- Có trách nhiệm cao đối với công việc thắng thầu nhằm giữ uy tín và tự quảng cáo cho mình qua sản phẩm đã và đang thực hiện và thông qua việc đấu thầu sẽ chọn được nhà thầu có đủ năng l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN KINH TẾ XÂY DỰNG
Trang 2ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
MỞ ĐẦU
1 VAI TRÒ MỤC ĐÍCH CỦA ĐẤU THẦU XÂY LẮP
I.1 Vai trò của đấu thầu xây lắp
Công tác đầu thầu xây lắp mang lại những kết quả to lớn đứng trên mọi giác độ:
I.1.1 Về phía nhà nước:
- Nâng cao trình độ của các cán bộ, các bộ, ngành, các địa phương
- Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước
- Thông qua đấu thầu nhiều công trình đạt được chất lượng cao
- Nhờ đấu thầu đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước
I.1.2 Về phía chủ đầu tư:
- Qua đấu thầu lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư
- Chống được hiện tượng độc quyền của nhà thầu, nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao vai trò của chủ đầu tư với nhà thầu
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ đầu tư được nhà nước ủy quyền đối với việcthực hiện một dự án đầu tư được xác định rõ ràng
I.1.3 Về phía nhà thầu:
- Đảm bảo tính công bằng đối với mọi thành phần kinh tế Do cạnh tranh, mỗi nhà thầu phải cố gắng nghiên cứu, tìm tỏi, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, biện pháp tổ chức sản xuất, kinh doanh tốt nhất để thắng thầu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng
- Có trách nhiệm cao đối với công việc thắng thầu nhằm giữ uy tín và tự quảng cáo cho mình qua sản phẩm đã và đang thực hiện và thông qua việc đấu thầu sẽ chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện các công việc xây dựng và lắp đặtcác công trình trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu và có giá bỏ thầu là thấp nhất
I.2 Mục đích của đấu thầu xây lắp:
Trang 3ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
- Thông qua việc đấu thầu chủ đầu tư sẽ chọn ra được nhà thầu có đủ năng lực và kinhnghiệm để thực hiện các công việc xây dựng và lắp đặt các công trình trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu và có giá bỏ thầu thấp nhất
- Đối với doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu), việc dự thầu và đấu thầu là công việc thường xuyên, liên tục, là công việc cơ bản để tìm kiếm hợp đồng một cách công bằng, khách quan
- Đấu thầu giúp cho doanh nghiệp (nhà thầu) có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các công việc Đòi hỏi nhà thầu không ngừng nâng cao năng lực, cải tiến công nghệ và quản lý để nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm
2 VAI TRÒ CỦA GIÁ DỰ THẦU TRONG HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP
- Giá dự thầu hợp lý của nhà thầu là mức giá do nhà thầu lập căn cứ vào hồ sơ mời thầu
và những quy định khác có liên quan thỏa mãn mục tiêu tranh thầu của nhà thầu, đảm bảo khả năng thắng thầu cao nhất với mức lãi hợp lý mà nhà thầu chấp nhận được hay đảm bảo mức giảm giá hợp lý và khả năng thắng thầu
- Hiện nay trong đấu thầu dùng giá đánh giá nên giá dự thầu có vai trò rất quan trọng trong việc trúng thầu của doanh nghiệp
- Hoạt động sản xuất xây lắp thường bỏ chi phí ra rất lớn, giá dự thầu là một tiền đề để giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa doanh thu và lợi nhuận
- Giá dự thầu là yếu tố là yếu tố quyết định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
3 GIỚI THIỆU NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN ĐƯỢC GIAO
Xác định giá dự thầu gói thầu: “Xây lắp các hạng mục nhà ABCD thuộc dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cho thuê PT1”
Trang 4ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP
1.1 KHÁI NIỆM VỀ GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP
Theo khoản 17 và khoản 45 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13:
“17 Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các
chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”;
“45 Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng
mục công trình.”
Vậy giá dự thầu xây lắp là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn
bộ các chi phí để thực hiện gói thầu gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1.2 THÀNH PHẦN, NỘI DUNG GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP
Giá dự thầu do nhà thầu lập phải đủ trang trải tất cả các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng và thời gian xây dựng theo quy định của hợp đồng, đồng thời phải có nguồn để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một phần lãi ban đầu để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triểnbình thường Với ý tưởng đó nội dung giá dự thầu bao gồm:
- Chi phí trực tiếp:
+ Chi phí vật liệu (VL);
+ Chi phí nhân công (NC);
+ Chi phí máy thi công (M);
+ Chi phí trực tiếp khác (Tk);
- Chi phí chung: (C)
+ Chi phí chung cấp công trường;
+ Chi phí chung cấp doanh nghiệp;
- Thuế thu nhập chịu thuế tính trước (Lãi tính trước, lãi dự kiến);
- Thuế GTGT;
Trang 5ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
Ngoài ra: Khi tham gia gói thầu xây dựng, chủ đầu tư mời nhà thầu cả phần chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành quá trình thi công Trường hợp nhà tạm được khoán theo dựtoán thì nhà thầu còn phải dự toán chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành để hình thànhtổng giá bao gồm cả xây dựng công trình hạng mục công trình chính và nhà tạm để ở, điều hành
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP
1.3.1 Phương pháp giảm giá (phương pháp tính lùi dần)
- Nội dung: Xuất phát từ giá gói thầu, thuyết minh tìm biện pháp giảm giá, giảm chi
phí và thuyết minh giảm chi phí để giảm giá gói thầu
Phương pháp này xuất phát từ quy chế đấu thầu hiện hành: Giá trúng thầu nhỏ hơn hoặc bằng giá gói thầu Từ giá gói thầu dự đoán (Ggth) nhà thầu sẽ trừ lùi đi một tỷ lệ x% nào đó nhằm mục đích trúng thầu sẽ ra giá dự thầu (Gdth), theo công thức sau:
Gdth = Ggth – x% GgthTiến hành so sánh mức thu thập tính toán (MTLTT) với thu nhập yêu cấu (MTLYC):
MTLTT ≥ MTLYC: tham gia dự thầu;
MTLTT < MTLYC: từ chối dự thầu
- Ưu điểm: Đơn giản, nhanh chóng.
- Nhược điểm:
+ Không bám sát được biện pháp công nghệ , tổ chức thi công;
+ Không phản ánh sát được chi phí cá biệt của nhà thầu;
+ Diễn giải, trình bày giá dự thầu theo đơn giá gặp khó khăn
- Thường áp dụng cho các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước.
1.3.2 Phương pháp tính theo đơn giá đầy đủ
- Nội dung: Giá dự thầu được xác định như sau:
Gdt = ∑
i=1
n
Q i × ĐG i
trong đó: n là số loại công tác xây lắp của gói thầu;
Q là khối lượng công tác xây lắp thứ i;
Trang 6ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
ĐGi là đơn giá của công tác xây lắp thứ i (do Nhà thầu xây dựng nên)
Khi xây dựng đơn giá của mỗi công tác, người ta sử dụng định mức hao phí nội bộ của Nhà thầu nhân với giá do Nhà thầu khai thác được Các chi phí chung khi xây dựngđơn giá tính theo định mức tỷ lệ
- Ưu điểm:
+ Phù hợp với cách trình bày giá dự thầu theo đơn giá mà hồ sơ mời thầu thường yêu cầu
+ Có hệ thống đơn giá được đi kèm trong hồ sơ, rất tiện lợi
- Nhược điểm: Chưa hoàn toàn bám sát với biện pháp công nghệ và tổ chức thi công 1.3.3 Phương pháp tính theo dự toán các nguồn lực đầu vào
1.3.3.1 Quy trình lập giá dự thầu theo phương pháp tính theo dự toán các nguồn lực đầu vào
- Xác định các yếu tố đầu vào: khối lượng công tác, định mức nội bộ của Nhà thầu, giá
các yếu tố đầu vào (giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy, ) theo biện pháp công nghệ,
kỹ thuật thi công Giá phải phù hợp với gói thầu đang xét về thời gian xây dựng và địa điểm xây dựng Giá phải do doanh nghiệp tự khai thác hoặc do doanh nghiệp tự quy định theo kế hoạch cung ứng vật tư doanh nghiệp tự xác định, theo tiền công doanh nghiệp trả cho người lao động, ;
- Tính chi phí dự thầu (chi phí tối thiểu mà nhà thầu phải bỏ ra khi thắng thầu);
- Tính giá dự thầu dự kiến: kết hợp chi phí tối thiểu với chính sách lợi nhuận của
doanh nghiệp, sách thuế của Nhà nước để tính ra giá dự thầu dự kiến;
- So sánh giữa giá dự thầu dự kiến với giá gói thầu (dự toán giá gói thầu) để quyết dịnh
mức giá dự thầu (nếu không có giá gói thầu thì phải lập dự toán);
- Chiết tính đơn giá dự thầu: Dựa trên những thông tin ở trên tính ra giá trị cho một
đơn vị khối lương công tác;
- Thể hiện giá dự thầu theo đơn giá:
Hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Giá dự thầu của gói thầu được thể hiện ở trong đơn dự thầu;
+ Bảng trình bày giá dự thầu theo đơn giá;
Trang 7ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
+ Bảng chi tiết đơn giá dự thầu
1.3.3.2 Nội dung phương pháp
+ n là số loại vật liệu cần dùng cho gói thầu;
+ VLj là khối lượng vật liệu loại j cần dùng cho gói thầu:
VLj = ∑
i=1
m
Q ij × ĐM ij
Trong đó: m là số loại công tác xây lắp có sử dụng vật liệu j;
+ Qij là khối lượng công tác thứ i có sử dụng vật liệu j;
+ ĐMij là định mức sử dụng vật liệu j cho một đơn vị công tác thứ i (sử dụng định mức nội bộ của nhà thầu);
+ gVLj là giá của vật liệu loại j (do nhà thầu tự khai thác);
- Với những loại kiến trúc hoặc vật liệu đặc biệt thì phải dựa vào biện pháp công nghệ,
kỹ thuật thi công để xác định chứ không dựa vào định mức
Chi phí nhân công:
Trang 8ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
+ NCj là số ngày công hao phí của loại thợ j: căn cứ vào biện pháp tổ chức để xác định được có bao nhiêu người làm trong bao nhiêu ngày, từ đó xác định được số ngày cônghao phí của loại thợ đó;
+ gNCj là đơn giá ngày công của loại thợ j mà nhà thầu chi trả trực tiếp cho người lao động chưa tính đến bảo hiểm;
Chi phí sử dụng máy:
CM = CMLV + CMNV + CMMLTrong đó:
+ CMLV là chi phí làm việc của máy: CMLV = ∑
j=1
n
M j × g Mj
+ n là số loại máy được sử dụng cho gói thầu theo phương án tổ chức;
+ Mj là số ca máy làm việc của loại máy thứ j được xác định theo phương án tổ chức;+ gMj là giá ca máy làm việc của loại máy j (giá ca máy nội bộ của nhà thầu);
+ CMNV là chi phí ngừng việc của máy trên công trường:
CMNV = ∑
j=1
n
M NVj × g MVj
+ n là số loại máy có ngừng việc trên công trường (dựa vào phương án tổ chức thi công
để biết được máy nào có ngừng việc trên công trường);
+ MNVj là số ca máy ngừng việc trên công trường của loại máy thứ j được xác định theo phương án tổ chức;
+ gMj là đơn giá ca máy ngừng việc của loại máy j (dựa vào đơn giá nội bộ của nhà thầu,gồm: khấu hao, quản lý, sửa chữa bảo dưỡng (nếu có));
+ CMML là chi phí một lần của máy: là chi phí máy chỉ phát sinh một lần trên công trường mà liên quan đến toàn bộ quá trình sử dụng máy trên công trường như chi phí
di chuyển máy đến và đi khỏi công trường, chi phí lắp dựng, tháo dỡ máy, chi phí làmbục bệ hoặc công trình tạm cho máy hoạt động, Vì thế nên không thể phân bổ cho một đơn vị công tác nào đó được Căn cứ vào nội dung chi phí một lần của từng loại máy và phương án tổ chức, sử dụng máy của doanh nghiệp để dự toán chi phí một lầncho từng loại máy rồi cộng tổng lại
Trang 9ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
- Tính chi phí chung: Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục
vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác
+ Chi phí chung cấp công trường: là toàn bộ phần chi phí chung phát sinh trêncông trường Bao gồm:
Tiền lương của bộ máy quản lý công trường: Căn cứ vào số lượng người, thời gian thi công gói thầu, mức lương mà doanh nghiệp chi trả cho từng loại cán bộ;
Bảo hiểm mà doanh nghiệp phải nộp cho người lao động: gồm bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, khoản trích nộp kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp Căn cứ vào định mức tỷ lệ theo quy định pháp luật;
Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ thi công: là chi phí công cụ, dụng cụ được sử dụng trên công trường mà không phải máy xây dựng (như xẻng, cuốc,
xa cải tiến, xe rùa, ) và công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý trên công trường(như bàn ghế, máy tính, ): căn cứ vào phương án tổ chức trên công trường để xác định chủng loại, số lượng công cụ, dụng cụ được sử dụng trên công
trường; thời gian sử dụng công cụ, dụng cụ trên công trường; giá công cụ, dụng cụ mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả;
Chi phí kho tàng, lán trại, bãi chứa vật liệu : dựa vào phương án tổ chức mặt bằng thi công để xác định diện tích kho tàng, lán trại, ; dựa trên kết cấu nhà tạm; dựa vào suất đầu tư xây dựng của từng loại công trình tạm theo kinh nghiệm cảu nhà thầu; dựa vào tỷ lệ thu hồi vật liệu khi tháo dỡ;
Chi phí điện, nước, điện thoại phục vụ trên công trường:
Điện: điện chiếu sáng cho bảo vệ công trường, điện chiếu sáng cho văn phòng điều hành trên công trường, điện chiếu sáng nhà ở công nhân trên công trường, : Căn cứ vào số công suất tiêu thụ một ngày đêm (dựa vào số lượng phụ tải bố trí trên công trường để xác định bao nhiêu bóng, bao nhiêu điều hoà, ); căn cứ vào giá điện phải trả cho công ty điện lực;
Trang 10ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
Nước: nước cho sinh hoạt, tắm rửa cho công nhân trên công trường: Dựa trên số công nhân trung bình có mặt trên công trường để xác định nước tiêu thụ một ngày đêm, giá phải trả cho công ty nước sạch (nếu khoan giếng phảitính chi phí khoan giếng, máy bơm);
Điện thoại: xác định số máy, giá cước điện thoại;
Chi phí trả lãi vay vốn lưu động (nếu có): Nếu phải vay vốn để thi công gói thầu thì phải tính chi phí trả lãi vay vốn: Căn cứ vào kế hoạch tạm ứng theohợp đồng, chi phí sẽ phải bỏ ra theo tiến độ thi công, kế hoạch thanh toán theo giai đoạn do yêu cầu của hồ sơ mời thầu nêu ra, lượng vốn lưu động tự có để lập bảng cân đối và xác định nhu cầu lượng vốn lưu động cần vay cho từng giai đoạn; căn cứ vào lãi suất vay vốn dự kiến;
Chi phí chung khác ở cấp công trường: là những chi phí chung khác không thuộc các chi phí trên như: chi phí giao dịch, tiếp khách, nước uống, bảo
hộ lao động, mua văn phòng phẩm, Khoản này tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp theo kinh nghiệm của nhà thầu
+ Chi phí chung cấp doanh nghiệp: Bao gồm tiền lương cho bộ máy quản lý, các khoản trích theo lương, chi phí công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý; chi phí điện nước, điện thoại, tiếp khách, công tác phí, Các chi phí này lấy từ tiền tổng thu của các hợp đồng để nuôi bộ máy doanh nghiệp, tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp (gọi là tỷ lệ % phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho gói thầu) Chi phí này tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của nhà thầu
- Tính chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: Chi phí nhà
tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựng nhà tạm tạihiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điều hành thicông của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình Căn cứ vào quy mônhà tạm, kết cấu nhà tạm, suất chi phí đầu tư xây dựng nhà tạm, tỷ lệ thu hồi vật liệukhi tháo dỡ, để tính toán, phân bổ chi phí nhà tạm vào gói thầu
b Dự kiến lợi nhuận cho gói thầu
Trang 11ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
Lợi nhuận tính bằng tỷ lệ % so với chi phí dự thầu
Căn cứ vào chiến lược tranh thầu cảu doanh nghiệp, mức lợi nhuận phổ biến mà doanh nghiệp đã đạt được ở những gói thầu trước để ấn định một tỷ lệ lợi nhuận cho gói thầu rồi tính toán mức lợi nhuận dự kiến
c Tổng hợp giá dự thầu dự kiến
Giá dự thầu dự kiến = Chi phí dự thầu + Lợi nhuận dự kiến + Thuế giá trị gia tăng
d So sánh và quyết định giá dự thầu
Tỷ lệ giảm giá f (%):
f (%) = (1−G dtdk
G¿ )×100 (%)
Trong đó: Gdtdk: là giá dự thầu dự kiến của nhà thầu
Ggt: là giá gói thầu (hay dự toán giá gói thầu)Nếu f < 0 thì phải tìm cách điều chỉnh để giảm giá dự thầu
Nếu f > 0: f càng lớn thì khả năng thắng thầu càng cao nhưng mức thu lợi nhuận càng giảm Tuỳ vào chiến lược cạnh tranh của nhà thầu và tương quan cạnh tranh của gói thầu mà nhà thầu cần chọn tỷ lệ giảm giá sao cho phù hợp
e Chiết tính đơn giá dự thầu
Chiết tính đơn giá dự thầu là việc xây dựng đơn giá cho từng công tác xây lắp củagói thầu để phục vụ cho việc trình bày giá dự thầu theo biểu giá chi tiết, đồng thời làm cơ sở để quản lý, thanh toán hợp đồng và điều chỉnh giá hợp đồng Với mỗi công tác xây lắp có một bảng giá chi tiết
1.4 QUY TRÌNH LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP
Theo khoản 17 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13:
“17 Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các
chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”
Nguyên tắc cơ bản khi lập giá dự thầu xây lắp:
Trang 12ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
- Giá phải đảm bảo đủ trang trải chi phí mà nhà thầu sẽ phải bỏ ra để thực hiện hợp
đồng → giá phải đảm bảo vượt chi phí tối thiểu
- Phải phù hợp với những biện pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức thi công đã đưuọc
đề xuất
- Giá phải phản ánh sát với chi phí cá biệt của Nhà thầu, thể hiện ở trình độ, năng lực,
khả năng của nhà thầu
- Giá phải xuất phát từ chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp và đảm bảo tính cạnh
tranh trên thị trường
Quy chế đấu thầu quy định: “Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu hoặc dự toán, tổng dự toán được phê duyệt (nếu dự toán, tổng dự toán được
duyệt thấp hơn giá gói thầu được duyệt) sẽ được xem xét trúng thầu”
Nhà thầu trúng thầu: Hồ sơ hợp lệ => Đáp ứng yêu cầu cơ bản của HSMT => Có giá đánhgiá thấp nhất, giá đề nghị trúng thầu nhỏ hơn giá gói thầu (dự án chia làm nhiều gói thầu
hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt (dự án chỉ có 1 công trình)
- Kiểm tra tiên lượng mời thầu.
- Tập hợp các căn cứ để lập giá dự thầu xây lắp:
+ Các yêu cầu và chỉ dẫn của hồ sơ mời thầu;
+ Khối lượng công tác xây lắp của hồ sơ mời thầu và đã được nhà thầu kiểm tra lại;
Trang 13+ Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp và tình hình cạnh tranh trên thị trường.
- Xác định giá dự thầu dự kiến theo một trong các phương pháp hình thành giá dự thầu như
trình bày ở trên;
- So sánh và quy định giá dự thầu: diễn giải chi tiết đơn giá từng công việc;
- Trình bày giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ GIá dự thầu của gói thầu: khẳng định trong đơn dự thầu;
+ Bảng giá dự thầu chi tiết theo đơn giá: bao gồm mã đơn vị, tên công việc, đơn vị tính,khối lượng, đơn giá, thành tiền, ;
+ Biểu giá chi tiết các đơn giá
1.5 TRÌNH BÀY GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP TRONG HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP
Trình bày Gdth theo một cách nhất định mà nhà thầu không được phép lựa chọn, thông
thường phải theo phương thức của người mua
Thông thường trong một hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu trình bày giá dự thầu theo một cách thức cụ thể nào đó
Như vậy, phương pháp lập khác với cách thể hiện Có thể quan niệm phương pháp lập là nội dung còn phương pháp thể hiện là hình thức Phương pháp lập có nhiều phương pháp
khác nhau nhưng phương pháp thể hiện hạn chế (thường là 1) đối với một hồ sơ dự thầu theoyêu cầu của hồ sơ mời thầu
Phổ biến ở Việt Nam hiện nay là thể hiện giá dự thầu bằng đơn giá xây dựng đầy đủ và chiết tính các đơn giá đầy đủ cho từng công tác xây lắp
Trang 14ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
Mục đích của việc chiết tính đơn giá là cơ sở cho việc điều chỉnh giá khi thực hiện gói thầu thành phần nào dó
Trình bày giá dự thầu xây lắp trong hồ sơ dự thầu xây lắp
- Bắt đầu lập và diễn giải giá dự thầu theo yêu cầu của HSMT
- Kiểm tra khối lượng mời thầu.
- Lập và thuyết minh tất cả các đơn giá dự thầu đầy đủ theo công thức
- Đưa thuế giá trị gia tăng vào giá dự thầu.
- Tính giá dự thầu sau thuế.
- Đưa chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công vào giá thầu sau thuế.
- Giá trị dự thầu sau thuế có nhà tạm và điều hành thi công.
- So sánh giá dự thầu với giá gói thầu theo tỷ lệ giảm giá thắng thầu đã chọn.
- Sau khi xác định được giá dự thầu ta tiến hành thể hiện giá đó theo yêu cầu nêu ra
trong hồ sơ mời thầu
Trang 15ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
CHƯƠNG 2:
XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU GÓI THẦU: “XÂY LẮP CÁC HẠNG MỤC NHÀ ABCD THUỘC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
KHU BIỆT THỰ CHO THUÊ PT1”
1 GIỚI THIỆU GÓI THẦU VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỒ SƠ MỜI THẦU
1.1 Giới thiệu gói thầu
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng khu biệt thự cho thuê PT1.
- Tên chủ đầu tư: Tổng công ty cổ phần Vinaconex;
- Tên gói thầu: Xây lắp các hạng mục nhà ABCD thuộc dự án đầu tư xây dựng khu
biệt thự cho thuê PT1;
- Địa điểm xây dựng: nằm trên đường Lê Trọng Tấn – Khương Mai – Thanh Xuân –
Hà Nội;
- Đặc điểm của giải pháp kiến trúc kết cấu: Thiết kế mẫu nhà A, B, C, D khu biệt thự
cho thuê theo bản vẽ thiết kế và thuyết minh kèm theo
- Hình thức lựa chọn nhà thầu và loại hợp đồng: Lựa chọn nhà thầu theo hình thức
đấu thầu rộng rãi, hợp đồng loại theo đơn giá cố định;
1.2 Tóm tắt yêu cầu của hồ sơ mời thầu liên quan đến lập giá dự thầu
- Tiên lượng mời thầu:
Diện tích ván khuôn sàn các tầng, lấy bằng diện tích sàn các tầng cộng lại;
Diện tích ván khuôn thành dầm lấy bằng 40% diện tích ván khuôn sàn;
Diện tích ván khuôn cột lấy bằng 30% diện tích ván khuôn sàn
Diện tích sàn các hạng mục cụ thể như sau:
+ Diện tích sàn các tầng hạng mục công trình xây dựng Nhà A thuộc dự án:
Chiều cao hạng mục công trình Nhà A là 12,8 m < 16 m
Diện tích sàn tầng 1 (S1A):
S = 4*0,8+15,2*(4,2+4,8+0,8) = 152,16 (m2);
Trang 16SA = S1A + S2A + S3A = 2*152,16+130,08 = 434,4 (m2);Diện tích ván khuôn sàn các tầng tính cho 1 nhà A là:
S2B = 2*(9,8*13,32) = 261,072 (m2);
Diện tích sàn tầng 3 (S3B):
S3B = 2*[(4,2*2)*2,2+(4,2*2+1,4)*(2,4+2)+12,6] = 148,4 (m2);Tổng diện tích sàn các tầng tính cho 1 nhà B là:
SB = S1B + S2B + S3B = 225,568+261,072+148,4 = 635,04 (m2);Diện tích ván khuôn sàn các tầng tính cho 1 nhà B là:
Trang 17ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
Chiều cao hạng mục công trình Nhà C là 13,2 m < 16 m
Diện tích sàn tầng 1 (S1C):
S1C = (3,485+2,015+3,64)*3,2+2*3,2*11,395+1,175*3,485 = 106,27 (m2);Diện tích sàn tầng 2 (S2C):
S2C = (3,485+2,015+3,64)*3,2+2*3,2*11,395+1,175*3,485 = 106,27 (m2);Diện tích sàn tầng 3 (S3C):
S3C = (3,485+2,015+3,64)*3,2+(3,485+2,015)*(3,2*2+1,175)= 70,91 (m2);Tổng diện tích sàn các tầng tính cho 1 nhà C là:
S3D = 11,1*4,5+11,9*4,2+3,7*4,2+0,6*2,04+2*4,2*3,7 = 147,77 (m2);Diện tích sàn tầng áp mái (S4D):
S4D = 9,15*4,5+10*4,2+4,2*3,6 = 98,30 (m2);
Tổng diện tích sàn các tầng tính cho 1 nhà D là:
SD = S1D + S2D + S3D + S3D = 120,73+143,93+147,77+98,30 = 510,73 (m2);Diện tích ván khuôn sàn các tầng tính cho 1 nhà D là:
S = S = 510,73 (m2);
Trang 18ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG
Diện tích ván khuôn thành dầm các tầng tính cho 1 nhà D là:
SVKTD D = 40% * SD = 0,4 * 510,73 = 204,29 (m2);Diện tích ván khuôn cột các tầng tính cho 1 nhà D là:
SVKC D = 30% * SD = 0,3 * 510,73 = 153,22 (m2);
Trang 19BẢNG 2.1 TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG MỜI THẦU
cộng
(12)=(8)+( 9)+(10)+(1 1) PHẦN XÂY THÔ
Trang 2015 Ván khuôn gỗ, ván khuôn cổ cột 100m2 0,12 0,18 0,09 0,12 0,36 0,72 0,18 0,12 1,38
22 Xây tường gạch đặc M75 dày 220 bể phốt + bể nước, vữa xi
Trang 21bể nước không đánh màu, dày 2
52 Gạch xây chỉ đặc 6,5x10,5x22, xây chân thang chiều dày > 33
cm, vữa xi măng mác 50
Trang 2253 Cốt thép cầu thang d <= 10 mm tấn 0,39 0,46 0,23 0,31 1,17 1,84 0,46 0,31 3,78
57 Xây tường nhà vữa xi măng mác 50, gạch rỗng bề rộng 220
Trang 23đặc, vữa xi măng mác 75
7 Ốp chân tường các tầng, ốp gạch Granit
Trang 24Đáy 30x30 cm
15
Ốp gạch cầu thang
(căn cứ khối lượng
26 Sản xuất cửa đi nhôm kính cánh mở, kính an
Trang 2529 Lắp dựng hoa sắt cửa m2 43,235 68,534 33,75 45,93 129,705 274,136 67,5 45,93 517,271
Trang 27- Yêu cầu về chất lượng, quy cách nguyên vật liệu:
Quy cách, chất lượng vật liệu, chất lượng kết cấu phù hợp với thiết kế và tiên lượng mời thầu Trong đó có quy định cụ thể như sau:
+ Vữa bê tông dùng trong các kết cấu công trình là bê tông thương phẩm 1x2cm mác 250 độ sụt 12/- 2cm, thi công tại hiện trường
+ Xi măng dùng trong xây dựng công trình là xi măng sản xuất theo công nghệ lò quay loại PC-30 theo TCVN hiện hành
+ Cát dùng trong xây trát và vữa bê tông phải sạch, thành phần cỡ hạt và tạp chất phù hợp với TCVN hiện hành
+ Thép dùng trong xây dựng là thép nhóm AI và AII theo TCVN hiện hành (thép 8mm loại AI; thép 10 loại AII)
+ Gạch xây là gạch chỉ đặc do các nhà máy sản xuất với mác gạch 75
+ Vữa xây là vữa xi măng mác 50
+ Gỗ dùng làm cửa, khuôn cửa loại gỗ nhóm 2
+ Kính dùng trong gia công cửa sổ, cửa đi là kính mầu ngoại dày 5mm
+ Gạch lát nhà kích thước 50x50 sản xuất trong nước của nhà máy gạch ốp lát Thạch Bàn, Hà Nội
+ Gạch ốp tường khu WC là gạch men kính ngoại (Ý, Tây Ban Nha, hoặc tương đương) kích thước 40x25mm
+ Thiết bị vệ sinh trong khu vệ sinh là thiết bị của Nhật hoặc Ý sản xuất
+ Trong, ngoài nhà trát vữa xi măng mác 75 dày 2 cm, bả matít và lăn sơn toàn bộ (sơn loại tốt)
+ Phần mái nghiêng dán ngói đỏ của nhà máy gạch Giếng Đáy
+ Các cửa đi, cửa sổ đều có khuôn kép kích thước 50 ¿ 250, cửa sổ 2 lớp, lớp trongcửa sổ kính, lớp ngoài cửa sổ chớp đánh vecni
+ Cửa đi loại Pano kính, khung gỗ nhóm 2
+ Cầu thang: bậc trát granitô, lan can con tiện gỗ, tay vịn gỗ đánh vecni
+ Các yêu cầu khác về kỹ thuật và hoàn thiện được ghi trong hồ sơ thiết kế công trình
Trang 28- Yêu cầu về các giải pháp kỹ thuật công nghệ áp dụng cho gói thầu:
Giải pháp kỹ thuật, công nghệ để áp dụng cho gói thầu là các giải pháp kỹ thuật, công nghệ đang áp dụng phổ biến trong xây dựng các công trình dân dụng có chiều caotương ứng với số tầng 5 tầng (≤16m) Trong đó bê tông móng, khung nhà, cột dầm sàn sử dụng bê tông thương phẩm Các bê tông còn lại dùng BT trộn tại chỗ Công tác đào đất móng bằng máy kết hợp sửa thủ công
- Loại hợp đồng: hợp đồng theo đơn giá cố định.
- Yêu cầu về tạm ứng vốn, thu hồi vốn tạm ứng và thanh toán:
+ Bắt đầu khởi công nhà thầu được tạm ứng 15% giá trị hợp đồng
+ Khi nhà thầu thực hiện được khoảng 30% giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán 95% giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành nghiệm thu (trừ đi phần tạm ứng tính theo tỉ
lệ, thời gian thi công khoảng 3 tháng)
+ Khi nhà thầu thực hiện đến 60% giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán tiếp đợt 2 vớigiá trị là 95% giá trị sản lượng thực hiện được nghiệm thu đợt 2 (30% giá trị hợp đồng,trừ đi phần tạm ứng tính theo tỉ lệ, thời gian thi công khoảng 4 tháng tiếp theo)
+ Khi nhà thầu thực hiện đến 90% giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán đợt 3 Giá trị thanh toán đợt 3 bằng 95% giá trị sản lượng xây dựng thực hiện được nghiệm thu đợt 3(30% giá trị hợp đồng, nhưng trừ nốt giá trị tạm ứng, thời gian thi công khoảng 3 thángtiếp theo)
+ Khi kết thúc hợp đồng được thanh toán phần còn lại nhưng có giữ lại 5% giá trị hợp đồng trong thời gian bảo hành hoặc có thể áp dụng hình thức giấy bảo lãnh của ngân hàng
1.3 Giới thiệu nhà thầu tham gia dự thầu
Tên nhà thầu xây lắp: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng VP
1.3.1 Thông tin năng lực và tải sản cố định của nhà thầu:
- Tổng số công nhân viên toàn doanh nghiệp: 500 người
- Tổng số công nhân viên xây lắp toàn doanh nghiệp: 400 người
- Tổng số công nhân xây lắp toàn doanh nghiệp là: 350 người
Trang 29- Tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp: 30 tỷ đồng
- Tổng giá trị tài sản cố định dùng trong xây lắp: 20 tỷ đồng
Trang 301.3.2 Danh mục các thiết bi máy móc thi công của toàn doanh nghiệp
1.3.3 Vốn lưu động tự có:
Vốn lưu động tự có của doanh nghiệp là 30% tổng nhu cầu vốn lưu động
1.3.4 Tổ chức bộ máy công trường của từng gói thầu
- Chủ nhiệm công trình: Kỹ sư chính - 01 người
- Phó chủ nhiệm công trình: Kỹ sư có thâm niên công tác 10 năm - 01 người
- Cán bộ kỹ thuật: Kỹ sư xây dựng - 02 người
- Nhân viên kinh tế: Kỹ sư, cử nhân - 02 người
- Nhân viên khác: Trung cấp - 01 người
- Bảo vệ công trường: Công nhân - 03 người
1.3.5 Chiến lược giảm giá dự thầu so với " giá xét thầu"
- Mức độ cạnh tranh thấp thì tỷ lệ giảm giá khoảng 1% ÷ 5%;
- Mức độ cạnh tranh trung bình thì tỷ lệ giảm giá khoảng 5% ÷ 8%;
- Mức độ cạnh tranh cao thì tỷ lệ giảm giá 8% ÷15%.
Trang 312 XÁC ĐỊNH (HOẶC KIỂM TRA) GIÁ GÓI THẦU LÀM CĂN CỨ XÉT THẦU TRÚNG THẦU (tạm gọi là giá xét thầu)
Giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu được tổ chuyên gia, bên mời thầu xác định trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên cơ sở dự toán gói thầu được duyệt và loại hợp đồng áp dụng cho gói thầu Đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định, giá gói thầu làmcăn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm chi phí dự phòng trượt giá, không bao gồm chi phícho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng
“Giá xét thầu” có ý nghĩa tương đương như giá trần trong đấu thầu xây lắp Giá dự thầu không được vượt giá xét thầu mới có thể trúng thầu Trường hợp không biết thông tin về giá xét thầu thì nhà thầu có thể tự xác định hoặc nếu biết giá xét thầu trúng thầu thì kiểm tra lại
2.1 Căn cứ để xác định (hoặc kiểm tra) giá xét thầu
- Khối lượng mời thầu và thiết kế do chủ đầu tư cung cấp.
- Định mức dự toán xây dựng công trình – phần Xây Dựng: Công bố kèm theo Văn
bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây Dựng; và Định mức dự toán xây dựng công trình – phần Xây Dựng (Sửa đổi và bổ sung): Công bố kèm theo Quyết định số
số 1172/QĐ-BXD ngày 16/12/2012 của Bộ Xây Dựng; Định mức dự toán xây dựng công trình – phần Lắp đặt: Công bố kèm theo Văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của
Bộ Xây Dựng; và Định mức dự toán xây dựng công trình – phần Xây Dựng (Sửa đổi và
bổ sung): Công bố kèm theo Quyết định số số 1173/QĐ-BXD ngày 16/12/2012 của Bộ Xây Dựng;
- Đơn giá xây dựng kèm theo Quyết định số 5481/QĐ-UBND ban hành ngày
24/11/2011 của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định số 6168/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố một số đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội – phần xây dựng, lắp đặt; Quyết định 462/QĐ-UBNDngày 21/01/2014 về việc công bố một số đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội – phần xây dựng; Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 12/2/ 2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố một số đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Phần xây dựng và Lắp đặt
Trang 32- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Bảng công bố giá vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội Quý I năm 2015 (kèm theo
công bố số 01/2015/CBGVL-LS ngày 01/03/2015 của liên sở Xây dựng - Tài chính Hà Nội)
- Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014
(ban hành kèm theo nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chínhphủ);
- Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn xác
định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 083/PLX-QĐ-TGĐ ngày 07/03/2012 về việc ban hành Danh mục các
địa bàn xa cảng đầu nguồn, chi phí kinh doanh cao, giá bán xăng dầu tăng thêm tối đa 2%;
- Giá xăng dầu trên website http://www.petrolimex.com.vn/index.html
- Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 quy định về thực hiện giá bán điện;
- Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/03/2015 quy định về giá bán điện.
2.2 Xác định (hoặc kiểm tra) giá xét thầu
2.2.1 Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo Bộ đơn giá hiện hành cấp tỉnh, thành phố
Trang 33Bảng 2.2 Bảng tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo Bộ đơn giá số 5481 và 492
G
VẬT LIỆU
Trang 3416 AF.12224 Bê tông cột mác 250,đá 1x2 m³ 8,24 759.902 1.043.641 104.965 6.261.596 8.599.602 864.912
Đặt ống nhựa D100 thông từ ngăn chứa sang ngăn láng của bể phốt hoặc các ống chờ của 2 bể
láng trên mặt bể phốt,bẻ nước,không đánh màu,dày
Trang 356,5x10,5x22,xây chân thang chiều dày >33cm,vữa XM mác 50
Trang 3654 AF.61822 Cốt thép cầu thang d>18mm tấn 0,18 16.389.556 3.167.731 467.486 2.950.120 570.192 84.147
Trang 3776 AF.12514 Bê tông chống thấm xungquanh mái dày 50mm m³ 3,24 717.515 822.787 83.950 2.324.748 2.665.830 271.998
PHẦN HOÀN THIỆN
80 AK.22124 Trát trụ cột,lam đứng,cầuthang dày 1,5cm vữa XM
mác 75
Ốp chân tường các tầng,ốp gạch Granit nhân tạo
Trang 3894 AK.83422 Sơn lan can thang sắt 3 nước m² 128,217 12.028 12.968 1.542.194 1.662.718
Trang 392.2.2.Phân tích tài nguyên và tính bù trừ chênh lệch vật liệu, nhân công, sử dụng máy (nếu có)
a Xác định số lượng vật liệu chính cần thiết
Căn cứ vào khối lượng công tác trong Hồ sơ mời thầu và định mức dự toán xây dựng công trình hiện hành (ĐM 1776, ĐM 1777, DDM 1172, ĐM1173) của Bộ Xâydựng:
- VLj: Số lượng vật liệu loại j để hoàn thành toàn bộ khối lượng công tác xây lắpcủa gói thầu (vật liệu loại j là vật liệu cần tính chênh lệch giá);
- Qi: Khối lượng công tác xây lắp loại i;
- ĐMDTij: Định mức dự toán sử dụng vật liệu loại j để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác loại i
- n: số loại công tác xây lắp theo HSMT
b Tính bù trừ chênh lệch vật liệu theo công thức sau:
j lấy theo Bảng công bố giá vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội Quý I năm 2015 (kèm theo công bố số 01/2015/CBGVL-LS ngày 01/03/2015 của liên sở Xây dựng - Tài chính Hà Nội)
Trang 40CHÊNH LỆCH THÀNH TIỀN