1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ tài kế TOÁN TIỀN gửi TIẾT KIỆM tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH – VŨNG tàu

101 598 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Sau khi tìm hiểu về những vấn đề trên, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp vàkiến nghị về thực trạng công tác kế toán tại ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam CN BR-VT kết quả đạt được và nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

MSSV: 1113130066

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 4/2014

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN



TP.HCM, ngày …….tháng…… năm 2014

Ký tên

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 4

LỜI CẢM ƠN



Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Tài ChínhMarketing, Em đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô, trang bị vốn kiếnthức quý báu làm hành trang bước vào đời

Việc nghiên cứu một đề tài trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ rất khó khăn.Trong quá trình làm đó, để đề tài được hoàn thiện như ngày hôm nay, Em xin gửilời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Tài Chính – Marketing đã tạo

cơ hội để Em được tiếp cận môi trường thực tế, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa cô Trần Hồng Vân là người định hướng đi cho đề tài sao cho đúng trọng tâmnhất, đồng thời gợi ý những ý tưởng cũng như chỉnh sửa sai sót mà người nghiêncứu mắc phải Em cũng xin gửi lời cám ơn tới Giám Đốc Ngân Hàng TMCP CôngThương Việt Nam CN Bà Rịa-Vũng Tàu là cô Bùi Thị Thu Hà, kế toán trưởngNguyễn Thị Hoa, và các anh chị nhân viên khác đã giúp đỡ nhiệt tình cung cấpthông tin, tài liệu cho bài nghiên cứu này từ khi thực tập, phát hiện đề tài cho tới khibài viết hoàn thành

Do tính hạn chế về thời gian cũng như tư liệu, kiến thức, bài viết này còn cónhiều sai sót, nên em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo từ quý thầy cô giúpcho bài viết này của em được hoàn thiện hơn nữa

Một lần nữa, Em xin chúc quý thầy cô trường Đại học Tài chính-Marketing,Cũng như toàn thể nhân viên trong Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN

Bà Rịa-Vũng Tàu Thật nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong côngviệc

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT

1 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công

Thương Việt Nam

15 CMND/HC Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu

Trang 6

4 Bảng 3.4 Tiền gửi tiết kiệm của doanh nghiệp năm 2011-2013 80

7 Bảng 3.7 Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động 86

Trang 7

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG

3 Sơ dồ 1.3 Chứng từ ghi sổ trên kế toán máy 29

6 Biểu đồ 3.1 Tiền gửi tiết kiệm huy động của NH TMCP

Công thương VN CN BR-VT qua các năm 2011-2013

80

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 14

1.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 14

1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 14

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công Thýõng Việt Nam 14

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 16

1.2.1 Chức năng 16

1.2.2 Nhiệm vụ 17

1.3 Đặc điểm kinh doanh 17

1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý 19

1.4.1 Sơ đồ tổ chức 19

1.5 Giới thiệu về tổ chức công tác kế toán tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam 22

1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 22

1.5.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 23

1.5.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 24

1.5.2 Hình thức tổ chức kế toán tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam 25 1.5.2.1 Hệ thống chứng từ áp dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam 25

1.5.2.2 Hệ thống tài khoản áp dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam 26

1.5.2.3 Hình thức kế toán áp dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam 26

1.6 Thuận lợi, khó khăn,chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai 28

1.6.1 Thuận lợi 28

1.6.2 Khó khăn 29

1.6.3 Phương hướng phát triển 29

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT

Trang 9

2.1 Tổng quan ngân hàng thương mại 31

2.1.1 Khái niệm 31

2.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại 31

2.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại 32

2.1.3.1 Chức năng trung gian tài chính 32

2.1.3.2 Chức năng tạo tiền 32

2.1.3.3 Chức năng sản xuất 32

2.2 kế toán tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại 33

2.2.1 Những vấn đề chung về tiền gửi tiết kiệm 33

2.2.1.1 Khái nhiệm 33

2.2.1.2 Vai trò của kế toán tiền gửi tiết kiệm 33

2.2.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 34

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng 34

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng 34

2.2.2.3 Phương pháp hạch toán 35

2.2.2.4 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi 36

2.2.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau 37

2.2.3.1 Chứng từ sử dụng 37

2.2.3.2 Tài khoản sử dụng 37

2.2.3.3 Phương pháp hạch toán 39

2.2.3.4 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi 39

2.2.4 Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước 40

2.2.4.1 Chứng từ sử dụng 40

2.2.4.2 Tài khoản sử dụng 40

2.2.4.3 Phương pháp hạch toán 41

2.2.4.4 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi 42

2.2.5 Kế toán tiền gửi tiết kiệm định kỳ 43

2.2.5.1 Chứng từ sử dụng 43

2.2.5.2 Tài khoản sử dụng 43

2.2.5.3 Phương pháp hạch toán 44

2.2.5.4 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi 45

CHƯƠNG 3: THỰC TẾ KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 46

Trang 10

3.1 Tổng quan về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng TMCP

Công Thương CN BR-VT 46

3.1.1 Các hình thức huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm 46

3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh NHCT Bà Rịa-Vũng Tàu 46

3.1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan 46

3.1.2.2 Các nhân tố chủ quan 47

3.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu 48

3.2.1 Kế toán tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng 48

3.2.1.1 Những quy định chung của 2 hình thức TGTK, TGTK không kỳ hạn và TGTK có kỳ hạn 48

3.2.1.2 Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Công Thương CN BR-VT 53

3.2.1.3 Hệ thống chứng từ sử dụng tại Ngân hàng Công thương CN BR-VT 56

3.2.1.3.1 Các loại chứng từ 56

3.2.1.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ 56

3.2.1.3.3 Quy trình kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiến tiết kiệm 57

3.2.2 Hệ thống tài khoản 60

3.2.2.1 Hệ thống tài khoản sử dụng 60

3.2.2.2 Quy trình hạch toán 61

3.2.2.2.1 Quy trình, phương pháp hạch toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 61

3.2.2.2.2 Quy trình, phương pháp hạch toán TGTK có kỳ hạn trả lãi sau/ trả lãi định kỳ 65

3.2.2.2.3 Quy trình, phương pháp hạch toán TGTK có kỳ hạn trả lãi trước .75

3.2.3 Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng 78

3.2.4 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng 81

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 87

Trang 11

4.1.1 Những kết quả đạt được 87

4.1.2 Một số hạn chế Ngân hàng còn gặp phải trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm 89 4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân tại chi nhánh ViettinBank chi nhánh Vũng Tàu 90

4.2.1 Mở rộng mạng lưới chi nhánh và quỹ tiết kiệm 90

4.2.2 Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 91

4.2.3 Xây dựng chính sách hợp lý tạo điều kiện thu hút vốn tiền gửi tiết kiệm.93 4.2.4 Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các tổ chức kinh tế 94

4.2.5 Đưa phần mềm kế toán mới vào hạch toán : 95

4.2.6 Giao chỉ tiêu cho phòng nghiệp vụ, nhân viên và trả lương dựa trên hiệu suất lao động 95

4.3 Các kiến nghị 96

4.3.1 Đối với NHNN và cơquan hữu quan 96

4.3.1.1 Chính sách về lãi suất 96

4.3.1.2 Chính sách tỷ giá 97

4.3.2 Đối với NHTMCP Công Thương Việt Nam 97

KẾT LUẬN 98

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế của các tổ chức tíndụng nhất là tiền gửi tiết kiệm đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốnlớn để cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế pháttriển Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của ngân hàng Chính vì vậy,kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnhhưởng không chỉ đối với sự tồn tại của tổ chức tín dụng mà nó còn có tác động trựctiếp tới nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế đang trong thời kì khủnghoảng như ở nước ta

Hoà mình với công việc chung của đất nước, cùng góp phần vào nhữngthành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành ngân hàng đã phải vượt qua không

ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước vì mục tiêu này, không aikhác mà chính hệ thống ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh

tế Tuy nhiên, 25 năm đổi mới chưa phải là nhiều, ngân hàng còn phải giải quyếtnhững khó khăn trước mắt mà một trong những vấn đề hàng đầu là hiệu quả côngtác huy động vốn của ngân hàng hiện nay

Là một bộ phận cấu thành trong hệ thống ngân hàng, ngân hàng Thương Mại

Cổ Phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu đã góp phần khôngnhỏ vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực Bà Rịa –Vũng Tàu nói riêng Song ngân hàng cũng không tránh khỏi những khó khăn chung,việc nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn để củng cố sự tồn tại và pháttriển ngân hàng, đã đang và sẽ là những vấn đề được quan tâm bởi ngân hàng CôngThương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và hệ thống ngân hàng

Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại ngân hàng Công Thương Vũng Tàu,

em đã mạnh dạn đi sâu và tìm hiểu đề tài:” Kế toán tiền gửi tiết kiệm tại Ngân HàngCông Thương chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu”

Trang 13

Mục tiêu nghiên cứu:

Chuyên đề tập trung nghiên cứu một sốvấn đề sau :

 Kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thông qua một sốnghiệp vụ của kế toán tại Chi nhánh

 Phương pháp hạch toán kế toán tại Chi nhánh

 Thực trạng của công tác kế toán tại Chi nhánh

Sau khi tìm hiểu về những vấn đề trên, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp vàkiến nghị về thực trạng công tác kế toán tại ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam CN BR-VT kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại đồng thời cũng đưa

ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán huy động tiền gửi tiết kiệmtại chi nhánh qua đó góp phần tăng cường công tác huy động vốn tại CN BR-VTthông qua một số nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của kế toán

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu về các nghiệp vụ của kế toán huy độngTGTK bằng các hình thức TGTK không kỳ hạn và TGTK có kỳ hạn giúp hoànthiện công tác kế toán huy động tại ngân hàng Do còn nhiều hạn chế về kiến thứccũng như kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu của đề tài chủ yếu tại chi nhánh VũngTàu chứ không đi sâu, cụ thể là nghiên cứu các nghiệp vụ, quy trình giao dịch vàcách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh của kế toán trên chứng từ giaodịch hàng ngày của giao dịch viên

Phương pháp nghiên cứu:

Trang 14

 Đồng thời kết hợp với phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn các sốliệu giữa kế hoạch và thực hiện ở ngân hàng

 Sử dụng kiến thức được học tại trường và thu thập thông tin từ bênngoài như báo đài, truyền hình, tạp chí, tư liệu của các chuyên gia,nhà kinh tế, của các khách hàng của ngân hang

 Phương pháp chuyên gia: Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của nhiềuchuyên gia và một số cán bộ liên quan đến đề tài ngân hàng Từ đó tạocho bản thân có được phương pháp nghiên cứu công tác kế toán tạingân hàng một cách hợp lý

Chuyên đề được bố cục làm 4 phần (ngoài phần mở đầu và kết luận)

Chương I: Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

CN BR-VT

Chương II: Những lý luận cơ bản về kế toán tiền gửi tiết kiệm tại

ngân hàng thương mại

Chương III: Thực tế kế toán tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam CN BR-VT

Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công

tác kế toán tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam CN BR-VT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

Trang 15

1.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

 Tên tổ chức: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương ViệtNam

 Tên viết tắt: VietinBank

 Địa chỉ: Số 10 Trưng Trắc, Phường 1, TP Vũng Tàu

 Giấy CN ĐKKD:

 MST: 10100111940

 TEL: 0643852570

 Website: www.vietinbank.vn

 Nhóm địa điểm: Vietinbank, Ngân hàng

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công Thýõng

Việt Nam.

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập

từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngànhNgân hàng Việt Nam

Năm 2008: tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công vàthực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần

Năm 2009: chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam và niêm yết trên sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh

Năm 2010: Ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với công ty tài chính quốc tếIFC

Năm 2011: IFC chính thức trở thành cổ đông nước ngoài của Vietinbank,

sở hữu 10% vốn điều lệ của Vietinbank

Quy mô và tổng tài sản và mạng lưới đứng thứ hai trong toàn hệ thốngngân hàng Việt Nam

Trang 16

Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch tại Hà nội,

150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm trên cả nước

Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công tyChứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công tyBảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công tyCông đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 3 đơn vị sựnghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực

Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàngINDOVINA

Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO9001:2000

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàngChâu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổchức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vàthương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh

Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấubước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực vàthế giới

Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và pháttriển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Trang 17

Tổ chức kinh doanh tiền tệ - tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu đốivới khách hàng lớn trên địa bàn TP Vũng Tàu.

Tổ chức công tác hạch toán, kế toán đầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụphát sinh, chấp hành các chế độ tài chính của nhà nước ban hành và hướng dẫn củaTổng giám đốc NH TMCP CTVN, thực hiện mở khóa tài khoản, nhận tiền gửikhông kỳ hạn, có kỳ hạn, TGTT của các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh tư nhân cáthể trong nước và nước ngoài nhận tiền gửi tiết kiệm của nhân dân bằng ngoại tệ vàVNĐ…

Theo chỉ đạo của Tổng Giám Đốc NH TMCP CTVN, căn cứ chế độ, thể lệnghiệp vụ HĐV ngắn hạn, dài hạn khác bằng ngoại tệ, bằng VNĐ đáp ứng nhu cầuvốn cho phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh NH

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho vay các chương trình có mụcđích bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, và cho vay cầm cố thực hiệnbảo lãnh KH theo đúng tỷ lệ chế độ nghiệp vụ hiện hành, thực hiện chiết khẩu cácloại chứng từ có giá trị theo quy định của NHNN và hướng dẫn của tổng giám đốc

NH TMCP CTVN

Tổ chức nghiệp vụ và thanh toán chuyển tiền giữa các NH trong nước vàthanh toán quốc tế theo đúng chế độ, chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý ngoạihối của nhà nước và quy chế tổ chức hoạt động kinh doanh dối ngoại của tổng giámđốc NH TMCP CTVN

Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, nhận chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch

và các dịch vụ khác, là đầu mối tập trung ngoại tệ mạnh, séc du lịch của các chinhánh phía nam để thanh toán

Thực hiện một số giao dịch trong quan hệ đối ngoại theo phân cấp và ủyquyền của Tổng Giám Đốc NH TMCP CTVN

Trang 18

Chấp hành chế độ kho quỹ, đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, ngân phiếu thanhtoán, ngoại tệ và các chứng từ có giá, ấn chỉ quan trọng, cho thuê ngăn tủ sắt Tổchức thực hiện công tác quản lí tiền mặt, phiếu thanh toán cho KH kịp thời theođúng quy định của tổng giám đốc NH TMCP CTVN.

Định hướng chiến lược lâu dài, bền vững, xây dựng lộ trình với những mụctiêu cụ thể và thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch

1.3 Đặc điểm kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

Huy động vốn : trung hạn, dài hạn, ngắn hạn dưới các hình thức tiền gửi có

kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vayvốn các tổ chức tín dụng khác trong nước và các định chế tài chính ngân hàng nướcngoài

Cho vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh

và tiêu dùng

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ mọi đốitượng khách hàng

Trang 19

Kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc, dịch vụ thẻ

Đầu tư trái phiếu vào chính phủ, góp vốn liên doanh, mua cổ phần trên thịtrường vốn ngắn hạn và dài hạn

Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá

Trang 20

1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý.

1.4.1 Sơ đồ tổ chức.

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc: Điều hành lãnh đạo và chịu trách nhiệm tất cả các công việc

tại chi nhánh trước HĐQT, TGĐ và pháp luật trong phạm vi được Tổng Giám Đốc

ủy quyền và theo quy định của Vietinbank

Phòng Kinh Doanh: Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay Thu hồi vốn,

lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi Phối hợp tốt các phòng chức năng

để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn…

P KINH DOANH

P KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

CÁC PHÒNGCHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

TỔ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TỔ NGÂN QUỸ

Trang 21

Phòng Kế Toán Tài Chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch

trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước vàcủa Vietinbank Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Nhà nước vàcủa Vietinbank Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trongngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngânhàng Quản lý về tài khoản, thanh toán, điện toán thông tin, chuyển tiền, thu đổingoại tệ, điều chuyển vốn nội bộ, chi tiêu theo kế hoạch được hội sở duyệt và cácbáo cáo kế toán, quyết toán, tham mưu cho giám đốc xây dựng và phát triển các sảnphẩm dịch vụ mới

Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản

lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chínhsách cán bộ, và thi đua khen thưởng Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, muasắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt.Thực hiện công tác văn thư hành chính quản trị

Tổ kiểm soát nột bộ: Kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của chi

nhánh theo đúng pháp luật Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những

vi phạm, thực hiện của các đoàn thanh tra, kiểm tra

Tổ ngân quỹ: Thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá Kiểm tra thực thu,

thực chi theo chứng từ kế toán.Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ.Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp,cầm cố của khách hàng vay

Phòng quan hệ khách hàng: Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc xây

dựng chiến lược tiếp thị, phát triển sản phẩm mới phù hợp các quy định của NHTMCP CTVN, tổ chức và triển khai công tác tiếp thị, chính sách khách hàng, sảnphẩm dịch vụ mới phù hợp với yêu cầu phát triền kinh doanh của NH TMCP CTVN– Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 22

Phòng KH số 1: Trực tiếp giao dịch với KH là các doanh nghiệp lớn, để

khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản

lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP CTVN

Phòng KH số 2: Trực tiếp giao dịch với KH là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lư nghiệp vụ liên quan đến cho vay,quản lý các sảm phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫncủa NH TMCP CTVN

Phòng KH cá nhân: Trực tiếp giao dịch với KH cá nhân để huy động vốn

bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sảmphẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành NHNN, hướng dẫn của NHTMCP CTVN

Phòng thẩm định (bao gồm tổ tổng hợp tư vấn tín dụng): Tham mưu cho

ban giám đốc về quy định hướng dẫn tín dụng, thẩm định dự án ban đầu, xây dựnghạn mức tín dụng cho vay và tài trợ thương mại

Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu với Ban lãnh đạo về định hướng tín dụng

chung cũng như cụ thể đối với từng CN, tạo điều kiện để CN nắm bắt diễn biến cólợi và cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng Bảo đảm cho hoạt độngtín dụng phát triển theo đúng định hướng đã đề ra như: Cảnh báo trong cho vay,nhận tài sản đảm bảo, cho vay đầu tư…

Phòng kinh doanh ngoại tệ: Tham mưu giúp ban giám đốc quản lý và tổ

chức kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Nước ngoài, NHNN và NH TMCPCTVN

Phòng kế toán tài chính: Giúp cho Ban Giám Đốc thực hiện công tác quản

lý tài chính và thực hiện nghiệp vụ chi tiêu nội bộ theo đúng quy định của nhà nước

và NH TMCP CTVN

Trang 23

Phòng kế toán giao dịch ( bao gồm quỹ TK): Thực hiện các giao dịch trực

tiếp với KH, cung cấp các dịch vụ NH liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi của cá nhân

và tổ chức, thanh toán, xử lý hạch toán lúc giao dịch theo quy định của Nhà Nước

và NH TMCP CTVN

Phòng thông tin điện toán: Thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật hướng thống

nhất của trung tâm công nghệ thông tin của NH TMCP CTVN Hỗ trợ và giải quyếtcác vấn đề mang tính kỹ thuật thông tin điện toán cho ngân hàng, định kỳ kiểm trabảo trì máy móc, thiết bị điện toán Hướng dẫn các công nhân thực hiện các quyđịnh đảm bảo các quy trình đảm bảo an toàn kỹ thuật

1.5 Giới thiệu về tổ chức công tác kế toán tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam.

1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

Bộ máy kế toán của Vietinbank Vũng Tàu được tổ chức theo hình thức tậptrung thành từng bộ phận Các kế toán viên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toántrưởng, Phòng kế toán của chi nhánh ngân hàng có nhiệm vụ quản lý hệ thống giaodịch trên máy, thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện công tácthanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng, lập và phân tích các báo cáocuối ngày của giao dịch viên và chi nhánh, làm các báo cáo theo quy định, Thựchiện các chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền,quyền kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếulập và in báo cáo, đóng nhật ký theo quy định, Phân tích đánh giá kết quả hoạt độngcủa chi nhánh để trình ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập quỹ dựphòng rủi ro theo các hướng dẫn của Vietinbank, tổ chức học tập nâng cao trình độnghiệp vụ cho cán bộ Đảm bảo an toàn bí mật số liệu có liên quan theo quyết địnhcủa ngân hàng, và đảm bảo cân đối về tài chính phục vụ công tác cho vay đồng thờiđảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu kế toán

Trang 24

Trưởng phòngKTTC

Thủ quỹ

Kế toán viên

Kế toán viêngiao dịch(GDV)

Trang 25

1.5.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

Trưởng phòng Kế Toán: Là người đứng đầu bộ máy kế toán chịu trách

nhiệm trước cơ quan chức năng về hạch toán, phản ánh đúng đắn các số liệu tài liệu

về việc sử dụng vốn tài sản hiện có của ngân hàng, là người chịu trách nhiệm trựctiếp chỉ đạo công tác kế toán tại ngân hàng

Bộ máy kế toán của CN 880 được phân làm 2 bộ phận chính: Kế toán tàichính và Kế toán giao dịch

+ Kế toán tài chính: Là bộ phận chyên trách về các nghiệp vụ kế toán nội bộ

của ngân hàng như kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định, kế toán nguồnvốn chủ sở hữu, hạch toán thuế phải nộp, thu thập, ghi chép và xử lý cácthông tin kế toán của NH dưới gốc độ một đơn vị sản xuất kinh doanh

+ Kế toán giao dịch: Là bộ phận chuyên trách về các nghiệp vụ kế toán đặc

thù của một NHTM như kế toán huy động vốn, kế toán thanh toán qua ngânhàng, kinh doanh ngoại hối, tín dụng, trực tiếp giao dịch, làm việc với kháchhàng

Cả 2 bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiên nhiệm vụ chung:

 Bảo đảm tính chính xác, kịp thời, trung thực, hợp lý của một số liệu

kế toán và báo cáo tài chính, bảo đảm an toàn tài sản, tiền, vốn của cảngân hàng và khách hàng qua công tác hạch toán và hậu kiểm

 Bảo đảm đúng chế độ, chuẩn mực kế toán do NHNN quy định

 Là đầu mối quản lý toàn bộ dữ liệu, thông tin kế toán, sẵn sàng và kịpthời cung cấp các loại báo cáo kế toán phục vụ công tác quản trị, điềuhành và định hướng chiến lược của ban lãnh đạo

 Thực hiện kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổsách kế toán

Tổ trưởng ngân quỹ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập–xuất–tồn kho các

loại tiền tệ, ấn phẩm quan trọng tại kho và xuất kho khi có chứng từ hợp lệ

Trang 26

1.5.2 Hình thức tổ chức kế toán tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam 1.5.2.1 Hệ thống chứng từ áp dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam

 Chứng từ các nghiệp vụ liên quan đến ngân quỹ

 Phiếu nộp tiền mặt, bảng kê các loại tiền nộp vào ngân hàng: Dùngtrong trường hợp khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản thanh toánhay mở sổ tiết kiệm, thu phí, thu lãi vay…

 Phiếu rút tiền mặt, bảng kê các loại tiền chi ra: Dùng khi khách hàng

có nhu cầu rút tiền từ tài khoản thanh toán không qua ATM hay rútlãi, tất toán STK…

 Các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

 Các lệnh của khách hàng như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…

 Các loại chứng từ báo có, báo nợ cho khách hàng

 Các loại bảng kê trong thanh toán vốn giữa các ngân hàng bảng kêthanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ…

Thông thường chứng từ trong ngân hàng được luân chuyển qua các giaođoạn:

 Lập hoặc tiếp nhận chứng từ bên ngoài

 Kiểm soát

 Sử dụng để chỉ đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán

 Tổng hợp các chứng từ phát sinh trong ngày, lên nhật ký chứng từ, đốichiếu

 Bảo quản và sử dụng lại trong kỳ hạch toán

 Chuyển chứng từ vào kho lưu trữ

1.5.2.2 Hệ thống tài khoản áp dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam

Trang 27

Sử dụng hệ thống tài khoản được kết cấu theo quy định của Tổng Giám ĐốcNgân Hàng Công Thương Việt Nam, sử dụng chung cho toàn bộ hệ thống Côngthương.Hệ thống này được xây dựng dựa trên nguyên tắc vẫn tuân thủ các văn bảnquy định chung cho tổ chức tín dụng do ngân hàng nhà nước ban hành

XXXX XX XXXXXXXXXXXXX

A – Là ký hiệu TK các TCTD do NHNN Việt Nam quy định

B – Ký hiệu tiền tệ chuẩn theo quy định theo quy định thống nhất của NHNN đểphân biệt đồng VN, ngoại tệ và các loại ngoại tệ khác nhau

C – Là số ký hiệu TK tổng nợ của từng loại nghiệp vụ do ngân hàng Vietinbank quyđịnh

1.5.2.3 Hình thức kế toán áp dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam

NH CTVN nói chung và CN Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng sử dụng hình thức

kế toán máy, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán bằng việc sử dụngchương trình hiện đại hóa NH và hệ thống thanh toán INCAS (Inconbank AdvanceSystem) Đây là một hệ thống thích hợp và trực tuyến khổng lồ, bao quát và xuyênsuốt mọi hoạt động của cả hệ thống NH, trong đó có nghiệp vụ kế toán

Hằng ngày, khi nghiệp vụ phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc, các phòng ban

sẽ nhập vào hệ thống INCAS theo đúng quy trình quy định Hệ thống sẽ tự độnghạch toán các bút toán này sẽ tự động chuyển về các báo cáo thích hợp Cuối ngày,các chứng từ được tập hợp và sắp xếp theo đúng quy định, sau đó được chuyển vềphòng hậu kiểm, kế toán tài chính vào buổi sáng làm việc của ngày tiếp theo Đầungày làm việc, bộ phận kế toán sẽ tiến hành in báo cáo, sổ phụ…và tiến hành kiểmtra, đối chiếu các chứng từ gốc và báo cáo đã in Sau cuối, các chứng từ này đượcđóng thành tập nhật ký chứng từ Đầu mỗi quyển là bảng kê chứng từ theo mã

Trang 28

GDV, ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh nghiệp vụ, số thứ tự, mã GDV, số lượngchứng từ, chữ ký của GDV và bộ phận hậu kiểm Nhật ký chứng từ được lưu khotheo quy định.

Kỳ kế toán năm của hệ thống NHTC nói chung và CN Bà Rịa – Vũng Tàunói riêng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán của NH là đồng Việt Nam (VNĐ).Tuy nhiên, do quy mô hoạt động của NH rất lớn, cho mục đích lập BCTC hợp nhấtnày, các số liệu được tròn đến hàng triệu vì trình bày theo đơn vị triệu đồng ViệtNam Việc trình bày này không ảnh hýởng ðến cái nhìn của người đọc BCTC vềtình hình tài chính hợp nhất, kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cũng như tìnhhình luân chuyển tiền tệ hợp nhất của NH và các công ty con

Trang 29

Sơ đồ 1.3: Chứng từ ghi sổ trên kế toán máy

1.6 Thuận lợi, khó khăn,chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai

1.6.1 Thuận lợi

Tập thể cán bộ, công nhân viên của phòng kế toán Vietinbank – Vũng Tàu cótinh thần trách nhiệm cao, nội bộ đoàn kết, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, âncần Đa phần có trình độ cao đẳng, đại học trở lên nên kiến thức chuyên môn nghiệp

vụ tương đối vững, phần lớn đội ngũ lãnh đạo và cán bộ rất trẻ, nhiệt huyết, năngđộng, có năng lực được đào tạo và nâng cao năng lực thường xuyên, linh hoạt nênrất thuận lợi trong quá trình học hỏi cái mới

Vietinbank đã trang bị phần mềm quản lý Smartbank Phần mềm này tuy cònmột số nhược điểm song đã thể hiện được vai trò quan trọng và nhiều tiện ích trong

- Báo cáo kế toán quản trị

Trang 30

thời gian sử dụng Đầu tư mạnh vào hiện đại hóa, ứng dụng phần mềm, công nghệhiện đại trong quản trị ngân hàng Hệ thong quản trị theo chuẩn mực quản trị ngânhàng hiện đại

1.6.2 Khó khăn

Vietinbank CN Bà Rịa Vũng Tàu chỉ mới hoạt động trên địa bàn tỉnh AnGiang gần 3 năm, vì vậy chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh vớicác ngân hàng khác trên cùng khu vực.Với nguồn nhân lực còn ít trong khi số lượngcông việc kế toán lại nhiều gây trở ngại trong công tác kế toán tại phòng giao dịch

Trên địa bàn hiện nay có rất nhiều các tổ chức tín dụng, các chi nhánh, cácphòng giao dịch của ngân hàng lớn trang bị phần mềm hiện đại do đó tạo nên sựcạnh tranh gay gắt trong việc làm thủ tục cho vay và huy động vốn của ngân hàng

Sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng đã làm cho việcthu hút khách hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn

1.6.3 Phương hướng phát triển.

Tiếp tục phát triển kinh doanh theo chiều dọc và chiều ngang để chiếm thịphần Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả Nâng caonăng lực và lành mạnh hóa tài chính

Tăng cường quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, tiếp cận với thông lệ quốc

tế Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngân hàng Phát triển thành lập tập đoàn tàichính ngân hàng mạnh, chủ lực, là nhà tạo lập thị trường Việt Nam Tạo ra giá trịgia tăng cho cổ đông, cán bộ công nhân viên và khách hàng

Chiến lược ngắn hạn và trung hạn:

Phát triển và hoàn thiện danh mục dịch vụ và sản phẩm theo nhóm kháchhàng và tạo lập dịch vụ và sản phẩm trọn gói Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức hoạt động,chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ để tối đa hóa

Trang 31

khả năng bán hàng theo nhóm khác hàng, nâng cao hiệu quả bán hàng, chuyênnghiệp hóa hoạt động.

Hoàn thiện chuẩn mực hóa cơ chế, quy trình nghiệp vụ áp dụng trong quản lýđiều hành kinh doanh

Chuyên môn hóa sâu, nâng cao kỹ năng làm việc, nâng cao năng suất laođộng của cán bộ

Phát triển mạnh các sản phẩm và dịch vụ phi tín dụng, tăng tỷ lệ thu phí dịch

vụ trong tong thu nhập

Hình thành cơ cấu tài sản nợ, tài sản cho phù hợp, đảm bảo tăng trưởng bềnvững và nội bộ

Phát triển nguồn nhân lực

Chiến lược dài hạn.

Phát triển tập đoàn tài chính ngân hàng lành mạnh, phát triển cả bán buôn vàbán lẻ, cả ngân hàng thương mại, đầu tư và dịch vụ tài chính

Đa dạng hóa cổ đông của ngân hàng với cơ cấu sở hữu vốn hợp lý, lựa chọn

cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia đầu tư vào ngân hàng, tối đa hóa và khaithác nguồn nhân lực và thế mạnh của cổ đông để phát triển ngân hàng

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tập đoàn, tối ưu hóa sử dụng nguồn nhân lực,tăng cường đào tạo

Hình thành nền tảng công nghệ hiện đại

Tạo lập đồng bộ về tổ chức, hoạt động, cơ chế công nghệ, hệ thống cơ sở vậtchất và các điều kiện cần thiết cho phát triển hoạt động kinh doanh

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Trang 32

2.1 Tổng quan ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ mà hoạtđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền của khách hàng với trách nhiệm hoàntrả và sử dụng số tiền đó để cho vay đầu tư, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làmcác phương tiện thanh toán

2.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được

sử dụng một cách triệt để (Ví dụ như vẫn được cất giấu trong nhà chưa được mang

ra lưu thông nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay

và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh Nhưng những chủ thể nàykhông quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền tệ vẫn chưađược lưu thông Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từngười muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay

Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhànrỗi trong nền kinh tế mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốncủa nền kinh tế để sản xuất kinh doanh Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển

NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênhlệch có được nó sẽ duy trì hoạt động của mình

Trang 33

2.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại.

2.1.3.1 Chức năng trung gian tài chính

Ngân hàng đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồmnghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinhdoanh chứng khoán và nhiều nghiệp vụ mô giới khác Từ trung gian có thể hiểutheo hai nghĩa:

+ Trung gian giữa các khách hàng với nhau

+ Trung gian giữa ngân hàng Trung ương và công chúng

2.1.3.2 Chức năng tạo tiền

Ngân hàng thương mại có chức năng tạo tiền tức là chức năng sáng tạo ra bút

tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nềnkinh tế Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, khối tiền tệ quốc tế bao gồm tiền giấy, tiềnkim loại và tiền gửi không kì hạn tại các ngân hàng, còn tiền gửi tiết kiệm và tiềngửi định kì không được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩntiền”, vì tính chất kém thanh khoản của bộ phận này, nhưng từ thập niên 1980 trở đinhiều nhà kinh tế bắt đầu xem chuẩn tiền là một thành phần của khối tiền tệ

Trang 34

 Thứ nhất: Cũng như doanh nghiệp, ngân hàng thương mại muốn tồn tại vàphát triển thì phải tiêu thụ được sản phẩm của mình, do vậy cần chú ý đếntiếp thị, bán hàng, khuyến mãi, và thậm chí đến cả dịch vụ hậu mãi nữa

 Thứ hai: Cũng như doanh nghiệp, ngân hàng thương mại phải chú ý đếnnghiên cứu phát triển sản phẩm mới và thiết kế sản phẩm sao cho thỏa mãntối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng

 Thứ ba: Ngân hàng thương mại phải không ngừng quan tâm đến phát triển vàđổi mới công nghệ ngân hàng, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tinnhư hiện nay công nghệ ngân hàng thay đổi rất nhanh chóng Một sự chậmchạp hoặc thiếu đầu tư công nghệ có thể dẫn đến tai họa cho ngân hàngthương mại trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay

2.2 kế toán tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại

2.2.1 Những vấn đề chung về tiền gửi tiết kiệm

2.2.1.2 Vai trò của kế toán tiền gửi tiết kiệm

Kế toán tiền gửi tiết kiệm là huy động những người để dành một khoản tiềngửi vào ngân hàng với ư định tích lũy tiền cho một mục đích nhất định trong tươnglãi như xây dựng nhà cửa, mua ô tô vì cũng được hưởng lãi trên số tiền gửi như cácloại tiết kiệm khác Khi có nhu cầu sử dụng tiền vào mục đích nói trên, nếu số dưcủa khoản tiết kiệm đó chưa đủ thì ngân hàng có thể hỗ trợ thêm một phần dướihình thức cho vay với một lãi suất hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên Đây là

Trang 35

một hình thức huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính chất ổn định,đồng thời có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cho người dân về việc mua sắm nhàcửa, phương tiện.

2.2.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Để có cơ sở ghi chép nghiệp vụ tiền gửi vào sổ sách kế toán, kế toán ngânhàng sử dụng những chứng từ sau:

 Giấy nộp tiền

 Sổ tiết kiệm không kỳ hạn

 Giấy lĩnh tiền hoặc phiếu chi

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng.

Tài khoản tiền gửi tiết kiệm

TK 423: “Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam” chi tiết

Tk 4231: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

TK 424: “Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng” chi tiết

TK 4241: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Nội dung: Tài khoản dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam (ngoại

tệ/vàng) của khách hàng gửi vào theo thể thức tiết kiệm

Kết cấu:

 Bên Nợ: Phản ánh số tiền khách hàng rút ra

 Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng gửi vào

Số dư Có: phản ánh số tiền tiết kiệm khách hàng đang gửi tại ngân hàng

Trang 36

Tài khoản 801: Chi phí trả lãi tiền gửi.

Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản trả lãi tiền gửi bằng

đồng Việt Nam, ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụngkhác trong và ngoài nước

Kết cấu:

 Bên Nợ: Phản ánh các khoản chi về trả lãi tiền gửi

 Bên Có: Phản ánh các khoản thu giảm chi, các khoản kết chuyển chiphí

Tài khoản này không có số dư

Kế toán khi khách hàng gửi tiền:

(1), (2): Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị, TK thích hợp

Có TK 4231 – tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạnKhi rút tiền:

(3): Nợ TK 4231– tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Có TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị

Trang 37

Trường hợp khách hàng rút hết tiền trong sổ kế toán phải lưu lại sổ và lưu cả

sổ cùng phiếu lưu đã tất toán vào nơi lưu trữ hồ sơ gốc, khi khách hàng muốn giaodịch lại phải lập sổ và phiếu lưu mới

2.2.2.4 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi.

Cách tính lãi tương tự như đối với tiền gửi không kỳ hạn tức là cũng tínhtheo phương pháp tích số và lãi được nhập gốc hàng tháng

Số lãi phải trả trong tháng = Tổng tích số dư TKTG trong tháng * lãi suất ngày

(1)

Hạch toán:

Nợ TK 801- trả lãi tiền gửi

Có TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị hoặc TK 4231– tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn

Trang 38

2.2.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau.

Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

TK 423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam

Tk 4232: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tk 4232: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

TK 424: “Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng” chi tiết:

TK 4242: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Nội dung: Tài khoản dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích trên số tiền

gửi của khách hàng đang gửi tại ngân hàng

Kết cấu:

 Bên Nợ: Phản ánh số tiền lãi đã trả cho khách hàng

 Bên Có: Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tích

Số dư Có: Số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán

Tài khoản 49 – Lãi và chi phí phải trả.

TK 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.

TK 4914: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.

Nội dung: Tài khoản dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích trên số tiền

gửi của khách hàng đang gửi tại ngân hàng

Kết cấu:

 Bên Nợ: Phản ánh số tiền khách hàng rút ra

 Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng gửi vào

Số dư Có: phản ánh số tiền tiết kiệm khách hàng đang gửi tại ngân hàng

Trang 39

Tài khoản 801: Chi phí trả lãi tiền gửi.

Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản trả lãi tiền gửi bằng

đồng Việt Nam, ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụngkhác trong và ngoài nước

Kết cấu:

 Bên Nợ: Phản ánh các khoản chi về trả lãi tiền gửi

 Bên Có: Phản ánh các khoản thu giảm chi, các khoản kết chuyển chiphí

Tài khoản này không có số dư

Trang 40

2.2.3.3 Phương pháp hạch toán

(1)(2)

+ Khi khách hàng gửi tiền:

(1) Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị

Có TK4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn+ Khi khách hàng rút tiền:

(2) Nợ TK4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Có TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị

2.2.3.4 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi

Đối với cả 2 loại: Lĩnh lãi hàng tháng, theo định kỳ và lĩnh lãi khi đáo hạn thìviệc tính lãi vẫn được thực hiện hàng tháng và được hạch toán vào tài khoản lãi phảitrả vì: Về mặt tài chính đúng một tháng phải có phát sinh tiền lãi phải trả cho số tiềnhuy động, do vậy cần được phân bổ hàng tháng nhằm xác định đúng hiệu quả kinhdoanh tháng tránh tình trạng lãi trước lỗ sau

Lãi dự trả hàng tháng = số tiền gửi * lãi suất tháng

+ Hàng tháng kế toán tính lãi và hạch toán vào TK lãi phải trả cho tiền gửi 491

Nợ TK 801 – Trả lãi tiền gửi

Ngày đăng: 11/06/2016, 19:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Tham khảo tài liệu các trang web : www.scb.com.vn; www.ketoan.com.vn; … 6. Website của Ngân hàng TMCP Công thương VN: http://.vietinbank.com.vn/ Link
1. Kế Toán Ngân Hàng (Tác giả: TS. Hà Hoàng Như – Giảng viên Trường Sài Gòn) Khác
2. Nghiệp Vụ Ngân Hàng (TS. Nguyễn Minh Kiều – Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM) Khác
3. Chế độ hạch toán kế toán và sử dụng thông tin trong hệ thống Ngân hàng (Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng 2006) Khác
4. Các Tài Liệu tại phòng kế toán Ngân Hàng Công Thương CN BR-VT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w