Đối với học sinh, bài thơ trên khó bởi lối biểu đạt và cách sử dụng ngôn từ hết sức lạ của Thanh Thảo khiến các em lúng túng trong cách giải mã ngôn từ, dẫn đến khó liên tưởng, tưởng tượ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HÀ
DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA”
CỦA THANH THẢO TỪ THI PHÁP CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HÀ
DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA”
CỦA THANH THẢO TỪ THI PHÁP CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS.Trần Khánh Thành, Thầy đã
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài để tôi được học hỏi, được hiểu biết và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sự nhiệt tình, lòng tâm huyết của các thầy cô giáo đang công tác và giảng dạy tại Trường Đại Học Giáo Dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi học tập, được nghiên cứu mở mang kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh trường THPT Yên Viên đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả
Nguyễn Thị Hà
Trang 4Các kí hiệu viết tắt đƣợc sử dụng trong luận văn
GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa THPT: Trung học phổ thông
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Khái lược về chủ nghĩa tượng trưng trong văn học 5
1.1.2 Nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa tượng trưng 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1 Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Thanh Thảo 19
1.2.2 Thực trạng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca” 24
CHƯƠNG 2 : VẬN DỤNG THI PHÁP CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRONG DẠY HỌC BÀI “ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA” 30
2.1 Hướng tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca dưới góc độ thi pháp học 30 2.1.1 Thể loại của bài thơ 30
2.1.2 Kết cấu 32
2.1.3 Không gian và thời gian nghệ thuật của bài thơ 35
2.1.4 Thế giới hình tượng 39
2.1.5 Hình ảnh và biểu tượng 46
2.1.6 Ngôn ngữ thơ và nhạc tính 51
2.2 Dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca xuất phát từ đặc điểm của chủ nghĩa tượng trưng 56
2.2.1 Cơ sở đề xuất phương pháp 56
Trang 62.2.2 Đọc sáng tạo văn bản để dạy học bài thơ từ thi pháp chủ nghĩa tượng
trưng 63
2.2.3 Phương pháp gợi tìm bằng các câu hỏi nêu vấn đề khai thác từ thi pháp chủ nghĩa tượng trưng 66
2.2.4 Phối hợp các biện pháp bình giảng, trao đổi thảo luận, vấn – đáp 69
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72
3.1 Mục đích thực nghiệm 72
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 72
3.3 Nội dung thực nghiệm 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Khuyến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thanh Thảo có những đóng góp quan trọng trong thành tựu thơ ca hiện đại Việt Nam Ông là nhà thơ không ngừng tiếp cận những trào lưu văn học mới, nhằm làm cho các sáng tác của mình ngày càng gần với hơi thở đương
đại Một trong những bài thơ mang dấu ấn thơ tượng trưng là bài thơ “Đàn
ghi ta của Lor- ca” Bài thơ này được lựa chọn vào chương trình Ngữ văn lớp
12 tập 1 từ năm 2008 đến nay đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học, giáo viên và học sinh Đây là một bài thơ hay và độc đáo cả về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, là thi phẩm xuất sắc của Thanh Thảo đồng thời là sáng tác tiêu biểu cho xu hướng cách tân thơ Việt trong giai đoạn văn học sau 1975 Thi phẩm được viết theo khuynh hướng thơ tượng trưng với cách biểu đạt mới Nhưng để cảm nhận được cái hay cái mới của bài thơ lại là một thách thức không nhỏ đối với người dạy và người học Chính vì vậy việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh
về bài thơ này không dễ thành công Đối với học sinh, bài thơ trên khó bởi lối biểu đạt và cách sử dụng ngôn từ hết sức lạ của Thanh Thảo khiến các em lúng túng trong cách giải mã ngôn từ, dẫn đến khó liên tưởng, tưởng tượng nhiều chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm Đối với giáo viên, bài thơ này khó ở chỗ: đây là bài thơ có lối sử dụng hình ảnh táo bạo, ngôn ngữ giàu giá trị biểu trưng có khả năng mở ra nhiều tầng bậc ý nghĩa và liên tưởng phong phú Nhiều giáo viên đã dạy bài thơ này như một truyện vì mải mê hướng học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của Lor- ca mà quên mất đây là bài thơ của Thanh Thảo, là tấc lòng tri ân tiếng nói cảm thông sâu sắc sự đánh giá cao của Thanh Thảo với Lor- ca….Việc xác định chủ đề, tư tưởng của bài thơ và các tầng ý nghĩa của các hình thơ không hề đơn giản và không dễ thống nhất nếu không đưa ra được cách cắt nghĩa, lí giải phù hợp Thực tế cho thấy đã nhiều cách hiểu xa rời văn bản thậm chí sai lệch về giá trị đích thực của bài thơ Vì thế để có thể hiểu đúng về bài thơ này chúng ta phải tìm hiểu về đặc điểm thi pháp thơ
Trang 8tượng trưng và bút pháp tượng trưng mà tác giả đã sử dụng Xuất phát từ lí do
trên tôi nghiên cứu đề tài: Dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca” của
Thanh Thảo từ thi pháp chủ nghĩa tượng trưng Với mong muốn đóng góp
cho việc dạy học bài thơ này được thành công hơn
2 Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều bài viết về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo từ những góc độ khác nhau Nguyễn Phượng với bài “Vài suy nghĩ về việc đọc
hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca” (Văn học & Tuổi trẻ số 8 tháng 8 năm
2008), đã chỉ ra nguyên nhân khiến giáo viên, học sinh lúng túng khi đọc hiểu bài thơ này, từ đó đưa ra ý kiến cần phải hiểu được trường phái thơ tượng
trưng, siêu thực trước khi đi vào tìm hiểu bài thơ Phan Huy Dũng trong Ngữ
văn 12 – Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học đã khám phá bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca từ góc độ thể loại và dưới cái nhìn liên văn bản Chu Văn
Sơn với bài viết “Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo” đã nghiên cứu, phát hiện tính nhạc trong thơ Thanh Thảo nói chung, trong Đàn ghi ta của
Lor-ca nói riêng Nguyễn Ái Học trong cuốn Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, đã đưa ra định hướng dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-
ca gắn với loại thể, loại hình để giải mã văn bản
Một số luận văn thạc sĩ đã tập trung nghiên cứu về thơ Thanh Thảo và
phương pháp dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca Luận văn Hệ thống biểu
tượng trong thơ và trường ca của Thanh Thảo, tác giả Vũ Thị Minh Hạnh đã
giải mã biểu tượng “đàn ghi ta” trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca Luận văn Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lorca (Thanh
Thảo) (Ngữ văn 12 – tập 1) của Thế Thị Nhung tập trung xây dựng hệ thống
câu hỏi để tiến hành dạy tác phẩm
Một số sách, tài liệu hướng dẫn dạy học cũng chỉ ra những điều cần thiết
khi dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo Trong “Chuyên
đề dạy - học Ngữ văn 12” Lê Thị Hường đã nghiên cứu khá chi tiết về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca từ những hiểu biết về tác giả, đến việc chú thích các
Trang 9hình ảnh, cách giảng dạy tác phẩm, hướng dẫn học sinh học bài Trong sách
Hướng dẫn Thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn-
NXB Giáo dục/2008, Lê Nguyên Cẩn có bài viết “Để hiểu thêm một số hình
tượng thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo” với mục đích
giúp giáo viên THPT nắm được đôi chút về quan niệm mĩ học của chủ nghĩa siêu thực và tượng trưng để có thể cảm nhận bài thơ của Thanh Thảo dễ dàng hơn Đây là một gợi ý mang tính định hướng cơ bản trong quá trình soạn
giảng “Đàn ghi ta của Lor- ca” của giáo viên THPT
Các công trình trên là nguồn tài liệu quý báu đối với chúng tôi, nhưng
chưa có công trình nào xây dựng một cách có hệ thống phương pháp dạy học
bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo từ thi pháp chủ nghĩa tượng
Chỉ ra những đổi mới đặc trưng về nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài
thơ “ Đàn ghi ta của Lor – ca” của Thanh Thảo
Đề xuất hướng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca” của Thanh Thảo
hiệu quả trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đề xuất phương pháp dạy học hiệu quả
nhất bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo, chúng tôi xác định
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan những vấn đề cơ bản về thi pháp của chủ nghĩa tượng trưng
và ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ Việt Nam hiện đại
- Tìm hiểu về thực trạng dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của
Thanh Thảo ở trường trung học phổ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 10- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tiễn để từ đó xác định hướng dạy
học hợp lí và hiệu quả cho việc dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của
Thanh Thảo ở trường trung học phổ thông
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả nghiên cứu để đưa ra những kết luận và khuyến nghị thiết thực
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là phương pháp Dạy học bài thơ
“Đàn ghi ta của Lor- ca” của Thanh Thảo từ thi pháp chủ nghĩa tượng trưng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi cụ thể bài thơ Đàn ghi ta của
Lor- ca của Thanh Thảo trong chương trình Ngữ văn 12 ở trường THPT Đối
tượng được áp dụng nghiên cứu là học sinh lớp 12 trường THPT Yên Viên – huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài chúng tôi đã vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp khảo sát thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu lí luận – thực tiễn
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Vận dụng thi pháp thơ tượng trưng trong dạy học bài thơ
Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái lược về chủ nghĩa tượng trưng trong văn học
Khái niệm tượng trưng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau: Tượng trưng như là một kiểu tư duy nghệ thuật, tượng trưng với tư cách là một hình thức chuyển nghĩa và tượng trưng như là một khuynh hướng nghệ thuật
Tượng trưng như là một kiểu tư duy nghệ thuật đã có từ lâu trong nghệ
thuật nhân loại Trong cuốn Mĩ học, khi bàn về sự phát triển của lý tưởng ở
trong những hình thức đặc thù của cái đẹp, Hegel (1770 -1831) đã trình bày
về nội hàm khái niệm tượng trưng như một kiểu tư duy nghệ thuật, như một hình thức nghệ thuật trước hình thức nghệ thuật cổ điển và hình thức nghệ thuật lãng mạn Dựa trên mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức biểu hiện trong tư duy nghệ thuật, ông chỉ ra rằng: “Nói chung, tượng trưng là một sự vật bên ngoài, một dẫn liệu trực tiếp nói thẳng với trực giác chúng ta: tuy vậy
sự vật này không phải được lựa chọn và được chấp nhận như nó tồn tại trong thực tế vì bản thân nó Trái lại, nó được chấp nhận với một ý nghĩa rộng lớn
và khái quát hơn nhiều Do đó, phải phân biệt ở trong tượng trưng hai yếu tố:
ý nghĩa và biểu hiện Ý nghĩa là sự gắn liền với một biểu hiện hay một sự vật
dù cho nội dung của biểu hiện này hay của sự vật này là cái gì Còn sự biểu hiện là một tồn tại cảm quan hay một hình ảnh nào đó” [10, tr 496 -497] Theo Hegel, để một hình ảnh thành tượng trưng cần có ba điều kiện: a) hình ảnh tượng trưng là một ký hiệu, b) sự trùng nhau có tính bộ phận giữa hình ảnh và ý nghĩa, c) tình trạng không ăn khớp về bộ phận giữa hình ảnh và
ý nghĩa Tượng trưng là một ký hiệu, mối quan hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa
mà nó biểu hiện có tính võ đoán Nhưng đó không phải là một ký hiệu bàng quan thuần túy mà là ký hiệu đã bao hàm nội dung được gợi lên từ hình thức
Trang 12bên ngoài của nó do có sự trùng nhau một phần giữa hình ảnh và ý nghĩa Mặt khác để có tính tượng trưng thì giữa hình ảnh và ý nghĩa không có sự ăn khớp hoàn toàn Một hình ảnh tượng trưng có thể thay thế bằng các hình ảnh khác tùy theo trường văn hóa và trường liên tưởng của các dân tộc và hình ảnh ấy cũng không chỉ biểu hiện một nội dung thuần túy trong ngữ cảnh mà có thể thay đổi trong ngữ cảnh khác Thí dụ, con hổ tượng trưng cho sức mạnh Muốn hình ảnh con hổ thành tượng trưng cần có ba điều kiện: a) sự quan hệ giữa hình ảnh con hổ và ý nghĩa sức mạnh là võ đoán (là kí hiệu), b) giữa hình ảnh con hổ và ý niệm về sức mạnh là gặp nhau (bản thân hổ là con thú có sức mạnh), c) giữa hình ảnh con hổ và ý nghĩa sức mạnh không hoàn toàn trùng nhau, vì nó không chỉ mạnh mà còn dữ tợn, tinh khôn Như vậy tượng trưng bao giờ cũng đa nghĩa, nó là một hình ảnh có một tồn tại trực tiếp nhưng bản thân nó chứa đựng những nghĩa bóng do nó gợi lên Tính đa nghĩa của tượng trưng là tiền đề quan trọng để nó trở thành một hình thức nghệ thuật hữu hiệu
Chu Quang Tiềm, trong cuốn Tâm lý văn nghệ, cũng cho rằng, phần
nhiều văn học đều mang tính chất tượng trưng, trong quá trình sáng tạo, nhà văn đã chuyển ý tưởng khái quát vào ý tượng, quá trình chuyển dịch ấy chính
là tượng trưng Ông giải thích: “Tượng trưng là dùng những sự vật cụ thể để diễn tả những gì mang tính chất trừu tượng Mỹ cảm phát sinh ở chỗ trực giác được hình tướng, cho nên tác phẩm văn nghệ là sự biểu hiện những ý tượng
cụ thể, nó trực tiếp lay động sự cảm xúc của giác quan’’ [38, tr 301]
Trong thế giới nghệ thuật, mọi hình tượng đều là tượng trưng ở những mức độ khác nhau Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới mang tính tượng trưng, ước lệ Nhờ có tính tượng trưng mà nhiều hình tượng
có tính đa nghĩa, gợi nhiều liên tưởng đa dạng, phong phú, nó có khả năng tái sinh qua thế giới nghệ thuật khác nhau và trong tái sinh trong quá trình lịch sử tiếp nhận
Gần gũi với tượng trưng là biểu tượng (symbol) Tượng trưng có quan hệ thống nhất mà không đồng nhất với biểu tượng Mọi biểu tượng đều mang
Trang 13tính tượng trưng, nó là hình ảnh tượng trưng mang tính thông điệp được sử
dụng trong một ngữ cảnh nhằm chỉ ra một ý nghĩa nào đó Trong Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier cho rằng cần phân biệt rạch ròi hình
Biểu tượng tồn tại trong đời sống văn hóa của các dân tộc và nhân loại, được con người sử dụng như một công cụ thông tin và giao tiếp mang tính tượng trưng Biểu tượng văn hóa được các nhà văn vận dụng sáng tạo trong tác phẩm văn học và ngược lại văn học có thể sáng tạo những biểu tượng mới làm phong phú kho tàng biểu tượng văn hóa nhân loại Trong sáng tạo văn học, hình ảnh là tiền đề xây dựng biểu tượng, nó là “cái biểu đạt” có quan hệ với “cái được biểu đạt” Hình ảnh trước hết chứa đựng nghĩa tả thực (nghĩa hiển ngôn) và có thể biểu hiện nghĩa bóng (nghĩa hàm ngôn) Tác phẩm văn học có rất nhiều hình ảnh nhưng chỉ những hình ảnh chứa hàm nghĩa, có tính tượng trưng thì mới trở thành biểu tượng Tzvetan Todorov cho rằng, trong biểu tượng diễn ra hiện tượng ngưng kết: “chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được biểu đạt; hoặc đơn giản hơn…cái được biểu đạt dồi
Trang 14dào hơn cái biểu đạt” [39, Tr 27] Biểu tượng trong văn học gắn với hình ảnh nhưng có phần vượt khỏi hình ảnh cụ thể để vươn tới nghĩa hàm ẩn, nghĩa tượng trưng Nó không đơn thuần là “cái biểu đạt” trong quan hệ với “cái được biểu đạt” ban đầu, mà vươn tới tầm khái quát cao, mang ý nghĩa trừu tượng, chứa đựng tính đa trị, đa nghĩa Mỗi biểu tượng có một sức vang vọng
và tự sinh, nó kích thích liên tưởng, tưởng tượng để sinh tạo ý nghĩa mới, không ngừng cách tân và bổ sung hàm nghĩa Trong biểu tượng nghệ thuật thường có sự hòa quyện giữa truyền thống và cách tân Nhờ bảo tồn hàm nghĩa truyền thống mà biểu tượng có tính phổ quát, chuyên chở mã văn hóa qua tiến trình dân tộc nhưng đi qua mỗi thời đại, biểu tượng được bổ sung nét nghĩa mới, nhiều khi trở thành yếu tố mang đậm phong cách cá nhân Biểu tượng nghệ thuật vì thế luôn có sự thống nhất và đối lập giữa hai mặt: tính hiện thực và tính tượng trưng, nó vừa gợi lên những cái mơ hồ trừu tượng vừa giữ mối liên hệ với ý nghĩa nào đó của hiện thực, của đối tượng mà nó thay thế Điều này càng khẳng định vai trò tượng trưng trong nghệ thuật, từ chất liệu ngôn từ và chân lý cuộc sống, nghệ thuật tạo nên một thế giới mang tính tượng trưng, ước lệ Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng nó góp phần tạo nên tính tượng trưng của giao tiếp nghệ thuật Nhưng tượng trưng nghiêng về tính
ổn định và nhiều khi trở thành ước lệ Tượng trưng được biểu hiện trên nhiều cấp độ, từ biểu tượng đến phương thức chuyển nghĩa, từ phương thức chuyển nghĩa đến hình tượng và từ hình tượng đến tư duy nghệ thuật Tượng trưng như là một phương diện đặc thù của sáng tạo nghệ thuật, nó là một phương thức khái quát đời sống một cách cụ thể, là công cụ giao tiếp đầy gợi cảm và
ám thị, nó chứng minh cho bản chất của nghệ thuật là khám phá, biểu hiện chứ không phải là sao chép đời sống
Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện ở phương Tây nửa cuối thế kỷ XIX tồn tại và ảnh hưởng đến nghệ thuật nhiều nước trong thế kỷ thứ XX, bao gồm nhiều hiện tượng văn học nghệ thuật như thơ, kịch, tiểu thuyết, hội họa…
Trang 15Ngày 18/9/1886, trên báo Le Figaro, Jean Moréas cho đăng bản tuyên
ngôn văn chương “Un manifeste litéraire” thể hiện thái độ khước từ chủ
nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên, công bố sự ra đời trường phái mới – chủ nghĩa tượng trưng Nhiều năm trước khi bản tuyên ngôn này ra đời, khuynh hướng tượng trưng đã xuất hiện trong thơ ca nhân loại với nhiều màu sắc và cung bậc khác nhau Từ nửa đầu thế kỷ XIX, một số nhà thơ Mỹ tiêu biểu như Emerson, Melville Hawthome, đặc biệt là Edgar Allan Poe đã có ý thức sử dụng yếu tố tượng trưng như một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu Là một đại diện xuất sắc của trào lưu văn học lãng mạn Mỹ, Edgar Allan Poe (1809 -1849) có ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà thơ lãng mạn và tượng trưng Pháp như Charles Baudelaire (1821 – 1867), Stéphane Mallarmé (1842 – 1898), Paul Valéry (1871 -1945)… Chính Charles Baudelaire đã say mê dịch nhiều bài thơ của Edgar Allan Poe sang tiếng Pháp đã tự coi mình là môn
đệ trung thành của Edgar Allan Poe Có thể nói, chủ nghĩa tượng trưng ra đời trong lòng của chủ nghĩa lãng mạn, là sự đòi hỏi cách tân thơ theo hướng hiện đại, mang lại khả năng mới cho văn học trong việc khám phá thế giới bên trong đầy huyền bí của con người và thế giới
Nhìn lại lịch sử văn học Pháp, ta có thể thấy sự ra đời của chủ nghĩa tượng trưng như là sự vận động tất yếu Nửa đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực đều phát triển rực rỡ với những tên tuổi như Chateaubriand (1768 -1848), Lamartine (1790 – 1869), Vigny (1797 – 1863), Victor Hugo (1802 – 1885) và Stendhan (1783 – 1842), Balzac (1779 – 1850), Flaubert (1821 – 1880), Maupassant (1850 – 1893)…Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực có những khác biệt nhưng không mâu thuẫn mà liên quan mật thiết và bổ sung cho nhau Họ đều chống lại những quy phạm của chủ nghĩa cổ điển nhằm tìm ra sinh khí mới cho văn học Họ đều có thái
độ bất bình với thực tại, phủ nhận thực tại nhưng quan niệm về nghệ thuật, cách ứng xử với thực tại giữa họ có những khác biệt cơ bản Trong khi các nhà văn lãng mạn quay lưng với thực tại, tìm con đường thoát li thực tại thì
Trang 16các nhà văn hiện thực dám đối mặt với thực đắng cay chua chát và tìm cách miêu tả chân thực như nó tồn tại
Từ sau thất bại của Cách mạng tháng Hai, tiếp đến Cách mạng tháng Sáu 1848, những ảo tưởng bị tan vỡ, sự tuyệt vọng lan tràn trong giới nghệ sĩ
và trí thức nước Pháp Một làn sóng phản ứng mang tính nổi loạn chống lại sự ngưng đọng, trì trệ, cũ kĩ của xã hội, đòi hỏi phá bỏ để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Thêm vào đó, các học thuyết xã hội mà các nhà tư tưởng đưa ra
về bảo thủ hay tiên tiến, hoài niệm hay quá khứ ngưỡng vọng tương lai, đã tạo nên những chuyển biến khá mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của những nghệ sĩ thời ấy Nhu cầu đổi mới, khát vọng tìm kiếm những giá trị mới trong đời sống tinh thần xã hội dội vào đời sống văn chương, tạo nên khát vọng tìm tòi đổi mới nghệ thuật Nếu như trước đây, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực ra đời đã để lại dấu ấn vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học Pháp thì khi xã hội thay đổi, những trường phái nghệ thuật ấy đã lần lượt nhường chỗ cho chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism) và Nhóm Thi sơn (Parnasse)
Chủ nghĩa tự nhiên ra đời và tồn tại những năm 1860 – 1880 với những đại biểu như Edmond (1822 – 1896), Goncourt (1830 – 1870), Emile Zola (1840 -1892) Họ yêu cầu miêu tả cuộc sống bằng phương pháp của khoa học tự nhiên, chú trọng tư liệu về con người và hiện tượng đời sống, đặc biệt
là đời sống sinh lí và những hoạt động vật chất của con người Họ coi trọng quan sát, săn tìm tư liệu hơn là dùng trí tưởng tượng Vì quá chăm chú miêu
tả bình diện sinh lí, giải thích hoạt động của con người bằng quy luật di truyền, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã làm nghèo đời sống tinh thần các nhân vật, làm mờ nhạt các quan hệ xã hội của con người
Cũng trong thời kì này, một số nhà thơ trẻ đã tập hợp những vần thơ
mới trong tuyển tập Thi sơn đương đại với 3 tập thơ được xuất bản lần lượt
những năm 1866, 1869, 1876 Nhóm Thi sơn tập hợp một đội ngũ thi sỹ khá đông đảo trong đó có Thesophile Gautier (1811 -1872), Thesodore Banville (1823 -1891), Leconte de Lisle (1818 – 1894) …Họ nổi lên như một sự phản
Trang 17ứng trực tiếp với chủ nghĩa lãng mạn bị coi là lỗi thời Nhóm Thi sơn không đồng nhất về quan điểm nhưng họ có chí hướng làm cho thơ hồi sinh bằng những năng lượng mới Họ chủ trương đưa thơ tách biệt khỏi công chúng, chống lại thái độ nhập cuộc và sứ mệnh lịch sử của nhà thơ; đề cao sự vô ngã chống việc lạm dụng cái tôi; tôn sùng cái đẹp tuyệt đối, chống lối hoa mỹ giả tạo; đề cao lao động nghề nghiệp, chống sự tự do dễ dãi Với chủ trương như vậy, họ chú trọng đến dáng vẻ, đường nét, âm thanh của thế giới bên ngoài,
họ quan tâm nhiều đến nghệ thuật ngôn từ, quan tâm đến cấu trúc chỉnh thể tác phẩm, coi hình thức là hiện thân của cái đẹp Họ công khai ủng hộ quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” mà Thesophile Gautier đã đưa ra từ năm
1835 Giữa bầu sinh thái văn học phức tạp ấy, năm 1857, Baudelaire đã xuất bản tập thơ Những bông hoa Ác (Les Fleurs du Mal) mang lại một thế giới
thơ phong phú, phức tạp, đầy những “tương ứng”, tạo nên những rung cảm mới mẻ Với tập thơ “dữ dội” này, Baudelaire được coi là người mở đầu cho khuynh hướng tượng trưng trong thơ Pháp Nối tiếp nguồn thơ Baudelaire có một thế hệ đông đảo các nhà tài năng như Stéphane Mallarmé (1842 – 1898), Paul Verlaine (1844 – 1896), Arthur Rimbaud (1855 – 1891), Henri de Réginier (1864 -1936), Paul Valéry (1871 -1945) khai thác, phát triển, bổ sung thành một khuynh hướng nghệ thuật chủ đạo của thơ Pháp và châu Âu nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
Chủ nghĩa tượng trưng ra đời và phát triển trên cơ sở vừa tiếp thu vừa phủ định thơ lãng mạn và thơ của của phái Thi sơn Thơ lãng mạn có nhiều ưu thế trong việc biểu hiện cái tôi nội cảm, nó đưa lại một thế giới nội tâm đầy cảm xúc sống động, đậm màu sắc cá tính Nhưng các nhà thơ tượng trưng không tán thành với cách miêu tả trực tiếp quá rõ ràng của các nhà thơ lãng mạn, họ muốn tìm đến hình thức tinh tế, hàm súc hơn như khơi gợi, ám thị để đánh thức mĩ cảm người đọc Đối với thơ của phái Thi sơn, các nhà thơ tượng trưng cũng không đồng tình với chủ trương xu hướng vô ngã và tả thực trong thơ Họ cho rằng thơ phải gần với âm nhạc hơn là điêu khắc hay hội
Trang 18họa, thơ phải “cảm nhận được cái bí ẩn, mơ hồ” chứ không phải mô tả đường nét, hình dáng của sự vật Mặc dù có những quan điểm khác với các nhà thơ lãng mạn và các nhà thơ phái Thi sơn nhưng các nhà thơ tượng trưng vừa kế thừa vừa cách tân thành tựu của cả hai khuynh hướng để có thêm những cống hiến mới mẻ, độc đáo mở ra thời kỳ của thơ ca hiện đại
Với những ưu thế trong nhận thức con người và đời sống trong chiều sâu vốn có, với tiềm năng thẩm mĩ phong phú, chủ nghĩa tượng trưng phát triển thành trào lưu ở Pháp và nhanh chóng trở thành khuynh hướng nghệ thuật chủ đạo ở châu Âu nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và mở rộng dần ra các châu lục, đến cả các nền văn học châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam
1.1.2 Nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa tượng trưng
Mỗi trào lưu, trường phái nghệ thuật thường có những tuyên ngôn của mình Chủ nghĩa tượng trưng cũng có tuyên ngôn do nhà thơ Jean Moréas viết công bố trên tờ Le Figaro ra ngày 18/9/1886 Tuy nhiên trước đó đã có những lời “tuyên ngôn” khá độc đáo của nhà thơ Baudelaire dưới hình thức một thi
phẩm: Tương hợp (Correspondances) in trong tập thơ Những bông hoa Ác
(Les Fleurs du Mal) Tiếp theo là bài Tựa của Mallarmé viết cho cuốn Luận
về ngôn từ (Traité du verbe) của René Ghil, Nghệ thuật thơ (Art poestique)
của Verlaine …đã thể hiện khá tập trung quan niệm nghệ thuật của các nhà thơ tượng trưng
- Trước hết qua Tuyên ngôn thơ tượng trưng, Jean Moréas thể hiện thái độ
khước từ một số nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa lãng mạn và phái Thi sơn:
“Phải chống lại sự dạy đời, sự huênh hoang lớn tiếng, chống lại thương cảm giả dối, sự miêu tả khách quan” Các nhà thơ tượng trưng không hài lòng với
lối thơ mô tả sự vật một cách hời hợt bên ngoài, mà cho rằng thế giới xung quanh chúng ta luôn chứa đựng những điều bí ẩn kì diệu, thơ có khả năng và quyền lực để chiếm lĩnh và biểu hiện nó Nhà thơ Baudelaire là người ý thức đầy đủ về bản chất khám phá và sáng tạo của thơ, từ đó định hướng phát triển
Trang 19cho một thời đại thơ với những sáng tạo mới Ông cho rằng, chức năng thơ không phải sự bộc bạch những trạng thái cảm xúc thông thường mà phải hướng đến thể hiện những tri thức huyền nhiệm và chỉ có thơ mới diễn đạt được Thơ là sự cố gắng thể hiện một thế giới mới nằm ẩn dấu sau thế giới hiện thực, một thế giới không giống như nó hiện hữu, mà ở chỗ nó lộ ra bằng những loại suy bất ngờ giữa những cảm giác và trong sự tương hợp sâu xa giữa cái có thể nhìn thấy, cảm tính và cái tinh thần ẩn dấu bên trong Ông viết
bài thơ Tương hợp để bày tỏ quan niệm đó:
Kìa Tạo vật, ngôi đền với hàng hàng cột sống
Thoáng lọt ra những tiếng nói u huyền:
Người qua đó giữa hàng cây biểu tượng
Luôn nhìn người với ánh mắt thân quen
Như bao tiếng vang dài từ phương xa cộng hưởng
Thành một nỗi niềm chung nhất thâm sâu
Rộng như bóng đêm, hòa như ánh sáng
Hương, sắc, thanh cùng lặng lẽ tương giao
Có mùi thơm mát như da thịt trẻ con
Êm như tiếng tiêu, xanh như đồng cỏ,
Và những mùi thanh hôi, phong phú, dập dồn
Ôm cái mênh mông của những gì vô tận
Như long diên, an tức, xạ, trầm
Ca những phút cảm hoài của tâm trí, giác quan
Trần Mai Châu dịch (Thơ Pháp thế kỷ XIX – Nhà xuất bản Trẻ, 1997)
Có thể coi đây là bản tuyên ngôn nghệ thuật vì với thi phẩm này, Baudelaire đã xác lập được một cách nhìn mới mẻ về thế giới và về thiên chức của nhà thơ Theo cách nhìn ấy, thế giới là một thể thống nhất, vừa bình
dị vừa thiêng liêng, vừa rõ ràng vừa huyền bí, thẳm sâu vô tận, phong phú sống động Đó là một thế giới đầy màu sắc, âm thanh, mùi vị hiện lên trong
Trang 20những mối liên hệ gắn bó, tương giao tương hợp với nhau Đây không phải là
thế giới được nhìn thấy mà là thế giới được cảm nhận bằng tất cả các giác quan, là thế giới được nhận ra bằng tâm hồn tinh tế, bằng trực cảm tâm linh huyền diệu của thi nhân Từ thế giới được nhận ra sống động, bất ngờ và thú
vị ấy, người khai sinh của trường phái tượng trưng đề xuất cách nhìn mới về
thế giới trong tính thống nhất tương hợp: thế giới hữu hình và thế giới vô hình
tương thông tương giao trong thể thống nhất Cũng từ cách nhìn này, quan niệm về bản chất và chức năng của thơ cũng thay đổi Thơ không chỉ miêu tả
và bộc lộ cảm xúc về cái quan sát được mà là khám phá cái mơ hồ, vô hình, bí
ẩn của thế giới, khám phá thế giới vô hình trong thế giới hữu hình Khám phá
và diễn đạt sự bí ẩn sâu xa của thế giới là mục đích và bản chất của thơ tượng trưng Như vậy viễn cảnh chân trời khám phá của thơ được mở ra vô tận, bởi cái vô hình, bí ẩn là vô biên, sự trải nghiệm của cá nhân là quá nhỏ trước bao
la của thế giới Nhìn chung thơ tượng trưng từ Baudelaire đến Rimbaud, Mallarmé phản ánh niềm say mê thám hiểm thế giới mới và những sự tìm kiếm không mệt mỏi những giá trị nghệ thuật, cách biểu hiện theo hướng hiện đại
Trong hành trình khám phá thế giới, nhà thơ Baudelaire đã phát hiện ra
sự tương hợp của những phương diện khác nhau: Hương thơm, màu sắc, âm
thanh tương hợp với nhau Từ sự tương hợp kỳ diệu đó, nhà thơ nhận ra sự
tương thông của các giác quan: nhà thơ nhìn thấy mùi hương của da thịt, nghe
được sự dịu dàng của tiếng kèn, cảm nhận được bao hương sắc của thế giới vô biên bằng những rung cảm tâm hồn và tâm trí Khi sự hòa âm của đời sống ngân lên trong tâm hồn thi nhân nó sẽ đòi hỏi hỏi được viết ra bằng chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ Các nhà thơ tượng trưng quan niệm, nghệ thuật không phản ánh thế giới của hiện tượng bề ngoài nhìn thấy mà là một thế giới siêu tưởng, một thế giới mơ hồ của sự tương hợp giữa ánh sáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị Chủ thể tiếp nhận thơ tượng trưng cùng một lúc có thể cảm nhận tổng hòa thế giới bằng tất cả các giác quan trong trạng thái tương ứng,
Trang 21tương thông Họ xem thế giới hữu hình chỉ là hình ảnh, là cái bóng, là biểu trưng cho một thế giới mà ta không thấy được Nhà thơ sáng tạo ra một thế giới đầy biểu tượng, có sức ám gợi, tạo nên nhiều liên tưởng, tưởng tượng, giúp người đọc cảm nhận được thế giới bề sâu huyền bí
Sử dụng biểu tượng không phải là độc quyền của các nhà thơ tượng
trưng nhưng chưa bao giờ sáng tạo biểu tượng lại được đề cao và trở thành một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu trong việc khám phá cái vô hình và bí
ẩn của thế giới như vậy Nhờ tạo nên “khu rừng biểu tượng” giàu ẩn ý mà thơ tượng trưng tạo ra được sức gợi cảm và ám ảnh đầy ma lực Chính điều này
đã tạo cho thơ tượng trưng những khả năng biểu hiện mới, những vẻ đẹp quyến rũ thú vị mà thơ ca trước đó không thể có được Đi xa hơn cả Baudelaire trong việc khám phá thế giới tương giao bí ẩn, Rimbaud đề cao trực giác và năng lực liên tưởng của nhà thơ
Nhà thơ tượng trưng nhận thức thế giới bằng trực giác, chỉ có trực giác mới giúp họ nắm bắt được cái vô hình, mới ứng cảm được thế giới đích thực mà người khác không nhìn thấy Thế giới trong thơ tượng trưng là thế giới được phát hiện ra một cách bất chợt, bất ngờ bằng trực giác của thi nhân
Đó là thế giới của thực thể, thế giới sâu thẳm, thiêng liêng, vô tận mà điều bí
ẩn bên trong được hiện ra một cách bất ngờ Nhờ cách nhìn thế giới trong tính
phức hợp, đa diện, phát hiện cái bí ẩn trong cái hiện hữu, tìm ra mối liên hệ giữa cái vô hình và cái hữu hình mà thơ tượng trưng đã là đem lại những sáng tạo mới mẻ, đưa con người phiêu du đến miền bí ẩn và phương trời màu nhiệm xa xôi Đây cũng là đặc điểm tạo nên sự khác nhau giữa thơ lãng mạn
và thơ tượng trưng: “Thơ lãng mạn là sự thổ lộ của trái tim, của khát vọng giải phóng, khẳng định cá tính, lý tưởng Còn thơ tượng trưng là tiếng nói của thế giới, là khát vọng tìm kiếm cái bí ẩn ở đằng sau, bao gồm bản chất thế giới, các hiện tượng tâm linh của con người, của thế giới cảm giác và vô thức” [30, Tr 73]
Trang 22Các nhà thơ tượng trưng đặc biệt đề cao tính nhạc Với Thi nghệ (Art
poétique), Paul Verlaine bổ sung vào tuyên ngôn thơ tượng trưng từ phương
diện tính nhạc:
Trước hết thơ cần có nhạc, Nhịp nhàng câu đẹp lẻ chân, Không nặng nề, không áp đặt,
Mơ hồ tan giữa không gian
Theo các nhà thơ tượng trưng, thơ không cần mô tả, kể lể mà ám thị, muốn ám thị thơ cần âm nhạc, làm cho độc giả nghe bài thơ như người nghe
âm nhạc Nhạc điệu đưa lại cho thơ bước chân nhẹ nhàng, đôi cánh bay bổng, nhạc điệu gợi lên cái mơ hồ, hư thực trong không gian, gợi lên “hương trời thoảng nhẹ”; thơ sẽ nhờ âm thanh của ngôn từ gợi lên những sắc thái tinh tế nhất của tâm trạng Họ muốn biến bài thơ thành một thứ nhạc điệu chiêu hồn, gợi lên những giấc mơ kì lạ, như một điệu đàn âm vang từ nơi rừng thẳm xa xôi Bài thơ sẽ dẫn con người đi tới một nơi xa lạ không giống với xã hội thi
sĩ đang sống, đi tới nơi ngự trị của ý niệm nguyên sơ
Bàn về tính nhạc trong thơ, thực chất là nói đến khả năng tạo nên những cấu trúc, tổ hợp âm thanh dựa trên đặc tính âm học của lời, của ngôn ngữ Thơ là một thể loại văn học gần với âm nhạc, nhạc điệu là năng lượng
của câu thơ Thesodore de Banville (1823 – 1891) đã từng khẳng định: “Thơ
vừa là nhạc, là họa, là tạc tượng, là hùng biện, thơ phải làm vui tai thích chí,
tỏ rõ được âm thanh, bắt chước được màu sắc, khiến cho trông thấy mọi vật
và kích thích ở ta những rung động…”[15, tr 353] Tổ chức thế giới nghệ
thuật dựa trên đặc tính âm học của ngôn ngữ, lời thơ là một khía cạnh quan trọng của tư duy thơ Ý tình trong nội giới của thi nhân phát triển đến một giới hạn nhất định, đẩy chủ thể vào trạng thái bị dồn ép, phấn khích không thể không giải tỏa Tuy nhiên, sự ký thác các mã tâm hồn vào hệ thống ký hiệu nào luôn làm bận lòng tất cả các thi sĩ Nhạc điệu là đặc trưng của thơ nhưng vấn đề cơ bản ở đây là quan niệm về nhạc điệu trong việc thể hiện thế giới
Trang 23tâm hồn và ngoại cảnh Các nhà tượng trưng Pháp thế kỷ XIX đã đề cao âm nhạc như là con đường để đạt tới thơ tượng trưng thuần túy Thơ có lúc được xem như là sự giao thoa giữa âm thanh và ý nghĩa Mallarmé còn táo bạo hơn khi “liên kết những từ mà sức mạnh gợi cảm không được sinh ra từ ý nghĩa
mà lại chỉ từ sự rung động của âm thanh” [5, tr 108] Chính hiệu quả về mặt
âm thanh mà thơ khẳng định được tư cách loại hình của mình trong tương quan với các loại hình khác Sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa là cơ chế
“phối dàn nhạc” làm nên “âm nhạc” trong thơ Đây chính là điều R Wellek
và A Warren lưu ý trong công trình Lý luận văn học của mình Khái niệm
“Âm nhạc” mà Verlaine đưa ra hướng tới thao tác “phối dàn nhạc” trong thơ hơn là “tính âm nhạc” của thơ Bởi lẽ, thi ca không thể cạnh tranh được với
âm nhạc trên phương diện “tính âm nhạc” R Wellek và A Warren quả quyết: “Các ý định của các nhà thơ lãng mạn và các nhà tượng trưng chủ nghĩa muốn đồng nhất thơ ca với bài hát hay âm nhạc - là một thủ thuật ẩn dụ” [26, tr 279] Như vậy, đối với thơ tượng trưng, nhạc là một siêu biểu tượng “Sự phối dàn nhạc” chỉ có thể trở thành hiện tượng nghệ thuật khi nó có
ý nghĩa và đặt trong ngữ cảnh nhất định Từ một vài phác thảo trên chúng tôi nhận ra rằng kiến tạo nhạc tính trong thơ là một quan niệm nghệ thuật được chuyển hóa vào thao tác, như biểu tượng có tính “thủ pháp” của loại hình, nhất là đối với thơ tượng trưng Người có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà thơ tượng trưng Pháp là Edgar Allan Poe rất coi trọng nhạc điệu trong thơ Ông quan niệm:
“Âm nhạc không có ý tưởng chỉ đơn thuần là âm nhạc, còn ý tưởng mà không có
âm nhạc thì chỉ là văn xuôi” [23] Với ông, âm nhạc là yếu tố làm nên đặc trưng của thơ, âm nhạc giúp thơ bay bổng đến chân trời thơ mộng, tạo cho thơ bầu sinh quyển tinh khiết Thơ Edgar Allan Poe rất giàu nhạc tính, ông làm cho âm thanh
và ý nghĩa cộng hưởng với nhau bằng những từ tượng thanh và phép điệp từ
Khuynh hướng đề cao tính nhạc không chỉ thể hiện ở quan niệm nghệ thuật mà còn thể hiện rõ nét trong thực tiễn sáng tạo thơ của Baudelaire,
Verlaine Các tập thơ Những bài thơ sao Thổ (1866), Tình ca không lời (1874)
Trang 24của Verlaine tràn đầy nhạc tính, với kĩ thuật tạo nhạc tính tuyệt vời, ông đã đưa lại những gia điệu buồn, thấm đọng trong tâm hồn người
Ngôn từ thơ tượng trưng là sản phẩm của hành trình kiếm tìm những tri
thức mới, kiểu diễn ngôn mới Cái mà các nhà thơ tượng trưng muốn khám
phá là thế giới bên trong, cái thế giới vô hình, bí ẩn ấy không dễ nói bằng ngôn ngữ duy lí thông thường Vì vậy, họ phải tạo những từ ngữ mới hoặc cấp cho từ những ý nghĩa mới Thơ tượng trưng dùng biểu tượng như là một cấu tạo hình tượng đặc biệt để chống lại lối miêu tả và biểu lộ tình cảm trực tiếp của chủ nghĩa lãng mạn Nói cách khác, chủ nghĩa tượng trưng tôn trọng điều
bí ẩn của thơ Họ dùng ngôn từ để ám gợi, dùng biểu tượng như là một phương tiện biểu hiện cơ bản Họ triệt để vận dụng mọi biện pháp nghệ thuật ngôn từ để thức gợi những liên tưởng độc đáo, hữu hình hóa cái vô hình, tạo lập quan hệ giữa cái bình thường và cái bí ẩn Các nhà thơ tượng trưng đã cố gắng tìm kiếm “một thứ ngôn ngữ đặc biệt, phổ biến, là linh hồn đối với linh hồn, thu gom được tất cả mùi hương, âm thanh, màu sắc” [3, tr 396] Những
nỗ lực của họ đã tìm ra một lối viết hiện đại, là “thiết lập một lời nói đầy những lỗ hổng và đầy ánh sáng, đầy những trống vắng và những ký hiệu siêu dinh dưỡng, không báo trước cũng chẳng liên tục về ý đồ và do đó đối lập với chức năng xã hội của hành ngôn cho đến nỗi chỉ cần dùng một lời nói đứt đoạn cũng đủ mở đường cho mọi thứ Siêu nhiên” [25, tr 86] Với các tác giả
tượng trưng, sự đổi mới tư duy nghệ thuật diễn ra trong lòng ngôn ngữ thơ:
những sự “tương hợp” của Baudelaire hay “thuật luyện đan về ngôn từ” của Rimbaud, triết luận ngôn ngữ của Mallarmé hay “chủ nghĩa ấn tượng” về từ vựng hoặc ngữ pháp ở Verlaine, Mallarmé đều tạo nên tiếng nói mới, một loại hình thơ mới Có lẽ vì thế nhiều người cho rằng, thơ tượng trưng là cuộc nổi loạn ngôn từ, nó đấu tranh chống lại ngôn từ cổ điển bị dẫn dắt, lôi cuốn, sắp xếp theo một nghi thức cũ của nghệ thuật biểu đạt Trong hành trình “nổi loạn” ấy nó đã vươn tới chân trời sáng tạo, mở ra thời đại mới cho thơ nhân loại
Trang 25Chủ nghĩa tượng trưng bắt đầu từ những sáng thơ, rồi nhanh chóng mở rộng sang các thể loại văn học khác như tiểu thuyết, kịch, các loại hình nghệ thuật khác như kiến trúc, hội họa …và trở thành hiện tượng nghệ thuật mang tính quốc tế Khởi đầu từ nước Pháp, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tượng trưng lan tỏa ra các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á với nhiều màu sắc đa dạng Dù không ít những cực đoan trong quan niệm về bản chất của văn học về đặc trưng của thơ nhưng nhìn chung chủ nghĩa tượng trưng là một tìm tòi, sáng tạo mới trong hành trình nghệ thuật nhân loại, nó đưa lại một cách nhìn mới thế giới và mở đầu cho các khuynh hướng hiện đại trong văn học thế kỷ XX
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Thanh Thảo
Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Thanh Thảo được đánh giá là một “giọng điệu lạ” ngay từ những ngày đầu cầm bút Bản thân anh lại say mê nghiên cứu lí thuyết của trào lưu văn học nghệ thuật phương Tây, cũng như luôn có ý thức đổi mới nghệ thuật một cách sâu sắc Khi trao đổi về sự ảnh hưởng của văn học nghệ thuật phương Tây trong quá trình hiện
đại hóa văn học nghệ thuật Việt Nam, Thanh Thảo cho rằng “tính hiện đại”
không chỉ do “những kĩ thuật thơ phương Tây” mang đến, “mà còn đến từ sự chi phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương Tây với khả năng dồn nén, tích chứa, u mặc, phẳng lặng và sâu thẳm của thơ phương Đông, của tâm hồn thơ Việt Và cái chính là phải qua ngôn ngữ riêng biệt của từng nhà thơ”
(Thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả - Thanh Thảo) Với quan điểm
khách quan này, dù không có ý định trở thành một nhà thơ tượng trưng, Thanh Thảo vẫn tiếp nhận tự nhiên và đầy sáng tạo những thành tựu của chủ nghĩa tượng trưng trong văn học phương Tây để làm nên một cõi thơ mình rất riêng, rất lạ…
Quả thực có thể nói, Thanh Thảo là nhà thơ tượng trưng khi anh có những ám ảnh kỳ lạ, huyền bí, ảo diệu….gây nên sự sùng bái hay khiếp sợ về
Trang 26thế giới vô ảnh, nhưng có thể nhận thấy trong thơ Thanh Thảo ẩn chứa sự cộng hưởng tự nhiên và kỳ diệu giữa các yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng với một hồn thơ luôn khát khao sáng tạo và đổi mới nghệ thuật Phải chăng, đây là điều quan trọng nhất đề hoàn thiện một gương mặt tiêu biểu trong làng thơ Việt Nam hiện đại?
Bắt đầu bằng quan niệm coi trọng cảm giác, thơ “nghĩ” bằng cảm
giác, thơ Thanh Thảo cũng tràn đầy những hình ảnh của sự sống, của hạnh
phúc và sự bình dị của đời thường….nhưng có sức đánh động hồn người…
“Anh sẽ đeo vào tay em gié lúa
vòng ngọc xanh tiếng dế kêu lá cỏ ngọn lửa của da thịt
chìm trong đôi núm vú hồng hồng Anh sẽ đeo vào cổ em
sợi dây chuyền bí ẩn của bóng đêm những chiếc chuông mùa thu trong trẻo rung lên khi thành phố bay về trời
Anh sẽ đeo vào ngực em
cơn bão”
(Trang sức - Thanh Thảo)
Theo Thanh Thảo, cảm giác chính là sự giản dị mà làm nên điều kỳ diệu của thơ Hơn thế, không chỉ là những cảm giác đơn lẻ, riêng rẽ, tách rời….mà có sự chuyển đổi ấn tượng về âm thanh, nhịp điệu, mùi vị…tạo
thành sự tương ứng giữa các giác quan - một đặc trưng rõ nét trong thơ tượng
trưng Pháp Lê Lưu Oanh đã thống kê những câu thơ có sự chuyển đổi cảm
giác trong hai tập trường ca của Thanh Thảo như sau: 86/1257 câu- Những
người đi tới biển; 120/2577 câu – Những ngọn sóng mặt trời Có khi là hình
ảnh khá siêu thực: “Gió chướng xanh đến nỗi mình ngợp thở”; khi thì màu sắc được cảm nhận bằng âm thanh: “Hoa phượng vĩ chói lọi tiếng kèn đồng mùa
Trang 27hạ” và ngược lại, âm thanh được cảm nhận bằng màu sắc: “Tiếng ve màu đỏ, cháy trong vòm cây”; lúc lại dùng độ dài của không gian để nói về màu sắc:
“Dọc con lộ những chiếc tăng nằm rỉ nát/ Màu hoa như phảng phất rất gần”
Đến giai đoạn sau của sáng tác, Thanh Thảo đào sâu vào thế giới phức
tạp và khá sâu kín của tâm hồn con người - từ chỗ “nghiêng về đời sống thực”
đến chỗ “hướng vào nội tâm tình thực”- Chu Văn Sơn Đây cũng là điều mà chủ nghĩa tượng trưng cố gắng nắm bắt trong xu hướng chung của nó - ý nghĩa của cuộc sống nội tâm sâu kín Con người ngoài phần ý thức còn có phần vô thức, ngoài lúc thức tỉnh còn có những giấc mơ Theo triết học Freud, phần vô thức luôn chứa những nội dung phức tạp, lúc nào cũng muốn tràn ra ngoài và nghệ thuật là nơi giải tỏa những khát vọng, những ẩn ức của vô thức Thơ hiện đại là những mảng sáng - tối, có nghĩa - vô nghĩa đan xen, nhà thơ
cũng như người đọc chợt “ngộ ra” khi chạm vào những mảng tối vô nghĩa, nó
buộc tiềm thức và vô thức phải hoạt động…Thanh Thảo hay nói đến bóng tối, ban đêm với ý nghĩa là sự bí ẩn, là biểu tượng cho tiềm thức và vô thức của
con người “Thơ không từ chối bất cứ cái gì, nhưng thơ khao khát sự bí ẩn”
vì “chỉ có sự bí ẩn mới khiến con người khao khát, mơ mộng, hành động, suy nghĩ, tưởng tượng”
“Có những điều không nói được ban ngày ban đêm nói được
chúng ta thèm ánh sáng vô cùng nhưng thiếu bóng tối thì chết mất
có nhiều ngôn ngữ giống một số loài hoa chỉ thơm về đêm”
(Một trăm mảnh gỗ vuông - Thanh Thảo)
Trong hành trình các tân nghệ thuật thơ, Thanh Thảo quan niệm rằng:
“hình thức là sự hiện diện của từng nghệ sĩ, không có cái hình thức đó thì
không bao giờ có nghệ thuật” và sự “hiện diện nghệ thuật” ấy trước hết là ở
Trang 28việc kiến tạo một cấu trúc thơ lạ lẫm của riêng mình - cấu trúc Rubíc Đối sánh cùng tư tưởng của trường phái tượng trưng, có thể nhận thấy nét tương đồng từ việc tổ chức tác phẩm theo nguyên lý liên tưởng tự do cho việc hòa trộn các phạm vi thời gian và không gian trong cấu trúc thơ Thanh Thảo Hiện tượng này đã xuất hiện ở giai đoạn cuối của phong trào Thơ mới với những nhà thơ theo khuynh hướng tượng trưng như: Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế
Lan Viên Ở “Khối vuông Rubic”, Thanh Thảo đã xóa nhòa ranh giới của
thời gian, đem quá khứ- hiện tại- tương lai vào một khoảnh khắc đồng hiện
của vòng xoay rubíc Đến “Một trăm mảnh gỗ vuông” thì hiện tại - tương lai,
xa - gần, thực - ảo cùng hiện lên trên vài dòng chữ ngắn: “Buổi chiều tiếng
thở dài những cây kéo con đường dấu chân trâu bò khô dưới gió bấc những bông lúa vổng bông lúa lép ngơ ngác giữa ruộng lúa chớm trổ đòng còn bao lâu cho mặt trăng buồng chuối biển sóng Đêm động trời Vài đốm lửa đơn chiếc trên đỉnh núi mùa xuân sắp về trong mạch đập những cuống lá” Không
chỉ sáng tạo một cấu trúc thơ, Thanh Thảo còn đề xuất kiểu ngôn ngữ gián
cách, chứa đựng nhiều khoảng trống - sự ảnh hưởng ít nhiều từ Bích Khê -
một nhà thơ theo khuynh hướng tượng trưng đươc đánh giá là “nhà thơ của
những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam” trong phong trào Thơ
mới Cách tân mạnh mẽ hình thức thơ, còn là một cơ hội để Thanh Thảo khẳng định vai trò quan trọng cũng như đưa thêm những quan niệm mới về nhịp điệu và tính nhạc trong thơ – biểu tượng hàng đầu của thơ tượng trưng
“Âm nhạc là trước hết” (Varlaine) Quan niệm nhịp điệu thơ là nhịp điệu của
tâm hồn đã được khơi nguồn từ Thơ mới do sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng Pháp Đó là sự tương hợp sâu xa giữa âm và ý nghĩa, thơ nhờ âm thanh của các từ mà gợi lên được những sắc thái tinh tế của tâm hồn, mà như Varlaine nói: “một thứ nhạc điệu chiêu hồn gợi những giấc mơ kỳ lạ”
“Tôi yêu Chất người đầu tiên Những giọt sương lặn vào cỏ lá
Trang 29Qua nắng gắt qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương”
(Những ngọn sóng mặt trời - Thanh Thảo)
Những ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Thanh Thảo và đó là sự lựa chọn sáng suốt nhất của anh – lấy tự do làm hình thức biểu hiện thế giới nghệ thuật thơ mình Anh quan niệm rằng: nhà thơ bao giờ cũng nuôi khát vọng vượt thoát một cái gì Cái gì đó có khi là chữ viết, là vần,
là nhịp, là nhạc, là tất cả những gì tạo nên cái vỏ vật chất của bài thơ Khát vọng vượt thoái, ý hướng giải phóng đó đã gặp được một hình thức thích hợp – thơ tự do Thơ tự do được coi là sản phẩm độc đáo và đặc sắc của trường phái văn học nghệ thuật tượng trưng Pháp Sự liên kết lỏng lẻo giữa các chữ, những khoảng trống giữa các câu, những kết nối mập mờ giữa phần lộ của nghĩa và phần ẩn của chữ, cách đập vỡ nhịp điệu (rythme) cũ kĩ và cách đảo lộn ngắt đoạn (coupe) tẻ nhạt của lối thơ cổ điển (Pháp), đã đặt lên vai thơ tự
do sứ mệnh của một cuộc cách tân nghệ thuật vĩ đại Bứt phá khỏi tất cả những khuôn phép vốn có, thơ tự do biến những điều không thể trở thành hiện thực
“ Cho con xin bắt đầu từ mẹ
Để nói về chúng con Lớp tuổi hai mươi Xanh màu áo lính
Đã từng sung sướng đã từng nghẹn ngào Được làm con mẹ
Những năm Chiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn nhanh rồi rách
Những năm
Trang 30Một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời”
(Những người đi tới biển - Thanh Thảo)
Có thể nói Thanh Thảo là người mở đường trên hành trình cách tân nghệ thuật và luôn khao khát kiếm tìm những phương thức mới lạ đề thể hiện
những vấn đề muôn thưở của con người Nhà thơ từng tâm sự: “Tôi muốn
thoát khỏi tôi, như đứa trẻ thoát áo quần quá chật Từ năm 1984, tôi có rất nhiều bài mới Tôi đọc văn phương Tây nhiều Người phương Đông viết xa xăm, mờ ảo Đây là hai chiều khác nhau về tư duy Đông – Tây” Tiếp thu
chọn lọc sắc màu hiện đại của cách kiến tạo thơ phương Tây và kế thừa tự nhiên phông nền truyền thống của lối tư duy thơ phương Đông – thơ Thanh Thảo là bản giao hưởng diệu kỳ của những điều bình dị nhất
1.2.2 Thực trạng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca”
1.2.2.1 Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu tình hình dạy học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca trong nhà
trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai đối tượng cơ bản tham gia vào quá trình dạy và học trong nhà trường, đó là giáo viên và học sinh
Đối với giáo viên, bằng việc tìm hiểu, đánh giá, phân tích bài soạn giảng
tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca cùng với việc dự những tiết giảng của giáo
viên và phát phiếu điều tra, chúng tôi có thể rút ra những mặt tích cực cũng như hạn chế trong khi giảng dạy tác phẩm này ở nhà trường phổ thông
Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát giáo viên tại tổ Ngữ văn - trường THPT Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội
Đối với học sinh, với tư cách là đối tượng tiếp nhận đồng thời cũng là chủ thể của quá trình dạy học, chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm đánh giá mức độ tiếp nhận của học sinh về tác phẩm Qua đó nhận định rõ những mục tiêu, yêu cầu của bài học đã đạt được ở mức độ nào Trên cơ sở kết quả khảo sát sẽ tiến hành
đề xuất các giải pháp nhằm giúp quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao
Trang 31Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát học sinh tại trường THPT Yên Viên
- Gia Lâm – Hà Nội Cụ thể, chúng tôi phát phiếu điều tra học sinh ở hai lớp 12A9 với 45 học sinh và 12A10 với 47 học sinh
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát các nguồn tư liệu tham khảo về tác phẩm
Đàn ghi ta của Lorca trên các diễn đàn, báo chí, các phương tiện thông tin đại
chúng khác để rút ra những đánh giá chung nhất về thực trạng dạy học Đàn
ghi ta của Lorca hiện nay
1.2.2.2 Kết qua ̉ khảo sát
* Về phía giáo viên, chúng tôi tiến hành điều tra qua bảng hỏi và qua việc trực tiếp điều tra giáo án dạy của giáo viên để có thể có được các kết quả chính xác về việc giáo viên áp dụng thi chủ nghĩa tượng trưng vào quá trình dạy học tác phẩm ra sao
Bảng3.1 Điều tra về mức độ áp dụng thi chủ nghĩa tượng trưng vào dạy học tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” của giáo viên
Dạy Đàn ghi ta của Lorca chủ
yếu theo các ý chủ đề, nội dung 9/10 (90%)
Có cung cấp thêm cho học sinh
tài liệu về chủ nghĩa tượng trưng 0(0%)
Có chú ý đến vấn đề đọc sáng tạo 8/10 (80%)
Có cho việc dạy học tác phẩm
Đàn ghi ta của Lorca theo hướng
tiếp từ thi pháp chủ nghĩa tượng
trưng hiện nay là cần thiết
8/10 (80%)
- Có tới 90% giáo viên (9/10 phiếu) trong khi dạy tác phẩm Đàn ghi ta của
Lorca chủ yếu dạy theo các ý chủ đề, nội dung của tác phẩm mà chưa thật sự
chú trọng vào nghệ thuật của tác phẩm
- Số giáo viên cung cấp thêm cho học sinh tài liệu về chủ nghĩa tượng
Trang 32trƣng không có giáo viên nào Hầu hết giáo viên cho rằng việc học sinh đọc thêm tri thức đọc hiểu của SGK đã là đủ
- Số giáo viên chú ý đến vấn đề đọc sáng tạo chiếm số lƣợng rất lớn đến 80% (8/10) Nhƣ vậy giáo viên đã nhận thức đƣợc rất đúng đắn vai trò của việc đọc trong dạy học văn học
- Số giáo viên cho việc dạy học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca theo từ thi
pháp chủ nghĩa tƣợng trƣng hiện nay là cần thiết chiếm một số lƣợng rất lớn Nhƣ vậy là đa số giáo viên đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chủ nghĩa
tƣợng trƣng trong việc dạy và học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca
- Nhƣng có sự phi lý xảy ra, đó là giáo viên đa số đều nhận thức đƣợc vai
trò của thi pháp chủ nghĩa tƣợng trƣng trong việc dạy một văn bản nhƣ Đàn
ghi ta của Lorca nhƣng thực tế họ lại chủ yếu dạy theo nội dung
* Về phía học sinh: chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra hai lớp 12A9 (lớp đối chứng) và lớp 12A10 (lớp thực nghiệm) về mức độ hiểu bài của học
sinh sau khi học xong Đàn ghi ta của Lorca (do học sinh tự đánh giá) và có
bình
Hiểu ở mức độ
khá
Hiểu ở mức độ
cao
12A
5/45 (11,1 %)
22/45 (48,9 %)
20/47 (42,5 %)
42/92 (45,7 %)
41/92 (44,5 %)
0/92 (0%)
Bảng 3.3 Điều tra về mức độ những ảnh hưởng tác động đến học sinh trong quá trình học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca
Trang 33Mức độ
Nội dung
Ảnh hưởng nhiều
Ảnh hưởng ở mức trung bình
Không ảnh hưởng gì
20/92 (21,5 %)
46/92 (50,5 %)
20/92 (21,5 %)
21/92 (22,8%)
4/92 (4,3 %)
6/92 (6,6 %)
Phương
pháp dạy học
của giáo viên
chưa hiệu quả
31/92 ( 33,7 %)
30/92 (32,6%)
8/92 ( 8,7 %)
23/92 (25 %)
49/92 (53,2%)
18/92 (19,5 %)
6/92 (6,6%)
Từ bảng 3.2 có thể thấy số học sinh hiểu ở mức độ cao là không có, đa phần
chỉ hiểu ở mức độ trung bình Đàn ghi ta của Lorca thực sự là một bài thơ
khó học với học sinh Đặc biệt còn có những học sinh không hiểu gì về tác phẩm Cũng có sự phân biệt giữa học sinh hai lớp lớp 12A10 hiểu bài tốt hơn 12A9 (mức độ hiểu ở mức khá của học sinh lớp 12A10 là 49 % trong khi ở lớp 12A9 là 40 %)
Từ bảng 3.3 có thể thấy có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới học sinh trong quá trình học Nguyên nhân chính làm học sinh khó học tác phẩm phải kể tới
Trang 34đầu tiên do bài thơ viết theo lối tượng trưng nên hình ảnh và ngôn ngữ khiến học sinh cảm thấy rất khó tiếp nhận (có 66,3% ý kiến học sinh cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tiếp cận tác phẩm của họ) Nguyên nhân tiếp theo đó chính là phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự hiệu quả (33,7 % ý kiến cho rằng nguyên nhân này rất ảnh hưởng đến họ)
Những nhận xét bước đầu nêu trên cho thấy một phần thực trạng của việc
dạy và học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo trong nhà trường
phổ thông Chủ yếu vẫn tồn tại cách dạy học sinh theo ý, theo chủ đề khiến học sinh bị nhồi nhét các ý mà không hiểu tác phẩm được thực sự cũng như thấy rung cảm với bài thơ
* Nguyên nhân
Qua việc phân tích và đánh giá kết quả khảo sát trên, chúng ta cũng phần
nào hiểu được nguyên nhân khiến cho Đàn ghi ta của Lorca bị coi là một bài
khó dạy với giáo viên và khó học với học sinh, không tạo được hứng thú cho người học, làm cho việc giảng dạy và học tập của cả giáo viên và học sinh đều gặp nhiều khó khăn Để giúp mọi người hiểu rõ hơn các nguyên nhân đó, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chúng tôi xin trình bày một số nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy và học
tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca trong nhà trường phổ thông hiện nay:
- Từ phía tác phẩm
Đây là một tác phẩm viết theo lối tượng trưng về một nhân vật xa lạ với học sinh nên các em rất khó tiếp nhận
- Từ phía giáo viên
Giáo viên chủ yếu vẫn dạy học theo hướng kinh nghiệm mà chưa có được cách dạy hợp lý Mặt khác, đây là một tác phẩm khó và mới đưa vào chương trình nên giáo viên còn lúng túng là điều tất yếu
- Từ phía người học
Do học sinh chưa được trang bị đầy đủ hiểu biết về bài thơ nên không hứng thú và kết quả học không cao Trước thực trạng dạy và học trên, chúng
Trang 35tôi mong muốn tìm được những giải pháp thích hợp để khắc phục những vấn
đề còn tồn tại hiện nay Một trong những giải pháp của chúng tôi đó là tiến
hành dạy - học Đàn ghi ta của Lorca từ thi pháp chủ nghĩa tượng trưng với
những phương pháp và biện pháp phù hợp
Tiểu kết: Dạy học văn trong nhà trường cần cho học sinh phát triển năng lực
tri giác ngôn ngữ để giải mã văn bản, cũng vì vậy mà năng lực tái hiện hình tượng của học sinh và năng lực tưởng tượng nghệ thuật sẽ ngày càng trở nên sinh động, phong phú Hơn thế nắm vững được thi pháp của chủ nghĩa tượng trưng thì việc dạy – học sẽ giúp cho người dạy và người học nhận diện giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản một cách nhanh và chính xác nhất Bởi
vậy chúng tôi đề xuất cách tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh
Thảo với những phương pháp và câu hỏi phù hợp nhằm xâm nhập vào thế giới nghệ thuật đầy phong phú của tác phẩm một cách hoàn chỉnh sẽ giúp người đọc phát triển năng lực thẩm mĩ
Trang 36
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG THI PHÁP CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRONG DẠY
HỌC BÀI “ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA”
2.1 Hướng tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca dưới góc độ thi pháp
học
2.1.1 Thể loại của bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ trữ tình mang nhiều yếu tố của thơ
tượng trưng Thơ trữ tình theo tiếng Hi Lạp là “Liricos” - hát dưới đàn Liare Như vậy, âm điệu là đặc điểm nổi bật; thứ hai chính là cảm xúc – bài thơ trữ tình thể hiện trực tiếp cảm xúc và được dẫn dắt theo mạch cảm xúc của nhà
thơ
Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ trữ tình mang nhiều yếu tố tượng trưng Ở
đây chúng tôi chỉ muốn nói thêm bài thơ có âm điệu rất tự nhiên và phóng túng Chất trữ tình thể hiện trong mạch cảm xúc tuôn trào với cảm hứng chủ đạo là sự ngợi ca tri âm của Thanh Thảo với người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh của xứ sở Tây Ban Nha
Cảm xúc nhà thơ bộc lộ trong sự trào dâng nhiều khi không kiềm chế được
đã bộc lộ trực tiếp, sôi trào, nhất là đoạn tả cái chết của Lorca Đây là đoạn thơ đầy
bi phẫn:
Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du (Đàn ghi ta của Lor-ca –Thanh Thảo)
Tác giả đã dựng lên những đối lập, thậm chí bộc lộ trực tiếp cảm xúc
“bỗng kinh hoàng” để thể hiện cảm xúc mãnh liệt trước cái chết đau thương của
Trang 37Lorca Chính cảm xúc đã dẫn dắt bài thơ, để Thanh Thảo viết lên những câu thơ đầy tâm trạng:
tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)
Không bộc lộ trực tiếp nỗi đau bằng ngôn từ trong tiếng kêu cảm thán kiểu như “than ôi”, “ôi”, nhưng bằng chính giọng điệu đau đớn của những câu thơ ngắn dài đan xen, của giọng điệu thơ lúc bi phẫn lúc kinh hoàng, lúc chậm rãi xót xa, nhà thơ đã thể hiện được thành công nỗi đau nức nở của con tim Cảm xúc nén lại trong những giọt nước mắt nghẹn ngào, cấu trúc thơ đứt gẫy
Chỉ hai từ “máu chảy” đứng tách ra thành một dòng thơ cũng đủ nói lên rất
nhiều Đó là sự phẫn lộ trước tội ác của bọn Phát xít, là tiếng thơ đau thương của lòng tiếc nuối Những câu thơ ấy còn là sự trân trọng của những tấm lòng tri kỉ!
Bằng đôi cánh của chủ nghĩa tượng trưng, Thanh Thảo đã để cảm xúc được tự do thăng hoa, đã chạm đến chiều sâu của những rung động, rung động trong tâm hồn mà ngôn ngữ lúc này được tự do miên man, phóng túng theo đà cảm xúc ấy Đây là một đặc điểm thi pháp nổi bật của bài thơ, nó chi phối rất nhiều đến các yếu tố khác, người đọc cần giải mã được điều ấy để có thể khám phá được tác phẩm đúng hướng Người dạy cần phải nhận thấy rõ
đặc điểm này mới có thể dạy được Đàn ghi ta của Lor-ca “một cách có hồn”
Bởi bài thơ là một “nhật ký tâm trạng” trong khoảnh khắc tức thời của nhà thơ, chỉ có thể làm theo mạch cảm xúc để dẫn dắt bằng chính sự rung cảm người dạy và người học mới có thể tiếp cận được hồn cốt của tác phẩm
Trang 382.1.2 Kết cấu
Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật của tác phẩm Cái khó nhất của sáng tác là kết cấu Tác phẩm là một công trình kiến trúc, vậy thì việc khó nhất
phải là kết cấu Ngay cả từ “kết cấu” vốn là từ gốc của kiến trúc và hội họa
Nhà văn xây dựng một công trình văn học với mục đích phản ánh đời sống và
sự cảm nhận của mình trước nó, nhà văn phải xây dựng nhận vật, tính cách, xác định không gian thời gian, chọn lựa, sắp xếp chi tiết…
Kết cấu tác phẩm thực chất là tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự kiện, dòng đời Bố trí điểm nhìn cho công chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng
và chiều sâu của câu chuyện nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con người
Đàn ghi ta của Lor - ca có một kết cấu đặc biệt, đó là một kết cấu thơ tự
do tổ chức theo kết cấu của “khối vuông rubic” Có nghĩa là bài thơ được viết theo lối “tự động hóa” câu chữ chảy tràn theo tiếng gọi của cảm xúc Thơ không bị gò vào thể thơ nào, vần luật nào Điểm nhìn của bài thơ là điểm nhìn bên trong – điểm nhìn xuất phát từ cảm xúc Sự di chuyển của điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong khiến tác giả xâm nhập và tái hiện lại được rất sâu
sắc hình ảnh của Lorca “Những tiếng đàn bọt nước” - ngay câu thơ đầu tiên
đã thể hiện rõ điểm nhìn từ bên trong của tác giả - điểm nhìn gắn với cảm xúc Chỉ có như vậy mới giúp tác giả miêu tả được “kì lạ” mà đúng đến vậy
về tiếng đàn của Lorca Không phải là tiếng đàn bình thường nữa mà là tiếng đàn được cảm nhận trong sự mở rộng cảm giác “tương giao” của tác giả Tiếng đàn cũng có số mệnh nó là tiếng đàn đẹp mà mong manh dễ vỡ
Bố cục của bài thơ vì vậy không chia theo chương, đoạn, khổ mà chia theo mạch diễn biến của xúc cảm Đó là sự xúc cảm, suy tưởng của Thanh Thảo trước hình ảnh của Lorca – người nghệ sĩ Tây Ban Nha phóng túng, tài hoa và cô đơn trong cuộc sống đấu tranh bảo vệ hòa bình và cái đẹp:
những tiếng đàn bọt nước Tây-Ban-Nha áo choàng đỏ gắt
Trang 39li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn
(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)
Mạch thơ chuyển sang đột ngột với tiếng kêu đau đớn, kinh hoàng trước hiện thực:
Tây-Ban-Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)
Mạch thơ đẩy lên cao trào trong sự bi phẫn và nỗi đau, cuối cùng cảm xúc thơ lắng lại nuối tiếc và thanh thản với niềm tin của sự bất tử của Lorca và cái đẹp:
không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di -gan vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
Trang 40vào lặng yên bất chợt
li -la li -la li -la
(Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo)
Kết cấu của bài thơ còn có điểm đặc biệt khác, đó chính là việc Thanh Thảo đưa vào thơ chất nhạc một cách nhuần nhuyễn Bài thơ được tổ chức như một khúc bi ca với đầy đủ khúc dạo đầu, phát triển cao trào và kết thúc
Đồng thời, việc đưa trực tiếp những âm thanh mô phỏng tiếng đàn “li-la li-la”
làm bài thơ càng mang dáng dấp của một bài hát với những tiếng nhạc đệm đầy ám ảnh Kết cấu mang tính âm nhạc đem lại cho tác phẩm sự độc đáo Nhưng đó không phải là sự sắp xếp cố ý một cách hình thức của tác giả Có lẽ
vì Thanh Thảo đang viết về Lorca, một nhà thơ, một nhạc sĩ và chính những
âm thanh “li-la-li-la” với lời di chúc sớm: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây
đàn ghi ta” đã dẫn dắt cho mạch thơ Chính vì thế Thanh Thảo đã tái hiện lại
được rất sinh động chất tài hoa phiêu lãng, sự cao thượng và cả sự cô đơn mỏi mệt của hình tượng người nghệ sĩ Lorca
Kết cấu rubic cũng là một đặc điểm nổi bật của bài thơ, kết cấu rubic thể hiện sự phóng túng, tự do trong ngôn ngữ, trong việc sắp xếp và tổ chức các hình ảnh thơ như một ô màu rubic, xoay quanh các trục của bài thơ là mạch cảm xúc tác giả Có nhiều dòng thơ và hình ảnh thơ người đọc tưởng như thấy
nó được “rơi xuống” một cách kì lạ Đây cũng chính là một ảnh hưởng mà nhà thơ học được từ chính thơ Lorca - chất ngẫu hứng rất tự do đầy thú vị như
chính Thanh Thảo tâm sự: “Trong những bài thơ đẹp nhất, du dương nhất
Lorca thỉnh thoảng vẫn có những "cú rơi" như thế, những cú rơi khiến ta phải chới với hai tay mình mong ghì siết lấy đời sống, tình yêu và cái đẹp, ghì siết
mà cảm một cách da thịt rằng mình đang ôm ghì cái chết Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn ngữ Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên Năng