạt 61,67% Bình quân cán bộ của một trạm là 5,4.+ Tổng số 1.949 NVYTTB Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố có NVYT:99,4%

Tổng số toàn tỉnh: 1274 GB quốc lập, bình quân 17,6 giườngbệnh/10.000 dân Tỷ lệ người dân có BHYT: 82,5%

Bệnh viện ĐK tỉnh Yên Bái:

 Bác sỹ: 106 (Ths: 08, CKII: 07, CKI: 46, Bs đa khoa: 45)

 Điều dưỡng, nữ hộ sinh, Kĩ thuật viên: 229

 Dược: 30

 Kế toán: 21 (14 Đại học và cao đẳng, 07 Trung học)

Trang 28

 CNTT: 06 (05 Đại học, 01 cao đẳng).

 Cán bộ khác: 51

Khoa Răng Hàm Mặt

* Cơ cấu tổ chức và nhân lực: tổng số 15 cán bộ gồm

- Bác sỹ: 08 bác sỹ trong đó 02 bác sỹ chuyên khoa I chuyên ngànhRăng hàm mặt (Trưởng khoa và phó khoa); 01 bác sỹ đang theo học cao họcchuyên khoa Răng Hàm Mặt

- Y sỹ nha khoa: 02

- Điều dưỡng: 04 trong đó có 02 cử nhân điều dưỡng và 02 điều dưỡngtrung học; 01 hộ lý

 Cung ứng dịch vụ và thanh toán

Thực hiện Thông tư liên tịch (TTLT) số 37/TTLT/BTC-BYT ngày29/10/2015, từ ngày 1/3/2016 giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 4/7 yếu tố trựctiếp gồm: thuốc, vật tư trực tiếp; điện nước, xử lý chất thải; duy tu bảo dưỡngthiết bị, còn các yếu tố như chi phí thuốc và vật tư trực tiếp, mua thay thế công

cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ, chi phí tiền lương, phụcấp, chi phí sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị, chi phí khấu hao nhà cửa, chiphí đào tạo, nghiên cứu khoa học chưa được tính đến) Theo lộ trình tăng việnphí của liên bộ Y tế và Tài chính, trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục điềuchỉnh viện phí, trong đó cộng thêm yếu tố tiền lương cho nhân viên y tế, đếnnăm 2018 viện phí sẽ tính thêm chi phí quản lý và năm 2020 tính theo giá thịtrường, tức là tính đúng, tính đủ 7 yếu tố cấu thành giá viện phí, nhằm khuyếnkhích BHYT toàn dân đồng thời tăng tính tự chủ cho bệnh viện

Khi giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ tiền lương và chi phí trực tiếptheo giá thị trường, bệnh viện sẽ tự chủ (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày

14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sựnghiệp công lập) do vậy bệnh viện sẽ phải tuyển dụng viên chức đúng định

Ngày đăng: 25/06/2016, 10:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Bùi Thị Hằng, Luận văn “Đẩy mạnh phát triển dịch vụ y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ y tế tư nhân trênđịa bàn tỉnh Bình Định
12. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ ba về "Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật XHH để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh thực hiện chính sách,pháp luật XHH để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2011), Quyết định số 33/2011/QĐ- UBND ngày 08/11/2011 của về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực Y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nguồnnhân lực Y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Năm: 2011
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới&#34 Khác
2. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ y tế về việc phê duyệt đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Khác
3. Bộ Y tế (2013), Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế Khác
4. Bộ Y tế, Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT- BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc Khác
5. Chính phủ (2012), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập Khác
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Khác
8. Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái (2009), Nghị quyết số 06/2009/NQ- HĐND ngày 17/7/2009 về việc phê duyệt Đề án chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015 Khác
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13/ 6 năm 2014 Khác
10. Quốc hội (2001), Nghị quyết 51/2001/QH10 Quốc hội ban hành luật khám bệnh chữa bệnh Khác
11. Quốc hội (2008), Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội Khác
13. Quốc hội (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội Khác
14. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020&#34 Khác
15. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w