1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố vinh giai đoạn 2016 2020

68 465 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cho Ban quản lý dự án đầu tư và Xây dựng thành phố Vinh giai đoạn 2016 - 202

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu đã nêutrong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực Các kết quả của luận văn chưađược công bố trong các công trình khác Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều

đã được ghi rõ nguồn gốc./

Tác giả

Phạm Minh Trung

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu các dự

án đầu tư xây dựng cho Ban quản lý dự án đầu tư và Xây dựng thành phố Vinh giai đoạn 2016 - 2020”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của

nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các

cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Viện Đào tạo Sau đại học,Viện Kinh tế & Quản lý, các khoa, phòng của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận

văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS PhạmCảnh Huy Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhàkhoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồngchí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm các bạn bè, đồng nghiệp, vàgia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

WTO : World Trade Organization – Tổ chức Thương

mại Thế giới

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, đấu thầu là một phương thức thường được các Chínhphủ sử dụng để lựa chọn các nhà cung cấp hay các nhà thầu khoán nhằm thực hiệncác đơn hàng hay các công trình đầu tư dựa trên nguồn ngân sách công cộng Thôngqua hoạt động đấu thầu, bên mời thầu có nhiều cơ hội để lựa chọn những nhà thầuphù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất với giá cả cạnh tranh nhất Đồng thờinhà thầu có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng để có thể cungcấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc các dịch vụ

mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận Thông qua đấu thầu, cáchoạt động kinh tế đều được kích thích phát triển như các ngành sản xuất trực tiếp,các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến, vv Đấu thầu có thể làm cho hoạt độngkinh tế được diễn ra theo hướng chuyên môn hóa sâu và đa phương hóa rộng.Trong sự phát triển kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế thì vai trò của đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcnói riêng là rất quan trọng Đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng một khối lượng nguồnvốn ngân sách nhà nước để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần tích cực vào sựphát triển nên kinh tế của đất nước Tuy nhiên, để đảm nguồn vốn được sử dụngtiết kiệm và có hiệu quả thì nhà nước phải đưa ra những biện pháp, công cụ nhằmquản lý hoạt động đầu tư Và một trong những công cụ đó là đấu thầu Từ nhữngnăm đầu của thập niên 90 đến nay, Nhà nước đã xây dựng và ngày hoàn thiện hệthống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, góp phần tạo dựng môi trường cạnhtranh, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, phòngchống tham nhũng, nâng cao chất lượng công trình , thúc đẩy kinh tế phát triển

nhanh, ổn định và bền vững

Trong những năm qua, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu

to lớn về kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân đượccải thiện Đạt được những kết quả như vậy là nhờ một phần đóng góp của việc sửdụng có hiệu quả các nguồn lực vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội Trong đó, hoạt động đấu thầu ít nhiều đã mang lại tác động trong tiết kiệm

chi ngân sách, nâng cao chất lượng công trình xây dựng

Trang 5

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu cáccông trình xây dựng cơ bản từ ngân sách nói chung, của thành phố Vinh nói riêng

và của Ban QLDA đầu tư và xây dựng thành phố Vinh còn nhiều khiếm khuyết, hạnchế: tổ chức hoạt động đấu thầu còn mang tính hình thức; một số chủ đầu tư chưađáp ứng yêu cầu về năng lực trong việc quản lý hoạt động đấu thầu theo phân cấp,hiện tượng vi phạm còn nhiều; công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát trong và sauquá trình đấu thầu còn chưa sâu sát, Bên cạnh đó, hiện nay nguồn vốn ngân sáchnhà nước của thành phố Vinh rất hạn hẹp, việc tiết kiệm và sử dụng có hiệu quảnguồn ngân sách cho đầu tư xây dựng là yêu cầu cấp thiết Điều đó đòi hỏi cần phảinâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng

cơ bản, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vinh.Trong bối cảnh như vậy, việc phân tích đánh giá hoạt động, hoàn thiện công tác đấuthầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở Thành phố Vinh đang được đặt ra rất cấp

bách, đặc biệt về mặt thực tiễn Đó là lý do tác giả chọn đề tài về “Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cho Ban quản lý dự án đầu tư

và Xây dựng thành phố Vinh giai đoạn 2016 – 2020’’ làm đề tài nghiên cứu của

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những lý luận chung về công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng

- Thực trạng công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu

tư và xây dựng thành phố Vinh

- Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cho Banquản lý dự án Đầu tư và xây dựng thành phố Vinh giai đoạn 2016 – 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án đầu tư xâydựng cho Ban quản lý dự án đầu tư và Xây dựng thành phố Vinh giai đoạn 2016 –

2020

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng choBan quản lý dự án đầu tư và Xây dựng thành phố Vinh giai đoạn 2016 – 2020

- Không gian: Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Thời gian: từ năm 2016 đến 2020

4 Những đóng góp của luận vănLuận văn dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng đểphân tích, đánh giá thực trạng công tác hoạt động đấu thầu các công trình đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh Từ đó đề xuất một số giảipháp hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cho Ban quản lý dự án

Đầu tư và xây dựng thành phố Vinh giai đoạn 2016 – 2020

-CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG1.1 Một số vấn đề lý luận chung về công tác đấu thầu

1.1.1 Công tác đấu thầu1.1.1.1 Khái niệm về đấu thấu:

Trang 7

Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của nước ta, việc thực hiện đầu

tư được thực hiện theo kế hoạch hàng năm thông qua kế hoạch giao nhiệm vụ,không thực hiện đấu thầu để lựa chọn người thực hiện Từ những năm 1989-1990,khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì vấn đề tổ chức đấuthầu mới được đề cập đến Trong “Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng” ban hànhkèm theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 7/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, đã xácđịnh đấu thầu là yêu cầu cần thiết đối với các công trình xây dựng cơ bản trong thời

kỳ hiện tại Đến năm 1994 quy chế đấu thầu của Việt Nam được ban hành, đưa vào

áp dụng Cho đến nay các quy định về đấu thầu đã qua nhiều lần sửa đổi, hoàn thiện

cho phù hợp với tình hình thực tế và tiến gần với tiêu chuẩn quốc tế

Trên thực tế đã tồn tại một số định nghĩa về thuật ngữ đấu thầu trong các văn bảnkhác nhau Theo Từ điển tiếng Việt thì đấu thầu được giải thích là việc đọ côngkhai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc đượcbán hàng (một phương thức giao làm công trình hoặc mua hàng) Như vậy bản chấtcủa việc đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như là một sự ganh đua (cạnh tranh) để

được thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó

Theo Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013, Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để

ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sẵmhàng hoá, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu

tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảmcạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Như vậy, đấu thầu thực chất

là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiệngói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước Kết quả của sự lựa chọn là có hợpđồng được ký kết với các điều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của hai bên Mộtbên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ như nêu trong hồ sơ mời thầu (có thể làdịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, cung cấp hàng hoá, xây lắp công trình, hạng mụccông trình…), một bên là chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

và thanh toán tiền Như vậy thực chất của quá trình đấu thầu ở Việt Nam đối với các

dự án sử dụng vốn nhà nước là một quá trình mua sắm - quá trình chi tiêu, sử dụng

tiền của Nhà nước

* Các loại hình đấu thầu

Trang 8

Đấu thầu gồm có bốn loại hình cơ bản sau: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầumua sắm hàng hóa, đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư và đấu thầu xây lắp.

* Các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư gồm các hình thức sau:

1, Đấu thầu rộng rãi: là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn

chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự

2, Đấu thầu hạn chế: được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ

thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của

gói thầu

3, Chỉ định thầu: đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do

sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầucần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tàisản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đếncông trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai

công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

- Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên

giới quốc gia, hải đảo;

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua

từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ,bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên

cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xâydựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặcđược tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thicông xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với

quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

- Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trựctiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật

nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

Trang 9

- Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mứcđược áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện

kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

4, Chào hàng cạnh tranh: Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có

giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường

hợp sau đây:

- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ

thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê

duyệt

5, Mua sắm trực tiếp: được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự

thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác

6, Tự thực hiện: được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong

trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài

chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

7, Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

8, Tham gia thực hiện của cộng đồng

Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giaothực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:

- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảmnghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn;

- Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương

có thể đảm nhiệm

* Các phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1, Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

2, Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

3, Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

4, Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ1.1.1.2 Đặc điểm của đấu thầu

Trang 10

* Mục tiêu của hoạt động đấu thầu gắn liền với mục tiêu của dự án:

Hoạt động đấu thầu công trình xây dựng nhằm thực hiện nội dung công việc của cáccông trình xây dựng đã được phê duyệt để đạt được các mục tiêu cơ bản về pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế, tăng cường mức sống củadân cư , thực hiện theo các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàngnăm, 5 năm hoặc dài hạn Do vậy, mục tiêu của đấu thầu gắn chặt với mục tiêu của

dự án

Đối với từng gói thầu cụ thể, mục tiêu thể hiện qua việc lựa chọn các nhà thầu đápứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện việc cungcấp hàng hoá, dịch vụ (tư vấn và phi tư vấn), xây lắp công trình, hạng mục côngtrình, đào tạo, chuyển giao công nghệ Việc phải mua sắm hàng hoá, cung cấp dịch

vụ, xây dựng công trình bảo đảm công năng, tính năng và hiệu năng sử dụng đềuđược thể hiện rõ trong quyết định đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án

* Có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu:

Khi đấu thầu sử dụng tiền của Nhà nước thì hoạt động này được thực hiện bởi các

cơ quan của Nhà nước, các DNNN hoặc các đơn vị có sử dụng nguồn tiền của Nhànước nên có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu để bảo đảm được cácmục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Các

chủ thể tham gia có thể bao gồm:

- Các đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu:

+ Bên mua: Chính là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan của Nhà nước theo từng

lĩnh vực, từng ngành kinh tế, bao gồm:

Thứ nhất, Người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc ngườiquyết định mua sắm theo quy định của pháp luật Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư,người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy

định của pháp luật

Thứ hai, Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở

hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án

Thứ ba, Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiệncác hoạt động đấu thầu, bao gồm: Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết địnhthành lập hoặc lựa chọn; Các ban QLDA đầu tư xây dựng; Đơn vị dự toán trực tiếp

Trang 11

sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên; Đơn vị mua sắm tập trung; Cơ quannhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền lựa chọn

Thứ tư, Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mờithầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơtuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình

lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

+ Bên bán: Nhà thầu (nhà cung cấp, nhà xây dựng và nhà tư vấn) tham gia đấu thầucác gói thầu phù hợp với điều kiện năng lực và kinh nghiệm của mình để dành đượccác hợp đồng trên cơ sở cạnh tranh hoặc thông qua các hình thức lựa chọn khác theo

quy định

- Các đối tượng tham gia gián tiếp vào hoạt động đấu thầu:

Ngoài Bên mua và Bên bán là các đối tượng tham gia trực tiếp hoạt động đấu thầucòn có một bộ phận thứ ba gián tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu, bao gồm:

Thứ nhất là cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát;

Thứ hai là tổ chức, công ty kiểm toán độc lập;

Thứ ba là công luận, các cơ quan báo chí;

Thứ tư là sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát

1.1.1.3 Vai trò của đấu thầu tại các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

ngân sách nhà nước

* Vai trò của đấu thầu đối với nền kinh tế - xã hội

Thông qua đấu thầu, nhà nước có thể lựa chọn được những nhà thầu khoán thíchhợp, có khả năng thực hiện các công trình mà nhà nước muốn đầu tư với chất lượngcao và có chi phí hợp lý Nhờ đó, các nguồn lực trong nền kinh tế được phân bổ hợp

lý hơn Cũng thông qua đầu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích pháttriển như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến Vớiviệc nhiều nhà thầu đứng vai trò tổng thầu để kết hợp được các nhà chế tạo, nhà sảnxuất, các chuyên gia tư vấn nhằm thực hiện các gói thầu quy mô lớn, tổng hợpnhiều lĩnh vực đã làm cho hoạt động kinh tế được diễn ra theo hướng chuyên môn

hóa sâu và đa phương hóa rộng

Trang 12

Thông qua đấu thầu, các nhà thầu sẽ tự nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài chínhcủa công ty, làm giảm chi phí và thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp

Đấu thầu là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (Bênmời thầu) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh Phát triển cácngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợp tác hoá rộng đồng thời pháttriển thị trường đấu thầu Thông qua đấu thầu đã phát triển được thị trường ngườibán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lậpmới hoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước pháttriển chống được sự độc quyền tự nhiên Các chủ đầu tư, bên mời thầu cũng đượctăng cường về năng lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những ngườimua ngày một thông thái hơn Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo độnglực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả

và thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho

các công trình công cộng

Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu cũng góp phần thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế,khắc phục những nhược điểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng

động, sáng tạo

* Vai trò của đấu thầu đối với Chính phủ

Đấu thầu là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng cácnguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí Đó lànhững khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổchức nhà nước, doanh nghiệp nhà nước ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục

tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước

* Vai trò của đấu thầu đối với Chủ đầu tư

Thông qua đấu thầu, các chủ đầu tư đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng lực,kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng

kỹ thuật, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các chủ đẩu tư

có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do

Trang 13

quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều

bên

* Vai trò của đấu thầu đối với nhà thầu

Thông qua đấu thầu, các nhà thầu phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nâng caokhả năng cạnh tranh, tăng khả năng thắng thầu của nhà thầu không chỉ trong các dự

án trong nước mà còn các dự án ở nước ngoài, tăng cường các mối quan hệ hợp tác

với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế

Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toànthế giới Các nhà thầu lớn trên thế giới - họ là những người sẵn sàng và có khả năngtham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó các nhà thầu trongnước học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ để áp dụng cho mình

1.1.1.4 Khái niệm và một số đặc điểm cơ bản của công trình đầu tư xây dựng

cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựngtheo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cốđịnh và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội Công trình đầu tư xây dựng cơ bản

từ nguồn ngân sách nhà nước thường có những đặc điểm cơ bản sau:

- Vốn thực hiện các công trình xây dựng cơ bản là nguồn vốn ngân sách nhà nước,thuộc sở hữu chung nên rất khó quản lý và có thể xảy ra thất thoát, lãng phí

- Các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước thường tới mục tiêu

kinh tế và xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận trực tiếp

- Các công trình xây dựng cơ bản thường có quy mô lớn, cần nhiều vốn thực hiện,

thời gian thực hiện dài và nhiều biến động

- Liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Khi thực hiện hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp quản lý đầu tư.Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu cáccông trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính cạnhtranh, công bằng, minh bạch, công khai và hiệu quả kinh tế, phải đặt dưới sự giám

sát của cộng đồng và công luận xã hội

1.1.2 Nội dung về công tác đấu thầu tại các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn

ngân sách nhà nước

Trang 14

1.1.2.1 Công tác chuẩn bị đấu thầu

Giai đoạn này bao gồm rất nhiều khâu và do Bên mời thầu lập Dựa trên các công việc cụ thể trong dự án đã được phê duyệt, Ban QLDA sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của mình, vào tính chất các công việc và mối quan hệ giữa chúng

để xác định thứ tự các công việc cụ thể của dự án Vì thế ngày từ đầu kế hoạch thực hiện các công việc cụ thể của dự án phải được xây dựng một cách khoa

học, logic Nội dung của giai đoạn này bao gồm:

* Bước 1: Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm Trườnghợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toánmua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực

toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được Ban QLDA đầu tư và xây dựng thành phố Vinh lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án và trình lên người có thẩm quyền xem xét phê duyệt mới trở thành một trong những điều kiện mời thầu.

Các nội dung chính của kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

- Tên từng gói thầu.

- Giá từng gói thầu

- Nguồn vốn.

- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.

- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.

- Loại hợp đồng.

- Thời gian thực hiện hợp đồng.

Có thể nói trong các nội dung trên thì nội dung phân chia dự án thành các gói thầu là nội dung quan trọng hơn cả Bởi lẽ gói thầu chính là căn cứ tổ chức đấu thầu và xét thầu Việc phân chia này phải đảm bảo tính hợp lý, tính đồng bộ

Trang 15

của dự án và làm giảm được chi phí đấu thầu của dự án Việc phân chia dự án thành gói thầu căn cứ vào công nghệ, tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực

hiện dự án.

* Bước 2: Chuẩn bị nhân sự cho công tác đấu thầu

Để thực hiện các hoạt động đấu thầu Ban QLDA đầu tư và xây dựng thành phố Vinh thành lập tổ chuyên gia giúp việc Thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về kỹ thuật, công nghệ, tài chính, pháp lý và các vấn đề khác Các thành viên trong tổ chuyên gia phải là những người có năng lực kinh

nghiệm chuyên môn liên quan đến dự án.

Để tham gia vào tổ chuyên gia, các thành viên phải có tiêu chuẩn sau:

- Am hiểu pháp luật đấu thầu.

- Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu

- Am hiểu các nội dung cụ thể của gói thầu

- Có kinh nghiệm trong các công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu

Tổ trưởng tổ chuyên gia có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và chuẩn bị các báo cáo đánh giá các hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu có liên quan khác Đồng thời tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu tiến hành phân công nhiệm

vụ các thành viên trong tổ chuyên gia.

* Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là một yếu tố rất quan trọng trong công tác tổ chức đấu thầu, bởi lẽ nó quyết định chất lượng và hiệu quả gói thầu Khi lập hồ sơ mời thầu cần sử dụng các cơ quan, cá nhân có đủ năng lực trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu để đảm bảo chất lượng của hồ sơ dự thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tạo thuận lợi cho việc xét thầu Sau khi lập xong hồ sơ mời thầu Ban QLDA đầu tư và xây dựng thành phố Vinh trình lên người có thẩm quyền phê duyệt mà thường ở đây là Phòng quản lý đô thị thành phố Vinh phê duyệt Hồ sơ mời thầu này là căn cứ

để Ban QLDA thông báo mời thầu.

Hồ sơ mời thầu chỉ được lập dựa trên các căn cứ sau:

- Quyết định phê duyệt dự án hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán của dự án đã được phê duyệt

Trang 16

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án đã phê duyệt.

- Các văn bản pháp lý có liên quan.

- Các chính sách có liên quan khác của nhà nước như thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước, các nghị định thông tư hướng dẫn lập HSMT.

1.1.2.2 Công tác tổ chức thực hiện đấu thầu

* Bước 1: Mời thầu

Sau khi hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt, Ban QLDA đầu tư và xây dựng thành phố Vinh thông báo mời thầu lên các phương tiện thông tin đại chúng Hiện nay là đăng trên trang muasamcong.mpi.gov.vn của quốc gia Khi thông báo mời thầu được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ứng thầu sẽ tới đăng ký mua hồ sơ mời thầu Ban QLDA đầu tư và xây dựng thành

phố Vinh sẽ bán HSMT cho các ứng thầu.

* Bước 2: Nhận và bảo quản hồ hơ dự thầu

Các nhà thầu chuẩn bị xong hồ sơ dự thầu, niêm phong và nộp tại Ban QLDA theo đúng thời gian đã quy định trong hồ sơ mời thầu Tổ chuyên gia có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu; có trách nhiệm kiểm tra niêm phong của các hồ sơ dự thầu; lập văn bản xác nhận ghi rõ ngày giờ nộp thầu, yêu cầu ký xác nhận của các đơn vị dự thầu; Quản lý hồ sơ dự thầu theo đúng

nguyên tắc bảo mật.

* Bước 3: Mở thầu

Việc mở thầu được tiến hành công khai theo đúng thời gian đã ghi rõ trong hồ

sơ mời thầu Ban QLDA mời đại diện các nhà thầu tới tham dự lễ mở thầu thông qua việc thông báo cho các nhà thầu khi phát hành hồ sơ mời thầu Đồng thời Ban QLDA mời đại diện của cơ quan quản lý đến tham dự mở thầu Việc mở thầu được thực hiện ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày giờ đã ghi trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt.

* Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu

Những hồ sơ dự thầu hợp lệ sẽ được tổ chuyên gia xét thầu tiến hành kiểm tra đánh giá và xếp hạng các nhà thầu tham dự thầu Công việc này có thể nói là khâu quan trọng nhất trong công tác đấu thầu Vì nó sẽ quyết định đơn vị nào

Trang 17

thực hiện gói thầu, quyết định chất lượng công trình sau này và ảnh hưởng đến

chi phí của gói thầu.

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tại Ban QLDA được thực hiện theo các quy định của chính phủ, của Bộ kế hoạch đầu tư, các bộ có liên quan và của UBND tỉnh Nghệ An cũng như UBND thành phố Vinh Đánh giá hồ sơ dự thầu cơ bản

tuân theo những nội dung sau:

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

- Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

- Đánh giá về kỹ thuật và giá.

* Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Sau khi có kết quả xếp hạng các hồ sơ dự thầu, Ban QLDA sẽ làm tờ trình để trình

lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Nội dung của báo cáo gồm:

Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu; quá trình tổ chức đấuthầu; kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu; đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu có nêu rõtên nhà thầu trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu; loại hợp đồng và thời gian thực hiện.Sau khi có phê duyệt nhà thầu trúng thầu, Ban QLDA gửi kèm theo dự thảo hợpđồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng Đồngthời Ban QLDA cũng thông báo cho nhà thầu lịch biểu về thời gian thương thảohoàn thiện hợp đồng, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng Đồng thờiBan QLDA đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu lên phương tiện thông

1.1.2.3 Công tác giám sát, kiểm tra và giải quyết khiếu nại

* Kiểm tra hoạt động đấu thầu:

+ Kiểm tra hoạt động đấu thầu bao gồm: kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn

về đấu thầu của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo vềđấu thầu; kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

Trang 18

kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt

động khác liên quan đến đấu thầu;

+ Kiểm tra về đấu thầu được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định

của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra

* Giám sát hoạt động đấu thầu:

Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có thẩmquyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định

của Luật đấu thầu

* Thanh tra hoạt động đấu thầu:

+ Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan

đến hoạt động đấu thầu theo quy định

+ Thanh tra hoạt động đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu

Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu được thực hiện theo quy định của

pháp luật về thanh tra

* Khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đấu thầu được thực

hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

1.1.3 Tiêu chí đánh giá công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng

1.1.3.1 Tiêu chí về chất lượng và tiến độ công trình xây dựng:

Việc đánh giá chất lượng và tiến độ công trình xây dựng cần xuất phát từ các quan

điểm sau:

Một là, đánh giá dưới góc độ của Luật Xây dựng “Công trình xây dựng là sản phẩmđược tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặtvào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất,phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo

thiết kế ”…

Hai là, đánh giá về mức độ an toàn, bền vững của công trình Theo Luật Xây dựng,thì sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm chocông trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặccông trình không sử dụng được theo thiết kế Theo đó, có 4 loại sự cố bao gồm sự

cố sập đổ, sự cố về biến dạng, sự cố sai lệch vị trí và sự cố về công năng; về cấp độ

Trang 19

có cấp I, II, III và cấp IV tùy thuộc vào mức độ hư hỏng công trình và thiệt hại vềngười Chính vì vậy mà mức độ an toàn, bền vững của công trình là điều cần phải

được xem xét chặt chẽ và nghiêm túc

Ba là, đánh giá sự đáp ứng của công trình với các quy định về quy chuẩn xây dựng

và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được phép áp dụng cho riêng dự án đã nêu

trong hợp đồng xây dựng

Bốn là, đánh giá về mỹ thuật của công trình xây dựng Ngoài yêu cầu về độ an toàn

và bền vững thì yêu cầu mỹ thuật đối với công trình xây dựng không thể xem nhẹđược Công trình xây dựng trường tồn với thời gian, nếu chất lượng mỹ thuật khôngđảm bảo thì chủ đầu tư không được thụ hưởng công trình đẹp và không đóng gópcảnh quan đẹp cho xã hội Công trình xây dựng phải thể hiện được tính sáng tạo độcđáo, bố cục hiện đại nhuần nhuyễn với truyền thống, tránh sao chép, lặp lại, đơn

điệu trong nghệ thuật kiến trúc

1.1.3.2 Tiêu chí về đáp ứng các nguyên tắc của công tác đấu thầu:

- Đảm bảo tính cạnh tranh:

Một trong những yếu tố đạt được hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấuthầu là phải bảo đảm được tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường Trong hoạt độngđấu thầu mục tiêu cạnh tranh đang ngày càng được tăng cường Có cạnh tranh thìmới có động lực để sáng tạo, cải tiến, kích thích người mua (Bên mời thầu) đưa racác yêu cầu phù hợp (thể hiện trong HSMT) và người bán (nhà thầu) cạnh tranh vớinhau để giành được hợp đồng với giá bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượngcủa hàng hoá, công trình, dịch vụ Một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm được tínhcạnh tranh trong đấu thầu đó là việc tạo ra các quy tắc hay cơ chế sao cho nhiềungười hay tổ chức nếu muốn đều có thể dễ dàng tham gia đấu thầu trên một mặtbằng thông tin và tiêu chuẩn tham gia chung, được công bố một cách công khai,minh bạch Chỉ khi có sự tham gia của nhiều nhà thầu, họ mới buộc phải cạnh tranhvới nhau để giành lấy được hợp đồng và đó sẽ là điều kiện để bên gọi thầu (ở đây là

nhà nước) lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất lợi ích của mình

Để thực hiện mục tiêu này, chủ đầu tư, bên mời thầu phải tạo mọi điều kiện để cácnhà thầu có cơ hội tham dự đấu thầu, bảo đảm công bằng và cạnh tranh giữa các nhàthầu Trong các cuộc đấu thầu có nhiều bên liên quan một cách trực tiếp và/hoặc

Trang 20

gián tiếp với nhau gồm bên mời thầu hay chủ đầu tư, các bên dự thầu, các bên tưvấn, giám sát thầu… Mỗi bên khi tham gia đấu thầu phải độc lập, có chức năng,nhiệm vụ và mục đích riêng Tuy nhiên, khi tham gia vào cùng một cuộc đấu thầu

sẽ tạo nên một hệ thống các hành vi và quan hệ thầu phức tạp đan xen lẫn nhau Đểđảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu, pháp luật đấu thầu phải hướng tới điều chỉnh vàkiểm soát đối với các hành vi và mối quan hệ giữa nhiều bên liên quan, ngăn chặn

và loại trừ đối với các dạng hành vi, các quan hệ có thể gây tác động xấu, làm mất

đi mục đích và ý nghĩa hay làm triệt tiêu tác dụng, hiệu quả của cuộc đấu thầu Điềunày được thể hiện trên nhiều khía cạnh được đổi mới trong Luật Đấu thầu so với

Quy chế đấu thầu trước đây, thể hiện:

Các bên liên quan đến hoạt động đấu thầu phải có sự độc lập về pháp lý và độc lập

về tài chính (Điều 6, Luật đấu thầu)+ Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự

án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

+ Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư;

- Đảm bảo tính thống nhất:

Hoạt động đấu thầu công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cầnphải được quản lý thống nhất, tránh việc mỗi nơi lại theo những chỉ đạo, hướng dẫnkhác nhau, thậm chí trái ngược nhau Nhìn chung việc tổ chức đấu thầu ở Việt Namthời gian qua đảm bảo thực hiện theo luật pháp của Nhà nước Tuy nhiên, thực tếcho thấy, việc tuân thủ luật pháp còn mang nặng tính hình thức Điều đó có nghĩa làchúng ta đã có quy định để người thực hiện tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưngtrên thực tế diễn ra rất nhiều hiện tượng như thông đồng, dàn xếp, móc nối, quânxanh quân đỏ, để lách Luật Do vậy, ngoài việc hiểu Luật, tuân thủ Luật Đấu thầu,điều quan trọng là cần phải tăng cường thanh tra các hoạt động đấu thầu và xử lý

các vi phạm pháp luật về đấu thầu

Để bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động đấu thầu cần có một hệ thống các vănbản quy phạm pháp luật thống nhất, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn Xây dựng hệ

thống các mẫu, biểu thống nhất sử dụng trong quá trình đấu thầu

- Đảm bảo công khai, minh bạch:

Trang 21

Công khai, minh bạch trong đấu thầu vừa là một trong những mục tiêu, vừa là một

trong những yêu cầu cần quán triệt

Đấu thầu được tiến hành công khai trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đấu thầu, từkhi mời thầu đến việc mở thầu, xét thầu,… Công khai trong đấu thầu có thể hiểu là

sự không che đậy, không bí mật vì lợi ích của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó màcần thể hiện, bày tỏ các nội dung thông tin theo quy định cho mọi người liên quan

hoặc có quan tâm được biết

- Đảm bảo tính công bằng:

Trong toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, phải hết sức tôn trọng, đảmbảo quyền lợi của các bên có liên quan Các chủ thể tham gia vào hoạt động đấuthầu (chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức tư vấn được thuê thực hiện một phần côngviệc của đấu thầu) đều bình đẳng với nhau trước pháp luật Mỗi bên có quyền vàtrách nhiệm được quy định Các nhà thầu đều có cơ hội tiếp cận như nhau và khi có

đủ điều kiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu họ đều có thể tham gia, không phân

biệt các thành phần kinh tế

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế:

Đảm bảo hiệu quả kinh tế là một trong những mục tiêu của quản lý nhà nước vềhoạt động đấu thầu Đó chính là việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo sử dụng mộtcách tiết kiệm các nguồn kinh phí thực hiện gói thầu, đặc biệt là khi sử dụng nguồntiền của Nhà nước Hạn chế và loại trừ các tình trạng như thất thoát lãng phí vốnđầu tư và các hiện tượng tiêu cực, phòng chống tham nhũng Tiết kiệm ở đây đươchiểu là lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện công trình với chiphí thấp nhất (sau khi đưa về cùng mặt băng kinh tế kỹ thuật) và thấp hơn giá góithầu được duyệt trên cơ sở đảm bảo tất cả các tiêu chí kỹ thuật tối thiểu của dự ánđược quy định trong hồ sơ mời thầu Ngoài tiết kiệm về kinh phí, nhà thầu còn phải

có phương án thực hiện thi công công trình nhằm tiết kiệm về thời gian, đẩy nhanhtiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy nhanh hiệu quả vốn đầu tư.Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương thức, hình thức lựa chọn nhà thầu cũng phải đápứng tiêu chí tiết kiệm về thời gian, kinh phí, hạn chế các tiêu cực xảy ra trong quá

trình lựa chọn nhà thầu

1.1.3.3 Tiêu chí về đảm bảo tính pháp lý:

Trang 22

Tiêu chí đảm bảo cơ sở pháp lý đòi hỏi các bên tham gia đấu thầu phải hiểu biết pháp luật và chấp hành các quy định của nhà nước về nội dung, thủ tục đấu thầu và những cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu Khi các bên tham gia đấu thầu không tuân thủ nguyên tắc này, chủ dự án và cơ quan quản lý dự

án có quyền kiến nghị hủy kết quả đấu thầu.

Việc vi phạm các quy định pháp luật về đấu thầu của các đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý

nhà nước về đấu thầu.

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng tại

Ban QLDA đầu tư và xây dựng thành phố Vinh

1.1.4.1 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác đấu thầu

* Môi trường pháp lýTrước áp lực của tiến trình hội nhập, cơ chế thị trường ngày càng hoàn thiện, yêucầu về tính minh bạch và công bằng trong xã hội ngày càng đòi hỏi mức độ caohơn Vì vậy, chính sách về đấu thầu cũng cần được luật hoá ở mức độ ngày càngcao, sát với thực tế hơn và hoàn thiện hơn về nội dung Năm 2013, Luật Đấu Thầu

số 43 đã được Quốc hội khóa XIII, thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thihành vào 01/7/2014 đã có những điều chỉnh lớn về quản lý trong hoạt động đấuthầu so với Luật Đấu Thầu số 61 năm 2005 trước đây Luật Đấu thầu mới có nộidung cập nhật và bao quát hơn, thống nhất các quy định về việc đấu thầu có sử dụngnguồn lực của nhà nước (vốn, tài sản), phạm vi điều chỉnh của Luật rộng hơn và là

cơ sở để tất cả các đối tượng liên quan áp dụng hoặc chọn áp dụng luật Nghị định

số 63 hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu số 43 đã được ban hành có những nộidung mới và điều chỉnh cơ bản trong công tác lựa chọn nhà thầu như: bổ sungphương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, từ một phương pháp đánh giá theo quy địnhhiện hành thành nhiều phương pháp đánh giá để lựa chọn phù hợp với tính chất góithầu; điều chỉnh giảm hạn mức trong hình thức chỉ định thầu (mức chỉ định thầu tưvấn giảm xuống còn dưới 500 triệu đồng so với mức không quá 3 tỷ đồng trước đây

và xây lắp còn dưới 1 tỷ đồng so với mức không quá 5 tỷ đồng trước đây) Nghịđịnh số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang ban hành các Thông tư hướng dẫn để thực hiện

Trang 23

Luật Đấu thầu số 43 như Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015 quy địnhchi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn;Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầuxây lắp; Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 quy định chi tiết lập hồ sơyêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh; Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu Bộxây dựng ban hành các thông tư như Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; Thông tư số 08/2016/T-BXD ngày10/3/2016 hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng; Thông tư số09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng côngtrình Sau một thời gian dài thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung thì cho đến nay,chúng ta đã có được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoànthiện và phù hợp với thông lệ quốc tế Đây là một trong những nhân tố quan trọng,

là cơ sở để nhà nước tiến hành quản lý đấu thầu trên toàn quốc

Là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến chất lượng

của công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng

* Các đơn vị tư vấn

Công tác tư vấn bao gồm các khâu: Tư vấn lập dự án, tư vấn khảo sát, tư thiết

kế bản vẽ thi công và dự toán và tư vấn giám sát Các khâu này có thể do một

hoặc nhiều đơn vị tư vấn thực hiện.

- Tư vấn lập dự án, tư vấn khảo sát và tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và dự toán: Là tổ chức chịu trách nhiệm khảo sát, thí nghiệm lập dự án, lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán Nếu hồ sơ thiết kế không chính xác thì dẫn đến việc lập dự toán không chính xác và dẫn tới hồ sơ mời thầu của Ban QLDA không

đảm bảo cho mời thầu.

- Tư vấn giám sát: Là đơn vị có trách nhiệm theo dõi kế hoạch thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký về các nội dung quản lý chất lượng, tiến độ dự án, vệ sinh

an toàn lao động …

Trang 24

Tóm lại, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tư vấn là hết sức nặng nề, phải giám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của

dự án do đó cần phải tăng cường vai trò trách nhiệm của đội ngũ giám sát.

* Vấn đề về vốn đầu tư xây dựng công trình:

Một thực trạng vẫn còn tồn tại là các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngânsách nhà nước đều lâm vào tình trạng kế hoạch vốn không đồng bộ với tiến độ triểnkhai công trình Có những dự án rơi vào tình trạng bế tắc khi kế hoạch đấu thầukhông bám sát kế hoạch vốn nên bên trúng thầu không triển khai được vì thiếu vốnhoặc vốn bố trí không hợp kịp thời Nhiều công trình vẫn được phê duyệt đầu tư khichưa xác định được nguồn Một số chủ đầu tư vẫn thực hiện theo cơ chế cũ “xin –cho”, tiến hành phê duyệt dự án khi chưa xác định được nguồn vốn đầu tư, chờ đợinhà thầu “chạy vốn” để tiến hành thực hiện công trình Điều này dẫn đến tình trạng

nhiều công trình dở dang, xin vốn được từng nào thì làm từng đó

Trình trạng thiếu vốn phổ biến trong thời gian vừa qua là nguyên nhân ảnh hưởngrất lớn tới kế hoạch hoàn thành công trình, gây nợ đọng xây dựng cơ bản Do vậy,chủ đầu tư phải thực hiện đúng các quy định của Luật Đầu tư công, tiến hành thẩmđịnh nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách trước khi phê duyệt

chủ trương đầu tư

1.1.4.2 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới công tác đấu thầu

* Nguồn nhân lựcTrình độ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý về hoạt động đấu thầu.Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt

có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình Ở đây chúng ta chú ý đến cán bộ

trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu

* Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ mời thầu và chấm thầu

Hồ sơ mời thầu là một yếu tố rất quan trọng trong công tác tổ chức đấu thầu, bởi lẽ

nó quyết định chất lượng và hiệu quả gói thầu Khi lập hồ sơ mời thầu cần sử dụngcác cơ quan, cá nhân có đủ năng lực trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu vềđấu thầu để đảm bảo chất lượng của hồ sơ dự thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các

nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tạo thuận lợi cho việc xét thầu

Trang 25

* Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ trong giải pháp hoàn thiện về công tác đấu

thầu

Hoạt động đấu thầu hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề như chi phí thực hiện cao, nhiều hiện tượng dàn xếp, thông thầu, thông tin không công khai minh bạch, lách luật,… tạo ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu Đấu thầu qua mạng là một phương pháp tốt để hạn chế được các tồn tại nêu trên Đấu thầu qua mạng hay còn gọi là đấu thầu điện tử,

là quá trình sử dụng hệ thống mạng công nghệ thông tin (internet) và các thiết

bị điện toán để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về

đấu thầu.

Ngày nay, thương mại điện tử càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi, cùng với sức ép hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường nên hoạt động giao dịch qua mạng trở thành hình thức giao dịch cơ bản Vì vậy, việc triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng đang dần được áp dụng rộng rãi và có nhiều tác động tích cực đối với công tác quản lý nhà nước

về hoạt động đấu thầu: Hệ thống đấu thầu qua mạng với các chức năng quản

lý hệ thống thông tin đấu thầu, dữ liệu thông tin nhà thầu, tổ chức thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu trực tuyến; quản lý việc thông báo mời thầu cùng hệ thống báo cáo thống kê tự động trên mạng giúp cho quá trình đấu thầu diễn ra công khai, đúng quy định của luật đấu thầu, bảo mật an toàn thông tin, góp phần giảm gánh nặng về quản lý, thời gian, không gian và chi phí ngân sách nhà nước, chống gian lận trong công tác đấu thầu Việc ứng dụng mạng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu tạo nên một phong cách làm việc hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp hơn và hướng đến sự chuẩn hoá trong môi trường hội nhập kinh tế

quốc tế.

Bên cạnh đó việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động đấu thầu cũng tác động đến nhà thầu và cộng đồng Việc thực hiện đấu thầu qua mạng giúp cho nhà thầu nâng cao tính công bằng, năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện khi tham gia vào hoạt động đấu thầu Toàn bộ quy trình đấu thầu có thể được giám sát bởi những ai quan tâm (quan sát trực tuyến),

Trang 26

làm tăng trách nhiệm của các đối tượng tham gia vào quá trình đấu thầu và cải

thiện niềm tin của cộng đồng.

Mặc dù đấu thầu qua mạng đã triển khai thí điểm ở nhiều địa phương trên cả nướcnhưng hiện tại sự phát triển đấu thầu qua mạng gặp phải một số khó khăn như mức

độ sẵn sàng của các bên khi tham gia còn hạn chế (do đấu thầu qua mạng sẽ “triệttiêu” một số “lợi ích” của tổ chức, cá nhân so với đấu thầu truyền thống), kỹ năng

sử dụng máy tính và mạng internet khi đấu thầu qua mạng chưa đáp ứng yêu cầu,thiếu chuyên gia quản lý và vận hành hệ thống tổng thể Vì vậy, việc phát triển đấuthầu qua mạng cần thực hiện từng bước một, từ giai đoạn thí điểm đến giai đoạn mởrộng; bắt đầu từ việc đăng tải thông tin đấu thầu sau đó mở rộng thêm các chứcnăng, tiến tới mua sắm hàng hóa qua mạng và đấu thầu qua mạng, tiếp đó đến thanh

toán qua mạng và hợp đồng qua mạng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH

PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

2.1 Tổng quan về thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An2.1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố VinhVinh là một thành phố nằm ở Bắc Trung bộ, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ

An Trải qua hơn 220 năm, kể từ khi Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ quyết địnhxây dựng kinh đô tại đây và hơn 50 năm thành lập thành phố (10/10/1963), Vinhkhông ngừng xây dựng và phát triển Cùng với truyền thống lịch sử và cách mạng

vẻ vang, là thành phố quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay Vinh đangchuyển mình hướng đến trung tâm vùng Bắc Trung bộ trong 10 lĩnh vực theo Nghịquyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ chính trị: tài chính, thương mại, du lịch,khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, vănhoá, thể thao, giáo dục - đào tạo; cùng với Cửa Lò phát triển thành cực tăng trưởng

kinh tế và mũi nhọn tăng trưởng của tỉnh Nghệ An

Trang 27

Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An

Nguồn: tác giả tổng hợp

Thành phố Vinh là đô thị lớn nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh, có tọa độ địa lý từ18°38'50” đến 18°45’40” vĩ độ Bắc, từ 105°37’50” đến 105°49’50” kinh độ Đông.Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân củatỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên Vinh cách thủ đô Hà Nội hơn 300

km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km Tổng diện tích tự nhiên là 105 km2,dân số là 313.000 người Đơn vị hành chính gồm 16 phường và 9 xã

Thành phố Vinh có vai trò đặc biệt quan trọng về địa lý kinh tế - chính trị của khuvực BắcTrung bộ và rộng hơn là cả nước; Thành phố còn có vị trí địa lý hết sứcthuận lợi cho giao lưu cả trong và ngoài nước, với những đầu mối giao thông quantrọng cả về đường bộ, đường sắt, đường không; có hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹthuật và văn hóa - xã hội ở trình độ cao so với cả tỉnh; điều kiện tự nhiện thuận lợicho phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có lợi thế vềnguồn nhân lực giàu tính năng động sáng tạo, có nguồn chất xám khá hùng hậu của

các trường Đại học đứng chân trên địa bàn

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 28

Mặc dù tình hình trong nước có nhiều khó khăn và biến động, kinh tế Thành phốvẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn

2011 - 2013 dự ước đạt 7,8%, trong đó:

- Công nghiệp - xây dựng tăng: 4,6%

- Dịch vụ tăng: 10,1%

- Nông - ngư nghiệp tăng: 1,6%

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ: công nghiệp-xây dựng giảm từ39,4% năm 2010 xuống 35,4% năm 2013, dịch vụ tăng từ 58,7% lên 62,8%, nông -

ngư nghiệp giảm từ 2,0% xuống còn 1,7%

Thu nhập GTGT bình quân người/năm tăng từ 36,5 triệu đồng năm 2010 lên 50,6

triệu đồng năm 2012

Huy động vốn đầu tư vào Nghệ An từ 2009 đến 2013 ước đạt 18000 tỷ đồng Tốc

độ tăng trưởng GDP đạt 7%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 24 triệu đồng,thu ngân sách đạt 6.487 tỷ đồng, bằng 123,1% dự toán Tổng nguồn vốn đầu tư toàn

xã hội đạt 31.729 tỷ đồng An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuốngcòn 12,5% Bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, quy hoạch đô thị phát triển theo hướngvăn minh hiện đại; Kết cấu hạ tầng được tăng cường khá tốt; Công tác quản lý và

chỉnh trang đô thị đạt được nhiều kết quả tích cực

2.1.3 Đặc điểm về xây dựng cơ bản của thành phố Vinh

Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An, có vai trò quan trọng trong

sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thành phố là rất cần thiết Hàng năm, Thànhphố bố trí 160 đến 250 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản Công tác đầu tư xây

dựng cơ bản của thành phố Vinh có một số đặc điểm như sau:

- Nguồn vốn để đầu tư phát triển chủ yếu là từ nguồn khai thác quỹ đất nên thụ

động và không bền vững

- Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố Vinh có quy

mô không lớn

- Do nhu cầu đầu tư lớn nhưng nguồn vốn hạn hẹp nên bố trí vốn dàn trải, kế hoạch

đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm

2.2 Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Vinh

Trang 29

2.2.1 Tên tổ chức, địa chỉ.

- Tên đơn vị: Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thành phố Vinh

- Địa chỉ: Số 152 - Đường Đinh Công Tráng - thành phố Vinh - Nghệ An

- Điện thoại: (0383) 843239 - -Fax: (0383) 843239

- Email: quocan.pmu@gmail.com

- Tài khoản: 8211.2.7048341 - tại kho bạc Nhà nước thành phố Vinh 2.2.2

Cơ sở pháp lý để hoạt động

- Quyết định số 3829/QĐ.UB ngày 26/10/1996 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc

thành lập Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thành phố Vinh

- Quyết định số 3707/QĐ-UBND ngày 10/10/2006 của UBND Tỉnh Nghệ An về

việc công nhận hạng năng lực quản lý dự án

2.2.3- Chức năng nhiệm vụ được giao

- Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Vinh là đơn vị sự nghiệp có đầy

đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được thành lập theo Quyết

định của UBND tỉnh Nghệ An, trực thuộc UBND thành phố Vinh

- Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thành phố Vinh có trách nhiệm tổ chứcthực hiện các dự án đầu tư xây dựng do UBND thành phố Vinh làm Chủ đầu tư vàcác dự án do cấp phường, xã thuộc thành phố Vinh làm Chủ đầu tư có mức vốn đầu

tư từ 500 triệu đồng trở lên

2.2.4- Kết quả xếp hạng của ban

Là ban quản lý dự án Hạng 2 đã được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng tại Quyết định

số 3707/QĐ.UBND ngày 10/10/2006 về việc phân hạng năng lực quản lý dự án trên

địa bàn tỉnh Nghệ An

2.2.5 – Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA đầu tư và xây dựng thành phố Vinh

2.2.5.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy

TRƯỞNG BAN

Trang 30

2.2.5.2 Tổ chức biên chế của Ban

1- Lãnh đạo:

- Cao đẳng, trung cấp: 1 người

Bảng 2.2: Danh sách nhân sự của Ban

T

Trình độ chuyên môn cao nhât

Các văn bằng chứng chỉ khác Lãnh đạo ban

1 Trần Xuân Lễ 12/8/1965 Trưởng ban Đại học: XD

DD&CN

Giám sát,Đầu thầu,

Trang 31

2 Nguyễn Đức

P Trưởngban

Đại học: XDDD&CN

Giám sát,Đầu thầu,QLDA

3 Nguyễn Thế Anh 17/2/1977 P Trưởng

ban

Thạc sỹ quản lýkinh tế, Đại học:

XD DD&CN

Giám sát,Đấu thầu,QLDA

Phòng kế toán-TCHC

1 Hoàng Đăng

Trưởngphòng

Đại học: Kếtoán

KT trưởng,Đấu thầu,QLDA

2 Cao Tiến Hữu 20/3/1977 Kế toán Đại học: Kế

toán kiểm toán

Đấu thầu,QLDA

Hành chínhvăn thư

Phòng kế hoạch tổng hợp

1 Nguyễn Quốc

Đại học: XDDD&CN

Giám sát,Đấu thầu,QLDA

2 Lê Trần Giáp 17/01/1985 Cán bộ

P.KH

Đại học: KT vàQLĐT

Giám sát,Đấu thầu,QLDA

2 Lê Văn Sơn 17/05/1967 Cán bộ kỹ

thuật

Đại học: XDDD&CN

Giám sát,Đấu thầu,QLDA

3 Nguyễn Cảnh

Cán bộ kỹthuật

Đại học: XDDD&CN

Giám sát,Đấu thầu,QLDA

4 Nguyễn Huy Tú 20/9/1984 Cán bộ kỹ Đại học: Điện Giám sát,

Trang 32

thuật Đấu thầu,

QLDA

5 Trần Đình Đại 10/8/1983 Cán bộ kỹ

thuật

Đại học: Cầu Đường bộ

-Giám sát,Đấu thầu,QLDA

Cán bộ kỹthuật

Đại học: XDcông trình

Giám sát,Đấu thầu,QLDA

8 Dương Thanh

Thuyên 26/06/1983

Cán bộ kỹthuật

Đại học: XDDD&CN

Giám sát,Đấu thầu,QLDA

9 Trần Văn Quang 19/03/1983 Cán bộ kỹ

thuật

Đại học: Cầuhầm

Giám sát,Đấu thầu,QLDA1

0 Vũ Tuấn Dũng 10/8/1986

Cán bộ kỹthuật

Thạc sỹ: Cầu Đường bộ

-Giám sát,Đấu thầu,QLDA1

1 Phạm Xuân Dũng 20/12/1990 Cán bộ KT Kỹ sư xây dựng

Giám sát,Đấu thầu

2.3 Thực trạng công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án

đầu tư và xây dựng thành phố Vinh

2.3.1 Thực trạng công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu

tư và xây dựng thành phố Vinh phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu

Bảng 2.3: Số gói thầu thuộc các công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngânsách phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu từ năm 2011 đến năm 2014

(Đơn vị: Triệu đồng)

Đấu thầu rộng rãi

Chỉ định thầu

Chào hành cạnh tranh

Tổng cộng Năm 2011

Trang 33

Đấu thầu rộng rãi

Chỉ định thầu

Chào hành cạnh tranh

Tổng cộng

2,87%

- Về số lượng và hình thức lựa chọn nhà thầu:

Năm 2012, 2013 các dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các cơquan, đơn vị cũng không được tiến hành do phải thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP

Trang 34

của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên không có gói thầu thực hiện hình thứcchào hàng cạnh tranh Từ tháng 8 năm 2014 thực hiện Nghị định 63/2014/NĐ-CPngày 26/6/2014, trong đó có quy định: hình thức chào hàng cạnh tranh được ápdụng cho cả gói thầu xây lắp công trình đơn giản có hạn mức dưới 5 tỷ đồng, nênBan QLDA chọn hình thức này để áp dụng Đây là một trong những điểm mới của

Luật đấu thầu 2013

Hiện tượng lạm dụng chỉ định thầu hầu hết phổ biến tại Chủ đầu tư Chỉ định thầu làhình thức lựa chọn nhà thầu không tạo ra sự cạnh tranh, công bằng trong lựa chọnnhà thầu, nhưng hình thức này lại được áp dụng nhiều trong những năm vừa qua Sốgói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu trong các năm nhiều hơn so với các góithầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là do một số nguyên nhân sau: Quy môcông trình thực hiện đầu tư không lớn; Có nhiều gói thầu xây lắp khi đơn vị tư vấnlập dự toán (do yêu cầu của chủ đầu tư hoặc bên nhà thầu) cố tình làm cho giá góithầu xây lắp nằm trong ngưỡng được phép thực hiện chỉ định thầu, sau đó trong quátrình thực hiện thì xin cấp có thẩm quyền bổ sung khối lượng phát sinh; Một sốcông trình có giá gói thầu lớn có hiện tượng chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ địnhthầu; Do hạn mức chỉ định thầu ở mức cao (theo quy định của Luật Đấu thầu 2006

áp dụng chỉ định thầu đối cới các gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng, gói thầu mua sắmhàng hóa dưới 2 tỷ đồng và gói thầu tư vấn dưới 3 tỷ đồng); Do năng lực nhân sự vềchuyên môn trong giai đoạn này của Ban QLDA về đấu thầu chưa cao nên thường

áp dụng hình thức chỉ định thầu để đơn giản, dễ thực hiện

- Về giá gói thầu:

Giá các gói thầu đều có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm 2013 và tăng lêntrong năm 2014 là do: số gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi giảm; do giá nguyênnhiên vật liệu có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm 2013; từ năm 2013 Chínhphủ điều chỉnh tăng tiền lương, tiền công nên giá gói thầu cũng tăng lên.Tổng giá gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi từ năm 2011 đến năm 2014 là253.407 triệu đồng, chiếm 52,09% trong tổng giá trị các gói thầu Trong đó năm

2011 tổng giá gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đạt cao nhất là 75.800

triệu đồng, năm 2014 đạt thấp nhất 50.950 triệu đồng

Ngày đăng: 01/07/2016, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w