ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THANH THẢO DẠY HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƯỚNG KHAI THÁC THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
DẠY HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG"
CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƯỚNG KHAI THÁC
THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2015
i
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
DẠY HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG"
CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƯỚNG KHAI THÁC
THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Hùng
HÀ NỘI - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu miệt mài, nghiêm túc, cuốn luận văn của tôi
đã hoàn thành Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
đến GS.TS Nguyễn Thanh Hùng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ
bảo, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
X i n g ử i l ờ i c ả m ơ n t ới c á c t hầ y c ô , b ạ n bè , đồn g ng hi ệ p đ a n g g i ả ng dạy tại trường THCS Tô Hiệu- Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đ ì nh , ngư
ờ i t hân v à b ạn bè đ ã d àn h cho t ôi sự qu an t â m k hí ch l ệ v à chi a s ẻ t r o n g s u ố t t h
ờ i g i a n h ọ c t ậ p v à n g h i ê n cứ u
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân có hạn nên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Thảo
iii
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết
Số thứ tự Trang Tiến sĩ
Trang 5Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN
DỤNG THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM VÀO DẠY HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG" CỦA BÀ HUYỆN
THANH QUAN 6
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Một số vấn đề về thi pháp học 1.1.2
Thi pháp thơ Nôm Đường luật Trung đại 1.2 Cơ sở
thực tiễn của ðề tài 1.2.1 Tình
hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn chương ở
trường THCS hiện nay 1.2.2
Thực trạng việc dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
6 6
Chương 2: TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO
NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN DƯỚI GÓC NHÌN
THI PHÁP HỌC 2.1
Những yêu cầu đối với giáo viên khi dạy bài thơ Qua Đèo Ngang
2.1.1 Giúp học sinh rút ngắn những khoảng cách tiếp nhận và bồi dưỡng
27
28
28
thêm cho học sinh lớp 7 khi dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà 28
Huyện Thanh Quan
v
Trang 62.1.2 Giúp học sinh phát hiện ra những yếu tố sáng tạo về thi pháp tác 32
phẩm và thi pháp tác giả trong dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan
2.2 Đề xuất những biện pháp dạy học tác phẩm Qua Đèo Ngang dưới 33 góc
nhìn thi pháp học
2.2.1 Vận dụng kỹ năng đọc chính xác ngôn từ nghệ thuật của bài thơ để
bình giá những đặc điểm của thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm 33 2.2.2 Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc phân tích đặc trưng chung trong
một số tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan để tìm cách lý giải giá trị 34 thời
thế và nhân thế trong bài thơ Qua Đèo Ngang
2.2.3 Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc sáng tạo để hiểu giá trị biểu cảm
của cái tôi trữ tình được bộc lộ trong tâm hồn lớn của Bà Huyện Thanh 42 Quan
2.2.4 Hướng dân học sinh đọc tích lũy để lĩnh hội giá trị nhân văn của
bài thơ qua tâm hồn lớn của Bà Huyện Thanh Quan
Chương 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI THƠ "QUA ÐÈO
NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƯỚNG TIẾP
CẬN THI PHÁP
48
50 3.1 Mục đích thực nghiệm 5.0 3.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm
51 3.2.1 Đối tượng thực nghiệm
3.2.2 Địa bàn thực nghiệm 5.1 3.2.3 Thời gian thực nghiệm 51 3.3 Nội dung thực nghiệm 3.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 51 3.5 Giáo án thực nghiệm 51 3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm
Trang 7KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53
1 Kết luận
69
2 Khuyến nghị
72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 73
vii
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy
bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan 24 Bảng 1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc học bài thơ
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Bảng 1.3 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của
Bà Huyện Thanh Quan
Bảng 3.1 Đối tượng thực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.2 Thống kê kết quả nhận thức của học sinh
24
25
52
70
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn chương là một bộ môn nghệ thuật có đặc thù riêng không giống với bất kỳ ngành khoa học nào Văn chương có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những năng lực và năng khiếu thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ góp phần xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng tâm hồn tư tưởng, tình cảm cho học sinh Nhờ có văn chương mà đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, tinh tế, bớt chai sạn, thờ ơ trước những số phận bất hạnh, cảnh đời éo le đang sống xung quanh mình
Tiếp nhận tác phẩm văn học trong thời đại ngày nay càng trở nên quan trọng, khi các em học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn các em thích cái hiện tại, cái mới nhưng lại không thích cái đã qua, không có những rung động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn hay một bi kịch của nhân vậtVăn học sẽ bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, trân trọng những giá trị truyền
thống, biết yêu thương và chia sẻ như Macxim Gorki đã nói: "Văn học là nhân học"
Văn học ở mỗi một giai đoạn lại có những đặc điểm riêng Văn học Trung Đại là sản phẩm tinh thần của những con người thời đại ấy, in đậm tư tưởng, suy nghĩ của họ Cho nên để các em học sinh có thể học văn học Trung Đại là một thách thức lớn
Ở nước ta công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được tiến hành Việc dạy học Ngữ Văn cùng không nằm ngoài quy luật đó Tuy nhiên làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học Văn là một bài toán khó để giúp học sinh có năng lực tiếp nhận một tác phẩm văn học một cách khoa học.Vì vậy đổi mới phương pháp dạy và học Ngữ Văn phải nhằm giúp các em
tìm ra kỹ năng tìm hiểu, phân tích, phát hiện ra những giá trị của tác phẩm
Mỗi tác phẩm văn học đều chịu sự ảnh hưởng của thi pháp tác giả và tồn tại dưới một hình thức nhất định Như vậy để đọc hiểu một tác phẩm cần phải khám phá tầng nghĩa sâu của tác phẩm thông qua thi pháp của tác phẩm
1
Trang 10Tuy nhiên, trong giảng dạy hiện nay thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vẫn
chưa được coi trọng
Trong chương trình trung học cơ sở, số lượng tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan ít nhưng các tác phẩm này có giá trị lớn trong văn học trung đại Nhắc
đến nhà thơ tài danh này ta không thể không nhắc đến tác phẩm: Qua Đèo Ngang Tuy nhiên việc dạy học tác phẩm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Chúng tôi khao khát muốn khám phá cái hay, cái đẹp trong sáng tác của Bà
Huyện Thanh Quan qua tác phẩm Qua Đèo Ngang trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 tập Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Dạy học bài thơ
"Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan theo hướng khai thác thi
pháp tác giả và thi pháp tác phẩm" Với đề tài này chúng tôi muốn tìm ra
cách dạy thích hợp mang tính khoa học và nghệ thuật góp phần nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy văn chương, hình thành khả năng cảm thụ văn chương một cách toàn diện Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với môn học này Chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
2 Lịch sử vấn đề
Đề tài: "Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm" được chúng tôi xem xét và nghiên cứu lịch sử vấn đề theo hai hướng chính sau:
Thứ nhất: tìm hiểu những tài liệu liên quan đến thi pháp học
Thứ hai: tìm hiểu các tài liệu liên quan đến con người và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan
2.1.Thi pháp học
Từ trước tới nay, vấn đề tìm ra phương pháp dạy học thơ văn đã được các ngành nghiên cứu lý luận, các nhà giáo,các nhà lý luận dạy học chú ý quan tâm ở những mức độ khác nhau Trong đó phải kể đến một số tác giả
Trang 11nghiên cứu phương pháp dạy học Ngữ Văn theo quan điểm tiếp cận thi pháp:
Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể (Trần Thanh Đạm- chủ biên), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy- nghiên cứu Văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu), Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam (Nguyễn Sĩ Cẩn), Tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng), Phân tích tác
phẩm văn học từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh)Các công trình này đều chủ yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại, thể tài vào phân tích hình tượng, kết cấu, ngôn ngữ, để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm khi giảng văn Các tác giả đều nêu lên những phương pháp, biện pháp, giảng dạy cụ thể như: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra các khâu, các bước trong quá trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể loại nhất định, còn cách thức trình bày trước học sinh chưa được nói đến Cũng có một vài tác giả cũng có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp nhưng chỉ
là gợi ra hướng mở cho các giảng văn
2.2 Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch
sử văn học Việt Nam Bà sáng tác không nhiều chỉ có sáu bài thơ: Qua Đèo Ngang, Chùa Trấn Bắc, Thăng Long hoài cổ, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ nhà, Cảnh thu những sáng tác ấy đã thể hiện một phong cách thơ độc đáo Qua
quá trình phân tích tổng hợp chúng tôi có thể kể đến những công trình nghiên cứu về con người và sự nghiệp sáng tác của Bà
GS Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên
- quyển hai (Quốc học Tùng thư xuất bản) đã nhận xét thơ của Bà thường hướng về quá khứ nhưng có lẽ quá khứ ấy không phải Bà đã từng trải qua và biết tường tận về nó nhưng đó là quá khứ của Đất nước, gia đình Thơ của Bà cũng giống như bao thi sĩ thời bấy giờ không có tính cách chính trị mà có tính
cách tâm tình Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) NXB Thế Giới, 2004, tr75
cũng nhận thấy thơ của Bà không phải là cảnh mà là tình Thơ Bà luôn
3
Trang 12nhìn về quá khứ vàng son một đi không trở lại Bà là một nhà thơ hoài cổ GS
Phạm Thế Ngũ đã khẳng định tài năng thơ của Bà "Thơ Đường trước Bà đã làm vô số, sau Bà cũng làm vô số Nhưng trước cũng như sau, có lẽ không ai vượt được nữ sĩ Thanh Quan"
Nghiên cứu về phong cách trong thơ Bà Huyện Thanh Quan còn thu hút được sự chú ý của nhiều cây bút như tác giả Đặng Tiến nhận xét về sự nữ
tính trong thơ Bà Hay tác giả Đỗ Lai Thúy với bài viết Bà Huyện Thanh Quan người đi dọc những Đèo Ngang
Nhìn chung các công trình nghiên cứu cũng như chuyên luận đều mang tính khoa học và góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung trong thơ Bà Huyện Thanh Quan Ở đó con người và tác phẩm được khẳng định và phân tích Các công trình bài viết đã giúp chúng tôi tham khảo để tiếp tục nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một hướng giảng dạy mới nâng cao chất lượng
dạy và học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở một số tiền đề lí luận về thi pháp tác giả và thi pháp tác
phẩm đề xuất các biện pháp dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy học tác phẩm văn chương trong trường trung học cơ sở đồng thời rèn cho học sinh kỹ năng đọc- hiểu các văn bản văn học
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu một số tiền đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ở trường Trung
học cơ sở
Thứ hai: Khảo sát tình hình dạy học bài thơ: Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan ở trường Trung học cở sở để làm cơ sở đề xuất cách dạy học bài thơ này theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm
Thứ ba: Đề xuất các biện pháp dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà
Trang 13Huyện Thanh Quan dưới góc nhìn thi pháp
Thứ tư: Thực nghiệm tính khả thi của đề tài khi đưa vào giảng dạy
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, thi pháp của Bà Huyện Thanh Quan
- Định hướng đổi mới dạy bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan trong
chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7, tập 1 theo hướng khai thác thi pháp
Khảo sát học sinh lớp 7 tại trường trung học cơ sở Tô Hiệu- Lê Chân- Hải Phòng
Quá trình nghiên cứu, khảo sát được tiến hành từ năm 2013 đến năm
2014
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên
cứu các tài liệu về thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, các sáng tác của Bà
Huyện Thanh Quan, các bài viết phê bình về tác phẩm Qua Ðèo Ngang
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát
bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và
phân tích thống kê
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
5
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng thi pháp tác giả
và thi pháp tác phẩm vào dạy học bài thơ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan
Chương 2: Tổ chức dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan dưới góc nhìn thi pháp học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM VÀO DẠY HỌC
BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề về thi pháp học
1.1.1.1 Khái niệm về thi pháp học
Thi pháp học là một bộ môn khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX Nhưng nhìn vào lich sử thì Thi pháp học đã bắt đầu xuất hiện ở Hy Lạp thời kì cổ đại với công trình đầu tiên là Nghệ thuật Thi Ca (Podetika) của Aristote cách đây 2300 năm Thi pháp học trở thành một trong những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỷ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XXI Thipháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh mạnh mẽ
Cần phân biệt hai khái niệm Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại, Thi pháp học hiện đại nghiên cứu nghệ thuật xuất phát từ những nguyên tắc khác so với Thi pháp học cổ điển Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng, từ chân lý
tự nhiên khi bàn về nghệ thuật thì Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ những yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuật như là sự tổng cộng của các yếu tố đó, thi pháp học hiện đại xuất phát từ quan niệm cấu trúc , tính chỉnh thể và tính hệ thống, xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng Nếu thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp, một hệ thống ký hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thể thẩm mỹ , một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bản , vừa trong cảm thụ người đọc Thi pháp học truyền thống thích đưa ra lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật, nhà văn phải thế này thế kia, thì thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy
7
Trang 16luậy nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật , để hiểu nghệ thuật sâu hơn,
đúng hơn Nếu thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như là những nguyên lý nghìn năm bất biến thì thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử, cùng vận động và phát triển lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa Nếu thi pháp học truyền thống chỉ quan tâm tới các quy tắc sáng tác thì thi pháp học hiện đại còn quan tâm tới cách đọc, cách giải mã văn bản.[19; Tr 31]
Khi nghiên cứu về Thi pháp học, có rất nhiều cách hiểu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, có cách hiểu Thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật Có cách hiểu Thi pháp như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể, tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm, một tác giả, thể loại, trào lưu Nếu nhìn vào mục đích nghiên cứu nhiều người
dễ nhầm Thi pháp là ngành Lí luận văn học, nhưng thực ra nó chỉ là một bộ phận củangành lí luận văn học, bởi lí luận văn học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của hiện tượng văn học, còn Thi pháp học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thànhvăn học như một nghệ thuật mà thôi, phạm vi của nó thường đóng khung trong việc nghiên cứu tác phẩm, thể loại, phong cách , ngôn ngữ Tuy vậy, Thi pháp học với tư cách khoa học ứng dụng cũng không đồng nhất với phê bình, phân tích tác phẩm vănhọc cụ thể, bởi vì phân tích có thể xuất phát từ nhiều quan điểm, góc độ , đặc biệt là pháthiện, đánh giá nội dung, còn Thi pháp học nghiêng về phát hiện, khám phá bản thân các quy luật hình thức Vì thế có thể xác định Thi pháp học là một bộ phận chuyên biệtcủa nghiên cứu văn học, chuyên nghiên cứu tính đặc thù và các nguyên tắc nghệ thuật của văn học Tuy nhiên , dù nhiều người nói về Thi pháp học, song định nghĩa Thi pháp học là gì thì những ý kiến đưa ra đều chưa thống nhất Nhà lí luận, phê bình văn học
Nga V.Girmunxki định nghĩa : "Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật" [8;Tr32] , còn M.Bakhtin trong công trình Những vấn đề thi pháp Đôtxtoiepxki tuy không nêu ra định nghĩa về Thi pháp học, nhưng nội dung nghiên cứu của ông là "Nhà nghệ sĩ Đôtxtoiepxki" với
Trang 17" cái nhìn nghệ thuật độc đáo"; và "hình thức tiểu thuyết đa thanh" ; "Ngôn từ đa
giọng" đã xác nhận nội dung thi pháp của nó Nhà nghiên cứu Roman Jakobson trong công trình Ngôn ngữ và thi pháp học (1960) định nghĩa: "Thi pháp là một bộ phận của ngôn ngữ học , chuyên nghiên cứu, chức năng thơ của phát ngôn thơ", tức là
nghiên cứu cách thức làm cho phát ngôn thơ trở thành lời thơ Nhà nghiên cứu Pháp
TS.Todorov trong công trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là "Những quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm cụ thể " Cụ thể hơn là
nghiên cứu tính văn học, chất văn học của tác phẩm văn học nói chung Viện sĩ người
Nga V.V.Vinogradop xác định : "Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn
từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt không chỉ là hiện tượng của ngôn từ văn học mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của
cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác dân gian" ( Phong cách học, Lí luận ngôn từ văn
học , Thi pháp học , 1963) Tổng hợp ý kiến trên GS.Trần Đình Sử đã đưa ra định
nghĩa về thi pháp học như sau: "Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi quy tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng" 19;Tr32]
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định
nghĩa: "Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật"[7; Tr304]
Từ những định nghĩa nêu trên ta có thể hiểu thi pháp học là một bộ môn khoa học đặc thù nghiên cứu thi pháp tức nghiên cứu các phương tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ trong sự thống nhất toàn vẹn của nó
9
Trang 181.1.1.2 Những nội dung thi pháp cơ bản trong tác phẩm trữ tình
Dạy một tác phẩm theo hướng thi pháp học cần chú ý các bình diện sau:
Tình cảm trong thơ là tình cảm mãnh liệt nhưng đó không phải là sự kêu gào, khóc cười ồn ã bên ngoài, không phải là thứ tình cảm ủy mị, thứ tình cảm thông thường của một con người mà là sự rung động mãnh liệt bên trong, sự giày
vò, chấn động trong tâm hồn mình, lắng nghe các xao động trong tâm hồn, đau đớn, sướng vui với những sự vật, hiện tượng mình trải qua hay chứng kiến Đó là những tình cảm nhân văn đại diện cho một lớp người nào đó khiến mỗi người khi đọc đều có những rung động riêng đồng cảm với nhà thơ
Lê Quý Đôn từng nói: "Ta cho thơ có ba điều chính: một tình, hai cảnh, ba sự" Trước hết là tình, tình làm nảy sinh cảnh và sự Hoặc ngược lại "cảm cảnh, cảm vật mà sinh tình" Hiện thực cuộc sống khiến tình cảm bị khuấy động Nhưng
thơ không phải là sự bộc lộ tình cảm bản năng, trực tiếp mà tình cảm trong thơ là tình cảm được ý thức, tình cảm được chọn lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình và về đời Trong thơ, nhà thơ nhìn mình theo
Trang 19một con mắt khác, một con mắt rộng lớn Nhà thơ không bị tình cảm mãnh liệt của
mình chi phối mà ý thức nhà thơ lựa chọn và làm chủ tình cảm của mình Vì vậy tình cảm trong thơ là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, tình cảm cao thượng, tình cảm mang bản chất nhân văn Nhưng dù tình cảm có bị chi phối bởi ý thức nhưng nó vẫn luôn là tình cảm xuất phát từ trái tim người viết mới có thể tạo nên mối dây liênkết đến trái tim người tiếp nhận
- Ngôn ngữ thơ
Ngôn từ thơ là ngôn từ được cấu tạo đặc biệt Ngôn ngữ thơ không giống như ngôn ngữ trong văn xuôi, kịch Ngôn ngữ thơ là ngôn từ có nhịp điệu Sự phân dòng các lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo thành đơn vị nhịp điệu Tùy theo số chữ trong dòng thơ mà thơ có nhịp điệu khác nhau thích hợp với những cung bậc tình cảm khác nhau Ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích như ngôn
từ văn xuôi, nó có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng hoặc những lúc cảm xúc trào dâng giàu ý nghĩa Ngôn từ trong thơ có tính phức hợp Vì thế đọc thơ là phải thả hồn theo cảm xúc của bài thơ, theo những nhịp điệu chứ không dừng lại ở mạch logic, mạch chữ của lời thơ Và khoảng trống giữa các chữ,các dòng chính là khoảng lặng để người đọc có thời gian suy ngẫm, tưởng tượng Chính vì vậy mà trong thơ sử dụng nhiều phép tu từ ẩn dụ, nhiều tỉnh lược, nhiều định ngữ Ngôn từ trong thơ thường phá vỡ logic kết hợp thông thường để tạo thành những kết hợp mới bất ngờ theo nguyên tắc lạ hóa Sự kết hợp này tạo ra nhiều cảm xúc, cảm giác cho người đọc và thấy được tài năng của người viết
Ngôn từ trong thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm Như câu thơ
trong Truyện Kiều - Nguyễn Du:
Đùng đùng gió giục mây vần
11
Trang 20Một xe trong cõi hồng trần như bay Nhạc điệu trong thơ rất đa dạng tương ứng với những cảm xúc khác nhau
- Hình tượng tác giả trong bài thơ trữ tình
Hình tượng tác giả có thể thấy trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ
Khi tiếp xúc văn bản trữ tình, đầu tiên ta phải xác định nhân vật trữ tình là
ai, để có thể hình dung tư thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách phù hợp Nhân vậttrữ tình thường là hiện thân của tác giả Qua những hình ảnh, những chi tiết trong bài thơ ta có thể biết những chi tiết thoáng qua về lịch sử cuộc đời của họ: quê hương, kỉ niệm tuổi thơ, đường đời, sự từng trải, suy nghĩ, tài năng, khát vọng Thơ trữ tình luôn cho thấy một con người cụ thể, sống động, có cá tính, có quan niệm
và những nỗi niềm riêng Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật về đời sống tâm hồn của những cá nhân trong các tình huống đời sống và xung đột xã hội cụ thể Cảm xúc trong thơ trữ tình thường hướng tới cái gì lớn lao hơn, cao cả tức là đã tự nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, mộtthế hệ, một thời đại Lời lẽ riêng tư và ý nghĩa chung thường hòa nhập trong những lờicủa nhân vật trữ tình Khi đọc một tác phẩm trữ tình người đọc có thể nhận ra hình tượng tác giả
- Thi pháp nhân vật: "cái tôi trữ tình"
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm Trong thơ trữ tình có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước cuộc sống Trong kịch con người bộc
lộ qua hành động ngôn ngữ của mình Trong tác phẩm tự sự nhân vật được kể và tả qua lời của nhà văn
Trang 21Nói chung nhân vật được tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng ngôn từ Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự việc gọi chung là hình thức của văn học
Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ cần đạt sự chính xác, khách quan Miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra hiện tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả Từ đó nhà thơ thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
Kiểu thi pháp cơ bản nhất của văn học nghệ thuật là quan niệm nghệ thuật về con người trong xây dựng nhân vật Thực tế có hai quan niệm về con người: một là con người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức, xã hội, hai là con người như một phạm trù thẩm mỹ Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của các nghệ sĩ
Hegel nói: "Trong thơ có sự tự biểu hiện của chủ thể" Thơ bao giờ cũng
biểu hiện cái tôi tác giả dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không Thơ là gương mặt riêng của mỗi con người không ai giống ai, cảm xúc của mỗi người là khác nhau Qua từng trang thơ người đọc cảm thấy được tiếp xúc trực tiếp với một cá tính, mộtcuộc đời, một con người Thơ gắn với ý niệm về cái tôi thi nhân của nhà thơ là một điều hiển nhiên Vì thế mặc dù giữa đời sống của tác giả và tác phẩm không phải là quan hệ nhân quả song tìm hiểu cá tính, khí chất và cuôc đời thi nhân vẫn có ý nghĩaquan trọng để hiểu được nét riêng trong thơ
Trong thơ lãng mạn thì cái tôi là một nguyên tắc cơ bản Nhà thơ nào cũng đặt nhiệm vụ đi tìm và biểu hiện cái tôi một cách đặc sắc và truyền tải đầy đủ nhất ý
nghĩ của mình "Tôi là chiếc thuyền say", "Tôi vẫn còn đây hay ở nơi đâu Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu" Cái tôi là yếu tố tất yếu để chiếm lĩnh đời sống, là tình cảm
được biểu hiện qua cá nhân nhưng không có nghĩa rằng cái tôi chính là nội dung thơ Nội dung thơ phải mang ý nghĩa nhân loại Nhà thơ T.S.Eliot chủ
13
Trang 22chương : "Thi ca phi cá nhân hóa" Thơ
cần tình cảm, là điều hiện tiên quyết để
tạo nên giá trị của tác phẩm nhưng tình cảm trong thơ không phải là tình cảm cá nhân mà là tình cảm xã hội, nhân loại, nhưng cá nhân tạo nên sự phong phú cho xã hội Cái tôi trong thơ là một cuộc sống riêng, khác với cái tôi thực tại của chính nhà thơ
Nghiên cứu thi pháp nhân vật "cái tôi trữ tình" không phải chỉ chỉ ra tính cách, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn, lý tưởng mà còn phải khám phá cách cảm nhận
về con người, qua việc miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật Khi ta phân tích nhân vật dựa vào thi pháp nhân vật thì người đọc sẽ hiểu sâu sắc hơn nội dung tư tưởng, tình cảm của nhà thơ gửi gắm vào tác phẩm
b) Thi pháp tác phẩm trữ tình
- Thi pháp không gian
Mỗi tác phẩm có một không gian do tác giả lựa chọn miêu tả Không gian nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý nghĩa cảm xúc Không gian đã được mã hóa thành ý nghĩa đời sống Người ta mượn ý niệm về không gian để miêu tả con người Mỗi nhà vãn, nhà thơ đều lựa chọn cho mình mộtkhông gian nghệ thuật riêng để hướng tới thể hiện nội dung của tác phẩm Không gian nghệ thuật gồm: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể chuyện
- Thi pháp thời gian nghệ thuật
Thời gian trong tác phẩm văn học gồm có: thời gian được trần thuật (hình tượng thời gian) và thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện) Tìm hiểu hình tượng thời gian cần chú ý ý nghĩa của các thời: thời quá khứ, hiện tại tương lai, độ đo thời gian củacác nhân vật Tìm hiểu thời gian trần thuật cần chú ý cấp độ thời gian như : trật tự kể vớithời gian sự kiện, thời lưu (độ dài các sự kiện được tính bằng
Trang 23câu), tần xuất Các thủ pháp thời gian như:trì hoãn, giãn cách, đảo tuyến, chêm
xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che dấu, đón trước Mỗi một tác phẩm có một cáchlựa chọn thời gian khác nhau phụ thuộc vào mục đích của văn bản
- Thi pháp kết cấu văn bản
Kết cấu bài thơ là cách bố trí điểm nhìn cho công chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng và chiều sâu của tác phẩm nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con người
Hệ thống điểm nhìn và tổ chức văn bản Tổ chức cái nhìn và hệ thống điểm nhìn, trước hết cho chính mình Điểm nhìn nghĩa là: câu chuyện diễn ra dưới con mắt của ai (nhà văn/ nhân vật chính/ nhân vật phụ/ phối hợp hai người kể) Mặc dù cùng một câu chuyện nhưng ở mỗi điểm nhìn thì câu chuyện có ý nghĩa khác nhau Hệthống điểm nhìn đặt trong không gian và thời gian (nhìn từ hiện tại hay quá khứ, nhìn về thời gian nào, thậm chí đứng ở tương lai giả định nhìn về quá khứ hoặc hiện tại Nhìn từ xa hay ở gần, nhìn từ trên cao xuống hay nhìn từ dưới lên) Nhìn một cách chủ quan (từ trạng thái tâm lý) hay nhìn khách quan (ghi lại, trần thuật kiểu phóng sự) Nói cách đơn giản văn bản bắt đầu từ đâu? Có hai kiểu mở đầu văn học dân gian thường bắt đầu câu chuyện theo trình tự tự nhiên, nhân quả Văn học hiện đại có thể bắt đầu từ bất kỳ điểm nhìn nào theo ý đồ của tác giả Sau khi xác định điểm nhìn thì văn bản diễn ra theo ngôi thứ thích hợp với giọng điệu thân mật hay nghiêm trang tùy quan hệ của người kể với nhân vật Trong thơ trữ tình điểm nhìn còn tuân theo nguyên tắc âm nhạc
Hình thức kết cấu văn học rất đa dạng và cũng phụ thuộc vào thể loại, đặc biệt với thơ luật cần phải tuân theo kết cấu định sẵn
- Chất thơ trong thơ trữ tình
15
Trang 24Nhà phê bình Trung Quốc đời Thanh là Diệp Tiếp trong sách Nguyên Thi có
nói: "Cái lí có thể nói, ai cũng nói được, đâu cần nhà thơ nói lên Cái việc có thể chứng kiến, ai cũng kể lại được, đâu cần nhà thơ kể lại Phải có những cái lí không thể nói, có những việc không thể kể, khi gặp thì chỉ hiểu ngầm qua hình dáng có ý nghĩa, mà lí và việc cũng đã tường như thế." Đó chính là chất thơ của đời sống
Trong tác phẩm thơ chất thơ là một điểm đặc biệt Chất thơ tạo nên nét khác biệt và độc đáo của thơ mà không có một môn nghệ thuật nào có thể có được Những sự việc của cuộc sống không phải được viết lại trong thơ mà qua những sự việc, hiện tượng của đời sống để nói những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, thái độ của mình Nhà thơ
Đỗ Phủ viết về cảnh gió thu tàn phá những ngôi nhà của dân nghèo Cảnh gió rét ấy
ở đâu cũng thế song khi đưa vào thơ tác giả muốn thể hiện nỗi cảm thông với những người dân nghèo và ước mơ nhân văn của nhà thơ Người xưa cũng thường nói chất thơ nằm ở ngoài lời Thơ không nói những điều nó viết ra mà nói những chỗ
trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời Ví như bài Bánh trôi nước
không phải tác giả miêu tả chiếc bánh trôi đẹp như thế nào, nấu ra sao mà muốn ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội bất công Nếu đem thuật lại Hồ Xuân Hương kể gì thì không còn là chất thơ Ý nghĩa của bài thơ là điều cảm được qua
lời thơ nhưng không phải mặt ư nghĩa của câu thơ Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: "Thơ
là cái đó sự im lặng giữa các từ người đọc có thể cảm nhận theo cách riêng của mình tạo nên sự đa dạng và tinh tế của tác phẩm" Thơ là cái khó nắm bắt vừa mơ
vừa thực, khó xác định.Những hình ảnh muôn màu hiện ra trên trang giấy trắng sinh động qua cảm nhận của tâm hồn mỗi con người Màu sắc đa dạng và sinh động hiện ra trên trang giấy trên trang giấy trắng qua cảm nhận của mỗi tâm hồn Đó là điều kì diệu của ngôn ngữ và sự phong phú của tâm hồn Trong thõ có ý nghĩa mặt chữ, ý nghĩa của logic, ý nghĩa trong hình tượng, nhưng đó không phải là cái ý nghĩa có tính thơ
Trang 25Cái ý nghĩa có tính thơ là ý nghĩa ngoài lời, ngoài hình ảnh do chính lời và
hình ảnh gợi lên Nhà Mỹ học Pháp viết: "Cái giá trị ý niệm hàng đầu, cơ bản nhất của thơ là cái ý nghĩa mang tính thơ Bởi vì ý nghĩa mang tính thơ gần gũi nhất với cội nguồn sáng tạo- một thứ ý nghĩa trong bầu trời đêm của trực giác phi khái niệm biểu thị trực tiếp vào ý thức chủ quan của nhà thơ."
- Chi tiết nghệ thuật
Mỗi hình tượng nghệ thuật được tạo nên bời nhiều chi tiết khác nhau Những đối tượng miêu tả như, cảnh vật, môi trường, con ngườitạo nên bằng hình dáng đường nét, âm thanh mà tác giả chọn lọc cho những hình ảnh đó cho là cần thiết, quan trọng nhất, loại bỏ những cái rườm rà thể hiện ý định của tác giả Chi tiết là những bộ phận nhỏ tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng khi kết hợp lại nóbiểu thị ý nghĩa của tác phẩm, tạo nên giá trị của tác phẩm đối với đời sống tinh thần của con người Chi tiết chính là điểm nhìn, tư thế, thể hiện quan niệm nghệ thuật, quan niệm về con người, thể hiện tâm hồn của tác giả đối với đối tượng đó Thi pháp học hiện đại khám phá tính quan niệm qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật của thế giới nghệ thuật Qua nhiều chi tiết cùng loại hoặc lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà thơ, ta thấy nó có một lớp ý nghĩa nào đó, một phong cách riêng của tác giả, thấy
sự quan tâm và rung cảm trước sự vật, hiện tượng đó của người viết.Chi tiết nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố như màu sắc, âm thanh, đường nét, chất liệu, tạo thành các thế giới nghệ thuật khác nhau về chất Chi tiết nghệ thuật biểu hiện phẩm chất thẩm mỹ của thế giới nghệ thuật và cũng thể hiện niềm rung cảm của tác giả với thiên nhiên và cuộc đời
- Biểu tượng, ý tượng trong thơ
Thơ biểu hiện bằng biểu tượng mang nghĩa, các ý tượng hình ảnh có ngụ ý
Hegel nói: "Thơ cũng như nhạc đều xây dựng trên nguyên tắc dùng nội cảm để tri giác nội cảm, tức là một nguyên tắc không có trong kiến trúc, trong điêu khắc và
17
Trang 26hội họa Hơn thế nữa thơ còn mở rộng đến mức độ dùng các biểu tượng, các trực
giác và các tình cảm bên trong đặng dựng lên một thế giới khách quan" Như vậy, thơ
là nghệ thuật của biểu tượng tạo nên giá trị họa trong thơ Đặc điểm của biểu tượng trong thơ là thường gián đoạn không liên tục, có nhiều khoảng trống, khoảng trắng như trong tranh thủy mặc buộc người đọc phải suy đoán, phải liên tưởng, tưởng tượng không có một khuôn mẫu cố định Biểu tượng cho phép thơ không phải kể
lể, không chạy theo tính liên tục bề ngoài mà người đọc có thể hiểu tác phẩm qua những hình ảnh nổi bật nhất, cô đọng nhất, giàu hàm ý nhất của đời sống để thể hiện được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm Trong thơ cổ biểu tượng thường là: nhật, nguyệt, tùng, cúc, trúc, maiMỗi nhà thơ cũng có những biểu tượng được lặp lại nhưng có những biểu tượng không lặp lại Cùng một biểu tượng nhưng có thể ý nghĩa,cảm xúc mà biểu tượng mang lại khác nhau Các biểu tượng trong thơ nảy sinh nhờ sức liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mạnh mẽ của nhà thơ và người đọc có thể cảm nhận được cảm xúc của nhà thơ qua biểu tượng của tác phẩm
1.1.2 Thi pháp thơ Nôm Đường luật Trung Đại
Văn học Trung Đại Việt Nam tình từ thế ký X đến hết thế kỷ XIX đây là giai đoạn lớn trong lịch sử văn học dân tộc Văn học thời kỳ này phát triển rực rỡ hình thành các truyền thống lớn về tư tưởng và nghệ thuật Trong chương trình Ngữ Văn THCS, Văn học Trung Ðại chiếm một phần không nhỏ Việc dạy học Văn học Trung Ðại để học sinh có thể cảm thụ được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm trung đại không đễ dàng Chính vì vậy để hiêu tác phẩm văn học trung đại chúng ta phải tiếp cận từ thi pháp văn học trung đại Văn hoc Trung Ðại có thi pháp riêng của nó Việc nắm vững những đặc điểm của văn học trung đại sẽ giúp chúng ta chiếm lĩnh tác phẩm mà còn giúp ta sáng tỏ được đặc điểm của văn học cổ đại và hiện đại trong thế so sánh
Trang 271 1.2.1 Tính ước lệ
Văn học mọi thời kỳ đều sử dụng tính ước lệ nhưng chỉ có thời kỳ trung đaị ước
lệ mới được sử dụng một cách phổ biến, phức tạp và nghiêm ngặt nên được coi là một đặc trưng về mặt thi pháp Ước lệ là một quy ước của cộng đồng người Họ đặt ra những biểu hiện riêng để thay thế cho các sự vật, hiên tượng trong cuộc sống thực Trong nghệ thuật đó là quy ước chung của nghệ sĩ và độc giả Đó là khuynh hướng
lý tưởng hóa để tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng khác với đời sống thực tại Cái có thật đi vào nghệ thuật được cách điệu hóa, thiên nhiên chính là chuẩn mực để đánh giá cái đẹp Vì vậy, nhà văn đều lấy thiên nhiên để so sánh với con người tôn vinh
vẻ đẹp của con người Con người đẹp phải là người: tóc mây, mày liễu, mặt hoa, gótsenNgười đẹp thì phải đẹp đến nỗi chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành Cây cốitrong văn chương cũng phải sang trọng như mai, lan, cúc, tùng, liễubởi chúng là biểu tượng để chỉ những phẩm chất, cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậc trượng phu, nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục, nói đến vật thì thường nhắc đến những con vật: yến oanh, loan phượng, uyên ương
1.1.2.2Tính quy phạm
Quan niệm của người trung đại về thời gian là tuần hoàn, vì thế người ta hết sức coi trọng qua khứ, coi trọng sự khởi đầu, coi trọng người già Theo quan niệm của họ thời gian đi hết một vòng lại quay về gốc Chuẩn mực của cái đẹp và chân lý cũng nằm ở quá khứ Chính vì quan niệm đó nên trong văn học trung đại thường xuyên xuất hiện những điển cố, điển tích.Văn chương thể hiện tinh thần sung cổ, suytôn Thánh hiền tạo nên tính quy phạm trong văn học Việc sử dụng những điển tích trên cũng nhằm mục đích lấy xưa để nói nay, dùng người cũ việc cũ để nói việc mới, chuyện nay Khi sáng tác các tác giả cũng vay mượn đề tài, cốt truyện, môtip,
có khi cải biên cốt truyện để tạo một tác phẩm mới Đây là sự tuân theo những kiểu mẫu, khuôn mẫu có sẵn thành công thức
1.1.2.3 Tính phi ngã
19
Trang 28Thời phong kiến ý thức cá nhân chưa phát triển Con người luôn đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, họ hàng, tầng lớp Trong xã hội ấy người có văn hóa là người biết thu nhỏ biết hạ thấp cái tôi cá nhân Chính vì thế văn học có tính phi ngã không
có dấu ấn cá nhân Nhà văn hiếm khi xưng "tôi", "ta", không bộc lộ trực tiếp cảm
xúc mà dùng lối gián tiếp: tả cảnh ngụ tình Các nhà văn nhà thơ thường dùng nhữngcông thức có sẵn để sáng tác
1.1.2.4 Thiên nhiên trong thơ văn trung đại
Thiên nhiên là một yếu tố đóng vai trò quan trọng góp phần vào việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản Thiên nhiên chưa được nhìn nhận như một kháchthể, một hiện tượng khách quan trong cuộc sống Nó thường là công cụ, tư
liệu, cái cớ để nhà văn ngụ ý:
Xuân qua trăm hoa rụng Xuân tới trăm hoa tươi Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai
(Mãn Giác) Trong bối cảnh mùa xuân qua, thiên nhiên tàn lụi hình ảnh cành mai thể hiện đường nét, màu sắc Nhưng hình ảnh ấy có thể chính là hình ảnh ước lệ, một chi tiết
hư cấu cành Vì vậy bong hoa ấy là công cụ để chuyển tải ý tưởng của nhà thơ: sự sống bất diệt
Hay
Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Thôi Hiệu)
Trang 29Cảnh thiên nhiên vào buổi chiều là cái cớ để nhà thơ thể hiện nối nhớ gia đình, nhớ tới quê hương của mình
Miêu tả thiên nhiên không phải miêu tả hình xác của nó mà thể hiện linh hồn củachúng, tả cảnh ngụ tình
1.1.2.5 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn học trung đại
- Thời gian nghệ thuật
Người xưa thường quan niệm có thời gian của đời người, của cuộc sống hàng ngày là thời gian tuyến tính một đi không trở lại và thời gian của thiên nhiên, đất trời, vũ trụ có tính chu kỳ và tuần hoàn đặt trong mối quan hệ đối sánh để làm nổibật nỗi niềm, triết lý hoặc bi kịch của đời người Thời gian của cuộc đời chứa đầy màu sắc và hình ảnh cụ thể, thời gian của thiên nhiên là thời gian của cõi tiên, của thế giới thanh cao
- Không gian nghệ thuật
Mỗi một tác phẩm đều được xây dựng trong một không gian cụ thể Trong
ca dao không gian ấy là cảnh làng quê, bến nước, gốc đa, cảnh sinh hoạt giản dị
Trong thơ ca bác học không gian trở nên trìu tượng hoặc ước lệ Không gian vũ trụ
vô tận mà cõi trần thì nhỏ bé hữu hạn Càng về sau nhất là đến thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX không gian thơ mở rộng dần
Xét về kích thước không gian trong thơ cổ điển có thể phân loại như sau: không gian lên cao, nơi thi nhân đến cho tâm hồn phóng khoáng, ý chí cao xa lánh cõi tục để được tự do tư tưởng, không gian lữ thứ, không gian nhỏ hẹp: phòng văn, con thuyền, tấm rèm, song mai, Thi nhân sống một mình nhưng vẫn nghe ngóng hướng về cuộc đời
1.1.2.6 Con người trong thơ trung đại
Người xưa quan niệm con người là trung tâm của vũ trụ gồm có thiên- địa- nhân Con người thường đối diện với thiên nhiên vũ trụ Con người luôn được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lý Người sống theo lý trí thì được coi là người
21
Trang 30chân chính, còn những người sống theo cảm xúc thì bị chê trách Vì sống theo quy
tắc đạo đức nên người xưa sống rất trọng tình nghĩa Văn chương chia xã hội thành hai tuyến: thiện - ác, tốt- xấu
Con người thời trung đại không được sống vì cái tôi cá nhân mà bị trói buộc bởinhững lễ giáo xã hội Thủ pháp thể hiện tâm lý phổ biến là thủ pháp ngoại hiện Tiểu thuyết nặng về hành động, lời nói của nhân vật cùng với sự kiện, cốt truyện hơn là khai thác tâm lý trực tiếp Không có ngôn ngữ nhân vật mà chỉ có lời người viết truyện đặt vào vai truyện Độc thoại nội tâm theo nghĩa đích thực lại càng không
có Chú ý đến con người xã hội hơn là con người tự nhiên, chú ý đạo đức hơn trí tuệ và bản năng Con người do trời sinh và chịu sự chi phối về "Tính" và
"Mệnh" Tính: con người sinh ra vốn mang tính thiện, sẵn mầm mống nhân, nghĩa, lễ, trí Nhưng do hoàn cảnh mà nhiều khi bị nhiễm tính ác vì vậy cần tu thân để hoàn thiện "Mệnh": giàu, nghèo, sướng khổ, sống chết là do số trời
Thi pháp học là bộ môn khoa học cần thiết cho hoạt động nghiên cứu Văn học nói chung và hoạt động giảng dạy Văn học trong nhà trường nói riêng Thi pháp học góp phần khẳng định việc nghiên cứu giảng dạy Văn học trong nhà trường đúng với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhưng nó cũng không làm mất đi đặc điểm riêng biệt của văn học là tính nghệ thuật Việc vận dụng thành tựu khoa học của thi pháp học vào giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường sẽ là một cách dạy hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn Đưa thi pháp học vào giảng dạyVăn học sẽ giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu và yêu thích môn Văn
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Tình hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn chương ở trường THCS hiện nay
Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp nhận phải nắm vững mối
quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi: "Trong tác phẩm nghệ thuật tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể
Trang 31xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy và
khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức" (Belinxki) [11/256] Như
vậy để giải mã được nội dung và tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội
dung GS Trần Đình Sử: "Hình thức mang tính nội dung" Vì vậy phương pháp
giảng dạy văn học dựa vào thi pháp học là phương pháp hình thức có thể hiểu:
"Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó" (Nguyễn Văn
Dân)
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn học hiện nay không ít cách dạy vi phạm phương pháp này Người dạy thường tách nội dung ra khỏi hình thức Học tác phẩm văn học, hiểu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm nằm ngoài văn bản Trong Trường THCS việc giảng dạy mới chỉ qua loa chủ yếu là tìm ý, nếu có giảng dạy dựa trên thi pháp thì cũng chỉ mang tính chiếu lệ Khi dạy văn học trung đại trong trường phổ thông giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn Vì để tiếp nhận vănhọc trung đại chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc những kiến thức về thi pháp thời đại, thi pháp tác giả, thể loại văn học mà còn đòi hỏi những kiến thức nhất định về những vấn đề trên Trong giai đoạn hiện nay những yêu cầu đó rất khó thực hiện vì vậy mà giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức một chiều thiên về nội dung hoặc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền thụ cho học sinh mà không chú ý đếntâm lý của các em Một thực trạng nữa trong việc dạy học văn là một số bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phướng pháp
cũ, không sáng tạo Chúng tôi nhận thấy giáo viên thường chỉ dựa vào những điều
có sẵn trong sách giáo khoa để trình bày vì thế giờ học rơi vào tình trạng hình thức
23
Trang 32Để đổi mới phương pháp dạy học thực sự được diễn ra thành công cần có sự
cố gắng tìm ra phương pháp mới của người giáo viên và sự tích cực học tập của học sinh Hiện nay, học sinh phải học nhiều môn học, các em không có điều kiện
tự học, thu thập và xử lý thông tin Các em chưa có phương pháp học phù hợp Những khó khăn từ cả hai phía thầy và trò khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học rơi vào vòng luẩn quẩn, mang tính hình thức, có ít chuyển biến và hiệu quả chưa cao
Từ thực trạng trên, có thể thấy môn Ngữ Văn trong trường THCS đang mất đi
sự hấp dẫn đối với các em học sinh Vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu lại nội dung
và phương pháp giảng dạy
1.2.2 Thực trạng việc dạy học bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm
1.2.2.1 Khảo sát tình hình dạy học bài Qua Đèo Ngang ở trường THCS
* Mục đích khảo sát
- Tìm hiểu thực tế dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang ở một số trường THCS ở
Hải Phòng nhằm phát hiện ra những khó khăn, thuận lợi, những ưu điểm và hạn chế của giáo viên và học sinh hiện nay
- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện pháp để
khắc phục tình trạng dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang
* Thời gian và đối tượng khảo sát
Tìm hiểu thực tiễn dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh
Quan ở các trường THCS hiện nay chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp 7 trường THCS Tô Hiệu- Lê Chân- Hải Phòng và học sinh trường Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng để thu thập các thông tin về kiến thức, kỹ năng cơ bản, sở thích
của học sinh khi học bài thơ Qua Đèo Ngang
Để hiểu rõ tình hình dạy học bài thơ này chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ý kiến của những giáo viên giảng dạy Ngữ Văn lớp 7
Trang 33Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang ở trường THCS là trong năm học 2014-2015
* Nội dung khảo sát
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy bài thơ Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan
- Những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi học bài thơ Qua Đèo Ngang
của Bà Huyện Thanh Quan
- Các biện pháp được áp dụng vào giảng dạy bài thơ Qua Đèo Ngang của
giáo viên
- Tâm lý và thái độ của học sinh khi học tác phẩm Qua Đèo Ngang -
Năng lực cảm thụ và phân tích bài thơ của học sinh * Phương pháp
khảo sát
- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát
- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên -
Nghiên cứu bài làm của học sinh
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo
1.2.2.2 Kết quả khảo sát
Bảng 1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy bài thơ
"Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan
15
Nội dung khảo sát
Cơ
sở vật chất Tài liệu tham khảo
Đổi mới phương pháp dạyhọc Văn bản
Trang 3425
Trang 35Trình độ học sinh 6 9
5Hiểu biết về tác giả 87Đồ dùng dạy học 105
Bảng1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc học bài thơ "Qua Đèo Ngang"
của Bà Huyện Thanh Quan
Giảng dạy của giáo viên Văn bản
Bảng 1.3 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang
của Bà Huyện Thanh Quan
Trang 36phiếu hay bài
26
Trang 37chuyên môn không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp để phù hợp với yêu cầu dạy học hiện đại góp phần tạo hứng thú cho các em khi học Ngữ Văn
- Các thầy cô giáo đều nhận thấy vị trí của thi pháp trong giảng dạy bài thơ
Qua Đèo Ngang và hiểu được những khó khăn của học sinh khi học bài thơ này
- Các tổ nhóm chuyên môn giữa các trường thường xuyên tổ chức cac buổi chuyên đề, hội giảng, những tiết dạy tốt để cùng học hỏi, rút kinh nghiệm trong giờ dạy của mình
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sách về thi pháp, sách tham khảo
giúp giáo viên giảng dạy bài thơ: Qua Đèo Ngang
* Hạn chế:
- Bài thơ Qua Đèo Ngang là bài thơ Nôm Đường luật được giảng dạy ở
chương trình Ngữ Văn lớp 7 là chưa phù hợp với trình độ nhận thức của các em Các em khó có thể hiểu hết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Học sinh không thích học bài thơ Qua Đèo Ngang một tác phẩm văn học
Trung đại Các em thường chỉ chú ý đến phần ghi nhớ chứ chưa tự nhận thức được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Các em chưa có những kiến thức cần thiết về hoàn cảnh ra đời, những tác phẩm liên quan Nhiều học sinh học xong vẫn không hiểu được ý nghĩa của tác phẩm mình học Chính từ những yếu tố trên khiến học sinh không có hứng thú để tiếp nhận tác phẩm
- Phần lớn những phương pháp hiện nay được áp dụng để giảng dạy bài thơ
Qua Đèo Ngang là phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, đọc chép còn phương pháp
đọc diễn cảm, giảng dạy dựa trên thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, đối chiếu với các tác phẩm của tác giả hay các tác phẩm có trước và sau nó không được tiến hành
- Trên cơ sở thực tế, chúng tôi nhận thấy giáo án giảng dạy bài thơ Qua Đèo Ngang chưa dựa vào thi pháp, hệ thống câu hỏi vụn vặt, đơn điệu không nêu bật
được giá trị của tác phẩm, lượng kiến thức đưa vào giảng dạy còn hạn chế
27
Trang 38- Giáo viên có tâm lý ngại đổi mới phương pháp đặc biệt là đưa việc giảng dạy gắn với thi pháp của tác phẩm là vấn đề phức tạp cần nhiều thời gian và công sức
- Những tư liệu về Bà Huyện Thanh Quan và các tác phẩm của Bà rất ít khiến giáo viên ngại tìm hiểu
- Học sinh có vốn sống, tầm hiểu biết, tầm văn hóa còn hạn chế trong khi đó
bài thơ Qua Đèo Ngang sử dụng điển tích, điển cố học sinh sẽ không hiểu được
- Giáo viên chưa có biện pháp thích hợp trong giảng dạy chủ yếu vẫn là thuyết giảng chưa quan tâm đến khả năng lĩnh hội của học sinh Nhiều câu hỏi cần được chia sẻ, khám phá nội dung, nghệ thuật vẫn chưa được phát huy
1.4 Kết luận về thực trạng
Từ những cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy bài thơ Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan còn gặp nhiều lung túng Vì vậy, muốn giảng dạy tốt bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan người giáo viên phải khai thác
tác phẩm theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm Khi học sinh hiểu được những đặc trưng của thi pháp, nó là cơ sở để học sinh hiểu quan niệm nghệ thuật, các sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của tác giả
Trang 39CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC 2.1 Những yêu cầu đối với người dạy khi dạy bài thơ " Qua Đèo Ngang"
2.1.1 Giúp học sinh rút ngắn những khoảng cách tiếp nhận và bồi dưỡng thêm cho học sinh lớp 7 khi dạy học bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan
Mỗi tác phẩm văn chương đều ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định Các tác phẩm ấy mang trong mình dấu ấn của thời đại Chính vì vậy mỗi tác phẩm văn chương không chỉ giúp người đọc hình dung được xã hội đương thời mà người đọc còn thấy giá trị nhân văn tồn tại bên trong những tác phẩm Trong nền văn học Việt Nam không thể không nhắc đến văn học Trung Đại với số lượng tác phẩm đồ sộ và giá trị nhân văn cao cả trong những tác phẩm ấy
Trong chương trình Ngữ Văn hiện nay, những tác phẩm văn học Trung Đại chứa nhiều giá trị giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước Qua những tác phẩm ấy các em học sinh có thể hiểu và tiếp tụcgiữ gìn, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc một cách dễ dàng không gượng
ép Các tác phẩm thời kì này thường chứa đựng tình yêu quê hương đất nước tình yêu thương con người.Thơ Hồ Xuân Hương là sự cảm thông với những cuộc đời
bất hạnh của người phụ nữ Thơ của Nguyễn Khuyến là tình bạn đẹp Bạn đến chơi nhà Đặc biệt là bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan trong chương
trình Ngữ Văn lớp 7 với giá trị nhân văn trường tồn cùng thời gian thể hiện nỗi buồn
nhân thế , thời thế "nhớ nước , thương nhà" qua cách cảm nhận của một người phụ
nữ gắn nỗi buồn của đất nước và nỗi buồn của cá nhân hòa chung làm môt nhưng nỗi buồn ấy không bi lụy Nỗi buồn của bài thơ xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước chân thành
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quạn là một bài thơ đậm chất
nhân văn mang đậm dấu ấn lịch sử Nhưng bài thơ này được giảng dạy ở chương
29
Trang 40trình Ngữ Văn lớp 7 khi học sinh còn rất non nớt trong nhận thức, kiến thức về lịch
sử của các em còn hạn chế Chính khoảng cách về thời gian của tác phẩm với học sinh là quá lớn khiến các em trở nên thụ động, không chiếm lĩnh được giá trị tư
tưởng của tác phẩm dễ dàng Chính vì vậy, dạy học Bài thơ Qua Đèo Ngang của
Bà Huyện Thanh Quan phải hướng các em vào khai thác thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm nhằm giảm khoảng cách tiếp nhận của học sinh với tác giả và tác phẩm
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan cũng như bất kì tác
phẩm văn chương nào bao giờ cũng là sản phẩm gắn liền với một thời đại nhất định Chính vì vậy để hiểu tác phẩm thì người giáo viên cần giúp học sinh hiểu được
hoàn cảnh lịch sử sản sinh ra tác phẩm ấy Bài thơ Qua Đèo Ngang - Bà Huyện
Thanh Quan sáng tác trong hoàn cảnh Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, định
đô ở Huế Bà Huyện Thanh Quan cũng như bao thi sĩ đương thời mang trong mình tâm trạng hoài cổ, nhớ tiếc một thời vàng son hào hùng Khi Bà trên đường vào kinh nhận chức, đi qua Đèo Ngang nơi đánh dấu sự chia cắt giữa Đàng Trong và
Đàng Ngoài, hoàn cảnh ấy Bà đã thể hiện nỗi lòng của mình qua bài thơ Qua Đèo Ngang Giáo viên nên tạo một tiết học có khả năng tái hiện lại hoàn cảnh sáng tác,
không gian , thời gian cổ kính để bước đầu học sinh có những cảm nhận chung về tác phẩm Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm Khi đọc tác phẩm các em có thể thâm nhập và khám phá tác phẩm ấy Mỗi lần đọc các em sẽ có cảm nhận ban đầu từ đó tạo động lực để các em tiếp tục tìm hiểu giá trị của tác phẩmqua những con chữ Đọc tác phẩm không chỉ là những phát âm mà qua quá trình này người đọc phải huy động tư duy để hiểu ý nghĩa đằng sau ngôn từ, khơi gợi cảm xúc, sự liên tưởng, tưởng tượng, so sánh trong tác phẩm giúp người đọc nhận thức trọn vẹn tác phẩm Khâu đọc hiểu tác phẩm là khâu quan trọng giúp người đọc dễ dàng thâm nhập vào nhân vật trữ tình để cùng cảm nhận nội dung tư tưởng của tác
phẩm Bài thơ Qua Đèo Ngang thuộc thể loại thơ Nôm Đường luật với đặc trưng
ngắn gọn, ngôn ngữ hàm xúc, giàu tính nhạc giáo viên