1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá quy trình giao nhận nhập khẩu hàng nguyên container tại công ty CP dịch vụ vận tải và thương mại transco

60 816 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 100,97 KB

Nội dung

5 Kết cấu của đề tàiĐề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Chương 2: Diễn giải quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằ

Trang 1

Gi¸o viªn híng dÉn : Lª Thµnh Lu©n

Líp : KTN53 - §H3

H¶i Phßng, n¨m 2016

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

D/O : Delivery Order - Lệnh giao hàng

B/L: Bill of Lading – Vận đơn đường biển

FCL: Full Container Load – Hàng nguyên container

LCL: Less than a Container Load – Hàng lẻ

N/A: Notice of Arrival

CONT: Container C/O : Certificate of Origin

GTGT: thuế giá trị gia tăng

XNK: xuất nhập khẩu

L/C : Letter of Credit – Thư tín dụng

P/L : Packing List – Phiếu đóng gói hàng hóa

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn Cùngvới nhịp độ phát triển kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đã có những bước vươnmình mạnh mẽ Với cơ hội là Việt Nam tham gia vào các tổ chức, hiệp hội, diễn đànkinh tế lớn trên thế giới như WTO, TPP, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cónhiều cơ hội mở rộng giao lưu buôn bán, học hỏi, tăng cường hợp tác kinh tế để kinh tếđất nước ngày càng phát triển đi lên

Cùng với việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới, ngành xuất nhập khẩu cũngphát triển, kéo theo một ngành dịch vụ phát triển theo đó là logistics mà hoạt động giaonhận là một hoạt động trong chuỗi cung ứng đó Do vậy, ngày nay có rất nhiều nhữngcông ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hình thành, cùng với bộ phận giao nhậntrong các công ty xuất nhập khẩu hoạt động tích cực và đóng vai trò quan trọng

So với các quốc gia trên thế giới, hoạt động giao nhận ở Việt Nam còn non trẻ.Tuy vậy các công ty giao nhận Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ được sự phát triển

và hoạt động hiệu quả nhưng vẫn không tránh khỏi những khâu trong quy trình giaonhận còn rườm rà, lãng phí thời gian và chi phí do vấn đề trang thiết bị và con người

Trước tình hình đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận từng bướccải tiến cũng như hoàn thiện hoạt động giao nhận của mình để giải quyết những tồn tại,tối ưu quy trình giao nhận để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất và Công ty cổ phầndịch vụ vận tải và thương mại cũng nằm trong số đó Để tìm hiểu rõ hơn những yếu

kém và đánh giá những hoạt động mà công ty đã và sẽ thực hiện, em đã chọn đề tài “ Đánh giá quy trình và giải pháp cải tiến quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Trang 5

nguyên container bằng đường biển tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại”.

2) Đối tượng, mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: quy trình giao nhận nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

3) Nội dung nghiên cứu

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tạicông ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại

Tìm hiểu những giải pháp công ty đã đề ra để cải tiến quy trính giao nhận tại côngty

4) Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: tập trung số liệu và xử lý số liệu, phân tích, đối chiếu, sosánh

Phương pháp chuyên gia: tham khảo hướng dẫn của thầy hướng dẫn, các tài liệucủa các chuyên gia trong lĩnh vực giao nhận

Trang 6

5) Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Chương 2: Diễn giải quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đườngbiển tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại

Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị cải tiến quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩubằng đường biển

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA

XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Cơ sở pháp lý

Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạmpháp luật quốc tế, Việt Nam ( các công ước về vận đơn, vận tải , công ước về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế…), các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ViệtNam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và L/C… thì mới đảm bảo quyền lợi củachủ hàng xuất nhập khẩu

Các quy phạm pháp luật quốc tế có thể kể ra như:

Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế

Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, kýtại Brussels ngày 25/08/1924

Nghị định sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vậnđơn đường biển (Nghị định như Visby 1968)

Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978.Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liênquan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như:

Bộ luật hàng hải 1990

Luật Hải quan

Trang 8

Luật thương mại năm 2005.

Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết LuậtThương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn tráchnhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics

1.2 Tổng quan về giao nhận hàng hóa.

1.2.1 Khái niệm giao nhận, người giao nhận và một số khái niệm cơ bản

Buôn bán hàng hóa quốc tế có đặc điểm cơ bản và nổi bật là người mua và ngườibán ở các quốc gia khác nhau do đó phải thông qua vận tải hàng hóa quốc tế để vậnchuyển hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua, dẫn đến giao nhận hàng hóa trởnên quan trọng trong điều kiện vận tải hàng hóa cũng như buôn bán quốc tế ngày càngphát triển như hiện nay

Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) hiện nay có rất nhiều định nghĩa

khác nhau Theo quy tắc thông nhất về dịch vụ giao nhận vân tải của Liên đoàn quốc tếcủa các Hiệp hội của các nhà giao nhận vận tải thì:

“Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn

có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vẫn

đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa.”

Theo sự phối hợp của FIATA và Hiệp hội châu Âu và các dịch vụ giao nhận, vận

Trang 9

“ Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở ( được thực hiện bởi một hoặc nhiều dạng phương tiện vận tải), gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa

và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa Dịch vụ giao nhận bao gồm

cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến qua trình vận tải, xếp dỡ hoặc được lưu kho bãi, và quản lý chuỗi cung ứng trên thực tế Những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung cấp.”

Đặc điểm của hoạt động giao nhận:

Là một loại hình dịch vụ nên hoạt động giao nhận có những đặc điểm chung củacác loại hình dịch vụ khác đó là hàng hóa vô hình, khó tiêu chuẩn hóa, đánh giá chấtlượng đồng nhất, sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụthuộc vào sự đánh giá chủ quan của khách hàng

Tuy nhiên loại hình này có những đặc điểm riêng biệt, đó là:

Dịch vụ vận tải hàng hóa không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi đốitượng vận chuyển mà chỉ làm thay đổi đối tượng về mặt địa lý Hoạt động này tác độngtích cực đến đời sống và tăng thu ngoại tệ cho một quốc gia

Hoạt động này mang nhiều tính thụ động do phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưnhu cầu của khách hàng, quy định của người vận chuyển, quy định về pháp luật, thểchế của các quốc gia xuất, nhập khẩu

Do dịch vụ giao nhận hàng hóa phụ thuộc vào lượng hàng hóa xuất nhậpkhẩu do đó nó mang tính thời vụ Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ở các thời điểm là

Trang 10

khác nhau do cung cầu và nhiều yếu tố khác do đó dịch vụ giao nhận nhiều hay ít là dolượng hàng đó quyết định.

Ngoài những công việc chính như làm thủ tục, lưu cước, mối giới, ngườigiao nhận cũng thực hiện những công việc khác như gom hàng, bốc xếp, phân chiahàng do đó công việc thực hiện hiệu quả hay không phụ thuộc vào cơ sở vật chất củangười giao nhận cũng như kinh nghiệm của họ

Người giao nhận vận tải: Người trung gian sắp xếp hoạt động vận chuyển hàng

hóa từ nơi đi đến nơi đến, nhưng có tên trong nội dung người gửi hàng (shipper)trong hợp đồng với người vận tải Người giao nhận phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Phải biết linh hoạt kết hợp các phương thức vận tải để đạt hiểu quả vậnchuyển tối ưu

Nhờ dịch vụ gom hàng để tận dụng tối đa dung tích và trọng tải của phươngtiện chuyên chở

Kết hợp tốt vận tải – giao nhận – xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các tổchức liên quan như Hải quan, Cảng,…

Đẩy mạnh được hiểu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhờ hiệu quảtrong khâu giao nhận hàng hóa

Người kinh doanh xuất nhập khẩu có thể sử dụng kho bãi của người giaonhận để giảm chi phí xây dựng kho bãi

Nhà xuất khẩu tiết kiệm được chi phí và nguồn lực cho bộ máy tổ chức trongdoanh nghiệp

Tuy nhiên chưa có khái niệm thống nhất về người giao nhận, do đó có thể hiểungười giao nhận là người lo toan cho hàng hóa chuyên chở để đến tay người muathuận lợi, nhanh chóng và an toàn bằng cách thực hiện mọi công việc như bảo quản,

Trang 11

Dịch vụ giao nhận hàng hóa là “ Hành vi thương mại theo đó người làm dịch

vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan đến giao nhận hàng cho ngườinhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của ngươig làm dịch vụ giaonhận khác ( gọi chung là khách hàng )” ( Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005)

Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng

hóa, bao gồm hai loại: Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa nội địa, khi các hoạtđộng của doanh nghiệp chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ đất nước; Doanh nghiệp giaonhận vận tải hàng hóa quốc tế khi các hoạt động của doanh nghiệp có những phần việcdiễn ra ngoài lãnh thổ đất nước Sản phẩm của doanh nghiệp là các dịch vụ trong giaonhận ( dịch vụ giao nhận hàng hóa ) mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò ngườigiao nhận ( Forwarder , Freight forwarding, Forwarding agent)

Căn cứ theo Luật thương mại 2005 thì Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa

là thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

1.2.2 Phạm vi hoạt động của người giao nhận.

Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

Giao nhận quốc tế: hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hóa quốc tế.Giao nhận nội địa: hoạt động giao nhận chuyên chở hàng hóa trong nước

Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:

Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc giởhàng đi hoặc nhận hàng đến

Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài giao nhận thuần túy còn baogồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho tang

Trang 12

Căn cứ vào phương thức vận tải: Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển,bằng đường sông, bằng đường sắt, bằng đường hàng không, bằng ô tô và kết hợpbằng nhiều phương thức vậ tải khác nhau.

Căn cứ vào tính chất giao nhận:

Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuấy nhập khẩu tự tổ chứckhông sử dụng dịch vụ của người giao nhận

Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công tychuyên kinh doanh giao nhận theo sự ủy thác của khác hàng

1.2.3 Những nghiệp vụ cơ bản của hoạt động giao nhận.

Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lýhoặc thuê dịch vụ của người thứ ba Dịch vụ giao nhận hàng hóa gồm bốn loại thôngdụng trên thế giới hiện nay :

a, Ðại diện cho người xuất khẩu

Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình

Dịch vụ giao nhận hàng hóa

Những dịch vụ khác

Dịch vụ hàng hóa đặc biệt

Đại diện cho người nhập khẩu

Đại diện

cho người

xuất

khẩu

Trang 13

Lựa chọn tuyến đường vận tải

Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải

Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng - theForwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate ofTransport)

Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp củachính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể

cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho ngườigiao nhận)

Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá (nếuđược yêu cầu)

Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần)

Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vựcgiám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải

Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu

Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ vớingười vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài

Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có)

Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất máthay tổn thất của hàng hoá

b, Ðại diện cho người nhập khẩu

Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình(người xuất khẩu) những công việc sau:

Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩuchịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển

Trang 14

Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hànghoá

Nhận hàng từ người vận tải

Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phíkhác liên quan

Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết)

Giao hàng hoá cho người nhập khẩu

Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát củahàng hoá

c, Dịch vụ hàng hóa đặc biệt

Ngoài các công việc trên của khách hàng, nếu khách hàng yêu cầu người giaonhận có thể thực hiện một số dịch vụ khác liên quan đến các loại dịch vụ hàng hóa đặcbiệt:

Vận chuyển hàng công trình như máy móc, thiết bị … phục vụ cho các côngtrình xây dựng lớn mang tính chất quốc gia như sân bay, nhà máy lọc dầu

Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc, giá trong những container đặcbiệt Những loại quần áo này sau khi đến nơi sẽ được chuyển trực tiếp từ container vàocửa hàng

Triển lãm ở nước ngoài Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãmgiao cho chuyển chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài…

d Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác theoyêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị trườngmới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp…

Trang 15

1.2.4 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế.

Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý

và thuê dịch vụ của người thứ ba khác Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vậnchuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải

Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vậntải mới trong những thập niên qua Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoágiữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế Những dịch vụ người giaonhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗđóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiệnnhững dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàuvận tải, đóng gói bao bì hàng hoá, v.v Người giao nhận đã làm những chức năng sauđây:

Môi giới Hải quan: người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để

khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan

Làm đại lý: người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên

chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ làmthủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác Người giao nhận khi là đại lí:

Nhận uỷ thác từ 1 người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hànghoá XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người gửi hàngvới người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua

Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉchịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi củangười làm công cho mình hoặc cho chủ hàng

Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and on-carriage):

Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ loliệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải này sangphương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận

Trang 16

Lưu kho hàng hoá (warehousing): Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoá

trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằngphương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu cần

Người gom hàng (consolidator): Trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch

vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (less than container load FCL) thành hàng nguyên (full container load - FCL) để tận dụng sức chở của container

-và giảm cước phí vận tải Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò

là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý

Người chuyên chở (carrier): Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao

nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồngvận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến mộtnơi khác Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (contracting carrier)nếu anh ta ký hợp đồng mà không chuyên chở Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh

ta là người chuyên chở thực tế (performing carrier) Dù là người chuyên chở gì thì vẫnchịu trách nhiệm về hàng hoá Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu tráchnhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình không những về hành vi lỗi lầm của mình mà

cả những người mà anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn

Người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator - MTO):

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi làvận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT(MTO) MTO thực chất là người chuyên chở, thường là chuyên chở theo hợp đồng vàphải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá

1.2.5 Phân loại giao nhận

Phân loại giao nhận theo chức năng mà người làm dịch vụ cung cấp:

Trang 17

Hoạt động của người giao nhận ngày nay phát triển và mở rộng hơn trước do quátrình chuyên môn hóa diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngành nghề Các chức năngthường có của người giao nhận bao gồm:

Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người xuất, nhập khẩu khai báo,làm thủ tục hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa

Làm đại lý: Người giao nhận nhận sự ủy thác từ người chuyên chở hoặcchủ hàng để thực hiện các công việc như nhận hàng, giao hàng, lưu kho trên cơ sở hợpđồng ủy thác

Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa: Khi hàng hóa được chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc

tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận

tải khác, hoặc giao hàng đến tay người nhận

Lưu kho hàng hóa: Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuấtnhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện

của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hóa nếu cần

Người gom hàng: Trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng rấtcần thiết để biến hàng lẻ (LCL – Less than container loaded)

thành hàng nguyên (FCL – Full container loaded) để tận dụng sức chở và tiết

kiệm chi phí

Người chuyên chở: Người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng

và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Người giaonhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở nếu anh ta ký hợp đồng mà không chuyênchở Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta sẽ là người chuyên chở thực tế và dù làngười chuyên chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hóa, không những về hành vi lỗilầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng, và có thể phát hành vận đơn

Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO – Multimodal Transport

Trang 18

Operator): Cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt MTO thực chất là người chuyên chở,thường là chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm với hàng hóa

Phân loại theo phương thức vận tải chính:

Hàng hóa có thể được vận chuyển từ nước này sang nước khác bằng nhiều

phương thức vận tải khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, khoảng cách giữa các quốc gia, vào điều kiện cơ sở hạ tầng và phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa Theo đó, cũng

sẽ có nhiều phương thức giao nhận hàng hóa khác nhau, đó là giao nhận hàng hóa bằngđường biển, bằng đường hàng không, bằng đường sắt hoặc đường bộ

Vận tải hàng hóa bằng đường biển: Đây là hình thức vận tải quốc tế lâu đờinhất, rất thích hợp với viêc chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, cự ly vận chuyểntrung bình và dài Vận tải biển thích hợp với vận chuyển hàng hóa ngoại thương nhờ

ưu thế tuyệt đối là cước phí vận tải thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tảikhác

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không: ngày nay đang được ưu chuộng bởitốc độ nhanh, tính linh động cao, phù hợp với việc vận chuyển hàng xa, hàng lẻ có giátrị kinh tế cao, hàng có tính thời vụ nhưng đây cũng là phương thức vận tải cócước phí cao nhất, đòi hỏi người điều hành có trình độ kỹ thuật cao

Vận tải hàng hóa bằng đường sắt: Phương thức vận tải này phù hợp với việcvận chuyển hàng hóa trong một nước và giữa các nước có chung biên giới, hàng hóa

có khối lượng lớn và số lượng nhiều Phương thức này được áp dụng phổ biến ở cácnước phát triển, tuy nhiên, ở Việt Nam, năng lực vận tải hàng hóa của ngành đường sắtvẫn còn yếu

Phương thức vận tải đường bộ hay đường sông: cũng thường được sử dụng chohàng hóa nội địa hoặc hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước gần nhau, hoặc có chungbiên giới, quy mô hàng hóa vận chuyển thường nhỏ hơn

Phân loại theo các dịch vụ cung cấp:

Trang 19

Dịch vụ khai thuê thủ tục Hải quan: Một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn xuấtkhẩu hàng hóa nhưng không nắm chắc được các quy định, luật lệ của các nước nênmuốn thuê ngoài để giảm thời gian, chi phí để đưa hàng hóa đến tay người mua.

Dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật: Người mua hàng luôn muốn mua cácsản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng theo nhu cầu, thỏa thuận trên hợp đồng để đảmbảo đầu ra cho các sản phẩm đó Hơn nữa hàng hóa nhập khẩu cần tuân theo các yêucầu tiêu chuẩn về chất lượng cũng như các yêu cầu khác của Chính phủ nước nhậpkhẩu Do đó thông qua người giao nhận giúp người mua được đảm bảo về chất lượngsản phẩm và nếu có sự cố xảy ra các công ty này cũng có thể giám định kiểm traviệc thiệt hại của hàng hóa

Dịch vụ bưu chính: Mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa và quốc tếluôn cần nhiều loại chứng từ, giấy tờ, hàng mẫu, tài chính… nên dịch vụ bưu chínhcung cấp các thư từ, chuyến phát nhanh, chuyển tiền,… hỗ trợ tích cực cho giao nhậnhàng hóa

1.2.6 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan.

Người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để lo việc vận chuyểnhàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải trảiqua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của rất nhiều cơ quan chức năng

Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các công việc có liên quan đến rất nhiềubên

Chính phủ và các cơ quan chức năng:

Bộ thương mại

Hải quan

Cơ quan quản lý ngoại hối

Giám định, kiểm dịch, y tế…

Trang 20

Trước hết là quan hệ với khác hàng, có thể là người gửi hàng hoặc người nhậnhàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau Mang nhiều quốc tịch khác nhau Mốiquan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng ủy thác giao nhận.

Quan hệ với Chính Phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủ như:

Bộ Thương mại, Hải quan, Giám định, cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm dịch, y tế,…

Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: đó có thể là chủtàu, người môi giới, hay bất kỳ người kinh doanh vận tải nào khác, mối quan hệ nàyđược điều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ

Ngoài ra, người giao nhận còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, ngườibảo hiểm

1.3 Trình tự giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại các cảng biển.

1.3.1 Sơ đồ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Sơ đồ 1: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ( Nguồn: Vận tải và Bảo hiểm –TH.S Hà Minh Hiếu)

B2: Kiểm tra bộ chứng từ Lấy D/O

ở hãng tàu

B3: Làm thủ tục Hải quan, tính thuế

B9: Quyết toán và trả hồ sơ cho khách hàng

B8: Giao hàng cho khách hàng

B7: Kiểm tra hàng

Trang 21

1.3.2 Phân tích chung quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Bước 1: Nhận bộ chứng từ từ khách hàng

Công ty nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu thông qua khách hàng là nhà nhậpkhẩu để tiến hành thủ tục giao nhận hàng hóa Chứng từ bao gồm: Giấy báo tàu đến,Hóa đơn thương mại, Vận đơn, Phiếu đóng gói, Tài liệu kỹ thuật,

Bước 2: Kiểm tra chứng từ

Vận đơn đường biển ( B/L): Kiểm tra những thông tin như số vận đơn, tênngười gửi hàng, tên người nhận, cảng xếp, cảng dỡ, số cont, số chì, và đối chiếu vớithông tin trên hợp đồng

Hóa đơn thương mại: Kiểm tra tên, địa chỉ người gửi, người nhận, số và ngàyhóa đơn, hàng hóa, số lượng, chất lượng, điều khoản thanh toán, sau đó đối chiếu vớihợp đồng

Phiếu đóng gói hàng hóa : Kiểm tra người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng,khối lượng, bao bì để đối chiếu với hợp đồng; kiểm tra số và ngày hóa đơn để đối chiếuvới hóa đơn; Kiểm tra cảng xếp, cảng dỡ để đối chiếu với vận đơn

Tài liệu kỹ thuật: kiểm tra tên hàng, chất lượng, phân tích hàng hóa theo các tiêuchuẩn kĩ thuật cần thiết

Sau khi kiểm tra các chứng từ nhận được sẽ lên lấy lệnh giao hàng ( D/O) tạihãng tàu Để lấy lệnh phải có giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu, vận đơn, giấy báotàu đến, Sau khi nhận được D/O tiếp tục kiểm tra đối chiếu các thông tin như số vậnđơn, cảng đi, cảng đến, tên hàng, số tàu, tên tàu,

Bước 3 : Làm thủ tục Hải quan và tính thuế

Công ty giao nhận mang các chứng từ cần thiết lên hải quan khu vực để làm thủtục thông quan hàng hóa sau khi đã truyền tờ khai trên phần mềm VNaccs/ Vcis

Tính thuế

Cách tính thuế nhập khẩu:

Trị giá tính thuế = giá CIF * tỉ giá hiện hành

Trang 22

Tiền thuế NK = trị giá tính thuế * thuế suất

Tiền thuế GTGT = giá tính thuế GTGT * thuế suất

Tổng tiền thuế = tiền thuế NK + tiền thuế GTGT + các loại thuế khác nếu có

Bước 4: Đổi lệnh tại cảng

Sau khi lấy được D/O và thông quan hàng hóa, cầm các chứng từ liên quanxuống cảng để đổi lấy phiếu giao container Sau đó tiến hành lấy cont tại cảng, nộp cácphí liên quan

Bước 5: Thanh lý Hải quan

Sau khi hàng hóa không có vấn đề gì bất thường tiến hành thanh lý hải quan, nộpcác khoản phí đầy đủ để lấy hàng ra khỏi bãi

Bước 6: Nhận hàng tại cảng

Sau khi thanh lý Hải quan tiến hành lấy hàng từ cảng để chở về kho

Bước 7: Kiểm tra hàng hóa

Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, chất lượng, số cont, số chì đối chiếu với thực

tế hàng hóa trên hợp đồng kí kết

Bước 8: Giao hàng cho khách hàng

Hàng hóa có thể giao nguyên cont tận kho của khách hàng hoặc giao lẻ theo yêucầu của khách hàng

Bước 9: Quyết toán

Sau khi các bước đã hoàn tất tiến hành quyết toán với khách hàng để thu tiền

1.3.3 Trình tự giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cảng

a, Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng.

Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giaonhận trực tiếp với tầu

Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng

Trang 23

Bản lược khai hàng hoá (2 bản)

Sơ đồ xếp hàng (2 bản)

Chi tiết hầm hàng (2 bản)

Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)

Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu

Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhậnhàng như: Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệmcho tầu về những tổn thất xảy sau này

Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt

Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt

Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC)

Biên bản giám định

Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)

Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểmhoá Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho.Làm thủ tục hải quan

Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá

b, Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng

Trang 24

Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai

Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng góiđến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1bản D/O

Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuấtkho Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng

Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:

Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có

Hoá đơn thương mại

Hải quan kiểm tra chứng từ

Kiểm tra hàng hoá

Tính và thông báo thuế

Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày)

và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thànhthủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng

c, Hàng nhập bằng container

Nếu là hàng nguyên (FCL)

Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và

Trang 25

Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng

có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phảitrả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận

hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O

Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

Nếu là hàng lẻ (LCL):

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lýcủa người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tụcnhư trên

Trang 26

CHƯƠNG 2: DIỄN GIẢI QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI.

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại ( Transco)

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI

Tên tiếng anh: Transporation And Trading Services Joint Stock Company.Tên viết tắt: Transco

Trụ sở chính : số 1 Hoàng Văn Thụ, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP

Hải Phòng.

Điện thoại : (84 - 31) 3 84 2565 Fax: (84 - 31) 3 82 2155

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0200387594 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hải Phòng cấp thay đổi lần thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2007

Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách trong và ngoài nước

Dịch vụ đại lý: tàu biển, liên hiệp vận chuyển, giao nhận hàng hóa, môi

Trang 27

Dịch vụ sửa chữa tàu biển.

Kinh doanh xuất nhập khẩu

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụVận tải hàng hóa và Hành khách trực thuộc Công ty Vận tải Biển III, thành viên củaTổng Công ty Hàng hải Việt Nam, được cổ phần hóa theo Quyết định số3287/1999/QĐ – BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ Giao Thông Vận Tải

Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải phòng cấp Giấy chứngnhận Đăng ký kinh doanh số 0203000006 ngày 31 tháng 03 năm 2000 và chính thức đivào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2000 với vốn điều lệ 4 tỷ đồng, trong đó vốnNhà nước do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam làm đại diện chiếm 30%, vốn của các

cổ đông khác chiếm 70%

Với những nỗ lực của cán bộ công nhân viên Công ty và sự hỗ trợ từ Tổng Công

ty Hàng Hải Việt Nam, sau 7 năm hoạt động Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải vàThương mại đã không ngừng lớn mạnh và phát triển Vốn điều lệ của Công ty đã tăng

từ 4 tỷ đồng năm 2000 lên 10 tỷ đồng năm 2004, tháng 11 năm 2007, vốn điều lệ củaCông ty đã đạt 30 tỷ đồng

Đội tàu của Công ty từ lúc Cổ phần hóa chỉ có 01 tàu với trọng tải 8.294 DWT,năm 2002 Công ty đã trang bị thêm 01 tàu trọng tải 5.923 DWT bằng nguồn vốn tự có

và vốn vay (đã được thanh toán xong nợ vay ngay trong năm 2002), năm 2007 Công ty

đã ký hợp đồng mua 01 tàu hàng khô trọng tải 6.607 DWT dự kiến đưa vào sử dụngcuối năm 2007, nâng tổng số tấn trọng tải phương tiện của Công ty lên 20.824 DWT

Công ty cũng đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa trong đótích cực mở rộng dịch vụ vận tải container Mặt khác Công ty cũng chú trọng đa dạng

Trang 28

hóa ngành nghề kinh doanh, nâng cao năng lực chất lượng dịch vụ vận tải nhằm từngbước phát triển thương hiệu của Công ty trên thị trường vận tải trong nước và quốc tế.2.1.2 Vốn điều lệ.

Theo Giấy Đăng ký Kinh doanh số 0203000006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hải Phòng cấp ngày 26 tháng 10 năm 2007 (thay đổi lần thứ 3), vốn điều lệ củaCông ty là 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng), tương ứng với 3.000.000 cổ phần(mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần)

Quá trình thay đổi vốn điều lệ của Công ty:

a Lần thứ nhất:

Thời điểm Vốn tăng

thêm (đồng) Nguồn tăng

Vốn điều lệ (đồng)

10.000.000.000

Tháng 6/2004, được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Công ty, Công ty

đã tăng vốn từ 4 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng Công ty đã thực hiện thưởng cho các cổ đônghiện hữu với tỷ lệ 1 cổ phiếu được thưởng 1,5 cổ phiếu bằng nguồn lợi nhuận chưaphân phối, quỹ dự phòng, thuế TNDN được miễn giảm

b Lần thứ 2:

Trang 29

Tháng 11/2007, sau khi được sự thống nhất của Đại hội đồng cổ đông Công ty

và được sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại Giấy chứng nhận chàobán cổ phiếu ra công chúng số 884/UBCK-GCN ngày 28/09/2007, Công ty đã tiếnhành tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng Trong đó, Công ty tiến hành thưởng chocác cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2 cổ phiếu được thưởng 1 cổ phiếu, 1 cổ phiếu đượcquyền mua 1 cổ phiếu với giá 20.000 VND/CP Như vậy, sau khi tăng vốn điều lệ lên

30 tỷ đồng, thặng dư vốn của Công ty trong đợt phát hành này là 15 tỷ đồng,

Sau khi hoàn tất đợt phát hành tăng vốn năm 2007, Công ty đã báo cáoUBCKNN theo Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng ngày 12/11/2007

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty

Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại được tổ chức và hoạt động theoLuật doanh nghiệp số 60/2005/QH được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Các Luật khác và điều lệ Công ty cổphần Dịch vụ Vận tải và Thương mại được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông quangày 29 tháng 06 năm 2007

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thươngmại đã xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức như sau:

Hội đồng quản trị : gồm 06 thành viên

Ban kiểm soát : gồm 03 thành viên

Trang 30

Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 01 phó giám đốcKhối quản lý : gồm các phòng ban chức năng Phòng Quản lý tàu

Phòng Kinh doanh

Phòng Kế toán

Phòng Nhân chính

VP đại diện tại TP Hồ Chí Minh

VP đại diện tại Thủy Nguyên

Ngày đăng: 09/06/2016, 22:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w