MỤC LỤC
Đây là phương pháp dùng để đánh giá sự biến động của từng nhân tố được cấu thành trong những khoản mục nhất định, khi chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay công ty không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Quản lý tài sản có những mặt chưa chặt chẽ, chưa có bộ phận marketing nên việc nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh chưa kịp thời.
Hiện nay giá cả các loại nguyên vật liệu luôn biến động không ngừng, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. - Phải chiếm lĩnh được thương trường cũng như khách hàng và đồng thời phải nêu cao bản chất, tác dụng của mặt hàng mà công ty đang kinh doanh với việc mở rộng thị phần cũng như khách hàng mới.
Tình hình tổng tài sản của công ty có sự biến động tăng dần qua 3 năm. Nguyên nhân làm cho tình hình tổng tài sản của công ty biến động theo xu hướng tăng nhanh là do tác động chủ yếu của tài sản ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn. Qua biểu đồ trên ta thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tài sản gần 90%, trong khi đó tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ có hơn 10%, để hiểu được điều này chúng ta cần đi vào xem xét từng khoản mục cấu thành nên tài sản. Từ đó đưa ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị. Tài sản ngắn hạn. Đây là phần tài sản mà trong quá trình hoạt động kinh doanh chúng không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đồng thời, đây cũng là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty. CHỈ TIÊU TÀI SẢN NGẮN HẠN 1. Tiền & khoản tương đương tiền 2. Tài sản ngắn hạn khác TÀI SẢN DÀI HẠN 1. Tài sản cố định 2. Qua bảng 3 ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng. Tài sản ngắn hạn tăng lên cho thấy công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản ngắn hạn như vậy là do sự ảnh hưởng và biến động của các nhân tố sau:. Vốn bằng tiền được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền…Đây là loại tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục vốn bằng tiền là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc giảm với tốc độ đó, tỷ trọng vốn bằng tiền cũng giảm theo và chỉ đạt 6% trên tổng tài sản. Sự gia tăng này đã kéo tỷ trọng của vốn bằng tiền lên 7% trên tổng tài sản. Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động thì khoản mục vốn bằng tiền của công ty có xu hướng tăng về mặt giá trị và cao nhất là năm 2008. Vì đây là thời điểm công ty muốn tăng khả năng thanh toán của mình lên, do chính sách mở rộng quy mô kinh doanh, nên đòi hỏi công ty cần phải có một lượng tiền nhất định để đáp ứng đủ nhu cầu mua hàng hóa. Do đó, đã làm cho khoản mục vốn bằng tiền tăng lên đáng kể. b) Các khoản phải thu. Là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng, tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh mà công ty có chính sách thu tiền hợp lý ở mổi giai đoạn khác nhau. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng tài sản, đồng thời sự biến động của chúng qua từng năm cũng theo chiều hướng tăng giảm khác nhau, cụ thể:. Bên cạnh đó tỷ trọng trong năm cũng giảm xuống chỉ còn chiếm 54% trên tổng tài sản. Khi đó tỷ trọng thì giảm rất đáng kể chỉ còn chiếm 49% trên tổng tài sản. Để hiểu rừ hơn nguyờn nhõn làm cho khoản phải thu biến động như vậy ta tiến hành đi sâu phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản phải thu như sau:. + Phải thu khách hàng: Qua bảng trên ta thấy khoản mục này chiếm tỷ. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong năm 2008 là do công ty đã tập trung bán sĩ cho các cửa hàng và những công trình với số lượng lớn. + Khoản trả trước cho người bán: Qua 3 năm có sự tăng giảm về mặt giá trị. Khoản mục này chủ yếu là các khoản ứng trước tiền để mua trang thiết bị cho các chi nhánh và kho hàng của công ty. Nhìn chung thì chúng chiếm tỷ lệ rất thấp và có ảnh hưởng không đáng kể đến tổng khoản phải thu. + Các khoản phải thu khác: Đây là khoản mục mang tính chất bất thường chủ yếu là các khoản tạm ứng, tiền ký quỹ mua hàng và các khoản thu hộ. Nguyên nhân là cho dự phòng phải thu kho đòi tăng nhanh trong năm 2007 là do sự biến động của nền kinh tế rất lớn làm cho một số khách hàng mất khả năng thanh toán với công ty. Tóm lại: Khoản phải thu giảm trong năm 2007 là do khoản mục dự phòng phải thu khó đòi tăng và với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của khoản mục phải thu khách hàng. Nhưng đến năm 2008 thì khoản phải thu lại tăng lên do công ty đã tăng nhanh khoản phải thu khách hàng. Như vậy, với tình hình khoản phải thu có xu hướng tăng, điều này cho thấy công ty cần phải có những chính sách hợp lý trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng. Hàng tồn kho phản ánh khả năng cung cấp cho thị trường cũng như tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty. Việc phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho có vai trò quan trọng cho việc điều chỉnh chiến lược bán hàng của công ty. Lượng hàng tồn kho có sự tăng nhanh qua 3 năm về mặt giá trị, cụ thể:. Qua bảng 5 ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm tăng hàng tồn kho là do 2 mặt hàng thép và gas luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần, đặc biệt trong năm 2008 mặt hàng thép đạt 57.564 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,12% so với tổng hàng tồn kho. Điều này cho thấy thép là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty, với sự biến động của giá thép rất phức tạp trên thị trường như năm 2008 vừa qua thì việc tăng hàng tồn kho của mặt hàng này cũng phù hợp với thực trạng hoạt động của công ty. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu. Tóm lại: Do đặc điểm của công ty là loại hình kinh doanh thương mại, đối tượng kinh doanh của công ty hàng hóa nên tỷ trọng hàng tồn kho là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh chóng. Vì thế việc gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong giai đoạn phát triển này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lượng hàng tồn kho là bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiều khoản mục khác như: Chi phí tồn kho, chi phí lãi vay…vì thế chúng ta xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho trong phần phân tích tỷ số hàng tồn kho. d) Tài sản ngắn hạn khác. Tuy nhiên phân tích kết cấu trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng giảm của từng khoản mục, để biết được mức độ hiệu quả của các biến động trên ta cần kết hợp với những phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty.
Nguyên nhân làm cho khoản vay và nợ ngắn hạn biến động lớn như vậy là do trong năm 2007 với sự thay đổi theo chiều hướng tăng của lãi suất ngân hàng nên công ty đã cắt giảm khoản nợ vay này để tiết kiệm chi phí và đảm bảo khả năng trong thanh toán, còn năm 2008 do chính sách ưu đãi về lãi suất của nhà nước để khuyến khích đầu tư khi nước ta đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới, yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty bổ sung nguồn tài sản của mình để mở rông quy mô hoạt động kinh doanh, do đó đã làm cho khoản vay và nợ ngắn hạn trong năm 2008 tăng lên nhanh chóng. Năm 2008 do tốc độ nhu cầu vốn tăng quá cao đã làm cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là do sự tác động của khoản mục nợ ngắn hạn, khi khoản mục này tăng quá cao đồng nghĩa với việc công ty sẽ vay nợ càng nhiều điều này là không tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính cũng tăng, do đó công ty cần phải có chính sách hợp lý nhằm hạn chế việc vay nợ để tăng hiệu quả hoạt động của mình.
Khoản mục này chiếm tỷ trọng cũng tương đối thấp chỉ gần 1% so với tổng doanh thu, về mặt giá trị nó có sự biến động tăng giảm qua các năm. Trong đó, đặt biệt là năm 2008 làm doanh thu tăng cao ngoài yếu tố công ty đã đẩy mạnh việc tăng sản lượng tiêu thụ thì yếu tố tác động không nhỏ đến tình hình doanh thu, đó là do việc thực hiện chính sách thu tiền bán hàng của công ty.
Nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính giảm mạnh trong năm 2008 là do khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và khả năng góp vốn liên doanh vào công ty con giảm xuống, bên cạnh đó công ty cũng được bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu và chính sách ưu đãi về lãi suất của ngân hàng cũng góp phần làm giảm chi phí tài chính. Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy tình hình tổng chi phí có xu hướng tăng nhanh trong năm 2008, nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề này là do sự tác động chủ yếu của 2 yếu tố giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng đã biến động mạnh và có xu hướng tăng dần do tính chất hoat động kinh doanh của đơn vị ngày càng được mở rộng.
Tóm lại: Qua các phân tích trên ta thấy mặc dù 2 khoản mục doanh thu và chi phí điều tăng trong năm 2008, nhưng với tốc độ tăng nhanh hơn của tổng doanh thu, do chính sách quản lý và tiết kiệm các khoản mục chi phí của công ty rất tốt nên đã làm cho lợi nhuận tăng nhanh, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty rất thuận lợi. Với biện pháp tích cực và hợp lý, bên cạnh đó công ty đã thực hiện các chủ trương giao hàng đúng hợp đồng, chất lượng được bảo đảm và giá cả ngày càng cạnh tranh nên chiếm được lòng tin của khách hàng, do đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới với hợp đồng có giá trị lớn hơn.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị mà công ty thu được trong kỳ với toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó và được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán. Nhưng có thể sai lầm nếu ta chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận để đánh giá hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà chúng ta cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thu được, với tài sản, với nguồn vốn chủ sở hữu bỏ ra, thì mới có thể đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Tóm lại: Qua phân tích trên thì hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong năm 2008 là tốt nhất, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì sẽ tạo ra được 9 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, so với tiềm lực của công ty hiện có thì tỷ suất này vẫn còn tương đối thấp, do đó công ty cần có biện pháp để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên tài sản hơn nữa bằng cách tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng tốc độ luân chuyển vốn lên.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua 3 năm, chủ yếu là do lương công nhân viên, chi phí vận chuyển, tiền điện, nước, điện thoại… Dự báo chi phí này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới , cụ thể chi phí tiền lương thì không thể giảm được, nguyên nhân là do đi song song với việc mở rộng quy mô đòi hỏi công ty cần phải tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ cùng với việc gia tăng số lượng công nhân viên là điều không thể tránh khỏi. Các nhân tố khách quan như: Tình hình kinh tế, chính sách nhà nước, môi trường cạnh tranh…Còn các yếu tố chủ quan: Tài chính, các vấn đề nghiên cứu và định hướng phát triển công ty… Trong các yếu tố đó thì tình hình tài chính được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất, giúp đánh giá sức mạnh của công ty, xem công ty có tình hình tài chính vững mạnh hay không và đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, qua phân tích trên thì khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của công ty, đây là một trong những lý do gây ra tình trạng ứ động vốn, do đó đòi hỏi công ty cần phải có công tác dự báo thích hợp hơn nữa. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng không đều qua các năm là vấn đề thị trường, điều này đã hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh của công ty, vì thế đòi hỏi phải có bộ phận marketing để tìm hiểu sâu hơn trong công tác nghiên cứu thị trường.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để kiểm tra định kỳ hàng tồn kho cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, giải phóng lượng vốn tồn động. b) Đối với nguồn vốn. Giảm bớt tỷ trọng nợ phải trả, đồng thời tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu để chủ động hơn về vấn đề sử dụng vốn trong kinh doanh.
Hiện nay tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải chuyển đổi sao cho đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận ngày càng tăng. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt và gay gắt thì việc hoàn thành được mục tiêu và kế hoạch đề ra là vấn đề đỏi hỏi công ty cần phải cố gắng và nổ lực rất lớn. Việc đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang cho chúng ta thấy được tình hình tài chính công ty trong thời gian qua cũng như khả năng phát triển của công ty trong tương lai. Qua những phân tích đánh giá trên chúng ta có thể đúc kết lại những thành tựu mà công ty đã đạt được trong những năm qua như sau:. + Hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả, thể hiện qua việc lợi nhuận đạt được của công ty tăng lên hàng năm. + Luôn đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ, cho thấy tình hình thanh toán là khá tốt. + Hiệu quả sử dụng tài sản luôn trên đà tăng trưởng và phát triển, vốn lưu động ngày càng được quay vòng nhanh hơn. Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục:. + Lượng vốn của công ty bị chiếm dụng ngày càng tăng. + Tỷ trọng nợ phải trả vẫn còn cao trong tổng nguồn vốn. + Mặc dù lợi nhuận luôn tăng trong những năm qua nhưng vẫn còn ở mức tương đối thấp so với những gì công ty đã đầu tư trong thời gian qua. + Khả năng thanh toán nhanh vẫn còn thấp so với chỉ tiêu bình quân ngành. hình tài chính của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty, nay em có một số kiến nghị như sau:. a) Đối với nhà nước. + Đẩy nhanh và mở rộng tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, mạnh dạng xóa bỏ những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài nhằm tập trung vốn đầu tư cho các doanh nghiệp còn lại, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. + Tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần. + Cần tạo điều kiện cho người lao động và những người góp vốn vào công ty cổ phần làm chủ thật sự của công ty, tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả và thích ứng với cơ chế thị trường. + Cho các công ty cổ phần vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đặc biệt cần phải có chính sách ưu đãi về thuế. b) Đối với các ngành có liên quan. Điển hình như các ngành: xi măng, sắt thép, dầu khí…cần phải cung cấp chính xác các thông tin về giá cả , chất lượng sản phẩm, lượng cung ứng cho thị trường và hạn chế đầu cơ tích trữ. c) Đối với công ty. + Định kỳ kiểm tra, kiểm kê đánh giá lại tài sản để có biện pháp xử lý thích hợp, phát hiện hư hỏng thì phải kịp thời sửa chữa hoặc nhượng bán, thanh lý những tài sản có chi phí sử dụng cao, không mang lại hiệu quả hay không còn sử dụng được để thu hồi vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới.