Em là học viên lớp Hiệu Trưởng K.25. Sau 6 tháng em được học ở trung tâm, em được các thầy cô ở trung tâm bồi dưỡng chuyên môn kinh nghiệm, các tình huống xảy ra trong ngành sư phạm mầm non. Và em cũng cố gắng thu xếp thời gian đến lớp lĩnh hội những kiến thức chuyên ngành mà các cô đã tâm huyết truyền lại cho em để làm kiến thức riêng vận dụng vào thực tế
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố, ngày …… tháng …… năm 2015
BÀI THU HOẠCH CÔNG TÁC KIẾN TẬP LỚP ĐÀO TẠO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON KHÓA 25
Họ và tên học viên :
Em là học viên lớp Hiệu Trưởng K.25 Sau 6 tháng em được học ở trung tâm,
em được các thầy cô ở trung tâm bồi dưỡng chuyên môn kinh nghiệm, các tình huống xảy ra trong ngành sư phạm mầm non Và em cũng cố gắng thu xếp thời gian đến lớp lĩnh hội những kiến thức chuyên ngành mà các cô đã tâm huyết truyền lại cho em để làm kiến thức riêng vận dụng vào thực tế Ngoài lý thuyết học ở trung tâm, em còn được trung tâm tạo điều kiện cho em cùng các bạn trong lớp tham dự 3 buổi kiến tập tại trường mầm non thực hành, MNTT Sao Mai, và MNTH 19-5 để lấy kiến thức thực tế khi em và các bạn đến các trường mầm non trên để kiến tập thì được các cô đón tiếp rất nhiệt tình và hướng dẫn chi tiết Các cô giải đáp thắc mắc cho học viên
Buổi kiến tập đầu tiên tại trường Mầm Non thực hành được cô Nguyễn Thị Thanh Cảnh là Hiệu Phó bán và giới thiệu sơ về trường cô đang làm Công việc của
cô đang làm gì?
Em có tiếp nhận thông tin từ cô với nội dung như sau:
1 Quản lý khẩu phần ăn
2 Sổ sách về công tác bán trú
3 Chia sẻ kinh nghiệm thực tế công tác bán trú: nuôi dưỡng, chăm sóc, sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ
Trường thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1995 gần 20 năm Lúc đầu có 3 lớp Mầm, Chồi, Lá Sau 1 năm, tăng 6 lớp gồm 2 Chồi, 2 Mầm, 2 Lá Năm 1998, thành 9 lớp gồm 3 Chồi, 3 Mầm, 3 Lá, mở rộng mô hình công tác hòa nhập Năm 2013, mở
Trang 2thêm 1 lớp hòa nhậ đặc biệt 8 10 cháu đặc biệt, 1 cô chuyên mầm non, 1 cô chuyên hòa nhập
Cơ sở vật chất, tiền lương của giáo viên từ tiền thu của phụ huynh
Các chế độ của giáo viên theo Nhà Nước Trường có 3 Hiệu phó, 3 phụ trách
kế toán, 1 Hiệu Trưởng, 1 Hiệu Phó BT, 1 Hiệu phó chuyên môn
Hiệu phó BT: Quản lý 2 mảng lớn Khẩu phần ăn và cơ sở vật chất
Quản lý cơ sở vật chất gồm sửa chữa, cải tạo, tham mưu cho Hiệu Trưởng những cái nào sửa
VD: Sửa vòi nước, sửa đèn, chỗ này không đẹp mắt
Y tế xuống kiểm tra, 1 năm 2 lần, có khi 3 lần
Giáo viên nhà trẻ 1 lớp 2 giáo viên + 1 bảo mẫu
Kế toán 3 người, 1 thủ quỹ, kế toán tổng hợp sổ sách
bếp 4 người, tạp vụ 5 người
1 Về quản lý khẩu phần ăn:
- Xây dựng khẩu phần ăn
- Xây dựng thực đơn phong phú các món ăn và đa dạng các loại thực phẩm
- Tính dưỡng chất trong ngày cho trẻ: có thể sử dụng chương trình Nutri Kids hoặc Foodia ds để tính
- Nhu cầu năng lượng trong cả ngày trẻ cần là:
o Mẫu giáo 1500 Kcal Nhà trẻ 900Kcal
- Nhu cầu năng lượng ở trường của trẻ đạt 60% nhu cầu cả ngày là đạt yêu cầu (tức là mẫu giáo 900 Kcal và nhà trẻ 720 Kcal)
- Khi xây dựng khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ số lượng và đủ các nhóm thực phẩm đạm, béo, đường và vitamin Tỷ lệ giữa các nhóm có thể là (P:12 ; L:27 ; G:61) hoặc (15 ; 30 ; 55), thường thì trẻ thành thành thị nên áp dụng tỷ lệ 2 do trẻ ít ăn cơm
- Đạm, béo (thực vật và động vật tỷ lệ cân đối là 50-50 hoặc 40-60
- Khi đã cân đối toàn bộ các yêu cầu trên thì ta có được số lượng hàng cần đặt mua trong ngày cho trẻ
Trang 32 Quản lý nguồn thực phẩm
- chèn hình
- Hợp đồng cung cấp thực phẩm nên ký hợp đồng với các dơn vị có uy tín trên thị trường (các đơn vị này phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm, chỉ nhận những thực phẩm đạt yêu cầu, không dập nhát, không có mùi hôi, bao bì kín và còn hạn sử dụng
- đối với các loại thịt từ gia súc, gia cầm khi tiếp phẩm phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đơn vị kèm theo
- Số lượng sản phẩm giao có đúng số lượng trong phiếu đặt hàng
- Cập nhật các thực phẩm ure trong ngày vào sổ kiểm thực phẩm
3 Quản lý khâu tiếp phẩm
- Các bồn chứa nước phải có nắp đậy kín
- Xét nghiệm nước sinh hoạt định kỳ
- Vệ sinh các bồn chứa nước định kỳ 6 tháng 1 lần
4 Quản lý khâu chế biến
- Lựa mẫu thức ăn đúng quy định
5 Theo dõi khâu chăm sóc bữa ăn tại các lớp
Buổi kiến tập ngày 11/7/2015 tại trường Mầm Non Sao Mai do cô Trương Phan Quỳnh Tiên là Hiệu Trưởng, cùng 2 Phó Hiệu Trưởng đón tiếp các học viên rất nhiệt tình
Để đảm bảo thế hệ tương lai của mình, 1 thế hệ tương lai hoàn hảo, trí tuệ và thể lực Cô Tiên đã tâm niệm thể chất và trí lực phải song song với nhau Mọi thực phẩm tốt nhất Để các con có sức khỏe tốt, thì cần có đội ngũ cán bộ giáo viên chất lượng để phát huy cao nhất trí lực cũng như sở trường của các con Sau nhiều năm chuẩn bị, năm 2004, Cô Tiên đã mở trường Mầm Non Sao Mai ở đường Bông Sao Quận 8, TP.Hồ Chí Minh Quy mô trường thiết kế theo tiêu chuẩn Trường Mầm Non với số lượng 400 trẻ Đến nay, trường đã nhận hàng trăm đơn của các bậc phụ huynh gửi con theo học Ngoài việc học các kỹ năng của giáo viên dạy trẻ còn học vẽ, học
Trang 4múa, học Tiếng Anh Các con còn được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của cô Tiên với tấm lòng nhân ái, bao dung, rộng mở, với đội ngũ giáo viên trẻ hiền, học tốt,
đó là thành quả lớn lao mà cô Tiên đã làm được Em có thể cảm nhận được những điều rất là tốt đẹp ở cô, cô rất là tận tâm, tận tụy với công việc và cô luôn tạo điều kiện cho giáo viên gắn bó lâu dài để phục vụ cho công tác Giáo Dục mầm non Vì yêu trẻ nên cô luôn luôn nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, làm sao để cho các con
có sức khỏe tốt, trí lực tốt, tinh thần tốt Làm sao để phụ huynh yên tâm tuyệt đối là câu hỏi mà cô Tiên thường xuyên nhắc nhở, quán triệt đội ngũ cán bộ giáo viên Qua
đó, chất lượng nuôi dạy ngày càng được nâng cao rõ rệt
Một ai trong chúng ta muốn mở trường Mầm Non thì không thể không nói đến việc đầu tư cơ sở vật chất Việc đầu tư cơ sở vật chất cho trẻ là rất quan trọng, đó là điều kiện đầu tiên để phụ huynh tin tưởng gửi con cho mình Vì tâm lý của trẻ mầm non chưa được hoàn chỉnh nên hoạt động vật chất là hoạt động chủ đạo lứa tuổi này rất cần đồ chơi phù hợp với độ tuổi, kể cả lứa tuổi nhà trẻ Cô Tiên đã đầu tư các nhóm đồ chơi theo danh mục đồ chơi cho trẻ để tạo điều kiện cho trẻ phát triển phù hợp với tâm lý của từng lứa tuổi, cũng như cô thay đổi đồ chơi từ lớp này sang lớp khác để trẻ cảm thấy mới lạ Nếu trẻ gửi vào trường Mầm Non mà không có đồ chơi thì xem như vô nghĩa
chèn hình
Vì đồ chơi là phương tiện kích thích để trẻ thiết lập mối quan hệ bạn bè, gần gũi hơn với các bạn trong môi trường riêng của chúng hơn là trẻ chơi một mình Vì vậy, cái bàn, cái ghế, thiết bị vệ sinh đều là phương tiện phục vụ cho trẻ để trẻ gắn bó với cô suốt cả ngày
- Phần đầu tư cơ sở vật chất không mấy rẻ tiền, đó là thiết bị phục vụ nhà bếp,
Cô Tiên đã dám mạnh tay đưa các thiết bị tiện lợi như máy hấp khăn, máy sấy chén, dụng cụ cắt rau củ quả, máy lọc nước… Với quy mô đạt chuẩn như ậy,
Cô Tiên đã dành những gì tốt nhất cho trẻ của mình, kể cả việc chọn Công ty thực phẩm phải uy tín, chất lượng
Trang 5Buổi kiến tập 14/7/2015 tại Trường Mầm Non 19-5 thực hành do Cô Ngọc Hiệp – Hiệp phó chuyên môn và cùng với cô Hiệu trưởng của trường đón tiếp lớp em Trường được xây dựng năm 1975, sửa chữa cải tạo mới năm 1997
chèn hình
Sau 1 vòng tham quan và quay lại hội trường, em được cô Hiệp hướng dẫn về chuyên môn, và em cũng học được cách quản lý chuyên môn của cô như sau:
Mục tiêu – Nội dung – Kết quả mang đến giáo dục
khi trường thực hiện chương trình thì phải có những quy tắc, đó là phải thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục của công tác giáo dục mầm non đối với độ tuổi và hoạt động của trẻ, tổ chức chủ yếu thông qua chơi và tương tác
Tôn trọng nhu cầu, sở thích, tính cách và tốc độ phát triển riêng của trẻ, chỉ đạo công tác giáo dục mầm non của trường Mầm Non, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục mầm non của trường Mầm Non 19-5 là yêu cầu khi thực hiện công tác giáo dục, đảm bảo đúng nội dung giáo dục cho từng độ tuổi đã quy định và giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục để phù hợp với từng nội dung lứa tuổi Kết hợp 1 cách linh hoạt về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ, và đặc biệt là Ban Giám Hiệu yêu cầu phải coi tất cả các hoạt dộng giáo dúc là quan trọng, phải quán triệt giáo dục phát triển qua từng trò chơi, cũng như qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Để chỉ đạo thực hiện thì Ban Giám Hiệu phải nắm vững công tác giáo dục mầm non, tham dự các lớp tập huấn của Sở, Phòng, để từ đó triển khai lại cho giáo viên nắm vững chương trình đó Ngoài ra, phải kiểm tra, giám sát việc nắm vững công tác giáo dục mầm non của giáo viên hay chưa, đó là chỉ đạo chung
chèn hình
Khi đánh giá sự phát triển của trẻ thì Hiệu Trưởng đặt các mục đích cung cấp cho giáo viên những thông tin cần thiết để thiết lập kế hoạch giáo dục cho phù hợp chứ không đánh giá trẻ để mà đánh giá giáo viên là không thực hiện tốt
Mà trên cơ sở đó để giúp giáo viên mình chỉ đạo phần xác định môi trường giáo dục, thì mục tiêu giáo dục cụ thể do trẻ 3-4 tuổi, 4-5 tuổi là mình sẽ lấy kết quả mong đợi của năm học
Trang 6Ban Giám Hiệu lấy môi trường giáo dục của trẻ 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, đó là kết quả mong đợi và ở trẻ 5-6 tuổi, môi trường giáo dục là kết quả mong đợi cộng thêm chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi Sau xác định mục tiêu xong rồi, trường bắt đầu xác định nội dung thì căn cứ vào môi trường giáo dục năm học để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với môi trường giáo dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau Để thực hiện 1 môi trường giáo dục thì có thể lựa chọn một số nội dung giáo dục có liên quan Tóm lại, những nội dung giáo dục trong kế hoạch năm học là những nội dung cơ bản nằm trong công tác giáo dục mầm non và phát triển các nội dung cân đối, thành nội dung
cụ thể cho từng lớp để phù hợp và gần gũi với trẻ
Ví dụ : mục tiêu cho trẻ tìm hiểu về bản thân lớp mầm thì giáo viên chọn nội dung đó là biết giới thiệu về bản thân tên của mình Cũng mục tiêu đó ở lớp Chồi, chọn nội dung biết bạn trai, bạn gái, biết được sở thích của bản thân Cũng là mục tiêu ở bản thân Nội dung ở lớp Lá là bảo vệ bản thân mình phòng chống tai nạn thường tính
Hoạt động giáo dục có thể là hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, vệ sinh cá nhân
chèn hình
Kế hoạch giáo dục thì có kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục chủ
đề, kế hoạch giáo dục tháng, kế hoạch giáo dục tuần
Công tác giáo dục mầm non của Bộ
Xây dựng kế hoạch năm học thì Ban Giám Hiệu với lại các khối mỗi khối làm việc với nhau để xây dựng kế hoạch chung cho khối và trên cơ sở có kế hoạch của khối rồi thì các lớp dựa vào khung đó để điều chỉnh cho phù hợp với từng lớp Như vậy, Kế hoạch của từng lớp không giống nhau, người quản lý phải tôn trọng điểm đó
để cho giáo viên tự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của lớp mình
Có thể ở lớp này, mục tiêu này thực hiện ở đầu năm, nhưng ở lớp khác, mình
có thể đưa môi trường xuống vào giai đoạn 2, hoặc cũng môi trường đó thì ở giáo viên lớp này đưa ra nội dung này, từ nội dung đó giáo viên đưa ra hoạt động khác nhau
chèn hình
Trang 7Ví dụ: Với 1 kinh nghiệm lăn tròn ở lớp này, Sở tổ chức lăn bi màu, ở lớp khác làm con sâu, cái bánh Tùy theo mỗi lớp kỹ năng trẻ như thế nào, giáo viên có thể xác định mục tiêu và đưa ra nội dung phù hợp, từ đó đưa ra những nội dung khác nhau để đạt được mục tiêu đó
Kế hoạch năm học xây dựng theo khối trên cơ sở đó, các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp, khi có kế hoạch năm học rồi thì người quản lý phân bổ vào từng tháng nhưng vẫn đảm bảo theo các lĩnh vực phát triển và tính phát triển phải từ
dễ đến khó, phù hợp với từng thời điểm, thời gian thực hiện Và các mục tiêu này có thể lặp lại ở tháng tiếp theo chứ không nhất thiết là khi Hiệu trưởng đưa ra mục tiêu cho tháng 9 rồi mà mình không thể lấy lại được
Ví dụ: Giới thiệu về bản thân
Ở tháng 9 thì đơn giản: trẻ đứng lên nói được tên của mình
- Nâng cao mục tiêu này có thể đưa đến tháng 3, có thể trẻ nói được sở thích của bản thân, yêu cầu mong muốn của bản thân mình khi mình bày tỏ với bạn
Kế hoạch Chủ đề: Không có làm chủ đề bao trùm tất cả mà chỉ làm 1 kế hoạch nhỏ, đó là 1 mảng trong kế hoạch giáo dục năm học dựa trên chủ đề trong công tác giáo dục, các giáo viên chọn đề tài nhỏ để xây dựng
Ví dụ: Chủ đề bản thân
- Lớp này tìm hiểu về bàn tay của bé, 1 đề tài nhỏ trong chủ đề lớn
- Lớp khác tìm hiểu cái miệng xinh xinh cũng là 1 đề tài nhỏ, thời gian thực hiện
là 1 tuần
Tóm lại, 3 buổi kiến tập tuy thời gian không nhiều, nhưng em cũng rút ra được kinh nghiệm cần thiết cho em, trong việc làm quản lý trường Mầm Non Với vị trí là người quản lý bán trú là thực hiện cùng 1 lúc song song và đồng bộ 2 nhiệm vụ, không có cái nào kém cái nào, không có cái nào thua cái nào Trách nhiệm của người quản lý làm thế nào cung cấp triệt để cho trẻ đủ và đúng khẩu phần ăn, quản lý an toàn mặt tinh thần cho trẻ Trẻ được nuôi cân đối, hợp lý theo khoa học, làm việc theo
kế hoạch thì mới đạt hiệu quả
Tìm nguồn hay cân đối giá thành hợp lý, tìm nguồn đấu ký hợp đồng có qui ước từng điều, từng chương, và tên thực phẩm, từng hạt gạo, con cá, cọng rau
Trang 8Việc quản lý cơ sở vật chất
Sân chơi tạo điều kiện cho trẻ hoạt động vật chất, phục vụ cho nhu cầu nuôi dạy trẻ, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt
Vườn cây có tác dụng lọc không khí, tăng cường sức khỏe, cản gió, bụi, giảm tiếng ồn, yêu cầu sân chơi bằng phẳng, không gồ ghề, yêu cầu có rãnh thoát nước, không có các viên sắt nhẹn, trang bị những dụng cụ phục vụ trẻ chơi, trồng cây để bóng mát, yêu cầu về trang thiết bị phải phù hợp với từng lứa tuổi Đảm bảo an toàn bàn, ghế các góc cạnh phải vuốt tròn, các tiếp cạnh bằng nhau, nhẹ nhàng, vững chắc, màu sắc phải tươi sáng
Để phát triển 1 trường Mầm Non hoàn hảo thì cần phải đưa ra kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, trung hạn, phân công, động viên, đôn đốc giúp đỡ giáo viên làm cho tốt, khích lệ khen thưởng người quản lý, thường xuyên kiểm tra, đánh giá để đề ra biện pháp
Trong quá trình quản lý, mỗi trường có mỗi kiểu quản lý khác nhau, nhưng dù quản lý thế nào đi nữa thì người quả lý luôn luôn tôn trọng giáo viên của mình, phải đặt quyền lợi của giáo viên lên trên, phải yêu, bảo vệ giáo viên của mình