Khái niệm về xếp hạng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Lí luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (Trang 31 - 34)

Xếp hạng doanh nghiệp là thuật ngữ bắt nguồn từ Tiếng Anh là Credit Ratings trong đó Credit là sự tín nhiệm còn Ratings nghĩa là xếp hạng. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” do John Moody phát hành. Trong cuốn sách này ông đã nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng cho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo hệ thống các ký hiệu dễ hiểu, đơn giản được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái ABC. Sau khi phát hành cuốn sách, Moondy vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho công bố bảng xếp hạng của các doanh nghiệp trong các ngành khác. Một số tiêu chuẩn và những ký hiệu mà Moody đưa ra sau này đã trở thành các chuẩn mực quốc tế.

Bohn John viết trong cuốn sách “Phân tích rủi ro trong thị trường chuyển đổi” thì hệ số tín nhiệm là sự đánh giá về khả năng một nhà phát hành có thể thanh toán đúng hạn cả gốc và lãi đối với một loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Đối với công ty chứng khoán Merrill Lynch (Mỹ), hệ số tín nhiệm là đánh giá hiện thời của công ty chứng khoán hiện thời về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ về một khoản nợ nhất định.

Còn theo công ty Moody, hệ số tín nhiệm thể hiện khả năng sẵn sàng thanh toán đúng hạn của một nhà phát hành cho một khoản nợ nhất định trong suốt thời gian tồn tại khoản nợ đó

này cũng chỉ phổ biến ở Mỹ. Hoạt động này chỉ trở nên phổ biến ở các nước phát triển từ những năm 1960 và ngày càng trở thành một hoạt động rất quan trọng của các TCTD. Trên Thế giới hầu hết các chứng khoán nợ được xếp hạng gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, các loại trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng… Hiện nay một số nước còn xếp hạng cả cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, các đối tượng vay vốn Ngân hàng. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm tiêu biểu nhất hiện nay là hệ thống ký hiệu của hai công ty xếp hạng tín nhiệm hàng đầu Thế giới là Moody và S&P, được xây dựng trên cơ sở khung ký hiệu do John Moody tạo ra và trở thành tiêu chuẩn để xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm của hầu hết các công ty xếp hạng tín nhiệm trên Thế giới.

Bảng2.1: Bảng ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn

Moody’s S&P Diễn giải

Aaa AAA Chứng khoán có chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ mạnh nhất Aa AA Chứng khoán có chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ mạnh

A A Chứng khoán trên mức trung bình

Baa BBB

Chứng khoán trung bình, mức độ an toàn và rủi ro không cao, không thấp, không có dấu hiệu nguy hiểm

Ba BB Chứng khoán có biểu hiện tính đầu cơ

B B Chứng khoán thiếu sự hấp dẫn cho nhà đầu tư Caa CCC Kỹ năng trả nợ thấp, dễ vỡ nợ

Ca CC Mức đầu cơ cao, thường bị vỡ nợ

C C Mức tín nhiệm thấp nhất, vấn đề trả lãi gặp khó khăn Dựa vào ký hiệu xếp hạng tín nhiệm trên, nếu xếp hạng tín nhiệm đạt từ mức BBB (hoặc từ Baa) trở lên AAA hoặc (Aaa) thì được gọi là xếp hạng tín nhiệm đầu tư, nếu xếp hạng tín nhiệm đạt từ mức BB (hoặc từ Ba) trở xuống được gọi là xếp hạng tín nhiệm đầu cơ.

Ở Việt Nam hoạt động xếp hạng doanh nghiệp chỉ được các TCTD áp dụng từ một vài năm gần đây, và xếp hạng tín dụng ở Việt Nam chỉ áp dụng cho các đối tượng vay vốn Ngân hàng. Còn việc xếp hạng tín nhiệm cho các chứng khoán nợ ở nước ta chưa được thực hiện vì thị trường chứng khoán ở nước ta chỉ mới ra đời trong những năm gần đây. Vì vậy chúng ta rất chú trọng tạo mọi điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển và để nhằm khuyến khích, tạo sự an toàn tới mức có thể cho các nhà đầu tư Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã đề ra điều kiện niêm yết đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đó là những điều kiện về mức vốn điều lệ, tình hình hoạt động kinh doanh….., chính những điều kiện này đã chứng tỏ chỉ có những doanh nghiệp hoạt động tốt thì mới có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp này hình như là chưa cần thiết trong điều kiện hiện nay

Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về hoạt động này nhưng chúng ta có thể hiểu Xếp hạng doanh nghiệp sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả nợ (gốc và lãi) đối với khoản nợ của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại khoản nợ đó.

Như vậy việc xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện trong mối tương quan giữa hiện tại và quá khứ để từ đó đưa ra những dự đoán về tương lai hay nói cách khác việc xếp hạng doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân tích tỉ mỉ và kỹ lưỡng tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tư cách khách hàng… tại thời điểm hiện tại và trong quá khứ từ đó dự đoán thứ hạng tín dụng của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thu hồi vốn (gồm cả gốc và lãi) của các TCTD và là cơ sở nền tảng cho việc ra quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không và nếu cấp thì ở mức nào là hợp lý.

Một phần của tài liệu Lí luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w