B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
2. Nội dung thực hiện đề án
Đề án: “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị tại khoa Răng hàm mặt bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020” được xây dựng và thực hiện có sự tác động của một số yếu tố sau:
2.1.1. Về vị trí địa lý:
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, với diện tích 6.900 km² dân số 764.400 người. Gồm có: 1 Thành phố, 1 Thị xã và 7 huyện. Trong tỉnh có hơn 30 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Dao, Thái, H”Mông…
2.1.2. Hệ thống y tế Yên Bái.
1. Mạng lưới y tế.
Tính đến ngày 31/12/2014, hệ thống y tế công lập do ngành Y tế quản lý gồm:
+ Tuyến tỉnh:
Có 2 chi cục: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Hệ Y tế dự phòng: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe;
Hệ điều trị: có 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ); có 4 Bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Tâm thần)
Cơ sở sự nghiệp khác: Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Pháp Y, Pháp Y tâm thần, Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần,
+ Tuyến huyện:
Có 9 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố (trong đó 06 trung tâm lồng ghép cả chức năng y tế dự phòng và khám chữa bệnh gồm: Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình; 03 trung tâm thực hiện chức năng y tế dự phòng gồm: TP Yên Bái, TX Nghĩa Lộ, Văn Chấn); 02 bệnh viện đa khoa tuyến huyện (TP Yên Bái, huyện Văn Chấn); 19 PKĐKKV; 9 trung tâm dân số - KHHGĐ huyện, thị xã, thành phố; 9 phòng y tế trực thuộc UBND huyện, TX, TP.
+ Tuyến xã: 180 trạm y tế xã.
+ Hệ thống y tế các ngành gồm: 01 bệnh viện ngành, 2 bệnh xá, 3 trạm y tế công nông lâm trường, xí nghiệp các ngành đóng trên địa bàn tỉnh tổng số: 90 giường bệnh.
+ Hệ thống y tế ngoài công lập gồm: 1 bệnh viện đa khoa 30 giường bệnh, 198 cơ sở khám chữa bệnh.
+ Hệ thống Dược tư nhân: 08 công ty dược (04 công ty cổ phần, 04 công ty TNHH), 09 hiệu thuốc, 32 nhà thuốc tư nhân và 373 đại lý, quầy thuốc.
2. Tổ chức cán bộ.
Tổng số nhân lực y tế đến 31/10/2014:
+ Tổng số 3.255 cán bộ.
Trình độ bác sỹ: 610 CB, đạt tỷ lệ 7,78 BS/1 vạn dân (trong đó 20 bác sỹ chuyên khoa cấp II; 174 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 23 thạc sỹ, 393 bác sỹ).
Trình độ dược sỹ đại học: 66 CB, đạt tỷ lệ 0,84 DSĐH/1 vạn dân (trong đó: 01 DSCKII; 01 thạc sỹ; 06 dược sỹ CK cấp I, 58 dược sỹ ĐH).
+ Số xã có bác sỹ: 111 đạt 61,67%. Bình quân cán bộ của một trạm là 5,4.
+ Tổng số 1.949 NVYTTB. Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố có NVYT:
99,4%.
Tổng số toàn tỉnh: 1274 GB quốc lập, bình quân 17,6 giường bệnh/10.000 dân. Tỷ lệ người dân có BHYT: 82,5%
Bệnh viện ĐK tỉnh Yên Bái:
Là bệnh viện Hạng II.
Giường kế hoạch: 500.
Giường thực kê: 550.
Bộ máy tổ chức: 29 khoa phòng ( 07 phòng CN, 15 khoa LS, 07 khoa CLS).
Cơ cấu tổ chức cán bộ như sau:
Tổng số: 495 cán bộ (Biên chế: 427, Hợp đồng 57 trong đó: HĐ Chuyên môn 27 “HĐ 68:11”, HĐ # 30).
Bác sỹ: 106 (Ths: 08, CKII: 07, CKI: 46, Bs đa khoa: 45).
Điều dưỡng, nữ hộ sinh, Kĩ thuật viên: 229.
Dược: 30.
Kế toán: 21 (14 Đại học và cao đẳng, 07 Trung học).
CNTT: 06 (05 Đại học, 01 cao đẳng).
Cán bộ khác: 51 Khoa Răng Hàm Mặt
* Cơ cấu tổ chức và nhân lực: tổng số 15 cán bộ gồm
- Bác sỹ: 08 bác sỹ trong đó 02 bác sỹ chuyên khoa I chuyên ngành Răng hàm mặt (Trưởng khoa và phó khoa); 01 bác sỹ đang theo học cao học chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- Y sỹ nha khoa: 02
- Điều dưỡng: 04 trong đó có 02 cử nhân điều dưỡng và 02 điều dưỡng trung học; 01 hộ lý
Cung ứng dịch vụ và thanh toán
Thực hiện Thông tư liên tịch (TTLT) số 37/TTLT/BTC-BYT ngày 29/10/2015, từ ngày 1/3/2016 giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 4/7 yếu tố trực tiếp gồm: thuốc, vật tư trực tiếp; điện nước, xử lý chất thải; duy tu bảo dưỡng thiết bị, còn các yếu tố như chi phí thuốc và vật tư trực tiếp, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ, chi phí tiền lương, phụ cấp, chi phí sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị, chi phí khấu hao nhà cửa, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học chưa được tính đến). Theo lộ trình tăng viện phí của liên bộ Y tế và Tài chính, trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục điều chỉnh viện phí, trong đó cộng thêm yếu tố tiền lương cho nhân viên y tế, đến năm 2018 viện phí sẽ tính thêm chi phí quản lý và năm 2020 tính theo giá thị trường, tức là tính đúng, tính đủ 7 yếu tố cấu thành giá viện phí, nhằm khuyến khích BHYT toàn dân đồng thời tăng tính tự chủ cho bệnh viện.
Khi giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ tiền lương và chi phí trực tiếp theo giá thị trường, bệnh viện sẽ tự chủ (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) do vậy bệnh viện sẽ phải tuyển dụng viên chức đúng định
mức nhân lực theo quy định của Bộ y tế và phải có kế hoạch đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế. Đồng thời phải trang bị cơ sở hạ tầng mua sắm trang thiết bị, thuốc men hóa chất nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Nguồn kinh phí để hoạt động sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán đối với người có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh không có thẻ BHYT chi trả.
Danh mục trang thiết bị y tế của bệnh viện đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau, tuy nhiên không được mua mới bổ xung, nhiều thiết bị hỏng hóc ko được sửa chữa, bảo trì thường xuyên nên xuống cấp và hoạt động kém hiệu quả, thiếu sự đồng bộ.
Hơn nữa trong 2 năm gần đây bệnh viện đang trong giai đoạn chờ tiếp nhận Dự án xây dựng bệnh viện 500 giường nên việc xin kinh phí mua sắm các thiết bị mới từ các nguồn kinh phí khác là hết sức khó khăn. Đến thời điểm hiện tại một số thiết bị tối cần thiết phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh chưa được đầu tư, lĩnh vực Răng hàm mặt thì thiếu máy chụp Xquang Panorama, máy chụp Xquang răng, máy đo chiều dài ống tủy, máy làm sạch và tạo hình ống tủy, thiếu ghế máy răng, chưa xây dựng được labo phục hình, làm răng giả….
Nhân lực khoa tuy nhiều bác sỹ nhưng trình độ Bác sỹ chuyên môn sâu còn ít. Tình hình bệnh nhân đến khám và điều trị chưa đông mặc dù tỷ lệ mắc bệnh răng miệng trong cộng đồng cao, một số ca bệnh quá khả năng điều trị cần chuyển tuyến trên.
2.2. Thực trạng chất lượng khám, chữa bệnh tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020
2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của khoa Răng Hàm Mặt.
* Cơ sở hạ tầng:
- Phòng khám Răng Hàm Mặt thuộc tầng 3 khoa khám bệnh, điều này gây ra nhiều hạn chế trong việc giới thiệu các dịch vụ khám và điều trị cũng như hoạt động chuyên môn.
- Khoa Răng Hàm Mặt nằm trên tầng 3 của tòa nhà 3 tầng trong khối chuyên khoa bao gồm một phòng Hành chính khoa, một phòng trực y tá, một phòng trực chung các bác sỹ, một phòng tiêm, một phòng tiểu phẫu (kê hai ghế răng tại đây), hai buồng bệnh kê được 8 giường bệnh.
Việc bố trí cơ sở đón tiếp khám bệnh và cơ sở điều trị tại hai điểm đều thuộc tầng 3 của hai khối nhà khác nhau gây nhiều khó khăn cho việc đi lại giữa hai cơ sở khám và điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân chỉ điều trị ngoại trú hoặc các bệnh nhân điều trị tiểu phẫu, can thiệp tối thiểu.
* Trang thiết bị: bao gồm 03 máy nghế răng.
Một ghế máy mới được đầu tư đặt tại phòng khám, tuy nhiên ghế hoạt động không hiệu quả do thiếu vật tư hỗ trợ và bác sỹ khám không thể kết hợp làm thủ thuật ngay tại phòng khám, hai ghế máy đặt trong khoa điều trị được viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội hỗ trợ theo đề án 1816, hai ghế này đã cũ lại không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên nên hiện tại hỏng hóc không hoạt động được.
Trang thiết bị khác:
- 01 máy xquang răng cũ được viện Răng Hàm Mặt Trung ương hỗ trợ, hiện tại bóng phát tia đã già, cường độ tia giảm sút nên chụp mờ và chất lượng ảnh không cao.
- 01 bộ phẫu thuật trang bị năm 2012 dùng trong các phẫu thuật hàm mặt (Kết hợp xương, bóc bỏ u hàm mặt, phẫu thuật tạo hình các vết thương lớn vùng hàm mặt ).
- 10 Bộ tiểu phẫu dùng khâu vết thương hàm mặt.
- 20 bộ khay khám được trang bị theo các đợt mua trang thiết bị của bệnh viện, mỗi một khay khám bao gồm 01 gương nha + 01 Gắp nha khoa + 01 thám trâm nha khoa,
- 01 bộ kìm nhổ và bẩy răng đã cũ, một số đã cong vênh, kém sắc nhọn rất cần được thay thế.
- Ngoài ra còn 01 máy khoan xương hàm mặt dùng trong các phẫu thuật xương hàm mặt, hiện hoạt động tốt. Đây là một cải tiến của khoa nhằm khắc phục các hạn chế về trang thiết bị đó là sử dụng máy mài hàm giả kết hợp tay khoan chậm thẳng lắp mũi khoan xương để phẫu thuật kết hợp xương cho người bệnh.
- Tủ hấp sấy autoclave đã hỏng không được sửa chữa và mua thay thế - 01 tủ sấy khô hấp chung các dụng cụ tiểu phẫu
- 01 nồi luộc điện, với nhiệt độ sôi chưa đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ tiểu phẫu, dụng cụ nhựa
Giai đoạn 2016 – 2017, khoa Răng Hàm Mặt được chuyển sang bệnh viện Đa khoa tỉnh mới với vốn đầu tư ODA của Hàn quốc, trang thiết bị được đầu tư mới toàn bộ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của bệnh nhân và yêu cầu hoạt động chuyên môn của cán bộ đơn vị. Tuy nhiên với địa điểm xa dân cư – nằm ngoài khu dân cư 10km - ngoại trừ các bệnh hàm mặt thường là các bệnh nặng liên quan đến phẫu thuật người bệnh bắt buộc điều trị nội trú, nhóm bệnh răng miệng chủ yếu là nhóm bệnh nhẹ không yêu cầu điều trị nội trú, với khoảng cách xa như vậy thực trạng sẽ rất khó thu dung người bệnh đến khám và điều trị nhóm bệnh này nếu không khẳng định chất lượng điều trị, cũng như quy trình khám, chữa bệnh và thanh toán phù hợp với chính sách hợp lí
* Hoạt động chuyên môn
Khoa Răng Hàm Mặt với đội ngũ gồm 8 bác sỹ chuyên khoa, trong đó 2 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 2 bác sỹ đa khoa đã học định hướng Răng Hàm Mặt, và 4 bác sỹ Răng Hàm Mặt ( 1 bs đang học cao học). Do vậy cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về kĩ thuật, chuyên môn đối với danh mục kĩ thuật
Răng Hàm Mặt của bệnh viện Đa khoa tỉnh - Bệnh viện hạng II. Các chuyên khoa chính, phân theo nhóm bệnh như sau:
- Chuyên ngành phẫu thuật trong miệng: bao gồm các phẫu thuật nhổ các loại răng thường, răng số 8 mọc lệch, răng ngầm trong xương, cắt nạo u nang chân răng, cắt u lợi. Khoa Răng hàm mặt đã triển khai được các kỹ thuật này.
- Chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt: phẫu thuật gãy xương hàm mặt, phẫu thuật bóc bỏ các khối u vùng hàm mặt, phẫu thuật các dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt. Xương hàm mặt được cấu tạo bởi 13 xương nhỏ liên kết với nhau tạo nên khung xương vững chắc giúp đảm nhận được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ mặt. Các chấn thương vùng hàm mặt bao gồm các tổn thương phần mềm hàm mặt có kèm theo tổn thương xương hoặc không tổn thương xương hàm mặt. Chấn thương hàm mặt nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, một số do đánh nhau… Chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt còn can thiệp tới các khối u vùng hàm mặt (u phần mềm hàm mặt, u xương hàm mặt) và các dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt như sứt môi, hở hàm ếch v.v. Khoa Răng Hàm Mặt bắt đầu triển khai các phẫu thuật hàm mặt từ năm 2006 khi các bác sỹ học chuyên khoa về và khoa có đủ kíp phẫu thuật can thiệp. Các phẫu thuật đã làm được là: Kết hợp gãy xương hàm mặt bằng nẹp vít, bóc bỏ u tuyến nước bọt, bóc bỏ u nang nhày hàm mặt, u nang giáp móng, các vết thương phần mềm hàm mặt lớn có tổn thương mạch máu thần kinh, các thương tổn và khuyết hổng vùng hàm mặt do tai nạn, khoa đang từng bước triển khai các kĩ thuật mới như kết hợp lồi cầu, lấy bỏ lồi cầu trong trường hợp lồi cầu vỡ phức tạp. Một số loại hình bệnh phải chuyển tuyến là các đa chấn thương gãy xương hàm mặt phức tạp có tổn thương sọ não kèm theo, các dị tật bẩm sinh khuyết hổng hàm mặt, các loại u xương hàm trên dưới, u tuyến nước bọt mang tai > 3cm, u xương
hàm tiến triển ác tính, các tổn thương tuyến nước bọt mang tai kèm tổn thương thần kinh mặt. Nguyên nhân chuyển tuyến chủ yếu do thiếu phương tiện chẩn đoán, điều trị như không có máy chụp Panorama giúp chẩn đoán các loại u, nang xương hàm, một số ca chuyển tuyến do vượt phân tuyến kỹ thuật, quá khả năng điều trị hoặc người bệnh xin chuyển tự nguyện.
- Chuyên ngành Phục hình: phục hình lại các răng bị mất tổ chức men ngà nhiều mà không khắc phục lại được bằng hàn trám, phục hình lại các răng đã bị mất nhằm đem lại sức nhai cho người bệnh, phục hình thẩm mỹ cho những trường hợp răng mất thẩm mỹ. Mất răng không những ảnh hưởng đến ăn nhai và chức năng thẩm mỹ mà còn làm mất thăng bằng cung răng. Vùng khuyết răng là một trong những nguyên nhân gây lệch lạc và làm mất các răng còn lại của cung răng, do đó mất răng cũng được coi là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng tại chỗ và toàn thân. Công tác chăm sóc sức khỏe ở nước ta có những thành công đáng kể nhưng tỷ lệ người mất răng vẫn còn khá cao. Các điều tra về tỷ lệ mất răng ở thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã cho thấy một tỷ lệ mất răng cao và nhu cầu phục hình lớn trong cộng đồng. Theo Nguyễn Văn Bài giảng viên khoa phục hình Trung tâm đào tạo Răng hàm mặt Đại học y Hà Nội năm 2010 tỷ lệ mất răng ở miền Bắc là 42,1% và nhu cầu phục hình răng ở lứa tuổi 20- 30 là 2,4%, 35 - 44 tuổi là 12,55%, 45 - 64 tuổi là 60,61%
và trên 65 tuổi là 90,34%. Hiện nay khoa răng hàm mặt chưa triển khai được làm phục hình với nhiều lý do như thiếu nhân lực, thiếu máy móc trang thiết bị, không có bộ phận labo phục hình hơn nữa làm phục hình không được bảo hiểm y tế chi trả, giá thành cao, người bệnh đến khám và điều trị tại khoa răng hàm mặt cũng như ở Bệnh viện có đến 95% hưởng bảo hiểm y tế và họ chủ yếu là người nghèo được hưởng bảo hiểm nên việc phải chi trả tiền cho khám chữa bệnh là rất khó khăn.
- Chuyên ngành Nha chu: Bệnh nha chu là bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh này hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh nha chu là bệnh viêm nhiễm nhiễm tổ chức quanh răng (Lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng) nếu không được điều trị kịp thời bệnh tiến triển lâu ngày dẫn đến tiêu xương tụt lợi lung lay răng và rụng mất răng. Điều trị bệnh nha chu là giải quyết nguyên nhân gây bệnh (Cao răng, bệnh lý toàn thân Đái tháo đường, bệnh về máu…) nhằm phục hồi lại tổ chức quanh răng đảm bảo cho răng được nuôi dưỡng tốt và vững chắc trong ổ răng. Khoa răng hàm mặt đã giải quyết các ca bệnh liên quan đến bệnh lý nha chu bằng các phương pháp điều trị như: lấy cao răng, lật vạt nạo túi lợi, xoa day nắn lợi và kết hợp với thuốc uống theo đường toàn thân.
2.2.2. Những kết quả đạt được trong thời gian qua
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Khoa răng hàm mặt trong những năm qua đạt được những kết quả sau:
Chỉ tiêu về chuyên môn
CHỈ TIÊU THỰC HIỆN KHOA NĂM 2014, 2015 Gg
KH Gg TH
Ngày ĐTTB
KH
Ngày ĐTTB
TH
NB ĐT KH Năm