1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

TỔNG QUAN NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN

4 882 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 267,05 KB

Nội dung

Trong số các đối tượng cá biển nuôi, nhóm cá hồi là đối tượng được nuôi phổ biến ở vùng ôn đới Châu Âu, vùng nhiệt đới có thành phần loài nuôi khá phong phú với các nhóm đối tượng như cá

Trang 1

CHƯƠNG 1 : CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

1 Triển vọng nghề nuôi (thuận lợi )

- Động lực phát triển :

 Nhu cầu : dân số ngày càng tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng tăng nhưng nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm dẫn đến nhu cầu nuôi cá cung cấp thị trường ngày càng tăng tạo động lực cho nghề nuôi phát triển

 Nguồn lợi : nguồn cá có nhiều đối tượng thuận lợi cho nghề nuôi cá biển hiện có ít nhất 54 loài cá biển được nuôi ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Trong số các đối tượng cá biển nuôi, nhóm cá hồi là đối tượng được nuôi phổ biến ở vùng ôn đới Châu Âu, vùng nhiệt đới có thành phần loài nuôi khá phong phú với các nhóm đối tượng như cá đối, cá mú, cá chẽm, cá tráp, cá hồng, cá cam, cá bớp, cá măng…, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ cũng có một ít am hiểu, kinh nghiệm về nuôi cá biển

 Chính sách : Nhà nước cũng có một số chính sách như hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, thêm vào đó thị trường quốc tế cũng được giao lưu một cách dễ dàng

 Hệ thống chế biến thủy sản mạnh

- Tiềm năng phát triển :

 Vùng đất : có đường bờ biển dài Vùng đất ven bờ có diện tích lớn khoảng

600.000 ha nhưng nghề nuôi cá biển khó phát triển do vùng đất ven bờ chủ yếu dành cho nuôi tôm vì tôm đem lại lợi nhuận cao hơn, các khu du lịch, nghỉ

dưỡng, chiếm phần lớn diện tích

 Vùng nước thềm lục địa : có diện tích khoảng 600.000 ha thuận lợi cho nuôi cá biển vì ở đây rất khó nuôi tôm chủ yếu là tôm hùm với số lượng rất ít Đây là nơi rất thuận lợi cho nuôi cá lồng bè phát triển

 Khí hậu : nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc nuôi nhiều loài cá rút ngắn thời gian nuôi thường thì chỉ nuôi dưới 1 năm có thể đạt kích cỡ thương phẩm, có nhiều khu hệ sinh thái tạo điều kiện để nuôi một số loài cá mới

- Lợi nhuận từ nghề nuôi cá biển nuôi cá biển đem lại nguồn thu nhập, lợi nhuận ổn định cho các hộ dân, đem lại việc làm cho nhiều người Lợi nhuận từ nghề nuôi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :

 Chi phí đầu vào

 Giá cả thị trường : giá bán tại trại của các loài cá nuôi khác nhau thay đổi tùy theo loài, từ thấp hơn 2 USD/kg như cá măng, cá đối, cá rô phi, cho đến hơn 20 USD/kg như cá mú nhiều loài cá có giá tăng rất nhanh Ngoài ra giá cả còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và tình hình sản xuất

 Những đặc điểm của kỹ thuật sản xuất

 Hiệu quả sản xuất từ quản lý kỹ thuật

 Ưu thế cạnh tranh của vùng sản xuất

2 Khó khăn trong nghề nuôi cá biển

- Giống : nguồn giống không chủ động phụ thuộc vào nguồn giống đánh bắt ngoài tự nhiên nên khó kiểm soát được chất lượng, dịch bệnh, mức độ đồng đều Nhiều loài cá chưa sản xuất được con giống chỉ có một số loài sản xuất được giống như : cá chẽm,

cá hồi, cá mú, cá giò việc sản xuất giống chưa đạt hiệu quả cao Giá cá giống nhiều biến động

Trang 2

- Thức ăn : chiếm phần lớn chi phí trong nuôi cá biển 30 – 60 % chủ yếu là cá tạp, mặc

dù giá cá tạp rẻ nhưng cũng có nhiều biến động do phụ thuộc vào nguồn đánh bắt tự nhiên, thời tiết cản trở ngành nuôi cá biển công nghiệp, ngoài ra nó còn bị cạnh tranh bởi nhiều ngành khác như sản xuất nước mắm, thức ăn gia súc Việc sử dụng thức ăn

cá tạp dễ gây ô nhiễm môi trường nước Trong tương lai thức ăn công nghiệp sẽ thay thế dần cá tạp nhưng khó khăn cần quan tâm là vấn đề chất lượng và giá cả xu hướng

để giảm giá là thay thể đạm động vật bằng đạm thực vật như đậu nành, ít có các nghiên cứu thức ăn cho cá biển chỉ có một số loài cá nuôi sử dụng thức ăn viên như cá chẽm, cá hồi, cá hanh Việc sử dụng thức ăn viên của các loài cá nuôi khác cho nuôi

cá biển không đem lại hiệu quả cao

- Môi trường và vị trí nuôi : khó tìm được nơi có chất lượng nước tốt Vị trí nuôi tuy có diện tích lớn 600.000 ha nước mặt nhưng cũng có một số khó khăn nhiều vùng bị ảnh hưởng của bão, thiếu nơi che chắn, vùng quá cạn hay bị bùn, vùng có độ mặn biến đổi nhiều

- Bệnh : đang ở mức khống chế được, dịch bệnh ít xảy ra vấn đề đáng quan tâm là môi trường nước nuôi cho ăn cá tạp nước dễ ô nhiễm nên dễ nhiễm bệnh, sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng dễ gây kháng bệnh

- Biến động thị trường : ở nước ta chưa có nhiều vùng chuyên canh hóa nuôi cá biển nên dễ bị ép giá Giá cả thị trường cũng có nhiều biến động

- Chương trình hỗ trợ, chính sách : mặc dù có các chương trình hỗ trợ vốn nhằm xóa đói giảm nghèo nhưng muốn phát triển phải đầu tư cho nuôi cá công nghiệp Vấn đề quyền sử dụng vùng nuôi, chuyển nhượng, gia hạn chưa có các luật cụ thể nên khó tạo

sự an tâm cho người nuôi do dễ gây mâu thuẫn trong việc sử dụng vùng nuôi và tài nguyên

3 Giải pháp

- Giống : nhà nước cơ quan chức năng cần có nhiều đầu tư hơn trong công tác sản xuất giống, đồng hành cùng người nông dân, cơ sở sản xuất giống, học hỏi thêm kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm của các nước sản xuất giống thành công, mở các lớp nâng cao tay nghề, chuyển đổi sản xuất giống nhỏ lẻ sang sản xuất giống quy mô lớn công nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững như thành lập hiệp hội nghề sản xuất giống cá, các hợp tác xã sản xuất giống,

- Thức ăn : có thể sử dụng thức ăn viên của các loài cá tương đồng để thay thế cá tạp, cần có các nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng thức ăn cho các loài cá chuyên biệt

để làm được điều này cần sự hỗ trợ của nhà nước, các cơ quan chuyên ngành và người dân cần quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh các loài cá nuôi

- Môi trường, vị trí nuôi : trước khi nuôi cần tìm hiểu nguồn nước, mức độ ô nhiễm, mức độ chắn sóng gió sau đó mới quy hoạch vùng nuôi tránh gây tác động xấu đến môi trường, kinh tế, xã hội trong vùng Thông thường khi nuôi cá thì nên nuôi xa khu dân cư đông đúc để tránh ô nhiễm, nơi có nhiều tàu thuyền qua lại

- Bệnh : cần phải quản lý tốt môi trường nuôi, đánh giá chất lượng nước thường xuyên Trong công tác chọn giống cần phải chọn cá khỏe mạnh Quản lý tốt môi trường sẽ ít dịch bệnh thực hiện phòng bệnh hơn chữa bệnh ngoài ra cần quản lý tốt thức ăn đặc biệt là thức ăn cá tạp Không nên sử dụng chất kháng sinh một cách bừa bãi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ đúng quy định, theo sự chỉ dẫn của cơ quan chức năng hay sự chỉ dẫn in trên bao bì các loại thuốc Khi cá mắc bệnh cần báo cho cơ quan chức năng

Trang 3

để có cách xử lý thích hợp không tự tiện sử dụng thuốc bừa bãi, xả nước, cá chết ra ngoài môi trường

- Biến động thị trường : cần quy hoạch chuyên môn hóa vùng nuôi, mở rộng quy mô sản xuất tạo ra sản phẩm đồng đều chất lượng tốt, đầy đủ số lượng, tìm hiểu nhu cầu thị trường trước khi nuôi

- Chính sách nhà nước : nhà nước cần đầu tư quan tâm hơn, đưa ra luật quy định cụ thể

về quyền sở hữu, gia hạn, thời hạn, sử dụng vùng nuôi tạo sự an tâm cho người nuôi

4 Thị trường tiêu thụ

- Thị trường cá sống : tiêu thụ các loài các có giá trị cao: cá mú, cá bớp, chủ yếu là ở Hong Kong và Trung Quốc mặc dù có sức tiêu thụ ít nhưng giá trị sản phẩm cao nhưng cũng gặp một số khó khăn : thị trường này không phải là thị trường lớn, chi phí vận chuyển và tỉ lệ chết khá cao tạo sự chênh lệch giá lớn giữa nhà sản xuất và thị trường đặc biệt là những nơi xa thị trường cho nên thị trường này khó được phát triển tuy nhiên thị trường này cũng được mở rộng nếu sản xuất ra được nhiều loài cá hơn

- Thị trường cá đông lạnh : có sức tiêu thụ cao gồm những loài cá có giá trị trung bình như cá chẽm, cá hanh Khi thị trường cá biển lưu thông toàn cầu giá sẽ có xu hướng quy tụ Thị trường cá đông lạnh và cá tươi là tiềm năng lớn cho nghề nuôi cá lồng biển đặc biệt ở những quốc gia Đông Nam Á do có điều kiện thuận lợi về khí hậu và nhân công tuy nhiên để cạnh tranh trên thị trường này cần phải có sản lượng cao và chất lượng sản phẩm tốt

- Thị trường cá fillet : có sức tiêu thụ rất cao chủ yếu là các loài cá có giá trị thấp nhưng

bị cạnh tranh với những loài cá có giá trị thấp hơn như rô phi, tra, basa,

- Thị trường nội địa : có sức tiêu thụ thấp với những loài cá có giá trị trung bình cao Thị trường này đạt được thành công đáng kể ở một số nước Đông Nam Á, thị trường này phù hợp với quy mô nuôi nhỏ, đối tượng nuôi là các loài cá địa phươn có kỹ thuật nuôi đơn giản

 Tóm lại để cá biển có thể thâm nhập vào thị trường thế giới thì việc đầu tiên cốt yếu là phải làm cho nó có giá cạnh tranh Muốn vậy cần phải cải tiến kỹ thuật nuôi và thực hiện quản lý tốt để giảm tối đa chi phí sản xuất

5 Chọn vùng triều trong nuôi cá biển

Việc chọn vùng triều trong nuôi cá biển tùy thuộc vào mục đích, đối tượng nuôi, hình thức nuôi mỗi vùng triều đều có ưu và nhược điểm

- Nuôi thâm canh : nên chọn vùng triều cao để dễ quản lý chất lượng nước Ở vùng triều cao một tháng bị ảnh hưởng của thủy triều thường là 2 lần rơi vào 15 và 30 âm lịch vào hai ngày này nước triều dâng cao lúc đó nước ở ngoài khơi ( nước ngoài khơi

có chất lượng tốt do ít bị ô nhiễm ) sẽ tràn vào vận dụng triều lên để thay nước Ở vùng triều cao đất sẽ vững chắc hơn, ít nhão hơn so với vùng triều thấp nên hệ thống

đê bờ cũng vững chắc hơn, việc thay nước cũng dễ dàng Hạn chế một tháng thay nước tự nhiên được 2 lần các trường hợp khác muốn thay nước cần phải có nguồn cấp nước do đó việc lấy nước không chủ động không phải lúc nào cũng lấy được

- Nuôi quảng canh : thông thường chọn vùng triều thấp do nước ra vào thường xuyên

có nguồn thức ăn tự nhiên, con giống tự nhiên Nếu nuôi thâm canh chọn vùng triều thấp sẽ rất khó quản lý chất lượng nước đồng thời vùng triều thấp chất lượng nước cũng không đảm bảo do dễ bị ô nhiễm, bờ không được vững chắc, dễ bị địch hại tấn công, việc thay nước rất khó khăn,

Trang 4

- Vùng trên triều không bị ảnh hưởng của thủy triều nước triều không bao giờ lên tới nếu chọn nuôi sẽ có nhiều ưu điểm : bờ sẽ vững chắc hơn so với vùng triều, ít sinh vật đào bới, ít bị địch hại tấn công, dễ dàng tháo nước nhưng có nhược điểm là tốn chi phí cho việc bơm nước

- Lưu ý : không nên phá rừng ngập mặn để lấy diện tích ao nuôi khi chưa có sự đồng ý của các cơ quan thẩm quyền điều đó là vi phạm pháp luật, việc phá rừng ngập mặn đem lại lợi ích trước mắt nhưng cái giá phải trả là rất đắt Mặt khác rừng ngập mặn thường có tính chất đất là phèn tiềm tàng càng xuống thấp phèn càng nhiều

Ngày đăng: 14/06/2016, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w