Mỗi một tác phẩm văn học đều có thể tạo ra nhiều cách thức cảm thụ khác nhau, đặc biệt là những bài thơ lạ và đa nghĩa như “Đàn ghi ta củaLor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo.. Xuất phát từ đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN
BÀI THƠ ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
(THANH THẢO) CHO HỌC SINH THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ Văn
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn – trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, đặc biệt là TS.Bùi Minh Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡtôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và học sinh trường THPT Bình Sơn – Sông Lô – Vĩnh Phúc đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành công việc khảo sát thực tế để nghiên cứu đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Rút ngắn khoảng cách tiếp
nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) cho học sinh THPT
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – Tiến sĩ Bùi Minh Đức Khóa luận này không trùng khớp với các bài viết và công trình nghiên cứu khác
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hương
Trang 5MỤC LỤC
Trang MỞĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Bố cục khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 6
1.1.Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Tiếp nhận văn học 6
1.1.2 Khoảng cách tiếp nhận 8
1.2 Cơ sở thực tiễn… 11
1.2.1 Những điểm khó trong tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” 11
1.2.2 Thực trang tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của học sinh THPT 13
Chương 2 Biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) cho học sinh THPT 18
2.1 Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh… 18
2.2 Bổ trợ kiến thức về tác giả 21
2.3 Bổ trợ kiến thức về tác phẩm 25
2.3.1 Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực và thơ Thanh Thảo 25
2.3.2 Lorca và mạch nguồn cảm hứng của thi phẩm 30
Trang 6Chương 3 Giáo án thực nghiệm 50 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Theo lí thuyết tiếp nhận văn học, khoảng cách tiếp nhận là yếu tố rất quan trọng để xác nhận những giá trị thẩm mĩ của một tác phẩm nghệ thuật Trong thực tế, nhiều tác phẩm văn học tuy có giá trị nhưng vượt tầm đón nhận của độc giả nên gây ra nhiều khó khăn khi tiếp nhận Tuy nhiên, nếu một tác phẩm thật sự có giá trị thì trước sau nó vẫn tồn tại và khoảng cách tiếp nhận sẽ dần dần được rút ngắn theo hướng nâng tầm đón nhận của độc giả tiếp cận gần với tầm đón nhận của tác phẩm
Từ năm 2008, bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) chính
thức được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12, tập 1 Cho đến nay nó vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu
văn học, giáo viên và học sinh bởi “Đàn ghi ta của Lor-ca” là một bài thơ
hay, độc đáo về cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Tuy nhiên việc giảng dạy và tiếp nhận bài thơ này đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại do khoảng cách tiếp nhận với học sinh THPT còn khá xa
Mỗi một tác phẩm văn học đều có thể tạo ra nhiều cách thức cảm thụ
khác nhau, đặc biệt là những bài thơ lạ và đa nghĩa như “Đàn ghi ta
củaLor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo Đã có rất nhiều cách tiếp cận được đề ra, tuy
nhiên sẽ không thể hiểu được thi phẩm nếu bạn đọc không có những hiểu biết nhất định về nhân vật Lor-ca, về không gian văn hóa Tây Ban Nha, phong cách thơ Thanh Thảo và bút pháp thơ tương trưng siêu thực Những kiến thức phông nền ấy cộng thêm việc bồi dưỡng vốn sống cần thiết sẽ giúp nâng tầm đón nhận của học sinh THPT gần với tầm đón nhận của tác phẩm
Trang 8Xuất phát từ đặc trưng của lí thuyết tiếp nhận và thực trạng tiếp nhận
bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, tôi quyết định chọn đề tài “Rút ngắn
khoảng cách tiếp nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) cho
học sinh THPT”với mong muốn cung cấp những kiến thức, kĩ năng cần thiết
để nâng tầm đón nhận của học sinh, rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ
“Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo)
2 Lịch sử vấn đề
Từ khi bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) được đưa vào
Chương trình SGK Ngữ Văn 12, tập 1, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu xoay quanh tác phẩm mới lạ, độc đáo này
PSG TS Phan Huy Dũng ở chuyên mục Văn học và Nhà trường trên
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2008 có tiêu đề “Đàn ghi ta của Lor-ca
dưới góc nhìn liên văn bản” đề cập đến lí thuyết liên văn bản của mỗi tác
phẩm văn chương Tác giả cho rằng: mỗi văn bản cụ thể đều có rất nhiều văn bản khác làm nền cho nó, muốn giải mã văn bản chính thức không thể không tìm đến những văn bản đó dựa trên sự chỉ dẫn của các từ ngữ, hình ảnh, câu
thơ trong tác phẩm văn chương Muốn giải mã bài thơ “Đàn ghi ta của
Lor-ca” cần đến kiến thức liên văn bản
Trong sách Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn Ngữ
Văn – Nxb Giáo dục/2008, PGS TS Lê Nguyên Cẩn có bài viết “Để hiểu
thêm một sốhình tượng thơ trong bài“Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo” với mục đích giúp giáo viên THPT nắm được đôi chút về các quan
niệm mỹ học của chủ nghĩa siêu thực và tượng trưng để có thể cảm nhận bài thơ của Thanh Thảo dễ dàng hơn Đây là một gợi mở mang tính định hướng
cơ bản trong quá trình soạn giảng thi phẩm cho giáo viên
Trang 9Cùng với ý kiến của PGS TS Lê Nguyên Cẩn về việc tiếp nhận bài thơ xếp vào loại “khó đọc” này, TS Nguyễn Phượng – đồng tác giả SGK Ngữ
Văn 12 nâng cao có bài “Vài suy nghĩ về việc đọc hiểu bài thơ Đàn ghi ta của
Lor-ca” – Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 7/2008 Tác giả đề cập một số vấn
đề cần lưu ý trong quá trình đọc – hiểu bài thơ như sau: 1 – Cần có kiến thức
mỹ học về thơ hiện đại mang màu sắc siêu thực; 2 – Cần nắm những nét cơ bản về thơ Thanh Thảo; 3 – Cách chia bố cục bài thơ; 4 – Hệ thống hình ảnh trong bài thơ; 5 - Yếu tố âm nhạc trong thơ
Trong khóa luận tốt nghiệp “Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc
hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo” – chuyên ngành
phương pháp dạy học Ngữ Văn – trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 (2009) của sinh viên Bùi Thị Thùy, tác giả khóa luận cũng đề cập đến vấn đề dạy học
bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” cần bám vào những kiến thức những kiến
thức về thơ tượng trưng siêu thực để giúp học sinh đọc – hiểu văn bản
Ngoài ra, bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” còn nhận được rất nhiều
những ý kiến, lời cảm nhận và phẩm bình.Trên báo Văn học và Tuổi trẻ số 10/2010, thầy giáo Cát Văn – giáo viên THPT Hà Nội Amsterdam có bài viết
“Đàn ghi ta củaLor-ca, một khúc tri âm” Tác giả chỉ ra nguồn cảm hứng và
động lực để Thanh Thảo viết bài thơ: Khúc tri âm Lor-ca đã được Thanh Thảo thể hiện bằng một hình thức độc đáo Đọc bài thơ, ta có cảm xúc như được nghe một bản giao hưởng với hai bè: bè cao thánh thót và bè trầm bi tráng, cuối cùng là sự giao thoa giữa hai bè,…
Trong bài viết “Định hướng học sinh cảm nhận hình tượng Lor-ca
trong bàiĐàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)”, Tạp chí Giáo chức số 57
(1/2012), TS Bùi Minh Đức đã đưa ra một cách đọc hiểu bám theo những suy nghiệm của Thanh Thảo về Lor-ca: chân dung một người nghệ sĩ có số
Trang 10phận mong manh, một dũng khí giàu khát vọng đấu tranh và cách tân nghệ thuật, một kị sĩ văn chương đơn độc, một ca sĩ dân gian tự do, một tử sĩ đau thương và Lor-ca – linh hồn bất tử
Bên cạnh đó còn là sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà nghiên cứu trong ngành, các giáo viên tâm huyết trên hành trình khám phá những hướng khai thác bài thơ cũng như tìm cách đưa tác phẩm đến gần hơn với học sinh
Có thể kể đến những gợi ý hướng dẫn thiết kế bài giảng của Sách giáo viên Ngữ Văn 12 (tập 1) – ban cơ bản và nâng cao – Nxb Giáo dục/2008; cuốn sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12 – Nxb Giáo dục/2010; Bộ sách chuyên đề dạy – học Ngữ Văn 12 – Nxb Giáo dục/2008 của TS Lê Thị Hường; …Và rất nhiều những bài phân tích, bình
giảng, hướng dẫn đọc – hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, những công
trình nghiên cứu liên quan khác
Những công trình nghiên cứu, bài viết trên chủ yếu đưa ra những cách thức tiếp cận, đọc – hiểu, phân tích, cắt nghĩa tác phẩm Đứng từ góc độ tiếp nhận văn học, tôi nhận thấy rằng, vấn đề về tầm tiếp nhận và khoảng cách tiếp nhận tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình đọc - hiểu văn bản của học sinh cũng như quyết định giá trị thẩm mĩ của tác phẩm Quan tâm đến vấn
đề tiếp nhận của học sinh cũng là một hình thức trả học sinh về đúng vai trò
của một bạn đọc văn chương đích thực Chính vì vậy, đề tài “Rút ngắn
khoảng cách tiếp nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) cho
học sinh THPT” tôi chọn nghiên cứu là một mong muốn rút ngắn khoảng
cách tiếp nhận bài thơ cho học sinh, để thi phẩm sống đúng với giá trị của nó
3 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ
“Đànghi ta của Lor-ca” cho học sinh THPT, góp phần nâng cao chất lượng
Trang 114 Đối tượng nghiên cứu
- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo
- Các biện pháp sư phạm
5 Phạm vi nghiên cứu
- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” và những vấn đề liên quan
- Học sinh ban C, D khối 12 trường THPT Bình Sơn – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2 Biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi
ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) cho học sinh THPT
Chương 3 Giáo án thực nghiệm
Trang 12Theo Từ điển Thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình
chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch”[4,tr.325] Tiếp
nhận là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm không đứng yên mà luôn lớn lên, phong phú thêm Một cách khái quát nhất có thể xác định tiếp nhận văn chương chính là quá trình biến “văn bản văn chương” vốn là sản phẩm sáng tạo tinh thần của nhà văn thành “tác phẩm văn chương” đúng nghĩa trong tâm trí người đọc.Về thực chất, tiếp nhận văn học chính là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và độc giả qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc hòa mình vào tác phẩm văn học, rung động với nó, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài năng của người nghệ sĩ sáng tạo, bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, bằng
cả tâm hồn mình Người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu, từng chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng nhân vật, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, cuốn hút Như vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực trong tâm trí người đọc, nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình
Lí thuyết tiếp nhận hiện đại thừa nhận tác phẩm văn chương là một loại
Trang 13nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người trong xã hội Nó có những
“thước đo chất lượng” và “giá trị tiêu dùng” rất khác nhau giữa mọi người
Do tác phẩm văn chương được xem như một hàng hóa nên tiếp nhận văn chương vượt ra ngoài tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao Lí thuyết tiếp nhận văn chương hiện đại cũng xác định được bạn đọc là tầng lớp công chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau.Trong khi đó, tác phẩm văn chương lại mang tính đa nghĩa nên mỗi người đứng ở các góc độ khác nhau sẽ khám phá, phát hiện ra những điểm khác nhau Do vậy, chân trời tự do cho việc tiếp cận sẽ được mở ra Người đọc đa dạng dẫn đến sự đa dạng trong tiếp nhận văn học Tùy theo trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp,…mà bạn đọc có sự tiếp nhận khác nhau trong cùng một tác phẩm Lí luận văn học hiện đại gọi đó là tầm đón nhận của độc giả
Tầm đón nhậncó thể coi là một trong những yếu tố khởi điểm của
tiếpnhận văn chương.Tầm đón nhận có người gọi là “tầm đón đợi” hay “chân
trời đón đợi” là một trong những khái niệm then chốt của lí thuyết tiếp nhận văn chương hiện đại Với tư cách là chủ thể tiếp nhận đối với bất cứ loại tác phẩm văn học nào, người đọc không bao giờ là một tờ giấy trắng thụ động,
mà vốn có một “tầm đónnhận” được hình thành một cách tổng hợp bởi nhiều yếu tố Theo GS Phương Lựu trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học, tập 1:“Tầm đón nhận trước hết là do thực tiễn đời sống và sự giáo dưỡng văn
hóa, đã hình thành nên ở người đọc từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ thái độ chính trị đến khuynh hướng tình cảm và hứng thú thẩm mỹ,…rồi nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính,…”[11, tr.349]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng trong công trình nghiên cứu
“Đọc và tiếp nhận văn chương” cũng đã xác định: “Tầm đón nhận bao gồm
cả những hiểu biết về các hình thức biểu hiện văn học khác nhau, những kinh nghiệm nghệ thuật được lưu truyền và những tri thức khác có liên quan đến
Trang 14văn học, để một lúc nào đó những trữ lượng sẽ biến thành hiện thực tinh thần khi người đọc gặp những tác phẩm tương ứng Tầm đón nhận của bạn đọc bao gồm cả những khát vọng về đạo đức và nhất là tư tưởng nghệ thuật, lí tưởng và hành động thẩm mĩ, đôi lúc nó tác động trở lại tác giả để quy định trước ý nghĩa của văn bản tác phẩm tương lai” [5, tr.114] Ngoài ra, nhà
nghiên cứu Phạm Quang Trung trong bài viết “Văn chương,đọc và viết” đã đưa ra quan điểm về “tầm đón nhận”, đó là “những nhu cầu và trình độ
thưởng thức kết tinh từ kinh nghiệm sống, hứng thú, lí tưởng của mỗi người đọc” Bài viết cũng đã dẫn ra quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Dân, “tầm đón nhận là trình độ kiến thức văn hóa – văn học của công
chúng”
Như vậy, dù có thể hiểu theo những cách có khác biệt đôi chút, nhưng chung quy lại, ta đều ý thức được tầm đón nhận là một tổ hợp các thành tố tinh thần gồm kiến thức, đạo đức, văn hóa, kinh nghiệm, thẩm mĩ,…mà mỗi bạn đọc coi đó như là hành trang văn hóa riêng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tiếp nhận trên hành trình khám phá mỗi tác phẩm
Thực tế, sự ra đời và phát triển của lí thuyết tiếp nhận đã có một đóng góp quan trọng trong hệ thống tri thức lí luận nghệ thuật, lí luận văn học nói chung và lí luận giảng dạy văn học nói riêng Dạy học văn trong nhà trường
là một quá trình tiếp nhận đặc biệt, nhưng vẫn không nằm ngoài những quy luật tiếp nhận chung Nắm vững và vận dụng những thành tựu của lí thuyết tiếp nhận để soi chiếu vào quá trình dạy học tác phẩm văn chương, thiết nghĩ
là hoàn toàn cần thiết
1.2 Khoảng cách tiếp nhận văn học
Khoảng cách tiếp nhận (rezeptionsdistanz) là cách gọi của GS
Nguyễn Thanh Hùng trong công trình “Đọc và tiếp nhận văn chương” Đây
Trang 15là một trong hàng loạt khái niệm phái sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau
từ khái niệm “tầm đón nhận” nói trên
Khoảng cách tiếp nhậncó thể hiểu là sự khác biệt giữa tầm đón nhận
của tác giả (qua tác phẩm) với tầm đón nhận của người đọc.Khi tầm đón nhận của độc giả bắt gặp tầm đón nhận của tác giả (qua tác phẩm) ta gọi đó là
“đồng nhất tiếp nhận”.Giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương vốn
liên quan mật thiết tới hai khái niệm “khoảng cách tiếp nhận” và “đồng nhất
tiếp nhận”, nhìn cả dưới góc độ đồng đại hay lịch đại
Nguyên nhân của hiện tưởng khoảng cách bắt nguồn trước hết từ chính đặc trưng của sáng tạo văn học của tác phẩm văn chương Chính tính đa nghĩa của tác phẩm tạo ra những cảm nhận không giống nhau của bạn đọc Đó là lí
do dẫn đến việc dù am hiểu truyền thống văn hóa, văn học, am hiểu đặc trưng thể loại, thi pháp,…thì khoảng cách vẫn là một sự thật tất yếu.Khoảng cách tiếp nhận được tạo nên bởi những khoảng cách về không gian và độ lùi thời gian Sự khác biệt và thay đổi của đời sống xã hội, của nền văn hóa trong những không gian, thời gian khác nhau,…sẽ đem đến những cảm nhận không giống nhau ở từng bạn đọc
Khoảng cách tiếpnhậnkhông chỉ chịu chi phối bởi bề rộng của không
gian và chiều dài của thời gian mà nó còn trở thành một thước đo giá trị của
tác phẩm Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: “Lí thuyết tiếp nhận luôn đặt vấn đề
khuyến khích sự đồng nhất thẩm mĩ trong đông đảo bạn đọc” [5, tr.113] Ông
còn tỏ ý muốn :“Theo chiều dài thời gian đi tới tương lai của quá trình tiếp
nhận thì những khoảngcách thẩm mĩ sẽ được thu hẹp lại và sự đồng nhất thẩm mĩ sẽ được mở rộng hơn để tiếp nhận văn học thực sự là sự tiếp nhận một đối tượng thẩm mĩ chứ không phải sự tiếp nhận chủ thể tiếp nhận [5,
tr.115] Sự mong muốn đó thể hiện niềm kì vọng của ông vào sự nghiệp giáo dục, nhằm nâng cao trình độ thẩm mĩ, để đến lúc nào đó khoảng cách cách
Trang 16nhận giữa người viết và người đọc được rút ngắn, khi đó người đọc sẽ tiếp nhận văn chương một cách phù hợp như là những “đối tượng thẩm mĩ” để không còn sự chênh lệch quá lớn như hiện nay
Xét ở một góc độ khác, khoảng cách tiếp nhận không chỉ là một yếu tố
cần phải khắc phục và loại bỏ, là yếu tố “hạn chế tầm nhìn” của độc giả mà đồng thời nó lại chính là sự kích thích, “vẫy gọi” huyền bí đối với tư duy nghệ
thuật của người đọc, buộc họ phải nâng cao tầm đón nhận để tìm lấy đáp số
đang còn khuất lấp hoặc thậm chí còn là vấn đề bỏ ngỏ đang đợi độc giả xây dựng lời giải và đáp số của riêng mình Đó chính là vai trò đồng sáng tạo của độc giả trong quá trình tiếp nhận
Tiếp nhận văn học trong nhà trường cũng nằm trong quy luật tiếp nhận nói chung Dạy học tác phẩm văn chương thực chất cũng là quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn học Soi chiếu những khái niệm trên vào quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường, rõ ràng chúng ta luôn luôn định hướng, dẫn dắt bạn đọc học sinh với mong muốn giúp học sinh vượt qua những khoảng cách tiếp nhận để đạt tới sự đồng nhất tiếp nhận Điều này hoàn toàn phù hợp với khát vọng khám phá nghệ thuật của độc giả muôn đời và thống nhất với quan điểm của lí thuyết tiếp nhận.Vai trò và cũng là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên dạy văn là làm thế nào duy trì giới hạn đồng nhất và khoảng cách tiếp nhận giữa học sinh và tác giả, tác phẩm một cách hợp lí nhất Làm được điều đó cũng có nghĩa là giáo viên
đã trả lại vai trò là bạn đọc sáng tạo cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay Việc làm này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những tác phẩm văn học trong nhà trường hiện nay vẫn được đánh giá là khó dạy và khó học
Trang 172 Cơ sở thực tiễn
2.1 Những điểm khó trong tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca"
Tiếp nhận tác phẩm văn chương thực chất là một quá trình giao tiếp, sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận.Bao giờ người viết cũng mong muốn người đọc hiểu mình, cảm nhận những điều mình gửi gắm, kí thác.Song trong cuộc giao tiếp thông qua tác phẩm ấy, bên cạnh tính khách quan cần đảm bảo thì người đọc còn gặp muôn vàn khó khăn, cản trở khi tiếp nhận.Với
sự mới lạ về nội dung và sự “bí ẩn” trong hình thức biểu hiện, bài thơ “Đàn
ghi ta của Lor-ca” đã gây không ít khó khăn cho độc giả trong quá trình tiếp
nhận, đặc biệt đối với độc giả là học sinh THPT
Thứ nhất, về hình thức, bài thơ được viết dưới một hình thức hoàn toàn mới mẻ, mang phong cách thơ tượng trưng, siêu thực Hiện nay, thơ trữ tình
có xu hướng tượng trưng, siêu thực chưa được đưa nhiều vào chương trình Ngữ văn THPT Chính vì vậy, học sinh rất lung túng khi tiếp cận bài thơ này.Việc tìm ra hướng tiếp cận một cách hiệu quả đối với thể loại thơ này còn nhiều ý kiến chưa thống nhất Để làm được điều đó, người dạy và người học cần hiểu được tận gốc bản chất của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực là như thế nào, nó có đặc trưng gì và từ đó mới có thể khám phá được những tầng nghĩa ẩn chứa dưới lớp ngôn từ, hình ảnh của bài thơ Thanh Thảo là nhà thơ
có ảnh hưởng sâu sắc chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực, không chỉ tiếp thu, ông còn đổi mới và sáng tạo, cách tân, tạo nên một phong cách rất riêng biệt Thanh Thảo cũng là một tác giả mới trong chương trình Ngữ văn THPT Mới
ở giọng thơ, mới ở cách thức tư duy qua hệ thống thi ảnh đậm chất suy tưởng.Những hiểu biết về thơ Thanh Thảo đối với học sinh là rất hạn chế Do
đó, các em càng bỡ ngỡ hơn khi bắt gặp một bài thơ viết theo lối tự do biến
thể, không dấu câu, không viết hoa đầu dòng, các hình ảnh thơ lạ lẫm (áo
choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, óa choàng bê
Trang 18bết đỏ, lá bùa cô gái Di gan, ghi ta màu bạc,…) hay sự kết hợp lạ lùng “giọt nước mắt vầng trăng”,…Ở đây, ngoài khâu “trung gian phiên dịch” của phần
chú thích trong sách giáo khoa hoặc những lời giải thích của thầy cô còn cần một vốn văn hóa nhất định để có thể hiểu và cảm nhận
Thứ hai, về nội dung văn bản, bài thơ là tiếng lòng tri ân của Thanh Thảo đối với nghệ sĩ thiên tài Lor-ca người Tây Ban Nha Trong quá trình tiếp nhận, người đọc phải vượt qua hàng rào khoảng cách về thời gian và không gian lịch sử Những khó khăn do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, tâm lí của mỗi thời đại sẽ khiến bạn đọc khó hiểu với những gì tác phẩm đề cập Lor-ca
là ai? Vì sao tác giả lại viết về con người ấy? Đối với vốn sống, tầm hiểu biết của học sinh THPT, Lor-ca quả thực là một cái tên xa lạ Bài thơ viết về người nghệ sĩ Tây Ba Nha, những thi liệu trong bài thơ có liên quan mật thiết tới vùng đất ấy, mà nếu ta không có một vốn văn hóa nhất định thì sẽ rất khó
để lí giải được những hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo đó Bài thơ “Đàn ghi ta
của Lor-ca” viết về nhân vật F.G.Lorca người Tây Ban Nha F.G.Lorca là
một thiên tài thi ca không chỉ của riêng đất nước Tây Ban Nha, mà còn của thế giới, đặc biệt sau cái chết thảm khốc của ông vào ngày 19/08/1936.Nhưng với hầu hết giáo viên và học sinh THPT ở Việt Nam, ông là một nhà thơ rất mới lạ cả về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách nghệ thuật Vì vậy, khi F.G.Lorca lại là nhân vật của một tác phẩm văn chương trong chương trình dạy học, giáo viên và học sinh lúng túng trong tiếp nhận, và hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kiến thức trong SGK, SGV để khai thác, tìm hiểu bài thơ môt cách chung chung, sơ sài, hiểu lệch,…Nếu như tìm hiểu thêm thì khi đứng trước nguồn thông tin khổng lồ, giáo viên và học sinh rất khó chắt
lọc những gì cần thiết và chuẩn xác, phù hợp để giải mã bài thơ “Đàn ghi ta
của Lor-ca”
Trang 19Từ thực tiễn cho thấy, bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là một tác
phẩm mới, được đánh giá là một trong những văn bản “hai khó”: khó học, khó dạy Trước thực tế ấy, việc dạy và học bài thơ là một thử thách thực sự đối với giáo viên và học sinh lớp 12.Thử thách ấy đã được đặt ra nhiều năm, tuy nhiên đến giờ nó vẫn là một dấu hỏi cho những thế hệ giáo viên và học sinh THPT trên con đường chinh phục tác phẩm
2.2 Thực trang tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của học sinh
THPT
Để tìm hiểu thực trạng tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”
(Thanh Thảo), tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy và học bài thơ này ở một số lớp 12 trường THPT Bình Sơn – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc Phương pháp điều tra tôi sử sụng là đưa ra phiếu câu hỏi trắc nghiệm để trưng cầu ý kiến của học sinh
Đối tượng khảo sát: Học sinh các lớp 12 chuyên ban khối C, D trường THPT Bình Sơn – Sông Lô – Vĩnh Phúc
Thời gian tiến hành: Ngày 19/04/2014
Số phiếu phát ra: 94 phiếu
Số phiếu thu lại: 94 phiếu
Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trang tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta
của Lor-ca”, tìm ra những khó khăn thực tế để từ đó đi đến biện pháp giải
quyết những khó khăn trong việc tiếp nhận bài thơ
Phiếu khảo sát thực tế có nội dung như sau:
KHẢO SÁT THỰC TẾ VIỆC TIẾP NHẬN BÀI THƠ “ĐÀN GHI TA
CỦALOR-CA” CỦA KHỐI 12 TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN – SÔNG LÔ –
VĨNH PHÚC
Họ và tên: lớp:
Trang 201 Em đã được học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo
3 Theo em, bài thơ này khó ở điểm nào?
A Nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng…)
B Hình thức (thể loại, ngôn ngữ, hình tượng, chi tiết,…)
C Cả hai phương án trên
4 Theo em, có những biện pháp nào để khắc phục những khó khăn khi học bài thơ này? Khoanh vào các phương án em cho là đúng
A Bồi dưỡng thêm vốn văn hóa (văn hóa Tây Ban Nha, âm nhạc, kinh nghiệm cảm thụ thơ ca…)
B Bổ sung những kiến thức về tác giả và tác phẩm
C Đọc thêm các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm
D Tổ chức tiết học ngoại khóa tìm hiểu về bài thơ và những vấn đề xung quanh theo từng chuyên đề
E Ý kiến khác: ………… …
*Kết quả khảo sát thực tế
Qua khảo sát thực tế, tôi thu được kết quả như sau:Phần lớn các em
đánh giá bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” ở mức khó và tương đối khó Cụ
Trang 21thể là: 35.11% học sinh cho rằng đây là bài thơ tương đối khó; 30.85% học sinh đánh giá đây là bài thơ khó; 19.15% - rất khó và 14.89% - bình thường Với câu hỏi số 2 (điểm khó của bài thơ), 77.66% học sinh cho rằng bài thơ
“Đàn ghi ta của Lor-ca” khó cả về nội dung và hình thức; 14,89% học sinh
chọn phương án khó về hình thức và 7,45% chọn phương án khó về nội dung
Như vậy, ta có thể thấy, bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được đưa vào
chương trình SGK Ngữ văn 12 từ năm 2008 nhưng cho đến nay nó vẫn là một thử thách không nhỏ đối với học sinh lớp 12 trong quá trình tiếp nhận Mặc
dù giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng đối với đa số em học sinh, đây vẫn là một bài thơ khó về cả nội dung và hình thức Nhiều học sinh
đã không ngại ngần chia sẻ rằng: “thực sự chúng em không hiểu gì cả” Có lẽ,
do xuất phát từ sự “khó” ấy nên nhiều em không nắm bắt được điều gì từ bài thơ, dẫn đến không có hứng học và cuối cùng là cảm giác “sợ” mỗi khi nhắc đến Chính vì vậy nên một số em đã bày tỏ ý kiến thẳng thắn và có phần tiêu cực khi tôi tiến hành khảo sát: nên giảm tải bài thơ ra khỏi chương trình, cho
vào phần đọc thêm hoặc không nên ra đề thi vào bài thơ “Đàn ghi ta
củaLor-ca” Đây là một thực trạng đáng buồn, bởi bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là
một bài thơ hay, có giá trị thẩm mĩ cao, đặc biệt bài thơ mang âm hưởng của
sự sáng tạo, cách tân trong thi ca hiện đại Nhiều người đánh giá bài thơ quá tầm so với lứa tuổi học sinh THPT, nhưng cá nhân tôi nhận thấy rằng thi phẩm sẽ không còn là trở ngại nếu học sinh được trang bị đầy đủ những kiến thức, kĩ năng và vốn sống cần thiết
Trong nội dung khảo sát, tôi cũng đề xuất ra những biện pháp để giúp
học sinh khắc phục khó khăn khi học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” Chiếm
tỉ lệ cao nhất là 30,85%, học sinh chọn phương án D (tổ chức tiết học ngoại khóa tìm hiểu về bài thơ và những vấn đề xung quanh theo từng chuyên đề); 20,21% học sinh chọn phương án A (bồi dưỡng vốn văn hóa, kinh nghiệm
Trang 22cảm thụ thơ ca, ); 20,21% học sinh chọn phương án C (đọc thêm các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm); 25,71% học sinh chọn tổng hợp tất cả các biện pháp đề ra Ngoài ra, như đã nói bên trên, một số học sinh (3.02%) đưa ra ý kiến nên giảm tải bài thơ này vì quá khó hiểu
Sự lựa chọn biện pháp của các em khá đa dạng.Điều đó cho thấy, các
em học sinh đã phần nào nhận thức được những kiến thức, kĩ năng và vốn sống của bản thân có ý nghĩa quan trọng trong việc đọc – hiểu một văn bản
khó như “Đàn ghi ta của Lor-ca” Việc bổ trợ thêm những kiến thức văn hóa
phông nền, kiến thức về tác giả tác phẩm, các kinh nghiệm đọc hiểu,…đối với các em là điều rất cần thiết Phần lớn các em lựa chọn biện pháp: Tổ chức tiết học ngoại khóa tìm hiểu về bài thơ và những vấn đề xung quanh theo từng chuyên đề cũng cho thấy thực trạng số giờ dạy trên lớp dành cho bài thơ khó
như “Đàn ghi ta của Lor-ca” còn hạn hẹp, nhu cầu của các em là muốn thêm
những giờ ngoại khóa để có nhiều thời gian tìm hiểu, cảm nhận và chinh phục những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm Thiết nghĩ, đây là một phương án hay, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của học sinh, các giáo viên có thể linh động thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông Những tiết học ngoại khóa này ngoài việc giúp các em vượt qua những khó khăn trong việc đọc – hiểu văn bản còn góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích và hứng khởi đối với văn chương của học sinh
Bên cạnh việc khảo sát thực trạng tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của
Lor-ca” của học sinh, tôi cũng có cơ hội trao đổi, xin ý kiến của một số thầy
cô đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12, trường THPT Bình Sơn – Sông
Lô – Vĩnh Phúc về những khó khăn khi dạy bài thơ này Các thầy cô đều có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên.Các thầy cô đều công nhận việc dạy bài thơ này đến nay vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định Những khó khăn
ấy xuất phát từ sự khó và lạ của nội dung và hình thức bài thơ Hơn thế, thời
Trang 23gian tiết học lại quá ít, không đủ để các thầy cô hướng dẫn học sinh làm quen, hiểu và cảm nhận được những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm Cô Phạm Thị Thu Yến – TPHT Bình Sơn còn nêu ra một trong những khó khăn khiến việc dạy học không đạt hiệu quả cao đó là sự hiểu biết của học sinh không đồng đều.Các thầy cô cũng đồng tình với những biện pháp cải thiện thực trạng mà tôi đưa ra: Nâng tầm đón nhận của học sinh bằng cách trang bị thêm cho học sinh những kiến thức phông nền của tác phẩm; thêm số tiết dạy hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa để học sinh tìm hiểu thêm về bài thơ;…
Qua việc khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh ta nhận thấy thực trạng tiếp nhận bài thơ còn nhiều vấn đề, cụ thể là những khó khăn cả về phía giáo viên và học sinh Khó khăn nổi lên trong đó chính là khoảng cách tiếp nhận giữa học sinh và văn bản còn khá xa.Chính vì vậy, tôi quyết định chọn
đề tài Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
(Thanh Thảo) cho học sinh THPT với mong muốn cung cấp những kiến
thức, kĩ năng cần thiết để nâng tầm đón nhận của học sinh, rút ngắn khoảng
cách tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta củaLor-ca” (Thanh Thảo) cho học sinh
THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bài thơ này
Trang 24CHƯƠNG 2
BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN BÀI THƠ
“ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA” (THANH THẢO) CHO HỌC SINH
THPT
2.1 Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
Tiếp nhận văn chương là một công cụ mang đầy tính sáng tạo – một sự
“đồng sáng tạo” với tác giả văn bản Đó còn là niềm đam mê của những người yêu thích văn chương, say mê tìm tòi, suy nghĩ về cái hay, cái đẹp của một áng văn, một bài thơ và nó đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, luôn mang lại cho người tiếp nhận những khoái cảm thẩm mĩ Ngoài năng lực cảm thụ văn chương, người đọc cần có một vốn sống thực tế phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Đó là một yêu cầu, một đòi hỏi bức thiết của văn học, đặc biệt là văn học trong nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình dạy và học bộ môn văn
Vốn sống là kho báu kinh nghiệm quý báu về cuộc sống của một con người Nó được tích lũy, trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu sắc, biến thành lẽ sống, thành máu thịt trong tâm hồn, thành quan niệm đối nhân xử thế trong cuộc sống.Văn học bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống.Vì vậy, một khi có vốn sống thực tế, người tiếp nhận sẽ có cách hiểu sâu hơn, cặn kẽ, đứng bản chất và chính xác hơn khi gặp những vấn đề cần tới kiến thức thực tế cuộc sống Đối với bộ môn văn trong nhà trường phổ thông, việc tích lũy, bồi dưỡng vốn sống cho học sinh là một việc làm thiết thực giúp quá trình tiếp nhận và chiếm lĩnh văn chương trở nên dễ dàng và thú vị hơn
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là tiếng lòng tri ân sâu sắc của nhà
thơ Thanh Thảo về người nghệ sĩ Lor-ca xứ Tây Ban Nha Bài thơ viết theo lối tượng trưng siêu thực với rất nhiều những hình ảnh thơ lạ, bí ẩn, đa nghĩa:
Trang 25tiếng đàn, áochoàng đỏ gắt, lá bùa, cô gái Di-gan, vầng trăng, đáy giếng, đường chỉ tay, đằng sau những hình ảnh ấy, con người ấy là cả một không
gian văn hóa Tây Ban Nha Thật khó có thể hiểu hết ý nghĩa sâu sa của bài thơ nếu như học sinh không có vốn kiến thức về văn hóa của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp làm phông nền cho tác phẩm
Văn hóa Tây Ban Nha được nhân loại biết đến với những đặc trưng vô cùng riêng biệt và nổi bật.Đó là đàn ghi ta, điệu nhảy Flamenco và đấu bò Những biểu tượng này vừa sôi động, hào hùng, vừa đắm đuối mê say mang trong nó cả cuộc sống cuồng nhiệt lẫn bóng dáng tử thần đã hình thành nên một phong cách Tây Ban Nha đặc thù Khi sáng tạo bài thơ, Thanh Thảo đã nắm chắc được những nét văn hóa đã trở thành biểu tượng không thể tách rời trong đời sống Tây Ban Nha đó.Viết về sự sống và cái chết trong khoảnh khắc thì không có biểu tượng nào hơn chuyện tấm áo choàng của đấu sĩ đấu bò tót
Từ một hành động được xem là biểu tượng của lòng dũng cảm, hành động đấu bò được nâng lên mức nghệ thuật, trở thành “đạo” của người Tây Ban Nha Ở đó, mỗi cú lượn vòng của chú bò kiêu hùng, một cú khẽ lắc người của đấu sĩ để tránh cú húc chí mạng từ con bò đang say máu giết chóc…đều được người xem chiêm ngưỡng như những vũ điệu nghệ thuật phi phàm, vũ điệu của thần chết, vũ điệu dường như chỉ gặp trong những giấc mơ.Hình ảnh đấu
sĩ trở thành biểu tượng của niềm kiêu hãnh Tây Ban Nha
Nhưng không chỉ có thế,Tây Ban Nha cònlà cội nguồn của cây đàn ghi
ta, nhạc cụ này rất phổ biến và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa Tây Ban Nha Lor-ca cũng là một nghệ sĩ chơi ghi ta xuất sắc
Tất nhiên, ở đây ta không nói đến một cây đàn cụ thể, “Đàn ghi ta của
Lor-ca” chính là thơ của Lor-ca, bản mệnh của Lor-ca “Không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếngđàn như cỏ mọc hoang”, tiếng đàn ấy chính là biểu tượng của thơ
Lor-ca và những đóng góp vĩ đại của ông cho nhân loại sẽ không bao giờ lụi
Trang 26tàn mà tràn nhựa sống như “cỏ mọc hoang”, ngân vang mãi như tiếng “li-la
li-la li-la” của đàn ghi ta.Âm thanh đi ngay sau tiếng đàn, có nghĩa là đàn ghi
ta đang chơi điệu Flamenco Đây là điệu nhạc phóng túng, kết hợp cả tư thế nhảy, tiếng vỗ, tiếng búng ngón tay lẫn tiếng chân gõ nhịp trên sàn gỗ Điệu Flamenco vừa là một thể nhạc, vừa là một điệu nhảy xuất phát từ vùng Andalusia của Tây Ban Nha Nơi ấy cũng chính là quê hương của Lor-ca, nhà
thơ được mệnh danh là “con họa mi xứ Andalusia”, là “nghệ sĩ hát rong của
miền đất tự doAndalisia” Không lâu sau, Flamenco lan rộng khắp đất nước
Tây Ban Nha và trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước
Trong khi đàn ghi ta gần như phổ biến trên toàn thế giới, thì môn đấu
bò vĩnh viễn không rời khỏi biên giới Tây Ban Nha Cả ba biểu hiện văn hóa này ít nhiều đều gắn với nhịp điệu, tiết tấu phóng khoáng, lãng tử của xứ sở Tây Ban Nha Lor-ca mang tiếng đàn theo mình đồng nghĩa với việc mang cả nền văn hóa dân tộc đi theo
Thanh Thảo không chỉ am hiểu văn hóa Tây Ban Nha mà còn gắn kết văn hóa phương Tây xa xôi ấy với văn hóa phương Đông Nếu bài thơ là lời
ai điếu nghẹn ngào trước cái chết bi thương của Lor-ca thì thông qua tiếng lòng ấy, chúng ta sẽ bắt gặp được những tiếng nói quen thuộc, đầy sẻ chia
trước sự ra đi đó Tứ thơ dịch chuyển từ “áo choàng bê bết đỏ” (văn hóa Tây Ban Nha) đến “đường chỉ tay đã đứt” (cả phương Đông và phương Tây đều tin vào dấu hiệu thần bí này), hình ảnh “vầng trăng”, “đáy giếng” và sau cùng là “dòng sông rộng”,“sang ngang” (theo quan niệm của đạo Phật, sang
sông là giải thoát khỏi bến mê, là sự siêu thoát vĩnh hằng)
Bút pháp liền kề của thơ siêu thực đã phát huy rất mạnh vai trò của sự kết nối các trường văn hóa với nhau Nhà thơ khi sáng tạo đã giải phóng tối
đa năng lực văn hóa của ngôn từ Vậy nên, dẫu nói ít và dẫu không sử dụng phong phú giai điệu, tiết tấu, người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp Tây Ban
Trang 27Nha trong tâm hồn thi sĩ Lor-ca và cả vẻ đẹp Việt Nam trong sự đồng cảm, sẻ chia của Thanh Thảo
2.2 Bổ trợ kiến thức về tác giả
Thanh Thảo, tên thật là Hồ Thành Công, sinh ra tại quê hương Quảng Ngãi Ông là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Cùng với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh,…Thanh Thảo đã góp phần tạo nên và hoàn thiện gương mặt của thế hệ trẻ thời chống
Mĩ Sau đại thắng 1975, Thanh Thảo vẫn tiếp tục con đường thơ của mình, đây là chặng đường của những trăn trở trong cuộc kiếm tìm và đổi mới tư duy nghệ thuật trong giai đoạn mới của văn học Việt Nam
Thanh Thảo là nhà thơ luôn khát khao kiếm tìm bản chất của nghệ thuật
thơ ca “Cách Thanh Thảo làm thơ cũng không khác cách Nguyễn Tuân làm
cho tùy bút trước đây, Nguyễn Đình thi làm cho thơ ca và kịch, Nguyễn Huy Thiệp làm cho truyện ngắn.” [13, tr.257] Với Thanh Thảo, thơ ca không chỉ
là sự sáng tạo mà nó còn trở thành nỗi niềm day dứt, trăn trở và ám ảnh suốt cuộc đời
Thanh Thảo bắt đầu đánh dấu tên tuổi của mình trên thi đàn qua tập thơ
“Dấu chân qua trảng cỏ” (1974), tiếp sau đó là “Những người đi tới biển” (1977), “Những ngọn sóng mặt trời” (1981) Đặc biệt, với tập thơ “Khối
vuông ru – bích” (1985), Thanh Thảo đã đánh dấu bước chuyển quan trọng
trong sự nghiệp sáng tác của ông Trên con đường đổi mới ấy, Thanh Thảo
tiếp tục cho ra đời những tập thơ và trường ca như: Đêm trên cát, Từ một đến
một trăm, Bạch đàn gửi bạchdương,…Ngoài ra, Thanh Thảo còn là tác giả
của một số tập tiểu luận phê bình như: Ngón tay thứ sáu của bàn tay, Mãi mãi
là bí mật, Trò chuyện với dòng sông,…
Thanh Thảo là nhà thơ tiên phong trong nỗ lực đổi mới thơ Việt Ông
luôn có ý thức tìm tòi, cách tân cho nền thơ Việt Nam với quan niệm thơ “mãi
mãi là bí mật”, có thể ta “mãi mãi dò tìm” nhưng “mãi mãi không thể nào
Trang 28chạm đáy” Những bí mật đó được bắt nguồn từ dòng cảm xúc mãnh liệt trong thơ Sức mạnh của cảm xúc trong thơ giúp cho những cái không đều đặn, không theo luật của cấu trúc, nhịp, câu, quyện vào nhau như một bản nhạc, tập trung nhất quán, mang nhiều ẩn ý sâu xa Những sáng tác của Thanh Thảo như lưu trữ một dòng cảm xúc mãnh liệt, lúc nào cũng chờ đợi cơ hội để được
ào ạt tuôn chảy:
“Tổ quốc ở trong tôi Hơn những giấc mơ kì diệu nhất Nếu lúc nào tôi ở ngoài Tổ quốc
Đó là điều bất hạnh của cuộc đời tôi Này đây vàng bạc
Này đây nhà cửa Này đây lon gạo cuối cùng cho bầy con đói bụng
Và máu của những nợ nần – những nỗi đau
Và khoảng sáng hồn tôi chân thực…”
(Bùng nổ của mùa xuân – Thanh Thảo)
Thanh Thảo quan niệm rằng quá trình sáng tác nghệ thuật là sự thăng hoa, bùng nổ của cá nhân, đó là khoảnh khắc không bao giờ lặp lại với chính nhà thơ Như khát vọng được sống hết mình rồi hóa thân, mạch cảm xúc trong thơ Thanh Thảo dữ dội và lai láng, tiềm ẩn một sức mạnh ngầm Mạch cảm xúc ấy biểu hiện từ nội dung đến hình thức, từ hình ảnh đến cúa pháp, từ âm vần đến nhịp điệu Với mạch ngầm cảm xúc mãnh liệt này, thơ Thanh thảo
ngỡ như không có gì để giấu lại trở thành “mãi mãi là bí mật”
Về phương diện hình thức của thơ, Thanh Thảo quan niệm không có hình thức thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật Có thể nói, cách tân của Thanh Thảo mạnh mẽ nhất trên phương diện này Nổi bật lên về hình thức thơ
Thanh Thảo chính là cấu trúc ru-bích: “Ru-bích – đó là cấu trúc thơ” Nói về cấu trúc ru-bích, Thanh Thảo chia sẻ: “Tôi xoay những ô vuông Những sắc
màu chưa đồng nhất Ru-bích là trò chơi kì lạ Chúng ta phải vất vả bao
Trang 29nhiêu để sắp xếp những ý nghĩa Có hàngtỉ cách sắp xếp”[17; tr.9] Cấu trúc
ru-bích thể hiện đầu tiên trong việc tổ chức tác phẩm theo sự liên tưởng tự do, phóng khoáng, bất ngờ, miên man và liên tục chuyển đổi của mạch thơ Nó còn dẫn đến sự hòa trộn các phạm vi thời gian,không gian, giữa thực và ảo,…Tuyxáo trộn nhưng vẫn thống nhất, vì đó là sự hỗn loạn có trật tự của một mạch liên kết ngầm, một cái cốt lõi tư tưởng được tác giả che giấu đi như trục quay bí ẩn của ru-bích Thơ cũng là một trò chơi đầy bí ẩn mà mỗi lần thay đổi cách nhìn, cách cảm ta lại thấy nhiều ngã rẽ bất ngờ Chính cấu trúc thơ đặc biệt này khiến Thanh Thảo là một gương mặt thơ không thể lẫn trộn
vào đâu được “Khối vuông ru-bích”, xét đến cùng, theo lí thuyết tiếp nhận
hiện đại thì đó cũng là sự đồng sáng tạo của độc giả Khối vuông Ru-bích thể hiện cái nhìn bao quát đời sống mọt cách đa chiều của Thanh Thảo Đó còn là biểu tượng cho sự sáng tạo trong nghệ thuật, biểu tượng cho con đường chinh phục thế giới nghệ thuật muôn màu sắc của con người Sự đổi mới cấu trúc thơ mang tính đặc trưng này đã xác lập vị trí một nhà thơ tiên phong trên bước đường sáng tạo và phát triển của văn học Việt Nam – Thanh Thảo
Nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Thanh Thảo còn ở hệ thống hình ảnh
ấn tượng, mang nhiều ám ảnh và sức gợi tả: Lửa, cỏ, biển sóng, mầm cây,…
“Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
… Chúng tôi đi không tiếc đời mình (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Trang 30(Những người đi tới biển – Thanh Thảo) Nổi bật hơn cả trong thơ Thanh Thảo là hình ảnh cỏ Cỏ mọc tràn trong
thơ ông, chết đi rồi sống lại, giản dị và khiêm nhường, tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt Cỏ đã gắn liền với hình ảnh người lính trẻ trong sáng, yếu mềm và mãnh liệt Cỏ biểu tượng cho sức trẻ luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách Cỏ còn biểu tượng cho sự bền bỉ và ý chí chiến đấu kiên cường của con người Đây là một hình ảnh đẹp và lãng mạn trong thơ Thanh
Thảo Ngoài hình ảnh cỏ trong thơ Thanh Thảo còn có những hình ảnh biểu tượng sáng tạo mới mẻ như lửa, biển sóng, mầm cây,
Với quan niệm “làm thơ phải cực kỳ đơn giản”, thơ Thanh Thảo nói
chung nổi bật lên ở ngôn ngữ đậm chất đời thường và ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống Thanh Thảo bộc bạch rằng ông không bao giờ tự gọt giũa cho ngôn ngữ thơ mình mà đó hoàn toàn là ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tối giản, mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống:
“Những thằng con trai mười tám tuổi Nhiều khi bực quá khóc òa
Nhiều lúc bực mình chửi bâng quơ Phanh ngực áo và mở trần bản chất”
(Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Ngôn ngữ trong thơ Thanh Thảo vừa như tình cờ, vừa vừa như vô ý nhưng lại luôn vươn tới tầm triết luận khẳng định sự tích lũy của vốn sống, tài năng của nhà thơ.Bên cạnh đó, Thanh Thảo còn đặc biệt đề cao những khoảng lặng và khoảng trống trong thơ Ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống có thể nói
là ngôn ngữ không thể cắt nghĩa bằng cách đọc thông thường mà người đọc phải vận dụng vốn hiểu biết và vốn văn hoá của mình để có thể cảm nhận những gì nhà thơ rung động Ngôn ngữ thơ có sự đứt đoạn, gián cách, muốn hiểu được người đọc phải tự xâu chuỗi những hình ảnh biểu tượng để tìm ra
Trang 31nghĩa biểu hiện của bài thơ.Đó còn là thứ ngôn ngữ có khi là rất đa âm, đa nghĩa có khi lại gợi nhiều hơn tả, cảm nhận nhiều hơn là cắt nghĩa Đấy chính
là sự bí ẩn của thơ hiện đại, nó hối thúc người đọc tìm tòi, sáng tạo
Với quan niệm thơ “mãi mãi là bí mật”, Thanh Thảo trong cả cuộc đời
của mình, từ trước tới sau vẫn cứ khư khư giữ mãi cái khoảng cách bí mật ấy.Vì thế, người ta bảo thơ Thanh Thảo khó hiểu cũng có cái lí của nó Và có
lẽ chính vì khó hiểu và nhiều điều bí ẩn nên những bài thơ của Thanh Thảo
vẫn luôn có sức hút lạ kì với độc giả, tạo nên sức sống lâu bền như “là thứ
dây leo khó bảo mà những lưỡi rìu thực dụng chặt đứt chỗ này nó lại mọc lên chỗ khác”
2.3 Bổ trợ kiến thức về tác phẩm
2.3.1 Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực và thơ Thanh Thảo
2.3.1.1 Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực
Chủ nghĩa tượng trưng (symbolism) [23, tr.986] là một trào lưu nghệ
thuật xuất hiện ở phương Tây cuối thế kỉ XIX, với những nhà thơ lớn như: Baudelaire, Verlaine, Mallamee,…Họ có những cảm quan phản ứng lại thời đại khủng hoảng của xã hội tư sản qua các phương diện đời sống, tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ Chủ nghĩa tượng trưng gắn chặt với thế giới biểu tượng, âm nhạc, sự mờ ảo,…và khởi xướng một phương thức làm thơ mới: dùng câu tự do, xóa bỏ dần sự phân biệt giữa câu thơ có vần và văn xuôi có nhịp điệu
Về cảm xúc trong thơ, chủ nghĩa tượng trưng rất chú trọng biểu hiện
nội tâm, cho biểu hiện nội tâm là “chân thực cao nhất” Như vậy, với chủ
nghĩa tượng trưng, thơ ca chỉ thật sự có ý nghĩa khi đi sâu miêu tả thế giới bên trong của con người Đi sâu vào các hiện tượng tinh thần đó chủ nghĩa tượng trưng đôi khi không tránh khỏi rơi vào trạng thái phi giao tiếp, tuy nhiên nhiều tác phẩm lại để lại những dấu ấn mới mẻ, là những đóng góp cho con
Trang 32đường cách tân nghệ thuật Bên cạnh đó, cảm xúc trong thơ tượng trưng không giành cho cái “tôi” địa vị độc tôn, mà bội phân, thậm chí lũy thừa nó
để trở thành cái “tôi đa ngã” và đẩy nó đi xa hơn trong sự khám phá một cái
“tôi chưa biết”.Hiểu được đặc điểm này, khi tìm hiểu “Đàn ghi ta của ca”, ta sẽ không quá ngỡ ngàng khi tâm trạng của tác giả chỉ được biểu lộ một
Lor-cách gián tiếp qua hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo như muốn trải lòng ra cùng bạn đọc, đứng ở vị trí của bạn đọc để cùng cảm nhận về Lor-ca, chứ không đứng ở vị trí cao hơn độc giả để định hướng cho sự cảm nhận của họ
Khác với sự biểu hiện nội tâm trực tiếp, lộ ý thường thấy trong thơ lãng mạn, các nhà thơ tượng trưng chủ trương biểu thị nội tâm bằng ám thị, bớt các
lời giải thích, lời giãi bày trực tiếp ý nghĩa tình cảm Hêghen nói: “Hình
tượng với tư cách là tượng trưng mà biểu hiện ra là một tác phẩm nghệ thuật trong sáng tạo, một mặt vừa cho thấy đặc điểm của nó, mặt khác lại biểu lộ một ý nghĩa phổ biến khác sâu rộng hơn cái sự vật cá biệt được miêu tả ra
Do đó…hình tượng tượng trưng giống như một câu đố đòi hỏi chúng ta đi tìm kiếm cái ý nghĩa nội tại đằng sauhình tượng.” [14, tr.60] Học giả người Mỹ
Laorenxơ Perine trong bài “Âm thanh và ý nghĩa của thơ” cũng định nghĩa:
“Tượng trưng là cái vật nào đó có một ý nghĩarộng lớn hơn chính nó.” [14,
tr.60] Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” chịu ảnh hưởng của trường phái thơ
tượng trưng Thanh Thảo đã sử dụng một hệ thống ngôn từ đầy hình ảnh, đầy sức ám thị Chẳng hạn như khi miêu tả về chân dung của người nghệ sĩ Lor-
ca, Thanh Thảo sử dụng những hình ảnh như: áo choàng đỏ gắt,đi lang thang
về miền đơn độc,…để gợi lên tâm trí người đọc hình ảnh của người nghệ sĩ,
chiến sĩ đơn độc trên con đường cách tân nghệ thuật, đấu tranh cho tự do, song dù ở bất cứ đâu, con người đó vẫn không thỏa hiệp với những gì lỗi thời cản trở bước tiến của con người và nghệ thuật
Trang 33Trong thơ tượng trưng, yếu tố âm nhạc giữ vai trò quan trọng Thơ được quan niệm như một bản hòa âm huyền ảo Thơ ca cổ điển phương Đông, nhất là Trung Quốc cũng kết hợp chặt chẽ với âm nhạc nhưng rõ ràng trôi chảy, dễ hiểu Còn chất nhạc trong thơ tượng trưng mang tính mơ hồ, không xác định, đa nghĩa, kì diệu Nếu không chú ý đến những tác động của âm nhạc thì khó lòng hiểu được cái hay của thi phẩm khi đến với thơ ca tượng trưng
Chủ nghĩa siêu thực (surrealisme) [23,tr.985]là trào lưu văn học nghệ
thuật xuất hiện cùng cái tên G.Apollinaire vào năm 1922 Đây là thời điểm châu Âu già cỗi vừa trải qua cơn binh lửa của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), các giá trị đạo đức và tinh thần truyền thống đang đứng trước nguy cơ tan vỡ Chủ nghĩa siêu thực chính là giai đoạn phát triển về sau của chủ nghĩa tượng trưng
Chủ nghĩa siêu thực đề cao và chú trọng khai thác cái ngẫu hứng, cái bất ngờ trong thế giới vô thức, đề cao vai trò của cái hỗn độn, phi logic, phi luận lý Họ xóa bỏ khuôn mẫu của đạo đức, tôn giáo, lý tính, chỉ tin vào trực giác, linh cảm, sự liên tưởng cá nhân và cho rằng thơ ca là sự tự vận động
tuôn trào của cảm xúc theo “chủ nghĩa tự động tâm linh” Họ không ngần
ngại gạt bỏ những quy tắc về ngữ pháp, cú pháp, không sử dụng dấu chấm câu,…và chủ trương hòa nhập chủ thể và khách thể, tạo nên sự bí hiểm, khó
hiểu của thơ ca siêu thực Trong “Đàn ghi ta của Lor-ca”, ta cũng thấy những
dấu ấn này của chủ nghĩa siêu thực ở hình thức ngôn ngữ của bài thơ Xuất hiện nhiều những câu thơ không vần, không dấu chấm, không viết hoa đầu dòng, phân câu theo một trật tự khác thường
Như thế, không chỉ dừng lại ở những hình ảnh giàu tính ám thị tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực đi sâu hơn vào thế giới tiềm thức của con người để phát giác nhiều hình ảnh, nhiều cách viết khó hiểu, khó nhận biết theo logic thông thường Điều đó đã để lại nhiều dấu ấn mới trong sáng tác, đồng thời
Trang 34cũng đầy tác phẩm văn chương đến bên ranh giới giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật, hoặc là sáng tạo hoặc là vô nghĩa lý
Về cấu trúc, theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, thơ tượng trưng
hay siêu thực đều rời bỏ “hình thức tuyến tính” để chuyển sang “hình thức bề
nổi” hay hình thức âm thanh, đi vào cấu trúc không gian với cách biểu hiện là
không vần và cách thức đảo lộn ngữ pháp cổ điển, cắt dời câu chữ để tạo một chủ đề mới, một ngôn ngữ mang màu sắc mới
2.3.1.2 Những ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo
Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh thảo được
đánh giá là một “giọng điệu thơ lạ” ngay từ những ngày đầu cầm bút Bản
thân ông lại say mê nghiên cứu lý thuyết của các trào lưu văn học nghệ thuật phương Tây, cũng như luôn có ý thức đổi mới nghệ thuật một cách sâu sắc Trên thực tế, Thanh Thảo đã tiếp nhận tự nhiên và đầy sáng tạo những thành tựu của chủ nghĩa tượng trưng – siêu thực trong văn học nghệ thuật phương Tây để làm nên một cõi thơ rất riêng, rất lạ
Quan niệm về cái đẹp, Thanh Thảo tự ý thức: “cái đẹp bây giờ phải
khác thôi”, nghĩa là cái đẹp không chỉ là những điều bình thường, quen thuộc
và giản dị trong cuộc sống, cái đẹp còn là những cái xấu xí, khủng khiếp,
đằng sau cái ác, cái ghê rợn, chết chóc như “cái sọ người”, “con quái vật
kếch xù, khủng khiếp, ngây thơ”, “cứt chó bên đường”, “trái cây thối rữa”,…
Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực rất đề cao vai trò nhạc điệu trong thơ Tiếp thu đặc điểm đó, thơ Thanh Thảo mang đậm dấu ấn âm nhạc, thơ là nhạc, là sự tổng hòa nhiều giác quan Đối với Thanh Thảo, thơ muốn tồn tại được phả có khả năng tạo nhạc bởi tính nhạc như là linh hồn của bài thơ vậy