Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THÚY HẰNG NGUYỄN VĂN THÀNH
Cần Thơ 2009
Trang 2Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1.Sự cần thiết nghiên cứu
Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu, hội nhập về kinh tế; đặc biệt là Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh nghiệp vào một sân chơi mới đầy tính cạnh tranh và thử thách Và đó cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên trường quốc tế
Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải tạo được một chổ đứng trên thương trường Muốn làm được như vậy, các doanh nghiệp phải tự nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và để thực hiện điều này mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ về tình hình tài chính của mình như thế nào để từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp Do đó, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết, nó sẽ làm cơ sở cho việc quyết định đúng đắn để đưa ra những chính sách thích hợp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao nâng lực tài chính của doanh nghiệp Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và phục vụ cho nhu cầu quản lý tài chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia
Vậy muốn tìm ra nguyên nhân để giải quyết đúng đắn thì việc phân tích báo cáo tài chính là rất cần thiết Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và từ các số liệu thực tế của Công ty cũng như sự hiểu biết của bản thân nên em
chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang”
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
- Căn cứ khoa học: Dựa trên những kiến thức đã học ở trường trọng tâm là môn Quản Trị Tài Chính, Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh và Kế Toán Tài Chính Thông qua các lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính để tính được các tỷ
Trang 3số tài chính, phương pháp phân tích sơ đồ Dupont… ngoài ra còn có một số tài liệu tham khảo khác
- Căn cứ thực tiễn: Dựa trên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong thời gian 3 năm gần đây thông qua các bảng báo cáo tài chính được các kế toán viên tổng hợp lại như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm tìm ra những mặt mạnh và cả những mặt yếu kém, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng nguồn t ài chính của doanh nghiệp
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua kết quả hoạt động kinh doanh + Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Trên cơ sở phân tích và đánh giá trên sẽ đề ra những biện pháp cải thiện những mặt còn hạn chế góp phần làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được cũng cố và vững mạnh hơn
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Giả thuyết cho rằng khả năng tài chính của công ty luôn ổn định và có xu hướng phát triển Để kiểm định điều này, chúng ta tiến hành thực hiện một số phương pháp phân tích dựa trên hệ thống báo cáo tài chính của công ty
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
+ Sự biến động của nguồn tài chính như thế nào? + Cơ cấu nguồn tài chính có hợp lý hay không? + Vấn đề sử dụng tài chính có hiệu quả như thế nào?
+ Những thế mạnh và mặt yếu kém về tài chính của công ty là do đâu?
Trang 41.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, số 184 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ
1.4.2 Thời gian
- Trực tiếp thâm nhập thực tế tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang trong khoảng thời gian ngắn, bắt đầu từ ngày 02/02/2009 và kết thúc vào ngày 02/05/2009
- Thu thập số liệu về tình hình tài chính của công ty từ năm: 2006 – 2008
1.4.3 Đối tượng
Là tình hình tài chính của công ty
1.5 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện luận văn em đã tham khảo tiểu luận tốt nghiệp: “ Phân tích hình tài chính công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” thời gian từ 2004 – 2006 của Đặng Hoàng Hiếu, lớp kế toán 2003
Trong bài tiểu luận, tác giả đã phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang thông qua những nội dung sau:
- Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn - Phân tích tình hình lợi nhuận
- Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu như: khả năng thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số sinh lời, tình hình đầu tư và các đòn bẩy hoạt động
Kết quả tác giả đã đánh giá tình hình tài chính của công ty như sau:
+ Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn qua các năm điều tăng Trong đó nguồn vốn tăng là do nợ phải trả luôn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn Đây là vấn đề không tốt vì sẽ dẫn đến tình trạng chi phí tài chính tăng
+ Lợi nhuận có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn chi phí
+ Tình hình khả năng thanh toán của công ty chỉ ở mức chấp nhận được nhưng vẫn chưa cao Đòi hỏi công ty cần phải cố gắng nổ lực hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề thanh toán của mình
Trang 5Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình tổng hợp các phương pháp phân tích cho phép kiểm tra, so sánh và đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện tại, cũng như dự đoán tài chính trong tương lai, giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được công ty, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn
2.1.2 Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính là tập hợp những văn bản đặc biệt của hệ thống kế toán, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực Người ta gọi các báo cáo tài chính là hệ thống vì người ta muốn nhấn mạnh đến sự quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa chúng Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau, nhưng sẽ không thể nào có được những kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kế hợp giữa các báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính
2.1.2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán còn được gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: Bên ngoài và bên trong doanh nghiệp Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: Tài sản và nguồn vốn, tức nguồn hình thành nên tài sản, gồm nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vân đề cơ bản sau:
+ Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản Qua đó thấy được quy mô kinh doanh và năng lực kinh doanh của công ty
Trang 6+ Xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh
+ Khái quát xác định mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghệp
+ Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục
+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính 2.1.2.2 Phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập của kết quả hoạt động tài chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh Ngoài ra theo quy định ở Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng – VAT Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các vấn đề sau:
+ Xem xét biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm nay với năm trước Đặc biệt chú ý đến tình hình doanh thu, doanh thu thuần, chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế
+ Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của công ty
2.1.2.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim, là báo cáo tài chính cần thiết không chỉ đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối được lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Nói cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các hoạt động nào tạo ra tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn
2.1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Trang 7Là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể hiện hết được
2.1.3 Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính 2.1.3.1 Ý nghĩa
a) Đối với doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó cần thiết cho sự tạo vốn và chu chuyển vốn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục Đồng thời giúp cho doanh nghiệp thưc hiện tốt chức năng giám đốc và kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên Qua đó, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và giúp quản trị tốt tiềm năng của doanh nghiệp
b) Đối với các đối tượng bên ngoài
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có mối quan hệ với các nhà cung cấp vật liệu, nhà đầu tư, ngân hàng v.v…Các tổ chức này thường dựa và tình hình tài chính để đưa ra quyết định về cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp
2.1.3.2 Mục đích
Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ cần quan tâm
2.1.3.3 Nội dung
Nội dung phân tích gồm:
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua kết quả hoạt động kinh doanh + Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Trang 82.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang qua 3 năm ( 2006 – 2008 )
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả và xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối Trong bài phân tích tình hình tài chính này, chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang
+ Phân tích theo chiều dọc: Nhằm đánh giá quan hệ kết cấu và biến động
kết cấu của từng chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính
+ Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối là số
tương đối trên cùng một hàng trên báo cáo tài chính Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu
2.2.3.2 Phương pháp cân đối
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và cả công tác kế toán để nghiên cứu mối quan hệ cân đối về lượng của các yếu tố với quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó, xác định ảnh hưởng của các nhân tố
2.2.3.3 Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính a) Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
- Vốn luân chuyển ( đồng)
Là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả Vốn luân chuyển càng lớn thì khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp càng cao
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trang 9- Khả năng thanh toán vốn lưu động ( lần )
Trong tổng tài sản ngắn hạn bao gồm nhiều khoản mục có tính thanh khoản khác nhau, hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả nợ
- Khả năng thanh toán hiện hành ( lần )
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nếu tỷ số này xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán nhanh ( lần )
Hệ số này phản ảnh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản ngắn hạn có thể chuyển hóa nhanh thành tiền Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán càng cao
Tuy nhiên, hệ số này quá lớn sẽ gây mất cân đối trong quá trình sử dụng vốn, khi tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền có thể không mang lại hiệu quả trong kinh doanh Thông thường tỷ lệ này >= 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán Nếu tỷ lệ < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn Tuy nhi ên, nếu hệ số này cao do khoản phải thu khó đòi cao thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động không hiệu quả
- Khả năng thanh toán vốn bằng tiền ( lần)
Khả năng thanh toán hiện hành
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn=
Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn khoNợ ngắn hạn
=
Khả năng thanh toán vốn bằng tiền
Tiền & khoản tương đương tiềnNợ ngắn hạn
= Khả năng thanh toán vốn lưu động
Tiền & khoản tương đương tiềnTài sản ngắn hạn
=
Trang 10Tỷ lệ này > 0.5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp có hiệu quả, ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao lại là điều không tốt vì điều này xảy ra tình trạng ứ động vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao
b) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động - Số vòng quay hàng tồn kho ( vòng)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao Vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn lưu động ở hàng tồn kho Thông thường số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp lớn hơn 6 là tốt
- Kỳ thu tiền bình quân ( ngày )
Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, nó cho biết một đồng giá trị tài sản cố định dùng để đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân=
Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu bình quânDoanh thu bình quân ngày=
Doanh thu bình quân ngày
Tổng doanh thu thuần360
=
Số vòng quay tài sản cố định
Doanh thu thuần
Tổng tài sản cố định bình quân=
Trang 11- Vòng quay tổng tài sản ( vòng )
Hệ số vòng quay tổng tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng doanh thu
- Vòng quay khoản phải thu ( vòng )
Vòng quay các khoản phải thu đo lường tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu, số vòng quay ngày càng lớn thì hiệu quả của việc thu hồi vốn càng tăng
- Vòng quay vốn lưu động ( vòng )
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp giảm một lượng vốn cần thiết trong kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có
c) Nhóm tỷ số quản trị nợ - Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%)
Phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp hay cho biết các khoản nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng tài sản ở mức độ nào
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ( lần )
Tỷ số này dùng để so sánh giữa nợ và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất Tỷ số này càng cao sẽ mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu càng lớn trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh
Số vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuầnTổng tài sản bình quân=
Vòng quay khoản phải thu
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân=
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Nợ phải trả x 100%Tổng tài sản=
Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn bình quân=
Trang 12doanh có lãi Ngược lại, nếu tỷ số này càng thấp thì mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp hoạt động kinh doanh giảm và bị thua lỗ
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay ( lần )
Đo lường khả năng thanh toán lãi vay của lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu này được các nhà cung cấp tín dụng rất quan tâm
d) Nhóm tỷ số sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS )
Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA )
Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
Tỷ số này dùng để đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tao được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu=
Khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước thuế + lãi vayLãi vay
=
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận ròng x 100%Doanh thu thuần=
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận ròng x 100%Tổng tài sản bình quân=
Trang 13
2.2.3.4 Phương pháp thay thế
Đây là phương pháp dùng để đánh giá sự biến động của từng nhân tố được cấu thành trong những khoản mục nhất định, khi chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau
2.2.3.5 Phương pháp Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu Theo phương pháp này, trước hết chúng ta xem xét được mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu với hiệu suất sử dụng vốn tài sản
Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần X Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quânTỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng x 100%=
Trang 14Công ty được thành lập theo quyết định số 245/VT – QĐ vào ngày 03/03/1976 do Bộ Vật Tư ký trên cơ sở sát nhập 5 đơn vị: Công ty vật tư kỹ thuật TP Cần Thơ, công ty xăng dầu TP Cần Thơ, công ty vật tư tỉnh cần Thơ, công ty xăng dầu tỉnh Cần Thơ và công ty xăng dầu tỉnh Sóc Trăng Kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã trãi qua các giai đoạn khác nhau về tên gọi và đường lối hoạt động
- Giai đoạn từ năm 1976 – 1986: Khi mới thành lập, trụ sở đặt tại số 135 đường Trần Hưng Đạo, Cần Thơ, với gần 500 cán bộ công nhân viên và mạng lưới cung ứng đến tận 14 huyện thị trong tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh Hậu Giang và Bộ Vật Tư Trong giai đoạn này công ty đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và được nhà nước tặng Huân Chương lao động hạng ba năm 1984 và nhiều bằng khen của Liên Hiệp cung ứng vật tư khu vực II, Bộ Vật Tư và UBND tỉnh Hậu Giang
- Giai đoạn từ năm 1987 – 2002: Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường Sau khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ vào cuối năm 1991, công ty hoạt động với tên gọi Công ty vật tư tỉnh Cần Thơ năm 1993 đổi thành công ty vật tư tổng hợp hậu Giang, và đã sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp với cơ chế mới, trong quá trình chuyển đổi mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng với sự quyết
Trang 15tâm và nổ lực vươn lên, công ty đã không ngừng phát triển và đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15 – 20% / năm
- Giai đoạn từ năm 2003 đến nay: Trong giai đoạn này thực hiện chủ trương cổ phần hóa, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là công ty cổ phần vật tư Hậu Giang theo quyết định số 0024/2003/QĐ – BT ngày 10/01/2003 của Bộ Trưởng Bộ Thương Mại và chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp vào ngày 01/04/2003
3.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban 3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Ghi chú: : Quan hệ lãnh đạo : Quan hệ nghiệp vụ
Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Tài Chính Phó Giám Đốc
Tài Chính Phòng
Kinh Doanh
Phòng Tổ Chức Hành Chánh
Phòng Kho Vận XDCB
Trang 16Nhận xét về bộ máy tổ chức: Hiện nay công ty đang áp dụng cơ cấu tổ
chức theo dạng tham mưu – trực tuyến, cơ cấu tổ chức này được nhiều công ty áp dụng vì nó có nhiều ưu điểm trong quản lý Các bộ phận trực tuyến ( tài chính, kinh doanh) có chức năng thực hiện các mục tiêu của công ty và được giám đốc ủy quyền rộng rãi kể cả quyền ra chỉ thị, còn các bộ phận tham mưu ( các phòng ban, chi nhánh, cửa hàng ) sẽ cung cấp những ý kiến, đề án thuộc về chuyên môn của họ cho lãnh đạo cấp trên Việc sử dụng cấu trúc này sẽ giúp cho công ty phát huy hiệu quả các tài năng chuyên môn và quản lý, tạo ra sự hợp tác trong từng chức năng
3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Ban giam đốc
+ Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc quản lý điều hành mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước
+ Các phó giám đốc: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, giúp giám
đốc trong việc quản lý công ty, phụ trách đôn đốc kiểm tra các phòng ban
Phòng Kinh doanh: Là tham mưu cho giám đốc về việc lập các kế hoạch
kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty Tổ chức trực tiếp tìm nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho thị trường
Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc về quản
lý, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền l ương, hành chính quản trị Đồng thời quan tâm đến nhu cầu đời sống của cán bộ công nhân viên, thực hiện công tác kiểm tra bảo vệ phòng cháy chữa cháy, giữ an toàn lao động cho công ty Ngoài ra đây là nơi tuyển chọn sắp xếp cán bộ và phân công lực lượng lao động cho phù hợp
Phòng kho vận xây dựng cơ bản: Thường xuyên kiểm tra tình hình hàng
hóa và nguyên vật liệu có trong kho, để kịp thời cung cấp cho các cửa hàng phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh
Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc kiểm tra và
thực hiện chế độ kế toán thống kê quản lý tài chính theo pháp lệnh của nhà nước, phòng kế toán còn có nhiệm vụ thống kê các thông tin kinh tế, các hoạt động có
Trang 17liên quan đến tài chính trong công ty để kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Đồng thời lập báo cáo gửi lên cấp trên
Các chi nhánh và cửa hàng: Có chức năng kinh doanh mua bán các loại
mặt hàng được giao hàng tháng, tiến hành lập báo cáo theo quy định gửi lên công ty Ngoài việc kinh doanh mua bán bộ phận này còn có nhiệm vụ nắm bắt thông tin theo nhu cầu thị trường để kịp thời phản ảnh lên ban lãnh đạo về tình hình
thay đổi thị trường
3.2 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ( 2008 )
2006-Tình hình doanh thu và lợi nhuận sẽ cho chúng ta thấy khái quát về kết quả hoạt động của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang trong ba năm qua Đây cũng là cơ sở để xác định nguyên nhân và mục tiêu của việc phân tích tài chính trong công ty
Bảng 1: TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2007 / 2006 2008 / 2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 821.209 1.009.210 1.330.841 188.001 22,89 321.631 31,87 Chi phí 814.954 998.857 1.312.541 183.903 22,57 313.684 31,40 LNTT 6.255 10.353 18.300 4.098 65,52 7.947 76,76
LNR 5.630 8.904 15.738 3.274 58,15 6.834 76,75
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
Qua bảng trên ta thấy, kết quả kinh doanh của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang có xu hướng biến động tăng dần qua các năm, Trong đó:
- Về doanh thu:
Tổng doanh thu của công ty luôn tăng qua 3 năm Năm 2007 với số tiền đạt hơn 1.009 tỷ đồng tăng gần 23% so với năm 2006 Đến năm 2008 doanh thu lại
Trang 18tiếp tục tăng với số tiền đạt được hơn 1.330 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với năm 2007 Khi đó, doanh thu thì chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân, đồng thời cũng được tạo nên từ nhiều nguồn thu khác nhau Trong đó, nguồn thu quan trọng nhất là thu từ hoạt động kinh doanh Chính vì thế để tìm ra nguyên nhân làm tăng doanh thu như vậy chúng ta sẽ nghiên cứu kỷ hơn ở phần phân tích tài chính dựa vào kết quả kinh doanh
- Về chi phí:
Tổng chi phí cũng biến đổi theo chiều hướng tăng dần Năm 2007 tổng chi phí tăng hơn 22% so với năm 2006 tương ứng tăng hơn 183 tỷ đồng Khi đó, năm 2008 con số này đạt gần 1.313 tỷ đồng tăng hơn 31% tương ứng gần 313 tỷ đồng so với năm 2007 Cũng như doanh thu, tổng chi phí được cấu thành từ nhiều khoản mục khác nhau, như giá vốn hàng bán, chí phí bán hàng, chí phí quản lý doanh nghiệp…Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá vốn hàng bán đã góp phần rất lớn tạo nên sự biến đổi của tổng chi phí, để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ nghiên cứu sâu ở phần phân tích chí phí của công ty
- Về lợi nhuận:
Lợi nhuận công ty có xu hướng tăng nhanh qua các năm, nhưng điều đáng lưu ý ở đây là lợi nhuận năm 2008 tăng hơn 76% tương ứng gần 7 tỷ đồng so với năm 2007 Trong khi đó, lợi nhuận năm 2007 chỉ tăng hơn 58% tương ứng 3 tỷ đồng so với năm 2006 Như vậy, mặc dù sự biến động của doanh thu và chi phí trong 2 năm 2007 và 2008 tương đối như nhau, nhưng với tốc độ tăng lợi nhuận lại cao hơn, nguyên nhân là do hệ thống kiểm soát các khoản mục chi phí có hiệu quả hơn Đây là một dấu hiệu khả quan của công ty, bởi vì mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận
Tóm lại: Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm là khá cao, khi đó lợi nhuận luôn biến động theo chiều hướng tăng Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách và bước đi thích hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình
3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.3.1 Thuận lợi
Trang 19Công ty luôn được sự hỗ trợ của Bộ Thương Mại Ủy Ban Nhân Dân TPCT, các cấp các ngành cùng với sự chỉ đạo của ban giám đốc và sự cố gắng của tập thể công nhân viên
Tình hình chung của công ty khá ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cấp, công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp đây là yếu tố quan trọng đem lại lợi nhuận cao cho công ty
Cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo là những người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi luôn phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
3.3.2 Khó khăn
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay công ty không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực hoạt động Hiện nay giá cả các loại nguyên vật liệu luôn biến động không ngừng, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty
Hoạt động trong công ty chưa được tiến triển như mong muốn và chưa phù hợp với khả năng hiện có của công ty
Quản lý tài sản có những mặt chưa chặt chẽ, chưa có bộ phận marketing nên việc nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh chưa kịp thời
3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
- Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng, năng động trong công tác tìm kiếm thị trường
- Phân khúc thị trường, xây dựng hệ thống bán hàng, từ đó đưa ra chính sách phù hợp để đáp ứng nhanh nhu cầu thực tế của thị trường
- Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất lượng tốt, tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty
- Năng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho công nhân và công nhân viên, từng bước cải thiện đời sống vật chất của họ
Trang 20- Phấn đấu tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực nhằm tăng doanh thu, ổn định giá trên địa bàn
- Phải chiếm lĩnh được thương trường cũng như khách hàng và đồng thời phải nêu cao bản chất, tác dụng của mặt hàng mà công ty đang kinh doanh với việc mở rộng thị phần cũng như khách hàng mới
- Với phương châm chăm sóc tốt nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như
khẩu hiệu “Uy tín – chất lượng – hiệu quả”
Trang 21Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ( 2006 – 2008 )
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán )
Qua bảng trên ta có thể đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn như sau:
Trang 224.1.1 Tình hình tổng tài sản
Tình hình tổng tài sản của công ty có sự biến động tăng dần qua 3 năm Năm 2007 tổng tài sản đạt 123.989 triệu đồng tăng 12.757 triệu đồng, tương ứng tăng 10% so với năm 2006 Năm 2008 tình hình tài sản lại tiếp tục tăng nhưng với tốc độ nhanh hơn, và tăng 77.787 triệu đồng tương ứng 57% so với năm 2007 Nguyên nhân làm cho tình hình tổng tài sản của công ty biến động theo xu hướng tăng nhanh là do tác động chủ yếu của tài sản ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty
4.1.2 Tình hình tổng nguồn vốn
Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự thay đổi trong tổng tài sản của công ty cũng chính là sự thay đổi tương ứng bên phần tổng nguồn vốn Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn bị tác động chủ yếu là do phần nợ phải trả Cụ thể, năm 2007 nợ phải trả của công ty đạt 107.491 triệu đồng tăng 6.954 triệu đồng, tương ứng tăng 7% so với năm 2006, nhưng sang năm 2008 tổng nợ phải trả đã tăng lên đáng kể và tăng 65.268 triệu đồng, tương ứng 61% so với năm 2007, do chính điều này đã làm cho cơ cấu tăng trưởng của tổng nguồn vốn cũng biến đổi theo
- Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động, tình hình biến động tổng tài sản của công ty luôn tăng Mặc dù đang đứng trước với hàng loạt những thánh thức là phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2008 công ty vẫn giử được mức tăng tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn 57% so với năm 2007, đây là bước tiến thành công trong tiến trình xây dựng chiến lược hoạt động của ban lãnh đạo cũng như hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của công ty
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty tại thời điểm lập báo cáo Phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta thấy được tổng quát về tình hình tài chính cũng như trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng vốn Để giải quyết vấn đề này được cụ thể hơn, chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu các khoản mục trong bảng cân đối kế toán
Trang 234.2.1 Phân tích tình hình tài sản
Tài sản ngắn hạnTài sản dài hạn
Hình 3: Cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm ( 2006 – 2008 )
Qua biểu đồ trên ta thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tài sản gần 90%, trong khi đó tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ có hơn 10%, để hiểu được điều này chúng ta cần đi vào xem xét từng khoản mục cấu thành nên tài sản Từ đó đưa ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị
4.2.1.1 Tài sản ngắn hạn
Đây là phần tài sản mà trong quá trình hoạt động kinh doanh chúng không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình Đồng thời, đây cũng là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty
Trang 25Qua bảng 3 ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng Cụ thể, năm 2006 là 108.975 triệu đồng đến năm 2007 là 121.099 triệu đồng đã tăng thêm 12.124 triệu đồng tương ứng 11% và đến năm 2008 đã là 187.692 triệu đồng tăng thêm 66.593 triệu đồng tương ứng 55% so với năm 2007 Tài sản ngắn hạn tăng lên cho thấy công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh của mình Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản ngắn hạn như vậy là do sự ảnh hưởng và biến động của các nhân tố sau:
a) Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền…Đây là loại tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Do đó, phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục vốn bằng tiền là hết sức cần thiết
Ta thấy vốn bằng tiền của công ty có mức độ giảm trong năm 2007 và tăng nhanh trong năm 2008, cụ thể:
Năm 2006 vốn bằng tiền của công ty là 8.912 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7% trên tổng tài sản
Năm 2007 vốn bằng tiền đã giảm xuống chỉ còn 8.258 triệu đồng, đồng thời giảm 654 triệu đồng tương ứng 7% so với năm 2006 Bên cạnh việc giảm với tốc độ đó, tỷ trọng vốn bằng tiền cũng giảm theo và chỉ đạt 6% trên tổng tài sản
Năm 2008 nhìn chung khoản mục này đã tăng lên đáng kể với giá trị đạt gần 15.29 triệu đồng, tăng 6.961 triệu đồng với tốc độ tăng là 84% so với năm 2007 Sự gia tăng này đã kéo tỷ trọng của vốn bằng tiền lên 7% trên tổng tài sản
Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động thì khoản mục vốn bằng tiền của công ty có xu hướng tăng về mặt giá trị và cao nhất là năm 2008 Vì đây là thời điểm công ty muốn tăng khả năng thanh toán của mình lên, do chính sách mở rộng quy mô kinh doanh, nên đòi hỏi công ty cần phải có một lượng tiền nhất định để đáp ứng đủ nhu cầu mua hàng hóa Do đó, đã làm cho khoản mục vốn bằng tiền tăng lên đáng kể
Trang 26b) Các khoản phải thu
Là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng, tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh mà công ty có chính sách thu tiền hợp lý ở
mổi giai đoạn khác nhau
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng tài sản, đồng thời sự biến động của chúng qua từng năm cũng theo chiều hướng tăng giảm khác nhau,
Năm 2008 khoản phải thu đã tăng lên về mặt giá trị đạt 104.555 triệu đồng, tăng 31.091 triệu đồng tương ứng 42% so với năm 2007 Khi đó tỷ trọng thì giảm rất đáng kể chỉ còn chiếm 49% trên tổng tài sản
Để hiểu rõ hơn nguyên nhân làm cho khoản phải thu biến động như vậy ta tiến hành đi sâu phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản phải thu như sau:
Bảng 4: CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM 2006 - 2008
Chỉ tiêu
1 Phải thu khách hàng 77.647 98,70 78.592 106,98 105.673 101,07 2 Trả trước cho người bán 145 0,18 91 0,12 1.554 1,49 3 Các khoản phải thu khác 6.187 7,86 1.281 1,74 3.742 3,58 4 Dự phòng phải thu khó đòi -5.300 -6,74 -6.500 -8,84 -6.414 -6,14
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán )
+ Phải thu khách hàng: Qua bảng trên ta thấy khoản mục này chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng khoản phải thu, cụ thể: Năm 2006 khoản phải thu khách
Trang 27hàng đạt 77.647 triệu đồng chiếm 98,70% trong tổng khoản phải thu Năm 2007 là 78.592 triệu đồng tăng 945 triệu đồng tương ứng 1% so với năm 2006 và chiếm 106,98% Nhưng đến năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể là 105.673 triệu đồng tăng 27.081 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 34% so với năm 2007 Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong năm 2008 là do công ty đã tập trung bán sĩ cho các cửa hàng và những công trình với số lượng lớn
+ Khoản trả trước cho người bán: Qua 3 năm có sự tăng giảm về mặt giá trị Khoản mục này chủ yếu là các khoản ứng trước tiền để mua trang thiết bị cho các chi nhánh và kho hàng của công ty Nhìn chung thì chúng chiếm tỷ lệ rất thấp và có ảnh hưởng không đáng kể đến tổng khoản phải thu
+ Các khoản phải thu khác: Đây là khoản mục mang tính chất bất thường chủ yếu là các khoản tạm ứng, tiền ký quỹ mua hàng và các khoản thu hộ Qua bảng trên ta thấy khoản trả trước cho người bán có sự tăng giảm trong 3 năm, cao nhất là năm 2006 đạt 6.187 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,86% so với tổng khoản phải thu, năm 2007 khoản mục này giảm xuống còn 1.281 triệu đồng và chỉ chiếm 1,74% so với tổng khoản phải thu Nhưng đến năm 2008 khoản mục này tăng trở lại đạt 3.742 triệu đồng tăng 2.461 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 192% so với năm 2007 và chiếm 3,58% so với tổng khoản phải thu
+ Dự phòng phải thu khó đòi: Đây là khoản mục mang số âm và làm giảm khoản phải thu, khoản mục này cũng có sự tăng giảm qua 3 năm và đạt cao nhất là năm 2007 với số tiền là 6.500 triệu đồng, đến năm 2008 thì giảm xuống chỉ còn 6.414 triệu đồng Nguyên nhân là cho dự phòng phải thu kho đòi tăng nhanh trong năm 2007 là do sự biến động của nền kinh tế rất lớn làm cho một số khách hàng mất khả năng thanh toán với công ty
Tóm lại: Khoản phải thu giảm trong năm 2007 là do khoản mục dự phòng phải thu khó đòi tăng và với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của khoản mục phải thu khách hàng Nhưng đến năm 2008 thì khoản phải thu lại tăng lên do công ty đã tăng nhanh khoản phải thu khách hàng Như vậy, với tình hình khoản phải thu có xu hướng tăng, điều này cho thấy công ty cần phải có những chính sách hợp lý trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng
Trang 28c) Hàng tồn kho
Hàng tồn kho phản ánh khả năng cung cấp cho thị trường cũng như tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty Việc phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho có vai trò quan trọng cho việc điều chỉnh chiến lược bán hàng của công ty
Lượng hàng tồn kho có sự tăng nhanh qua 3 năm về mặt giá trị, cụ thể: Năm 2007 hàng tồn kho đã tăng và đạt 33.409 triệu đồng, tăng 12.875 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng là 63%
Năm 2008 hàng tồn kho đã tăng lên rất nhanh, về mặt giá trị tổng số đạt được là 67.010 triệu đồng, tăng 33.601 triệu đồng tương ứng 101% so với năm 2007 về tỷ trọng hàng tồn kho cũng tăng từ 24% lên 31%
Qua bảng 5 ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm tăng hàng tồn kho là do 2 mặt hàng thép và gas luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần, đặc biệt trong năm 2008 mặt hàng thép đạt 57.564 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,12% so với tổng hàng tồn kho Điều này cho thấy thép là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty, với sự biến động của giá thép rất phức tạp trên thị trường như năm 2008 vừa qua thì việc tăng hàng tồn kho của mặt hàng này cũng phù hợp với thực trạng hoạt động của công ty
Trang 29Bảng 5: CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO QUA 3 NĂM 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1 Xi măng 624 2,86 576 1,66 1.997 2,92 2 Thép 13.672 62,61 25.144 72,31 57.564 84,12 3 Đá 108 0,49 270 0,78 263 0,38 4 Cát 17 0,08 18 0,05 19 0,03 5 Gạch 4 0,02 7 0,02 12 0,02 6 Gas 3.664 16,78 5.591 16,08 6.807 9,95 7 Bếp gas 333 1,53 406 1,17 439 0,64 8 Nhớt 1.519 6,96 1.224 3,52 822 1,20 9 Khác 1.895 8,67 1.535 1,61 509 0,74
( Nguồn: Phòng kế toán )
Tóm lại: Do đặc điểm của công ty là loại hình kinh doanh thương mại, đối tượng kinh doanh của công ty hàng hóa nên tỷ trọng hàng tồn kho là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh chóng Ta thấy năm 2008 lượng hàng tồn kho là khá cao so với năm 2006 và 2007, do công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh Vì thế việc gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong giai đoạn phát triển này Tuy nhiên, vấn đề ở đây lượng hàng tồn kho là bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiều khoản mục khác như: Chi phí tồn kho, chi phí lãi vay…vì thế chúng ta xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho trong phần phân tích tỷ số hàng tồn kho
d) Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu tổng tài sản, thông qua bảng 3 ta thấy khoản mục này có xu hướng tăng giảm qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2007 Năm 2006 tài sản ngắn hạn khác chỉ có 850
Trang 30triệu đồng, chiếm 1% trong tổng tài sản, nhưng đến năm 2007 con số này là 5.969 triệu đồng, tăng 5.119 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 602% so với năm 2006, bên cạnh việc tăng về mặt giá trị đã kéo tỷ trọng của khoản mục này lên chiếm 5% trong tổng tài sản Năm 2008 thì tài sản ngắn hạn khác lại giảm xuống chỉ còn 908 triệu đồng, giảm 5.060 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 85% so với năm 2007 Nguyên nhân làm cho tài sản ngắn hạn khác tăng cao trong năm 2007, là do các khoản tạm ứng, ký qủy ký cược ngắn hạn tăng nhanh nên làm cho tài sản ngắn khác cũng tăng theo
Năm 2008 khoản mục này lại tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn, tăng 11.285 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 72% so với năm 2007 Với tỷ trọng chiếm 13% trong tổng tài sản
Tài sản dài hạn của công ty trong 3 năm qua tăng luôn tăng về mặt giá trị, nguyên nhân là do:
+ Tài sản cố định: Năm 2006 đến năm 2007 tăng 780 triệu đồng, năm 2007 đến năm 2008 tăng 8 triệu đồng Nguyên nhân làm tăng tài sản cố định là vì trong những năm gần đây công ty đã mở thêm các cửa hàng đại diện, các chi nhánh mới và thuê thêm kho bãi lưu trữ hàng, để mở rộng mạng lưới phân phối của mình nhằm thực hiện chính sách mở rộng quy mô kinh doanh
+ Ngoài yếu tố trên còn có yếu tố đầu tư tài chính dài hạn và yếu tố chí phí trả trước dài hạn Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là yếu tố đầu tư tài chính dài hạn, đã góp phần tăng lên đáng kể của tổng tài sản dài hạn Năm 2008 yếu tố này đạt 11.426 triệu đồng, tăng 11.400 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 43.846% so với năm 2007 Đây là dấu hiệu khả quan trong bước triển khai hoạt động tài chính của công ty, vì nghiệp vụ này sẽ tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty
Trang 314.2.1.3 Đánh giá chung về tình hình tài sản của công ty
Qua những phân tích trên ta có thể đánh giá chung như sau: Tài sản ngắn hạn tương đối tốt, khoản mục tiền mặc dù có sự tăng giảm qua các năm nhưng vẫn nằm trong mức ổn định và hợp lý Khoản mục khoản phải thu giảm trong năm 2007, đến năm 2008 thì lại tăng lên điều này cho thấy khả năng thu tiền của công ty vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, do đó đòi hỏi công ty cần phải nổ lực hơn nữa khi thực hiện biện pháp thu tiền khách hàng Khoản mục hàng tồn kho tăng cao trong năm 2008, do công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, điều này cũng không có gì là khó hiểu Tuy nhiên phân tích kết cấu trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng giảm của từng khoản mục, để biết được mức độ hiệu quả của các biến động trên ta cần kết hợp với những phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty
4.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn
Bên cạnh việc xem xét tình hình sử dụng vốn thì việc tìm hiểu về nguồn vốn cũng không kém phần quan trọng Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư, ban quản trị và những đối tượng khác thấy được khả năng tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời
Trang 32Nợ phải trảVốn chủ sở hữu
Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2006–2008)
Sự biến động của phần tài sản qua 3 năm như phân tích trên cũng kéo theo sự thay đổi bên phần nguồn vốn do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán Thông qua hình 4 ta thấy rằng nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn có khi hơn 80%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn gần 20% trong cơ cấu tổng nguồn vốn Để hiểu rõ nguyên nhân nào làm cho nguồn vốn biến động như vậy chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết cơ cấu nguồn vốn thông qua phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu sau:
4.2.2.1 Nợ phải trả
Là nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp tất yếu phát sinh nhu cầu về nợ bao gồm cả nợ vay ngân hàng và tín dụng thương mại, nhưng tùy theo đặc điểm của từng ngành và chi phí sử dụng mà tỷ lệ này cao hay thấp khác nhau
Trang 34Thông qua bảng 6 ta thấy rằng nợ phải trả có chiều hướng tăng về mặt giá trị, nhưng xét về mặt tỷ trọng so với tổng nguồn vốn thì lại có sự tăng giảm trong 3 năm gần đây
Năm 2006 là 100.537 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81% trên tổng nguồn vốn Đến năm 2007 tăng lên 107.491 triệu đồng đã tăng thêm 6.954 triệu đồng tương ứng 7% so với năm 2006, nhưng về tỷ trọng thì lại giảm chỉ còn 79% trên tổng nguồn vốn
Từ năm 2007 đến năm 2008 tăng thêm 65.268 triệu đồng tương ứng 61% nâng tổng số nợ phải trả trong năm 2008 lên 172.759 triệu đồng, nhưng so về mặt tỷ trọng thì khoản mục này tăng không đáng kể chỉ chiếm 80% trên tổng nguồn vốn Nguyên nhân làm cho tổng nợ phải trả tăng qua 3 năm chủ yếu là do sự thay đổi của các yếu tố sau:
a) Nợ ngắn hạn
Đây là nguồn tài trợ nhanh nhất cho công ty khi nguồn vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu tức thời, tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng làm mất an toàn trong hoạt động của công ty khi các khoản nợ này đến hạn mà vẫn không thanh toán được
Nhìn chung ta thấy nợ ngắn hạn chiếm gần như toàn bộ số nợ phải trả và có xu hướng tăng dần qua 3 năm Năm 2007 khoản mục này đạt 107.406 triệu đồng tăng 6.914 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng gần 7% so với năm 2006, đến năm 2008 con số này là 172.623 triệu đồng và tăng 65.217 triệu đồng so với năm 2007
Nợ ngắn hạn thì chịu tác động của nhiều mục khác nhau như vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước… Để biết được nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn tăng nhanh như vậy ta sẽ tiếp tục phần phân tích các khoản mục cấu thành nên yếu tố nợ ngắn hạn
Trang 35Bảng 7: CƠ CẤU CÁC KHOẢN NỢ NGẮN HẠN QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1 Vay và nợ ngắn hạn 39.407 39,21 4.328 4,03 41.537 24,06 2 Phải trả người bán 43.528 43,31 78.640 73,22 86.913 50,35 3 Người mua trả tiền trước 2.710 2,70 3.102 2,89 7.664 4,44 4 Thuế & khoản nộp nhà nước 553 0,55 771 0,72 2.029 1,18 5 Phải trả người lao động 4.654 4,63 2.735 2,55 7.699 4,46 6 Phải trả nội bộ 2.009 2,01 2.004 1,86 8.711 5,04 7 Khoản phải trả ngắn hạn khác 7.631 7,59 15.826 14,73 18.070 10,47
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán )
+ Vay và nợ ngắn hạn: Qua bảng trên ta thấy khoản mục này có sự biến
động rất lớn trong 3 năm gần đây, cụ thể: Năm 2006 là 39.407 triệu đồng chiếm 39,21% trong tổng số nợ ngắn hạn Năm 2007 vay và nợ ngắn hạn đã giảm xuống chỉ còn 4.238 triệu đồng giảm 35.079 triệu đồng tướng ứng với tốc độ giảm là 89% so với năm 2006 và chỉ chiếm 4,03% so với số nợ ngắn hạn Đến năm 2008 con số này đã tăng lên trở lại và với tốc độ rất nhanh đạt 41.537 triệu đồng tăng 37.209 triệu đồng tương ứng 860% so với năm 2007 Nguyên nhân làm cho khoản vay và nợ ngắn hạn biến động lớn như vậy là do trong năm 2007 với sự thay đổi theo chiều hướng tăng của lãi suất ngân hàng nên công ty đã cắt giảm khoản nợ vay này để tiết kiệm chi phí và đảm bảo khả năng trong thanh toán, còn năm 2008 do chính sách ưu đãi về lãi suất của nhà nước để khuyến khích đầu tư khi nước ta đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới, yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty bổ sung nguồn tài sản của mình để mở rông quy mô hoạt động kinh doanh, do đó đã làm cho khoản vay và nợ ngắn hạn trong năm 2008 tăng lên nhanh chóng
Trang 36+ Phải trả người bán: Ta thấy khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nợ ngắn hạn và có xu hướng tăng về mặt giá trị qua 3 năm, trong đó đặc biệt là năm 2008 với số tiền là 86.913 triệu đồng tăng 8.273 triệu đồng ứng với 11% so với năm 2007 Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải trả người bán tăng dần qua 2 năm 2007 và 2008 là do công ty đẩy mạnh việc mua hàng hóa với số lượng lớn để tăng việc đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng
+ Người mua trả tiền trước: Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cùng với sự biến động ngày càng phức tạp của thị trường, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những lựa chọn thật sáng suốt khi quyết định cách mua hàng của mình sao cho tiết kiệm được chi phí là thấp nhất Năm 2008 thị trường nhà đất đã tăng trưởng rất lớn, các công trình xây dựng mộc lên như nấm làm cho nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao Do đó, trước sự biến động về giá cả như thế một số khách hàng lớn nhất là những công ty xây dựng đã thay đổi phương thức thanh toán của mình bằng hình thức trả trước để giảm được khoản chi phí nhất định do sự tăng giá Chính vì thế đã làm cho khoản người mua trả tiền trước của công ty tăng cao trong năm 2008 đạt 7.664 triệu đồng tăng 4.562 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 147% so với năm 2007, đồng thời chiếm 4,44% so với nợ ngắn hạn
+ Thuế và khoản phải nộp nhà nước: Đây là khoản mục mang tính chất bất buộc, nhìn chung thì thuế và các khoản phải nộp nhà nước có xu hướng tăng, trong đó cao nhất là năm 2008 đạt 2.029 triệu đồng và tăng 1.258 triệu đồng so với năm 2007, nguyên nhân là do các khoản thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty đều tăng
+ Phải trả người lao động: Khoản mục này có sự tăng giảm qua 3 năm như sau: Năm 2006 với số tiền là 4.654 triệu đồng chiếm 4,63% so với tổng nợ ngắn hạn Năm 2007 giảm xuống còn 2.735 triệu đồng giảm 1.919 triệu đồng tương ứng 41% so với năm 2006 Đến năm 2008 thi khoản mục này tăng trở lại đạt 7.699 triệu đồng tăng 4.964 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 181% so với năm 2007 Nguyên nhân làm cho phải trả người lao động tăng cao trong năm 2008 là do chính sách tăng lương của nhà nước, đồng thời công ty đã tăng số lượng công nhân viên ở các đại lý chi nhánh để phục vụ cho việc bán hàng có hiệu quả hơn
Trang 37+ Phải trả nội bộ: Ta thấy khoản phải trả nội bộ cũng tăng giảm trong 3 năm gần đây, năm 2007 khoản mục này giảm xuống nhưng vợi mức biến động là không lớn, đến năm 2008 thì lại tăng lên rất nhanh chóng và đạt 8.711 triệu đồng tăng 6.707 triệu đồng ứng với 335% so với năm 2007 Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty đã xây dựng thêm nhiều nhà kho mới ở các chi nhánh nên làm lượng hàng hóa gửi tại các chi nhánh tăng vì thế khoản phải trả nội bộ cũng tăng theo
+ Phải trả ngắn hạn khác: Cũng như những khoản mục trên phải trả ngắn hạn khác có xu hướng biến động tăng dần trong 3 năm qua Năm 2006 là 7.631 triệu đồng chiếm 7,59% so với tổng nợ ngắn hạn Năm 2007 khoản m ục này tăng lên 15.826 triệu đồng tăng 8.195 triệu đồng tương ứng 107% so với năm 2006 Và đến năm 2008 con số này là 18.070 triệu đồng tăng 2.244 triệu đồng ứng với 14% so với năm 2007, đồng thời chiếm tỷ trọng 10,47% so với tổng nợ ngắn hạn Nguyên nhân làm cho khoản mục này tăng trong năm 2007 và 2008 chủ yếu là do các khoản phải đóng bảo hiểm điều tăng
b) Nợ dài hạn
Đây là nguồn tài trợ cho công ty khi thiếu hụt vốn và có tính an toàn cao hơn khoản nợ ngắn hạn, công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định Nợ dài hạn của công ty tăng dần qua 3 năm như sau: Năm 2006 là 45 triệu đồng, đến năm 2007 nợ dài hạn tăng lên 85 triệu đồng tăng 40 triệu đồng ứng với 89% so với năm 2006, sang năm 2008 khoản mục này lại tiếp tục tăng và đạt 136 triệu đồng tăng 51 triệu đồng ứng với 60% so với năm 2007
Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động gần đây, ta thấy nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ chủ yếu của công ty khi thiếu vốn, nhưng trong khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải trả người bán đây là phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh hơn nữa nó còn tạo mối quan hệ hợp tác một cách lâu bền Bên cạnh đó khoản vay và nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, đây là khoản tài trợ làm tăng khả năng phát sinh thêm chi phí nên công ty cần phải hạn chế bớt vay nợ để đảm bảo khả năng thanh toán và giảm rủi ro cho mình Còn nợ dài hạn cũng có xu hướng tăng qua từng năm nhưng chỉ chiếm với tỷ lệ rất thấp và không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng nợ phải trả
Trang 384.2.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại thì việc có được một nguồn tài trợ an toàn và vững chắc sẽ đảm bảo được tính canh tranh, khi phải đối mặt với cơ chế thị trường ngày nay Do đó, qua số liệu ở bảng 6 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được bổ sung ngày càng tăng, cụ thể:
Năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu là 23.452 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19% trên tổng nguồn vốn
Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 29.255 triệu đồng, tăng 5.803 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 25% so với năm 2006 Bên cạnh đó tỷ trọng cũng tăng theo và chiếm 21% trên tổng nguồn vốn
Năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng lên về mặt giá trị đạt 41.865 triệu đồng, tăng 12.610 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 43% Tuy nhiên, do chiếm tỷ trọng và với tốc độ tăng thấp hơn so với khoản mục nợ phải trả, nên tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu có phần giảm xuống chỉ chiếm 20% trong tổng nguồn vốn
Tóm lại: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm về mặt giá trị là biểu hiện tốt, giúp cho công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn của mình Về nguyên nhân làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu là do các yếu tố sau:
+ Vốn chủ sở hữu: Đây là yếu tố rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu Về mặt giá trị thì khoản mục này có sự biến đổi tăng dần qua các Năm 2006 đạt 22.695 triệu đồng chiếm 18% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2007 vốn chủ sở hữu là 28.753 triệu đồng, tăng lên 6.058 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 27% so với năm 2006 Bên cạnh việc tăng về mặt giá trị đã nâng tỷ trọng vốn chủ sở hữu lên 21% trên tổng nguồn vốn Năm 2008 vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng và đạt 41.050 triệu đồng, tăng 12.297 triệu đồng tương ứng 43% so với năm 2007 Điều này cho thấy việc mở rộng quy mô kinh doanh của công ty là rất hợp lý và phù hợp với thực trạng hiện có do công ty đạt được trong những năm gần đây
Trang 39+ Nguồn vốn kinh phí và qũy khác: Qua bảng 4 ta thấy khoản mục này có sự biến đổi tăng giảm trong 3 năm gần đây và có sự ảnh hưởng không đáng kể do chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn của công ty Năm 2006 khoản mục này đạt 757 triệu đồng chiếm 1% trong tổng nguồn vốn Năm 2007 thì lại giảm xuống chỉ còn 502 triệu đồng, giảm 255 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 34% so với năm 2006 Đến năm 2008 khoản mục này tăng trở lại và đạt 815 triệu đồng, tăng 313 triệu đồng ứng với 62% so với năm 2007 Nguyên nhân chủ yếu góp phần tạo nên sư biến đổi của khoản mục này là do sự thay đổi của yếu tố quỹ khen thưởng, phúc lợi
4.2.2.4 Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn của công ty
Qua phân tích trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua 3 năm gần đây Nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu điều tăng về giá trị Năm 2008 do tốc độ nhu cầu vốn tăng quá cao đã làm cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là do sự tác động của khoản mục nợ ngắn hạn, khi khoản mục này tăng quá cao đồng nghĩa với việc công ty sẽ vay nợ càng nhiều điều này là không tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính cũng tăng, do đó công ty cần phải có chính sách hợp lý nhằm hạn chế việc vay nợ để tăng hiệu quả hoạt động của mình Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng đó thì nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm cũng tăng tương đối cao về mặt giá trị và có xu hướng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này cho thấy công ty vẫn kiểm soát được tính tự chủ về tình hình tài chính của mình Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy vấn đề sử dụng nguồn vốn và quá trình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là có hiệu quả
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm có vai trò rất quan trọng, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, để từ đó phát hiện những mặt còn hạn chế và kịp thời điều chỉnh, góp phần giúp đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn