4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án
Đề án sau khi thực hiện sẽ giúp cho khoa Răng hàm mặt có đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, để triển khai việc khám chữa điều trị bệnh nhân Răng hàm mặt ngày càng hiệu quả hơn, tăng cường sự hiểu biết và nhận thức của người dân về vai trò của việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng, phòng ngừa các bệnh hàm mặt, điều trị sớm nhằm giảm chi phí và hạn chế biến
chứng bệnh, thu dung được nhiều bệnh nhân đến khám hơn. Chất lượng điều trị được nâng cao, triển khai được các kỹ thuật mới mà hiện tại chưa triển khai được nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đồng thời nâng cao uy tín cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái nói chung và khoa Răng Hàm Mặt nói riêng.
Đề án không chỉ mang ý nghĩa về chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả kinh tế, hạn chế chi phí khám chữa bệnh của người bệnh mà còn mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến vấn đề an sinh xã hội.
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án
- Người bệnh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Đề án vì sẽ được sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao tại địa phương không phải lên tuyến trên đồng thời cũng giảm chi phí điều trị cho người bệnh khi không phải chuyển tuyến.
- Nhân viên y tế có cơ hội được đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, được làm việc trong môi trường đầy đủ máy móc trang thiết bị sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh sẽ thu dung được lượng bệnh nhân đông hơn, góp phần đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Bệnh viện: việc triển khai nhiều kỹ thuật mới sẽ tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện từ đó thu nhập tăng thêm của nhân viên y tế cũng được tăng lên.
- Địa phương: người dân được chăm sóc sức khỏe tốt ngay tại địa phương, tạo dựng được niềm tin vào cơ sở khám chữa bệnh, vào thầy thuốc, yên tâm điều trị, đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần, lao động làm ra nhiều của cải cho quê hương, hạn chế chi phí do phải đi lại điều trị tại các cơ sở xa xôi và chi trả điều trị vượt tuyến
4.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Đề án 4.3.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, khoa luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh viện, sự phối hợp nhiệt tình trách nhiệm và thường xuyên liên tục của các khoa phòng có liên quan trong bệnh viện.
Thứ hai, gắn kết chặt chẽ, luôn nhận được sự đóng góp ý kiến về chuyên môn và ủng hộ về các trang thiết bị của các bệnh viện tuyến trung ương thông qua chương trình chỉ đạo tuyến.
Thứ ba, tập thể khoa đoàn kết, đội ngũ bác sỹ trẻ gắn bó, nhiệt huyết với công việc, quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng điều trị, phát triển và triển khai thêm các kĩ thuật mới tạo điều kiện cho người bệnh có thêm nhiều lựa chọn phương pháp điều trị, cung ứng các dịch vụ phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Thứ tư, trình độ dân trí ngày càng cao giúp người dân có ý thức đi khám và điều trị bệnh sớm.
4.3.2. Khó khăn
Thứ nhất, Bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí còn hạn chế trong đầu tư trang thiết bị, vấn đề đầu tư mua sắm trang thiết bị còn phụ thuộc vào đấu thầu tại trung tâm đấu thầu của Sở y tế, chính sách xã hội hoá chưa thực sự mở rộng, đầu tư danh mục vật tư chậm triển khai do vậy sẽ hạn chế trong đáp ứng nhu cầu điều trị, khó khăn trong triển khai các kĩ thuật điều trị mới, kinh phí cho đào tạo chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của cán bộ, do vậy cần có sự quan tâm và chính sách của tỉnh về đầu tư tăng cường trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nhân viên y tế đi học tập, đào tạo nâng cao trình độ.
Thứ hai, Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo, nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, đời sống kinh tế của người dân còn rất nhiều khó khăn, giao thông đi lại tại các vùng núi cao không thuận tiện, trình độ dân trí đã cao hơn
trước nhưng so với mặt bằng xã hội thì vẫn rất thấp, việc tiếp cận với các kênh truyền thông, thông tin đại chúng còn hạn chế nên việc ý thức đi khám, tư vấn răng miệng hầu như không có, chỉ khi bệnh xuất hiện các triệu chứng mới đi khám thậm trí cũng không đi khám mà tự điều trị bằng mẹo, thuốc lá cây hoặc bằng cúng bái, việc làm răng giả theo gia truyền còn phổ biến, sự xâm nhập của thầy lang Trung quốc tới các vùng quê gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của nhân dân… điều đó dẫn đến tình trạng mắc bệnh răng miệng ngày càng phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh nặng mới vào viện làm ảnh hưởng tới chất lượng điều trị và tốn kém chi phí khám chữa bệnh.
Hiện nay, khi tuyến đường cao tốc Nội bài – Lào cai đi vào hoạt động đã rút ngắn thời gian xuống các viện Trung Ương, nhiều người dân tại các trung tâm đô thị lớn có điều kiện đi lại đã lựa chọn xuống viện Trung ương để điều trị.
4.3.3. Tính khả thi của Đề án
Đề án vẫn đảm bảo tính khả thi cao, những khó khăn có phương hướng, khả năng giải quyết, khắc phục. Do bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái được xây mới với quy mô 500 giường, thuận lợi trong việc thực hiện các tiêu chí của đề án về cơ sở hạ tầng, tuy nhiên do viện được xây dựng tại địa điểm khá xa khu dân cư nên cần tích cực phát huy lợi thế về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị hiện đại và cung ứng các dịch vụ nhằm thu dung người bệnh đến khám và điều trị, khẳng định thương hiệu của bệnh viện đầu nghành trong tỉnh.