1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học môn toán ở các lớp bổ túc văn hóa trong các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề gắn với định hướng nghề nghiệp (thể hiện qua dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề phú quốc)

97 501 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SU DUNG TRONG LUAN VAN

Trang 2

MO DAU

I LY DO CHON DE TAI

1.1 Luật Giáo dục, năm 2005, khoan 2 Diéu 28 khang dinh: “Phuong pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng

tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; cân bồi

dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực

tiễn; cần phải đem lại niềm vui, hứng thu cho học sinh”

Điều 45 quy định về Giáo dục thường xuyên cũng xác định: Giáo dục

thường xuyên giúp mọi người vừa làm, vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ dé cải thiện chất lượng cuộc sống tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghỉ với đời sống xã hội

Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo

dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập

Đứng trước sự phát triển và đi lên của đất nước, ngành Giáo dục phải tạo

nên những con người, có sức khỏe tốt, có bản lĩnh, trí tuệ, phâm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo trong làm chủ mọi vấn đề và có khả năng ứng xử trong cuộc sống

1.2 Bên cạnh các trường trung học phổ thông (THPT), hiện nay nước ta còn có hệ bổ túc văn hóa (BTVH) Hệ thống BTVH đã thu hút một số lượng lớn học sinh vào học nhằm đáp ứng nguyện vọng học tập của xã hội trong khi các trường THPT chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh Nhiệm vụ của hệ BTVH là xoá mù chữ, tiếp tục đạy văn hoá, phổ cập giáo dục, vừa học văn hoá kết hợp đào tạo nghè, Tuy nhiên do đặc điểm trình độ học sinh

tuyển vào hệ BTVH thường thấp, do phương thức học là vừa học vừa lao

Trang 3

tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề có đặc thù riêng Nâng cao chất lượng dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề là góp phần nâng cao dân trí, phổ cập nghề và đảm bảo cơ hội học tập của toàn dan

1.3 Dạy học mơn tốn nói chung, dạy học mơn tốn cho học sinh bổ túc văn hóa trong các trung tâm giáo dục thường xuyên và đạy nghề nói riêng,

đều có nhiệm vụ trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy và giáo dục các phẩm chất của người lao động Môn tốn cịn là mơn học có nhiệm vụ trang bị các kiến thức với chức năng công cụ đề học sinh vận dụng giải quyết các tình huống trong các môn học khác và trong thực tiễn cuộc

sống Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học mơn tốn càng có ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đề thực hiện được các nhiệm vụ

của môn toán điều tiên quyết là phải làm cho người học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng toán học Chỉ trên cơ sở đạt được những yêu cầu tiên quyết này

mới có thể đặt vấn đề từng bước đạt được những yêu cầu khác Coi trọng việc

hình thành nền tảng kiến thức và kỹ năng cho học sinh trong dạy học nói chung, dạy học mơn tốn nói riêng, từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu lý

luận dạy học nhấn mạnh trong các tài liệu nghiên cứu

1.4 Công tác giáo dục hướng nghiệp có tác dụng định hướng cho học sinh sau mỗi cấp học lựa chọn con đường phát triển tiếp theo phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện của mỗi học sinh Đây không phải là một vấn đề mới mà là vấn đề đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện từ nhiều thập kỷ qua Từ những nghiên cứu lí luận và triển khai trong thực tiễn, các nhà nghiên cứu giáo dục và quản lí xã hội đi đến khắng định rằng đây là một việc rất cần thiết nhằm đề có được nguồn nhân lực phục vụ có hiệu quả

kinh tế và ý nghĩa xã hội Đã có nhiều quốc gia như Liên xô trước đây, nước

Nga hiện nay, Cộng hòa Liên bang Đức, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều

quốc gia khác đã thực hiện khá thành công công tác hướng nghiệp cho học

Trang 4

Vì những lí đo trên đây chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: “Dạy học mơn Tốn ở các lớp Bồ túc văn hóa trong các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề gắn với định hướng nghề nghiệp (thể hiện qua dạy học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề Phú Quốc) ”

H Mục đích nghiên cứu

Xây dựng một số biện pháp dạy học mơn tốn bố túc văn hóa theo hướng lồng ghép việc dạy toán với định hướng nghề nghiệp cho người học,

thông qua đó giúp người học có khả năng nhận biết hướng vận dụng các kiến

thức toán vào giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản có liên quan đến một số nghề chuyên môn

III Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Nghiên cứu việc thể hiện qua dạy học mơn Tốn ở Trung tâm GDTX, quá trình học tập mơn tốn của học sinh

2 Nghiên cứu việc thể hiện kiến thức Toán trong các nghề và định

hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh hệ BTVH ở các TTGDTX và

DN

3 Nghiên cứu việc lồng ghép dạy học kiến thức toán gắn với việc giới thiệu nghề với trình độ từ Sơ cấp, Trung cấp và Cao đắng nghề bằng sự thể

hiện qua một số nội dung dạy học

4 Thực nghiệm để kiểm chứng việc lồng ghép định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong quá trình đạy học kiến thức toán

IV Phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 2 Phương pháp khảo sát thực tiễn

3 Áp dụng thống kê toán vào xử lí số liệu điều tra và thực nghiệm V Giá thuyết khoa học

Trong quá trình dạy học kiến thức toán cho học sinh BTVH ở các

TTGDTX và DN nếu giáo viên quan tâm hướng nghiệp cho học sinh thì sẽ

Trang 5

học sinh BTVH trong các Trung tâm GDTX

2 Phát hiện một số chủ đề kiến thức môn toán có tiềm năng ứng dụng

vào thực tiễn của một số nghề đang được đào tạo trong các TTGDTX và DN 3 Lựa chọn các câu hỏi, bài tập và xây dựng các tình huống dạy học để

giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng và định hướng vận dụng trong nghề được đào tạo ở TTGDTX và DN

VII Cau tric cia Luan van

Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có 04 chương

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP

CHO HOC SINH HE BO TUC VAN HOA TRONG CAC TRUNG TAM GIAO DUC THUONG XUYEN VA DAY NGHE

1.1 Nguyên lý giáo dục và những văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác hướng nghiệp

1.2 Đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn trong các trung tâm giáo dục thương xuyên và dạy nghề

1.3 Tiềm năng hướng nghiệp cho học sinh trong đạy học môn toán

Kết luận chương I

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MƠN TỐN TRONG CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ DAY NGHE

(Khảo sát tại huyện đảo Phú Quốc)

Trang 6

2.2 Thực trạng năng lực hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh của TTGDTX - DN Phú Quốc

2.3 Khảo sát thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh trong dạy

học môn toán tại huyện đảo Phú Quốc

Kết luận Chương 2

CHƯƠNG 3

MOT SO BIEN PHAP SU PHAM THUC HIEN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH HỆ BÓ TÚC VĂN HÓA TRONG CÁC

TRUNG TAM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYEN VA DẠY NGHE THONG QUA DAY HOC MON TOAN

3.1 Những căn cứ để đưa ra các biện pháp sư phạm

3.2 Một số biện pháp sư phạm dạy học mơn tốn cho học sinh hệ Bồ

túc văn hóa tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên — Dạy nghề gắn với định hướng nghề nghiệp

Kết luận chương 3

CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1 Mục đích thực nghiệm

4.2 Tổ chức và nội dung thực nghiệm 4.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm

Kết luận về thực nghiệm sư phạm

Ặ A o> ^ x

Trang 7

CHUONG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP

CHO HỌC SINH HỆ BÓ TÚC VĂN HÓA TRONG CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ DẠY NGHÈ

1.1 Nguyên lý giáo dục và những văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác hướng nghiệp

1.1.1 Nguyên lý giáo dục và định hướng thực hiện trong dạy học

mơn tốn

Ngun lý giáo dục của một Quốc gia là quan điểm cơ bản chỉ đạo toàn

bộ hoạt động giáo dục của Quốc gia đó Từ nguyên lý giáo dục người ta xác

định hệ thống trường học, nội dung, phương pháp dạy học

Nguyên lý giáo dục của Việt Nam là: “học đi đôi với hành, giáo dục kết

hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường

kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”

Thực hiện nguyên lý giáo dục trên đây là nhiệm vụ của tất cả các môn học Mỗi môn học đóng góp vào việc thực hiện nguyên lý đó theo những khả năng riêng của mình Kết quả tổng hợp của quá trình đạy học và giáo dục của

tất cả các mơn học, của tồn hệ thống giáo dục và xã hội sẽ đào tạo thế hệ trẻ

thành những người lao động phục vụ sứ mạng, bảo vệ và xây dựng tổ quốc Mơn tốn thực hiện nguyên lý giáo dục theo các định hướng sau đây: - Trong dạy học phải luôn luôn liên hệ kiến thức mơn tốn với thực

tiễn; làm rõ nguồn gốc thực tiễn của các tri thức toán hoc; làm rõ sự phản ánh thực tiễn và khả năng ứng dụng mỗi tri thức toán trong bài học vào giải quyết

những vấn đề của thực tiễn

- Khi tổ chức cho học sinh kiến tạo mỗi kiến thức, rèn luyện mỗi kỹ năng cần thực hiện theo tinh thần làm cho học sinh nắm vững kiến thức, kĩ

năng đó và sẵn sàng ứng dụng vào những hoàn cảnh đa đạng trong cuộc sống

- Trong quá trình đạy học cần làm cho học sinh tăng cường vận dụng và

Trang 8

học có phạm vi ứng dụng trong cuộc sống và tập luyện cho học sinh thực

hành ứng dụng các kiến thức, các phương pháp đó để chuyên hóa thành năng

lực thực sự cho học sinh, tạo cơ sở cho việc kết hợp giữa học trong nhà

trường với thực hành trên các bình diện khác nhau trong môn học và trong

cuộc sống

Với các định hướng thực hiện nguyên lý giáo dục như trên, chúng ta đã góp phần chuẩn bị cho người học sinh có những năng lực cần thiết để đưa

kiến thức môn toán vào vận dụng trong các lĩnh vực chuyên môn, nghề

nghiệp trong cuộc sống

1.1.2 Bốn trụ cột của giáo dục thế giới khi bước vào thế ký XXI Cuối thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục đã xác định những vấn đề then chốt trong mục tiêu giáo dục khi bước vào thế kỷ XXI Tổ chức UNESCO đã đề ra 4 trụ cột của giáo dục trong thế kỉ XXI là học đề biết, hoc dé lam, hoc dé cùng chung sống, hoc dé khang dinh minh

Bồn trụ cột này chính là mục tiêu của giáo dục Sứ mạng của giáo dục là chuẩn bị cho con người những hiểu biết, những năng lực để sống và làm

việc cùng nhau trong cộng đồng xã hội Xã hội loài người trong thế kỷ XXI,

vấn đề hợp tác chung sống, cùng làm việc, cùng thắng đề xây dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn là vấn đề trung tâm của nhân loại Giáo dục phải góp phần

tạo nên xã hội như vậy Mối liên hệ giữa tri thức học được trong nhà trường VỚI CUỘC sống, vận dụng kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn luôn cần được quan tâm

Giáo dục trong thế kỷ XXI cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Học sinh học được kiến thức gì?

Trang 9

- Học sinh học được cách hợp tác với nhau, cùng nhau chia sẻ kiến

thức, kỹ năng, điều kiện, quan tâm đến nhau, cùng nhau giải quyết các nhiệm

vụ đặt ra trong cuộc sống như thế nào?

- Học sinh biết cách xác định được đúng vị trí, trách nhiệm của mình

trước cuộc sông

1.1.3 Hướng nghiệp, dạy nghề va tình hình thực hiện hướng nghiệp cho học sinh ớ một số nước trên thế giới

1.1.3.1 Khải niệm về nghề nghiệp và dạy nghề

Trong xã hội hiện đại, mỗi người cần phải có một việc làm Đó là yếu tố đảm bảo có một nguồn thu nhập để việc duy trì sự sống, khẳng định mình và phát triển Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động (trí óc hoặc

chân tay) trong đó con người sử dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đề làm ra để làm ra các loại sản phẩm (vật chất hoặc tinh thần) đáp ứng được những nhu

cầu của xã hội Các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm mà con người sử

dụng trong các nghề có được thông qua quá trình đào tạo và tích lũy trong cuộc sống, trong quá trình hoạt động trong nghề

Nghề nghiệp là một loại hoạt động đặc thù của con người, được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Nghề nghiệp thể hiện sự phân công lao động trong xã hội Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại luôn có sự biến đối, tùy thuộc nhu cầu của xã hội và cá nhân trong từng giai đoạn Do đó, ngoài quá trình đào tạo con người phải có khả năng tự đào tao bé sung hiểu biết về nghề nghiệp, thích nghỉ với sự thay đổi của điều kiện lao động và sự phát triển của xã hội

Nghề nghiệp như là một dạng hoạt động vừa mang tính xã hội (sự phân

công của của xã hội, tính phục vụ xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu,

năng lực, kinh nghiệm của của cá nhân) Nói đến nghề nghiệp trước hết phải

nói đến những yêu cầu khách quan đo xã hội đặt ra, đồng thời cũng nói đến

Trang 10

những nghề nghiệp là lao động giản đơn và có những nghề đòi hỏi quá trình đào tạo công phu, lâu dài với chi phí cao

Dạy nghề là một quá trình đào tạo chuyên biệt nhằm giúp học viên đạt được những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định Thông qua

hoạt động học nghề, con người tích lũy tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm và tạo ra năng lực cho chính mình Khi được hành nghề con người tạo ra được sản phẩm phục vụ nhu cầu của xã hội và thu nhập cho cá nhân Có nghề và được

hành nghề là hạnh phúc của con người trong xã hội hiện đại Có thể nói quyền được học nghề và quyền được hành nghề là những quyền cơ bản của con người

Điều 33 của Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 quy định mục tiêu của

đào tạo nghề nghiệp như sau:

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm

nghệ nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tim việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội, củng cô quốc phòng, an nình

Giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhiều trình độ khác nhau Theo nghĩa

rộng, giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả bậc đào tạo đại học, sau đại học và

bậc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và đạy nghề thủ công Tuy nhiên, theo nghĩa thông thường thuật ngữ này được dùng trong các cơ sở dạy nghề hiểu theo điều 33 luật Giáo dục Việt Nam bao gồm:

- Trường Trung cấp chuyên nghiệp;

- Trường CÐ nghề, trường TCN, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề)

1.1.3.2 Hoạt động hướng nghiệp

Trang 11

nhiều tiêu chí để lựa chọn nghề cho mỗi người Việc lựa chọn đúng nghề sẽ mang lại hiệu quả học tập cao Trái lại, nếu lựa chọn nghề dé hoc không phù

hợp sẽ mất cơ hội hành nghề hay hành nghề không mang lại hiệu quả cho cá

nhân và xã hội Trong xã hội hiện đại cơ hội học được nghề và được hành

nghề đều đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của cá nhân

Định hướng cho mỗi cá nhân biết lựa chọn nghề phù hợp cho mình là quá

trình hướng nghiệp Hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề có mối quan hệ

mật thiết với nhau Đây hai hoạt động thống nhất với nhau Cũng có thể xem như hai mặt của cùng một quá trình tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội Việc đào tạo nghề sẽ có hiệu quả kinh tế, xã hội cao nếu làm tốt cả hai mặt này Thông thường phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội và đánh giá năng lực của mỗi cá nhân, công tác hướng nghiệp được tiến hành trước, dạy nghề là bước tiếp theo Hướng nghiệp là mang thông tin về nghề nghiệp đến với người học, giúp người có nhu cầu học nghề tiếp cận, làm quen với một số ngành nghề và

nắm được nhu cầu chủ yếu của địa phương, đất nước để họ lựa chọn Thông

thường, để hoạt động hướng nghiệp đạt được kết quả tốt cần khuyến thích và

tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu nghề, hiểu rỏ tầm quan trọng của nghề và

phương hướng phát triển, yêu cầu sử dụng nhân lực trong nghề đó, biết đánh

giá năng lực, sở thích, điều kiện của cá nhân mình Nhờ đó sẽ trang bị cho học

sinh những kiến thức, kỹ năng lao động cần thiết và làm quen với hoạt động

nghề nghiệp, chuẩn bị tích cực cho học sinh hướng đi và sự chọn lựa nghề

nghiệp để bước vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp

Hướng nghiệp thường mang tính chất tư vấn về nghề nghiệp Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với cá nhân người muốn học nghề mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội đối với địa phương, đối với Quốc gia Đây là hoạt động cấu thành một bộ phận của chương trình giáo dục nghề nghiệp

Có hai hình thức tổ chức hướng nghiệp cho học sinh: Hướng nghiệp

thông qua các hoạt động giới thiệu nghề mang tính độc lập, mang tính chuyên

Trang 12

môn học Trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu hình thức thứ hai đối với

dạy học mơn tốn

1.1.3.3 Cơng tác hướng nhiệp cho học sinh ở một số quốc gia trên thế giới

Công tác hướng nghiệp ở các nước trên thế giới đã ra đời từ rất sớm

Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà giáo dục đề cập đến lĩnh vực giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới Sau đây chúng ta điểm qua vấn đề hướng nghiệp cho học sinh ở một số quốc gia

- Hướng nghiệp ở Liên Xô trước đây và ở Liên bang Nga ngày nay:

Những năm 1918 - 1919, Lênin đã yêu cầu phải cho học sinh phổ thông

làm quen với khoa học kỹ thuật, với cơ sở của nền sản xuất hiện đại Sau này N K Crupxkaia đã làm sáng tỏ và cụ thể hóa những luận điểm của Lênin vào

thực tiễn Năm 1929, N K Crupxkaia nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự

cần thiết của công tác hướng nghiệp cho thanh niên, giúp họ chọn được nghề

phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu của xã hội

Nhiều nhà khoa học như V.A Brôđin, R.N Cônhiađêra, E.A Climov,

N.K Crupxkaria, A.F Gôlômxtôc, K.K Platônôp đã có những công trình nghiên cứu này đề cập đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hướng nghiệp thông qua con đường dạy học các môn khoa học cơ bản

Sau khi Liên xô sụp đồ, các nhà giáo dục Nga vẫn kế thừa và tiếp tục

phát triển nhiều vấn đề lý luận về giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp

trong dạy học các môn khoa học của trường phổ thông Bộ Giáo dục Cộng

hòa Liên bang Nga xây dựng chương trình giáo dục lao động và hướng nghiệp tại trường phổ thông nhằm định hướng cho học sinh bước vào học trường nghề

- Hướng nghiệp ở Trung Quốc:

Trung Quốc coi giáo dục nghề nghiệp là khâu quan trọng thúc đây trình

Trang 13

không ngừng thay đổi và điều chỉnh nội dung, phương pháp, phương tiện để

thích ứng với yêu cầu của sự tiến bộ và sự điều chỉnh ngành nghề Sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn này sẽ quá độ từ giáo dục nghề nghiệp sơ cấp, trung cấp là chủ yếu sang GD nghề nghiệp cao cấp là chính

- Hướng nghiệp ở Hoa Kỳ:

Bước vào thế kỷ XXI, Hoa Kỳ có nhiều nỗ lực để nâng cao hơn nữa về chất lượng giáo dục nghề nghiệp Ngành Giáo dục Hoa kỳ chủ trương nâng

cao kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo cung cấp một lượng lao động có trình độ, có khả năng cạnh tranh, thích ứng được trong điều kiện nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hóa Tăng cường mối liên hệ giữa trường trung học với doanh nghiệp, với các nhà sản xuất, kinh doanh, tạo cơ hội cho học sinh

được tham gia làm việc bán thời gian tại xí nghiệp, nhà máy

- Hướng nghiệp ở Nhật Bản:

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản có chương trình dạy nghề cho học

sinh phổ thông Khi đủ 15 tuổi, học sinh sẽ quyết định chọn học theo chương

trình phổ thông, chương trình dạy nghề hay chương trình phối hợp toàn diện Nền giáo dục Nhật Bản đã quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho học sinh Trong chương trình có môn học giúp học sinh định hướng vào nghề nghiệp trong tương lai

1.1.4 Một số văn bản chí đạo của Đảng và Nhà nước ta về công tác hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tiếp tục xác định

“Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng

đâu, là nên táng và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước ”

Trang 14

chú ý xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng quy mô đề đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực Hơn 20 năm đổi mới vừa qua, hệ thống giáo dục nước ta đã

có bước phát triển mạnh và đạt được những thành tựu 6 tat cả các cấp học Về

công tác hướng nghiệp, giúp học sinh có những hiểu biết về nghề nghiệp để

định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích cá nhân cũng như năng lực bản thân và nhu cầu xã hội đã có các văn bản của Đảng,

Nhà nước và các bộ ngành chỉ đạo Sau đây chúng tôi trích dẫn ra một số văn bản đó

- Ngày 19/03/1981, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 126/CP về công tác hướng nghiệp trong trường phố thông và việc sử dụng học sinh các

cấp tốt nghiệp ra trường Quyết định này mang tính định hướng con đường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong trường phố thông và mở ra bước phát triển mới cho nền giáo dục phố thông nước nhà Quyết định này nêu rõ

các nhiệm vụ:

- GD thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp

- Tổ chức cho HS thực tập và làm quen với một số nghề

- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng HS để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng chọn nghề phù hợp nhất với yêu cầu phát triển KT - XH đồng thời thích hợp với năng lực cá nhân

- Động viên, hướng dẫn HS đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa

- Ngày 27/4/1982, Chính phủ ra Thông tư 48/TT hướng dẫn xây dựng các Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Từ đó ở hầu khắp các tỉnh, các Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp được xây dựng Các trường phổ thông cũng đã phối hợp với các Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tổ chức dạy nghề cho học sinh, gắn công tác

Trang 15

- Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII nêu rõ: “Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp ở trường trung học ”

- Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định mục tiêu: “Học đi đôi với hành, giáo đục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội Coi trọng công tác hướng nghiệp và

phân luỗng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cầu kinh tẾ trong cả nước và từng địa phương”

- Chiến lược phát triển GD 2001- 2010 khẳng định: “7c hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đông thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng

lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có sự hiểu biết về kỹ thuật, chủ trọng hướng nghiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luỗng sau trung học phố thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tot

nghiệp ”

- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001 CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Ngày 19/11/2002, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 47/QĐÐ-BGD&ĐT về việc ban hành chương trình khung giáo dục phổ thông trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp từ lớp 9 đến lớp 12

- Chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phố thông, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phô thông, các Trung tâm

Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp và các cơ quan thuộc Bộ cần tăng

Trang 16

vào việc phân luồng và chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sông lao động sản

xuất hoặc tiếp tục học lên trong các trường đào tạo phù hợp với năng lực bản

thân và nhu cầu xã hội

- Luật GD Việt Nam 2005, điểm 4, điều 27 quy định mục tiêu của GD phô thông là: “ŒD THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả

của GD THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân

để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục hoc DH, CD, trung cap, hoc nghé hoặc

đi vào cuộc sống lao động”

- Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, XI cũng chỉ rõ: “Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luông đào tạo sau trung học cơ sở; bảo đảm liên thông giữa các cấp đào tạo” Văn kiện Đại hội X, XI của Đảng cũng đã nhấn mạnh đến việc phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhanh chóng xây dựng cơ cấu

nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ về đào tạo, dân tộc, vùng

miền

Từ các văn bản trên đây có thé thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp cho học sinh và đã đưa ra nhiều chủ trương và đã có những chỉ đạo cụ thể triển khai các chủ trương, thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh

1.2 Đối mới phương pháp dạy học mơn Tốn trong các trung tâm

giáo dục thường xuyên và dạy nghề

1.2.1 Phương pháp dạy học môn Toán

Thuật ngữ “ Phương pháp” theo cách hiểu chung nhất, cách hiểu truyền

Trang 17

phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiễn hành hoạt động dạy hoc

Khi xác định phương pháp dạy học một bộ môn nào đó người ta phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục quốc gia, xuất phát từ đặc điểm của quá trình

nhận thức tri thức môn học và những điều kiện cụ thể của quá trình dạy học Trong [17], GS TSKH Nguyễn Bá Kim đã chỉ rõ dạy học mơn tốn ở trường phơ thơng có 4 mục đích Đó là:

- Dạy học môn Toán truyền thụ cho học sinh hệ thống kiến thức, rèn

luyện các kỹ năng toán học và kỹ năng ứng dụng toán học vào thực tiễn;

- Dạy học môn toán có nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh;

- Dạy học mơn tốn có nhiệm vụ giáo dục thế giới quan, giáo dục tình

cảm, thẩm mỹ và các đức tinh cần thiết của người lao động;

- Trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục đại trà, dạy học môn toán cần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu toán học cho học sinh, một yếu tố quan trọng tạo nguồn đào tạo người lao động có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Dạy học mơn tốn có vị trí rất quan trọng ở trường phổ thông, vì nó là

môn học làm nền tảng cho nhiều môn học khác Tính trừu tượng cao độ, tính

thực tiễn phố dụng của toán học cùng với tính lôgic chặt chẽ đã làm nên sức mạnh của toán học, làm cho phương pháp toán học có thê xâm nhập và phát

huy hiệu quả trong mọi lĩnh vực khoa học và cuộc sống của xã hội loài người

Trong nhà trường, những tri thức và kĩ năng tốn học trở thành cơng cụ để

học tập các mơn học khác

Mơn Tốn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung

của giáo dục, góp phần phát triển nhân cách cho học sinh

Để hoàn thành nhiệm vụ dạy học môn Toán, người thầy giáo cần nắm được các phương pháp dạy học, các kỹ thuật tổ chức quá trình nhận thức cho

Trang 18

dạy học khác nhau, phát huy mặt mạnh của mỗi phương pháp để đạt được

hiệu quả dạy học cao nhất, hoàn thanh các mục tiêu đề ra 1.2.2 Đối mới phương pháp dạy học mơn tốn

Các phương pháp đạy học truyền thống có từ lâu đời và đã phát huy

hiệu quả đào tạo nhiều thế hệ thanh thiếu niên thành những người làm chủ nguồn tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế

hệ khác phát triển xã hội loài người Tuy nhiên khoa học, công nghệ ngày một phát triển và đổi mới Chỉ với những phương pháp dạy học truyền thống là không đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại Đổi

mới phương pháp đạy học ngày càng trở nên nhu cầu bức thiết đối với ngành

giáo dục ở tất cả các quốc gia trên thế giới

Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước Cơng cuộc đổi mới nền sản xuất này đã đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục Điều đó đòi hỏi cần có những thay đổi về nội dung và phương pháp dạy học

Sự cấp thiết của việc cần đổi mới phương pháp dạy học đã được chỉ rõ trong các văn bản mang tính pháp lý của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và

Đào tạo Đối với dạy học mơn tốn, định hướng chung của việc đổi mới

phương pháp dạy học là: cần tạo cơ hội cho người học học tập trong hoạt

động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo Vận dụng định hướng chung đó, trong dạy học cần thực hiện các định hướng cụ thé sau:

- Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của hoạt động học tập

- Xây dựng tình huống có vấn đề, có dụng ý sư phạm cho học sinh học tập trong học tập và bằng hoạt động hoặc trong giao lưu

- Dạy việc học, dạy tự học thơng qua tồn bộ quá trình dạy học - Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học

- Tạo niềm tin, lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản

Trang 19

- Xác định vai trò mới của người GV với tư cách người thiết kế, ủy thác

và điều khiển

Tóm lại việc đổi mới phương pháp đạy học là hết sức cần thiết và cần phải quan tâm, nhất là đối với những người làm giáo dục Trong tình hình

hiện nay, đối mới phương pháp dạy là yếu tố mang tính then chốt dé nang cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Đối mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học đang được xác định theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức

của học sinh Do đặc thù của khoa học toán, việc tích cực hóa hoạt động nhận thức trí thức toán học có những đặc thù và những khó khăn nhất định Tuy

nhiên, để tồn tại và phát triển, các cơ sở giáo dục toán học cho học sinh nhỏ

tuổi hay cho người lớn tuổi cũng cần tiến hành quá trình đổi mới phương

pháp day học Phải dạy cho học sinh cách học, cách kiến tạo kiến thức cho mình để có thể tiếp tục quá trình tự học sau khi rời ghế nhà trường

1.2.3 Đối mới phương pháp dạy học mơn tốn trong các trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề

Việc dạy học mơn tốn ở các lớp BTVH trong các trung tâm Giáo dục thường xuyên luôn gặp những khó khăn do nhiều yếu tố tạo nên Dạy cho người lớn thì khó khăn đầu tiên là kiến thức nền tảng do học đã lâu nên quên đi quá nhiều Phương thức học lại là vừa làm vừa học, mà thường yếu tố “làm” luôn chiếm hầu hết quỹ thời gian nên yếu tô “học” luôn bị bỏ qua nhiều

khâu trong tiến trình học Sự không liên tục của quá trình học đã làm cho người học luôn bị hồng kiến thức Từ những khó khăn đó, yếu tố hứng thú cũng giảm theo ngày tháng

Dạy học cho các thanh, thiếu niên ở các lớp BTVH thì khó khăn đầu tiên là ý thức học tập kém Hầu hết những học sinh này đều có trình độ thấp trong các kỳ tuyến sinh Nguyên nhân của trình độ thấp này là vì ý thức học tập của các học sinh này từ lớp đưới đã không tốt, ý chí vươn lên yếu nên kết

Trang 20

các học sinh này là rất nhiều Không đổi mới phương pháp dạy học thì hiệu

quả dạy học sẽ rất thấp

Qua tổng kết thực tiễn, việc đổi mới phương pháp đạy học mơn tốn ở

các lớp BTVH trong các trung tâm giáo dục thường xuyên và đạy nghề cần

thực hiện theo định hướng sau:

- Kết hợp vừa dạy hiến thức mới vừa ôn tập, củng cố kiến thức cũ Trong khi dạy học kiến thức mới phải chú ý lấp lỗ hổng kiến thức nền tảng cho học sinh Học sinh không thể kiến tạo nên kiến thức mới khi kiến thức nền tảng còn bị thiếu hụt Đó là nguyên tắc mang tính định hướng và quy trình thực

hành trong đạy học cho học sinh BTVH, cho học sinh yếu

- Tăng cường công tác thực hành Phương thức vừa giảng, vừa luyện là thích hợp cho nhiều loại đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu Tổ chức hoạt động thực hành toán học sẽ giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của kiến thức,

giúp họ nắm được quy trình thao tác Dần dần từ việc thành thạo quy trình

thao tác, học sinh năm chắc kiến thức học được, tạo cơ sở cho việc kiến tạo

nhận thức trong thời điểm sau đó

- Tạo niềm lạc quan, củng cố niềm tin cho học sinh trong quá trình nhận

thức Phương châm “chậm mà chắc”, “hôm nay chỉ dạy cho học sinh những

điều mà họ có thể nhận thức được để ngày mai học sinh học được những điều

quy định trong chương trình” là cơ sở định hướng dạy học cho học sinh yếu,

kém, trong đó có học sinh BTVH Chỉ khi học sinh hiểu được những kiến thức được học thì mới có niềm tin để thực hiện tiếp quá trình học tập tiếp theo

1.3 Tiềm năng hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học mơn tốn 1.3.1 Nguồn gốc thực tiễn của Toán học

Toán học ra đời từ thực tiễn cuộc sống của xã hội loài người Nhiều

kiến thức toán học trong giai đoạn phát sinh toán học (trước thế kỷ VII trước

Trang 21

ra một số kiến thức như các số tự nhiên ra đời do nhu cầu đếm; các kiến thức

hình học sơ cấp ra đời do nhu cầu đo đạc; các phân số ra đời do có sự phân chia các vật chất cho nhiều người; số âm ra đời do có những hiện tượng, sự việc phải xét theo hai chiều ngược nhau; các kiến thức về điều kiện xác định

mặt phẳng phản ánh nhu cầu kê các đồ vật, Một số kiến thức toán học cao

cấp cũng phản ánh nhu cầu hoạt động thực tiễn của xã hội loài người Chắng hạn khái niệm đạo hàm tại một điểm phản ánh nhu cầu xác định vận tốc tại

từng thời điểm, kiến thức phép tính tích phân ra đời do nhu cầu đo diện tích các hình giới hạn bởi đường biên cong, Khi dạy học các kiến thức toán nếu giáo viên biết liên hệ kiến thức đó với thực tiễn nghề nghiệp sẽ có tác động đến nhận thức của học sinh

1.3.2 Tri thức toán học có khá năng vận dụng vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn

Ngay từ khi có những hiểu biết tốn đầu tiên, lồi người đã tìm cách ứng dụng vào thực tiễn Theo tư liệu lịch sử toán, Talet đã dùng kiến thức

lượng giác và hình đồng dạng để đo chiều cao của kim tự tháp, người Babylon đã biết lập ra các bảng tính số học để dùng vào việc tính toán phục vụ đời sống, người Trung Quốc đã biết dùng kiến thức số học để giải các bài toán về tính lời lãi trong buôn bán và phân chia lợi nhuận trong kinh doanh theo sự đóng góp vốn,

Ngày nay toán học đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống Trong mọi lĩnh vực, các trí thức tốn đã trở thành cơng cụ dé giải quyết

nhiều vấn đề được đặt ra Phương pháp toán học đã mang lại hiệu quả cao

trong nhiều lĩnh vực như điều khiển kinh tế, giải quyết vấn đề tối ưu hóa các quá trình, tối đa hóa lợi nhuận,

Khi phân tích sự đóng góp của toán học vào một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó cho học sinh là đã cung cấp những hiểu biết về nghề cho học sinh Sự

tập trung vào học toán cũng chính là việc chuẩn bị năng lực cho học sinh ứng

Trang 22

1.3.3 Thời lượng dạy học trên lớp là một lợi thế để làm công tác hướng nghiệp của mơn tốn

Cho đến nay thời lượng đạy học trên lớp của mơn tốn vẫn thuộc vào loại cao nhất Chính việc coi trong vi tri cua mơn tốn đã là một lợi thé dé tác động vào người học sinh Bằng kiến thức toán, bằng tư liệu thực tiễn nghề

nghiệp đưa vào trong các bài toán và bằng uy tín của người thầy giáo dạy toán, rõ ràng tác động hướng nghiệp của quá trình dạy học mơn tốn sẽ có hiệu quả nếu giáo viên có sự quan tâm thích đáng

Kết luận Chương 1

Trong chương | chung tôi đã trình bày một số vấn đề lý luận về nghề nghiệp và công tác hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường Các tư liệu cho thấy vai trò của công tác hướng nghiệp cho học sinh là rất quan trọng

trong hệ thống giáo dục quốc gia Nhiều nước trên thế giới đã triển khai hoạt

động hướng nghiệp cho học sinh từ giữa thế kỷ XX và đã thu được nhiều kết

quá Những kết qủa của công tác hướng nghiệp cho học sinh đã tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế của

đất nước Ở nước ta, Đáng và Nhà nước đã có những chủ trương chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong các trường học nhưng nhìn chung kết quả chưa được như mong muốn Đối với dạy học mơn tốn, tiềm năng hướng nghiệp của mơn tốn là khá lớn nhưng thực tế chưa được khai thác tốt Trong

tương lai, cùng với sự đối mới chương trình, nội dung, phương pháp đạy học

cũng cần có những đổi mới trong công tác chỉ đạo và đạo tạo giáo viên để có

thể tích hợp hoạt động hướng nghiệp với dạy học mơn tốn nói riêng, đạy học

các môn học nói chung, tạo nên sức mạnh tông hợp trong nhà trường để làm

Trang 23

CHUONG 2

KHAO SAT THUC TIEN CONG TAC HUONG NGHIEP CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MƠN TỐN TRONG CÁC TRUNG TAM GIAO DUC THUONG XUYEN VA DAY NGHE

(Khảo sát tại huyện đáo Phu Quốc)

2.1 Khao sat thực trạng kinh tế, xã hội tại huyện đáo Phú Quốc 2.1.1 Giới thiệu khái quát về huyện đảo Phú Quốc

Đảo Phú Quốc cùng với 26 đảo lớn nhỏ khác hợp thành huyện đảo Phú

Quốc Đảo Phú Quốc có điện tích 567 km” với chiều dài từ Bắc - Nam 50 km,

chiều rộng Đông — Tây 28 km Diện tích tự nhiên của huyện đảo Phú Quốc là

593 km” (gần bằng diện tích nước Singarpo) Huyện Phú Quốc nằm ở vị trí

cực Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng vịnh Thái Lan và cách hòn đảo gần nhất của Campuchia chưa đầy 5km, cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km

Phú Quốc có 10 đơn vị hành chính gồm 8 xã và 2 thị tran là Dương Đông và An Thới Trung tâm hành chính - kinh tế của huyện đảo Phú Quốc

đặt tại thị tran Dương Đông

Năm 2010, dân số toàn huyện là 92.574 người, trong đó số dân ở 2 thị tran là 57.570 người chiếm 57 % và số dân ở các vùng nông thôn là 43.430 người chiếm 43 % Hiện nay dân số của huyện đảo Phú Quốc ước tính là

101.000 người Mật độ dân số trung bình là 159,05 người / km”

Trang 24

Về điều kiện tự nhiên Phú Quốc có có biến, rừng núi, sông suối va dam

lầy, ao hồ

Biển Phú Quốc ấm áp quanh năm, là môi trường tốt cho nhiều loài hải sản sinh sôi phát triển Sinh vật biển Phú Quốc đa dạng và phong phú Phú Quốc có nhiều cá cơm là nguyên liệu để chế biến nên loại đặc sản nước mắm Phú Quốc

Phú Quốc có rừng, núi Độ che phủ cây xanh trên toàn đảo là 63% Phú

Quốc còn nhiều cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật sinh sống Dãy núi đài nhất của Phú Quốc có độ dài 30km Đỉnh núi cao nhất ở Phú Quốc có độ cao 603 m Phú Quốc có nguồn nước ngọt từ các sông, suối, ao hồ và nước ngầm đủ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển công

nghiệp, dịch vụ Phú Quốc có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đề phát triển

du lịch như hệ sinh thái rừng, đầm lầy và vùng ngập mặn, các con suối như Suối Tranh, Suối Tiên, Suối Đá Bàn „ các bãi biển, các đảo nhỏ là những

thắng cảnh đẹp có tiếng

Với điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên thuận lợi và đa dạng, Phú Quốc

có tiềm năng, lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và là vị trí quan

trọng trong việc bảo vệ an ninh Quôc gia

Ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt dé án phát triển tổng thể huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Cơ cấu kinh tế của huyện đảo Phú Quốc đang có sự thay đồi: Khu vực I (nông - lâm - thủy sản) giảm từ 31,18% năm 2005 xuống còn 24,11% năm

2010; khu vực II (công nghiệp - XDCB) năm 2005 là 33,25% giảm xuống 26,63% năm 2010; riêng khu vực III (dịch vụ) tăng từ 35,576% năm 2005 lên

Trang 25

Du lịch được đầu tư và phát triển mạnh, đóng góp đáng kế vào tăng

trưởng kinh tế của huyện, nhiều dự án về dịch vụ du lịch được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hố, bưu chính viễn thơng được đầu tư nhằm phục vụ tốt hơn, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Công nghiệp - xây dựng, giao thông vận tải tiếp tục phát triển Xây dựng cơ bản được quan tâm đây nhanh tiến độ Nhiều công trình trọng điểm đang được đầu tư xây dựng như cảng biển Quốc tế An Thới, cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc, cầu đường các tuyến Dương Đông - Cửa Cạn, Dương Đông - Cửa Lấp, Dương Đông - Bãi Thơm Đến nay đã hoàn thành các quy hoạch về giao thông, du lịch, thuỷ sản, thương mại và quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm, khu đô thị, khu chức năng,

Năm 2010 khối lượng hàng hóa vận chuyền đạt 4,17 triệu tắn tăng gấp 3,95 lần so với năm 2005; trong đó vận chuyên hàng hóa đường bộ năm 2010

đạt 2,4 triệu tấn tăng 2,42 lần; đường biển đạt 1,75 triệu tấn tăng 2,65 lần; bình quân mỗi năm tăng 21,53%

Khối lượng hành khách vận chuyền năm 2010 đạt 2,82 triệu lượt tăng 33,97% so năm 2005; đường biển năm 2010 đạt 1,2 triệu lượt tăng gấp 2 lần năm 2005; đường hàng không tăng 72,97%; bình quân mỗi năm tăng 11,58%

Nhìn chung, trong những năm qua ngành vận tải trên địa bàn huyện tăng trưởng khá nhanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xây dựng của địa phương Trên bộ, nhiều phương tiện vận chuyên cả hành khách lẫn hàng hóa

Trang 26

GDP nông - lâm - thuỷ sản đạt 233 ty đồng Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng hàng năm 11,39%; sản lượng khai thác toàn ngành thuý sản cuối năm 2010 đạt 105.000 tấn Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 tăng 1,66 lần so với năm 2005 Một số sản phẩm nuôi trồng phát triển như: ngọc trai, Ốc

hương, cá lông bè, cá sâu, cá chình nước ngọt,

Về nông nghiệp chủ yếu là trồng cây Hồ tiêu Diện tích trồng Hồ tiêu

hiện có toàn huyện khoản 300ha, sản lượng tiêu hạt năm 2010 đạt 900 tấn Đặc biệt theo định hướng Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ, một số nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất theo hướng trang trại, công ty cổ phan như trang trại nuôi cá sấu kết hợp thú hoang đã ở Bãi Thơm, trang trại nuôi heo rừng ở Suối Lớn xã Dương Tơ, sản xuất rau sạch với công nghệ cao tại xã Cửa Dương

Công tác bảo vệ và trồng rừng được tăng cường, tiếp tục thực hiện tốt

việc giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng Lâm nghiệp đang là một ngành đang được đầu tư phát triền

Về thu hút đầu tư đến nay đã cấp giấy chứng nhận đầu tư được 60 dự án với tông vốn đầu tư là 46.350 tỷ đồng và 172 dự án đã có chủ trương đầu

tư nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư Số lượng doanh nghiệp tiếp

tục phát triển khá nhanh về số lượng và quy mô, đến cuối năm 2010 trên địa bàn huyện Phú Quốc có 1.002 doanh nghiệp, 169 chỉ nhánh và 32 văn phòng đại điện, với vốn đăng ký 20.548 tỷ đồng

Trang 27

Toàn huyện có 09 chỉ nhánh Ngân hàng đang hoạt động Tổng dư nợ

hàng năm của các ngân hàng gần 1.000 tỷ đồng

Tình trạng thiếu điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng chưa được khắc phục Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường,

vệ sinh an toàn thực phẩm còn tiềm ân những nguy cơ ảnh hưởng đến phát triên bên vững và đời sông của nhân dân

Năm 2010 huyện đã xây dựng hoàn thành bệnh viện 100 giường Toàn

huyện có 9 trạm y tế xã, trong đó 7 trạm đạt chuẩn quốc gia

Hoạt động truyền thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông phục vụ

công tác tuyên truyền đã đáp ứng một phần nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dan trén dao

Nguồn nhân lực có tay nghề ở huyện đảo Phú Quốc còn thiếu, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của địa phương

2.1.2 Tình hình giáo dục ở huyện đáo Phú Quốc

Tính đến năm học 2011 — 2012, toàn huyện có 30 trường (với 62 điểm)

phủ kín trên toàn huyện đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh các cấp từ Mầm non đến THPT Cụ thể: - Có 3 trường Mầm non; - Có I1 trường Tiểu học; - Có 4 trường THCS; - Có 9 trường TH —- THCS; - Có 03 trường THPT;

- Có § điểm Mầm non tư thục

Trang 28

Dat chuan phé cap tiéu hoc ding d6 tudi nim 2006, chuẩn phổ cập

THCS năm 2007, tỉ lệ trung bình huy động tré 6-14 tuổi đến lớp đạt 98%, tỉ lệ

cơng nhận hồn thành chương trình tiểu học 99%, tốt nghiệp THCS đạt 95% Có 100% giáo viên đạt chuẩn, tỉ lệ trên chuẩn bình quân đạt 70% 2.2 Thực trạng năng lực làm công tác hướng nghiệp và dạy nghề

cho học sinh của TTGDTX - DN Phú Quốc

2.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề Phú Quốc

Trung tâm GDTX Phú Quốc đặt thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Trung tâm GDTX Phú Quốc trực thuộc Sở GD và ĐT Kiên Giang Trung tâm được thành lập ngày 06/12/1987 theo quyết định số

136/UB-QD cua UBND tinh Kién Giang

Trung tâm GDTX Phú Quốc hiện có 21 cán bộ viên chức Trong đó có

18 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở hai lĩnh vực là dạy THPT hệ GDTX và dạy nghề cùng 03 CBQL Trong đó có 13 nam chiếm 61,9% và nữ chiếm 38,1% Cụ thể qua bảng sau (bang 1):

- CBQL: 03 người, chiếm 14,29%

- Dạy THPT hệ GDTX: 7 giáo viên, chiếm 33,3%

- Dạy nghề: I1 giáo viên, chiếm 52,4%

Tại Trung tâm, giáo viên có thâm niên công tác: - Dưới 5 năm là 7 người, chiếm 33,3%

Trang 29

Bảng 2: Đội ngũ cán bộ, giáo viên Đơn vị tính: Người

s Giới tinh Thâm niên công tác

Giáo leo Từ 5đến | Từ 11 năm

viên n ° Nam Nữ Dưới 5 năm 10 năm trở lên Ê [SL| % SL|Ị % |SL] % |SL| % |SL| % CBQL | 03 |02 66,67 01 | 33.3 | 0 0 03 | 100 Văn hóa | 7 | 4 5714, 03 |42/86| 02 | 28,57 | 03 | 42,86 | 02 | 42,86 Day | 11 | 7 63,64 4 |3636| 02 | 1818 | 7 | 6364| 02 |1818 nghê | | none 21 | 13 6248 8 | 37,51] 4 | 23,38 | 10 | 53,25| 7 | 53,68

Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của CBQL và giáo viên Trung tâm được thể hiện ở bảng 3

Bảng 3: Trình độ chuyên môn, chính trị của cán bộ, giáo viên Đơn vị tính: Người Đảng Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị viên Tống x Hoe

°8 | Thạc Cao | Cử | Trung | Sơ

Cao ĐH | CĐ | TCCN | THPTỊ[ , , | Nam | Nir

si cap |nhan| cap | cap

hoc

21 0 ol 14) 5 01 0 0 01 4 16) 5 5

2.2.2 Nhiệm vụ cúa TTGDTX - DN Phú Quốc theo quy định

Trung tâm hoạt động theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày

30/07/2008 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Cụ thé:

- Dạy công nghệ, kỹ thuật ứng dụng, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho HS THCS và THPT trên địa bàn huyện Phú Quốc

- Bồi dưỡng giáo viên cho các trường THCS, THPT về GD KTTH, hướng nghiệp

Trang 30

- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ GD đào tạo,

góp phần phân luồng HS sau THCS và THPT

- Dạy THPT hệ BTVH (hay còn gọi là hệ GDTX) cho HS, cán bộ, công chức có nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hoá

- Dạy nghề thường xuyên, sơ cấp nghề cho người lao động có nhu cầu theo học

- Dạy Ngoại ngữ - Tin học các trình độ

- Thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho HS, thanh thiếu niên và các đối tượng khác khi có nhu cầu

2.3 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh ở huyện đáo Phú Quốc

2.3.1 Tình hình chung về hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở

huyện đáo Phú Quốc

Nhiệm vụ giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh được quy

định thực hiện ở trong tất cả các trường học Ở bậc tiểu học học sinh cần làm

quen với các công việc nhẹ nhàng đề tự phục vụ bản thân mình và giữ gìn vệ sinh, môi trường sống của gia đình, nhà trường Ở bậc trung học học sinh làm quen với các công việc lao động đơn giản, học nghề thủ công và kỹ thuật theo quy định của chương trình giáo dục

Tuy nhiên thực tế trong nhiều năm nay, ở Phú Quốc cũng như ở nhiều

địa phương khác, các hoạt động lao động của học sinh trong trường học chưa được chú ý thực hiện đầy đủ Có nhiều lí do dẫn đến tình trạng này Trước hết, điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ lao động ở hầu hết các trường đều không đảm bảo, nguồn công việc phù hợp với tuổi học sinh trong nhà trường không phải lúc nào cũng sẵn có, kinh phí mua sắm nguyên vật liệu để triển

Trang 31

Hoạt động hướng nghiệp trong những năm qua chỉ được thực hiện dưới

hình thức phối hợp giữa các trường trung học cơ sở, các trường trung học phổ thông với TTGDTX và DN Hoạt động hướng nghiệp cho hoc sinh ở các trường trung học phô thông, trung học cơ sở thực hiện thông qua dạy học các

môn kỹ thuật theo quy định của chương trình Việc hướng nghiệp cho học

sinh thông qua dạy học các môn văn hóa nhìn chung còn yếu Vào các địp chuẩn bị thi tuyển sinh đại học và cao đăng các trường trung học phổ thông có

tiến hành tư vấn cho học sinh làm hồ sơ dự thi nhưng nhìn chung chưa thực

sự có hiệu quả Việc kết hợp giữa các trường trung học phố thông và trung học cơ sở với TTGDTX va DN lam cong tac day nghé, thi lấy chứng chỉ nghề cho học sinh tuy thực hiện thường xuyên nhưng thực tế sau khi có chứng chỉ không có nhiều học sinh đi vào học các nghề đã được cấp chứng chỉ Hoạt

động hướng nghiệp chủ yếu thực hiện ở TTGDTX và dạy nghề Phú Quốc

Bảng 4: Học sinh hệ BTVH hiện học tập tại TTGDTX— DN Phú Quốc được khảo sát Đơn vị tính: người Giới tính Học lực KHÓI | Sĩ số Nam Nữ Khá, giỏi | Trung bình | Yếu, kém SL | % |SL| % SL|% |SL| % |SL| % 10 250 | 141 | 56,4 |109 43,6 27 |10,8| 107 | 42,8 |116 | 46,4 11 144 | 84 | 58,33] 60 | 41,67) 12 | 8,33} 49 | 34,03 | 83 | 57,64 12 106 | 71 | 66,98} 35 | 33,02 9 | 8,49} 30 | 28,31 | 67 | 63,2 TC 500 | 296 | 59,2 | 204 | 40,8 48 | 9,6 | 186 | 37,2 | 266 | 53,2

Số HS thực hiện khảo sát qua bảng 3 là 500 em, trong đó:

- HS nam là 296 em, chiếm 59,2% - HS nữ là 204 em, chiếm 40,8%

Trang 32

- Kha, giỏi là 48 HS, chiếm 9,6% - Trung bình là 186 HS, chiếm 37,2%

- Yếu, kém là 266 HS, chiếm 53,2%

Về sức khóe: 100% HS có sức khỏe tốt

2.3.2 Khảo sát nguyện vọng của HS khi học xong THPT

Qua khảo sát, chúng tôi thu được các số liệu:

* Về định hướng sau khi tốt nghiệp THPT

- Có 207 HS, chiếm 41,4%, muốn được tiếp tục đi học cao hơn Trong đó có 136 HS, chiếm 27,2% mong muốn học CD; 71 HS, chiếm 14,2% mong muốn học ĐH

- Có 156 HS, chiếm 31,2% muốn được đi học nghề rồi đi làm để phụ giúp gia đình

- Có 83 HS, chiếm 16,6 % là chưa có suy nghĩ và dự định gì cho tương lai sau này

* Nhận thức của học sinh về sự cân thiết học nghề phổ thông

Bằng câu hỏi: “Theo bạn, học nghề phổ thông tại Trung tâm GDTX Phú Quốc có cần thiết đối với bạn không?” và chúng tôi đã nhận được 432 ý kiến chiếm 86,4% HS cho rằng là cần thiết và rất cần thiết, chỉ có 6§ ý kiến chiếm 13,6% cho rằng là bình thường

* Nhận thức về mục đích học nghề phổ thông

Trả lời cấu hỏi: “Mục đích học nghề phổ thông tại Trung tâm GDTX

Phú Quốc để làm gì?” học sinh được hỏi đưa ra câu trả lời như sau: dé được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT với 366 ý kiến chiếm 73,2% HS; để tìm hiểu về nghề nghiệp va lựa chọn hướng đi cho tương lai có 134 ý kiến

chiếm 26,8% HS

Từ khảo sát trên, chúng tôi thấy rằng có một thực tế đang tồn tại trong việc lựa chọn nghề phổ thông trong khi đang học THPT là không nhằm nâng

Trang 33

nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mà chủ yếu là để cộng điểm khi dự thi tốt nghiệp THPT

* Về các nghè được học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp phố thông

Hiện nay, các ngành được học sinh ưa chuộng nhất là CNTT, Du lịch, Nhà hàng - Khách sạn, Kinh tế, Tài chính, Y được hoặc những ngành được

nhà nước bao cấp học học phí, được cấp học bồng, sinh hoạt phí, nơi ở trong trường học (an ninh quốc phòng, sư phạm) Các ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng khai thác chế

biến thủy hải sản, không được học sinh ưa thích chọn lựa * Về nguôn thông tin giúp HS chọn nghề

Khi đưa ra cho 1546 học sinh THPT câu hỏi: “Những nguồn thông tin nào đã giúp bạn có được những hiểu biết nhất định về ngành nghề mà bạn sẽ lựa chọn trong tương lai?” chúng tôi có bảng sau:

Bảng 5: Nguồn thông tin giúp HS chọn nghề Đơn vị tính: Ý kiến x ` ‘ Tong số

TT Nguồn thông tin cung cap SốHS %

1 | Đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến nghề nghiệp 173 11,2

2_ | Hỏi bố mẹ, anh chị 169 10,9

3_ | Quan sát mọi người làm việc trong nghề đó 167 10,8

4_ | Hỏi bạn bè thân thiết 166 10,7

5_ | Xem tivi, quảng cáo 163 10,6

6_ | Tra cứu qua mang Internet 161 10,4

Trang 34

Có thể thấy rằng sách bao, tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng,

Internet là nguồn cung cấp thông tin phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên

Qua bảng trên có thể nhận thấy cho đến nay ảnh hưởng của nhà trường

đối với việc định hướng lựa chọn nghề tương lai của học sinh là chưa nhiều

(20%) Lý giải cho điều này theo chúng tôi có các nguyên nhân sau:

- Do áp lực từ chương trình giảng dạy quy định nên trên lớp cả giáo viên bộ môn và GVCN đều chưa quan tâm đúng mức hướng nghiệp cho học sinh

- Các giờ sinh hoạt hướng nghiệp và hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp thường chưa được thực hiện đầy đủ, thiếu sự kiểm tra nên hiệu quả thấp

- Thời lượng dành cho công tác hướng nghiệp còn quá ít (từ năm học

2008 - 2009, Bộ GD và ĐT quy định chỉ còn 9 tiết/năm)

- Việc phát huy ý nghĩa học nghề phố thông của HS THPT tại các Trung tâm GDTX chưa được gia đình quan tâm đầy đủ Đa số cha mẹ HS và

HS xem việc học nghề phô thông là yếu tố phụ, việc học chỉ nhằm tìm kiếm tối đa hai điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT

- Việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN, định

hướng nghề nghiệp còn quá ít

- Điều kiện tiếp xúc của học sinh với các cơ sở sản xuất, nơi sử dụng lao động với các nghề cụ thể, gần như chưa đáng kể Thực tế học sinh chưa hiểu nghề, chưa hiểu về thế giới nghề nghiệp; về những khả năng, sự phù hợp

của các nghề với đặc điểm tâm sinh lý, với khả năng của bán thân

Nhu cầu tìm hiểu thông tin của HS về thế giới nghề nghiệp, cũng như

về bản thân là một yếu tố quan trọng Vì vậy việc tư vấn, hướng nghiệp, định

Trang 35

Bang 6: Nguyén vong dugc trang bi kién thire vé nghé cia HS THPT Don vi tinh: Nguoi HS STT Nội dung Trả lời % 1 Rat muon 362 72,4 2 Có cũng được 138 27,6 3 Không cần thiết 0 0 Tống cộng 500 100

Nêu so sánh theo giới tính chúng tôi nhận thây, sô HS nam (193 chiêm 65,2%) có nhận thức về nghề cao hơn HS nữ (108 chiếm 52,9%)

Nếu so sánh sự hiểu biết về khái niệm nghề giữa 3 khối lớp, chúng tôi nhận thấy như sau:

- HS khối 10 hiểu biết và nhận thức đúng về nghề chiếm 54,4% - HS khối 11 hiểu biết và nhận thức đúng về nghề chiếm 67,4% - HS khối 12 hiểu biết và nhận thức đúng về nghề chiếm 64,2%

Nhìn vào số liệu này có thể thấy HS khối 11 có nhận thức về nghề cao, đây cũng là điều dé hiểu vì trong năm học lớp 11, các em được học Nghề phổ

thông tại Trung tâm GDTX Phú Quốc, ngoài việc được cộng điểm ưu tiên khi

thi tốt nghiệp PTTH, các em còn thường xuyên tiếp xúc trong môi trường nghề nghiệp, tiếp xúc với thầy cô có nhiều kinh nghiệm trong công tác tu van, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp nên nhận thức nghề có chuyền biến

Trang 36

Bảng 7: Nhận thức của HS THPT về các lĩnh vực thiếu nhiều lao động nhất Đơn vị tính: Ý kiến Tong so STT Các lĩnh vực : Y kién % 1 | Công nghiệp: 710 49,8 - Công nhân kỹ thuật lành nghề trình độ Trung cấp 203 14,2 - Kỹ sư: 507 35,6 + Xây dựng 206 14,5

+ Thiết kế - Trang trí nội thất 87 6,1

+ Công nghệ thông tin 214 15,0 2 | Kinh tế - Tài chính: 369 25,9 - Tài chánh - Kế toán 117 8,2 - Ngan hang 138 9/7 - Bưu chính viễn thơng 114 §,0 3 |GD và ĐT: 148 10,4

- Giáo viên mầm non 76 5,3

Trang 37

Bảng 8: Dự kiến lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân huyện Phú Quốc định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Đơn vị tính: Người Định ` À „ Tâm nhìn TT Ngành nghề hướng 2020 2015 Dân số 150.000| 180.000 Tổng số lao động 70.000| 100.000 A_ | Nông - Lâm nghiệp 3.200 4.000 B_ | Thủy sản 1.200 1.800 C Công nghiệp xây dựng 1.000 1.500 D_ | Dịch vụ 17.700 23.500 1 Thương nghiệp, sửa chữa, khách sạn, nhà 3.000 5.000 hàng

2 Vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng 1.500 2.000

Trang 38

Bảng 9: Dự kiến nhu cầu trình độ lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân huyện Phú Quốc định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 TT Ngành nghề Định hướng ' Tầm nhìn 2015 2020 Dân sô 150.000 180.000 Tổng số lao động 70.000 100.000 Lao động đã qua đào tạo: 37.830 46.650 - Sau ĐH 30 50 - DH, CD 5.800 8.600 - Trung cấp chuyên nghiệp 12.000 15.000 - Đào tạo nghề 20.000 23.000

1 Nông - Lâm nghiệp; số lao động

Lao động đã qua đào tạo: 1.135 1.720

- Sau DH 15 20

- DH, CD 120 150

- Trung cap chuyén nghiép 400 600

- Dao tao nghé 600 950

2 Thuy sản; sô lao động

Lao động đã qua đào tạo: 633 1.002

- Sau ĐH § 12

- DH, CD 95 145

- Trung cấp chuyên nghiệp 155 280

- Đào tạo nghề 375 565

3 Công nghiệp xây dựng; số lao động

Lao động đã qua đào tạo: 901 1.304

- Sau ĐH 28 35

Trang 39

- DH, CD 146 256 - Trung cấp chuyên nghiệp 312 455 - Đào tạo nghề 415 558

4 Dich vụ; sô lao động

Lao động đã qua đào tạo: 569 889 - Sau ĐH 7 10 - DH, CD 58 105 - Trung cap chuyén nghiép 159 269 - Dao tao nghé 345 505 * Trong do: Thương nghiệp, sửa chữa, khách sạn, nhà hàng Lao động đã qua đào tạo: 783 995 - Sau ĐH 12 15 - DH, CD 95 158 - Trung cap chuyén nghiép 198 269 - Dao tao nghé 478 553 Nguôn: Chương trình phát triên nguôn nhân lực huyện Phú Quôc đên năm 2020

2.3.3 Kết quá hướng nghiệp của TTGDTX - DN Phú Quốc

Trãi qua hơn 22 năm xây dựng, với chức năng nhiệm vụ được giao là

GDHN, dạy công nghệ, kỹ thuật ứng dụng, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho HS THCS và THPT trên địa bàn huyện Phú Quốc Hàng

năm, Trung tâm thu hút trên 3.000 HS đến học nghề phổ thông, tìm hiểu và để được tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Trung tâm đã quan tâm và đào

Trang 40

nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Hàng năm trung bình có trên 200 công nhân có trình độ Sơ cấp nghề, có từ 100 đến trên 150 TCN ra trường đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương

Trung tâm đã quan tâm và thực hiện việc giảng dạy bổ túc trình độ

THPT và hiện nay là dạy THPT hệ GDTX cho HS, cán bộ, công chức có nhu

cầu học tập nâng cao trình độ văn hoá Hàng năm có trên 200 học viên theo

học tại Trung tâm

Trong những năm gần đây, hàng năm có trên 600 học viên theo học Tin

học và Ngoại ngữ tại Trung tâm

Các ngành nghề đào tạo của các hệ tại Trung tâm: Điện công nghiệp, Điện nông thôn, Điện tử, Điện lạnh, Cơ khí chế tạo, Vận hành và Sửa chữa

máy thủy, Sửa chữa xe gắn máy, Chế biến hải sản, Cắt may gia dụng, Kỹ

thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật làm bánh, Trang trí bánh kem, Tin học ứng dụng, Quản trị mạng máy tính, Sửa chữa máy vi tính, Kế toán doanh nghiệp

Số lượng HS được hướng nghiệp và dạy nghề trong 5 năm trở lại đây:

- GDHN cho HS THCS và THPT: 4.000 HS - Giảng dạy THPT hệ GDTX: 800 HS

- TCN: 400 HS

- Anh Văn - Tin học trình độ A,B: 1.500 học viên

- Nghề thường xuyên, Sơ cấp nghề: 2.000 học viên

2.3.4 Một số đặc điểm về tâm lý cúa người học Chương trình GDTX cấp THPT (HV là người lớn)

Ngoài học viên là thanh niên ở tuổi phổ thông, người học Chương trình GDTX cấp THPT còn có HV là người lớn rất đa dạng về độ tuổi, về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, về khả năng hiểu biết và kinh nghiệm vốn sống Phần đông trong số họ là người lớn Vì vậy, để thực hiện dạy học có

hiệu quả, GV cần lưu ý một số đặc điểm tâm lý thường gặp ở người học

Ngày đăng: 18/11/2014, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w