1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh

81 806 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 552,5 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU...1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ..

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận, tác giả đãnhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình củacác cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình

Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp

đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị Mai Phương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình hình thành và hoàn

thiện khóa luận

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo vàlãnh đạo các phòng ban trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh, cùng vớinhững người thân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thờigian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Do điều kiện thời gian và năng lực, khóa luận không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót và hạn chế Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý quý báu từcác nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo, bạn bè và bạn đọc

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2012

Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Thúy

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.1 Quản lý 4

1.1.2 Chức năng quản lý 6

1.1.3 Chức năng kế hoạch trong quản lý giáo dục 8

1.1.4 Kế hoạch 10

1.1.5 Đào tạo 11

1.1.6 Quản lý đào tạo 12

1.1.7 Chất lượng 12

1.1.8 Nâng cao chất lượng 14

1.1.9 Biện pháp quản lý 14

1.2 Vai trò việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng 15

1.3 Vai trò phòng Đào tạo trong quản lý Đào tạo của trường cao đẳng 16

1.4 Kế hoạch trong quản lý đào tạo 17

1.5 Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện chức năng kế hoạch tại trường cao đẳng 19

Kết luận chương 1 21

Trang 3

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KẾ

HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH 22

2.1 Khái quát về trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh và phòng Đào tạo 22

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 22

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức 23

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức 24

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo 24

2.1.5 Cơ cấu tổ chức của phòng Đào tạo 25

2.2 Thực trạng việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh 25

2.2.1 Khái quát quá trình khảo sát 25

2.2.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vai trò của việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo 26

2.2.3 Thực trạng việc xác định các mục tiêu trong hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh 26

2.2.4 Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh 28

2.2.5 Thực trạng triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh 33

2.2.6 Thực trạng kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch đào tạo của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh 36

2.3 Nhận xét khái quát về việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh .37

2.3.1 Những việc đã làm được 37

2.3.2 Những tồn tại 38

Trang 4

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 39

Kết luận chương 2 40

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH 41

3.1 Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp 41

3.1.1 Đảm bảo tính pháp lý 41

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 41

3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 42

3.1.4 Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán 42

3.2 Đề xuất một số biện pháp quản lý của Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh 43

3.2.1 Biện pháp 1: Tăng cường nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, các chuyên viên, các giảng viên về vai trò của việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo 43

3.2.2 Biện pháp 2: Trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản về quản lý Đào tạo cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý Đào tạo 44

3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường phối hợp giữa phòng Đào tạo với các khoa, bộ môn và các phòng ban khác có liên quan trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo 46

3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện chức năng kế hoạch 47

3.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và ứng dụng CNTT trong quá trình thực hiện chức năng kế hoạch 50

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 51

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả năng thực hiện của các biện pháp 53

Trang 5

Kết luận chương 3 56

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 57

1 Kết luận 57

2 Khuyến nghị 59

2.1 Đối với Bộ Lao động thương binh & Xã hội và UBND tỉnh Hà Tĩnh 59

2.2 Đối với lãnh đạo trường CĐNVĐHT 59

2.3 Đối với trưởng phòng đào tạo 59

2.4 Đối với chuyên viên Đào tạo 59

2.5 Đối với các khoa, bộ môn, các phòng ban có liên quan 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 63

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình về các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý 5

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản lý 8

Sơ đồ 2.1: Quy trình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo 33

Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra, đánh giá thực hiện KHĐT 50

BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ xác định các mục tiêu đào tạo của trường CĐNVĐHT 27

Bảng 2.2: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo đã xác định trong quản lý đào tạo tại trường CĐNVĐHT 30

Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến của sinh viên về mức độ rõ ràng, chi tiết và khả thi của kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo trong quản lý đào tạo tại trường CĐNVĐHT 32

Bảng 2.4: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo của phòng Đào tạo trường CĐNVĐHT 34

Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến của sinh viên về công tác triển khai các kế hoạch đào tạo của phòng Đào tạo - trường CĐNVĐHT 35

Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch đào tạo của phòng Đào tạo trường CĐNVĐHT 36

Bảng 3.1: Phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ, GV, NV về tính cần thiết và khả năng thực hiện của các biện pháp quản lý được đề xuất 53

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

trường Cao đẳng nghề (Ban hành kèm theo Quyết định số

02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội ),có tiêu chí 3 quy định đánh giá hoạt động dạy và học Như vậy,

hoạt động đào tạo cũng là hoạt động không kém quan trọng và là 1 trong 9 tiêuchí để đánh giá một trường Cao đẳng nghề là trường chuẩn

Đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, khoahọc công nghệ, mỗi cơ sở giáo dục nói chung và trường đại học, cao đẳng nóiriêng đều phải chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động nhàtrường, trong đó hoạt động đào tạo là hoạt động chủ đạo Hoạt động đào tạo làmột hoạt động trung tâm, giữ vai trò nòng cốt Vì vậy cần nâng cao chất lượngthực hiện chức năng kế hoạch trong QLĐT, công việc này phải được tiến hànhthường xuyên, liên tục qua từng khóa đào tạo, năm học và học kỳ

Chất lượng công tác QLĐT đã có nhiều thành công và tiến bộ trên một sốmặt Tuy nhiên, chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong QLĐT ở cáctrường đại học, cao đẳng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém gây ảnh hưởng tới quátrình giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên Đáng quan tâm là chấtlượng, hiệu quả các KHĐT còn chưa cao, chưa đáp ứng được những đòi hỏingày càng cao về quá trình giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên

Hiện nay, việc thực hiện chức năng kế hoạch trong QLĐT ở các trườngđại học, cao đẳng bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế.Điều này có thể thấy rõ ở trường CĐNVĐHT mặc dù đã có nhiều thành công,nhưng đứng trước yêu cầu của thực tiễn về hoạt động đào tạo, chương trình đàotạo, lịch công tác giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên thì vẫn còn một

số hạn chế Xuất phát từ thực tiễn ấy, tác giả chọn đề tài “Biện pháp nâng caochất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường Cao

Trang 10

đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh ” làm khóa luận tốt nghiệp với hy vọng từ kếtquả nghiên cứu thu được đề xuất được biện pháp nhằm góp phần nâng cao chấtlượng QLĐT bậc Cao đẳng nghề ở trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năng

kế hoạch trong quản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thực hiện chức năng kế hoạch trongquản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

3.2 Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lýĐào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

3.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thựchiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt –Đức Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể: Hoạt động quản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề

Việt – Đức Hà Tĩnh

4.2 Đối tượng: Việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào tạo

tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Trong điều kiện thời gian cho phép, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việcthực hiện chức năng kế hoạch đào tạo của phòng đào tạo trường Cao đẳng nghềViệt – Đức Hà Tĩnh 3 năm trở lại đây.( chỉ nghiên cứu quản lý đào tạo ở mảngCao đẳng nghề chính quy tập trung)

6 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứusau:

Trang 11

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

6.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

6.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

6.2.1 Phương pháp quan sát

6.2.2 Phương pháp điều tra

6.2.3 Phương pháp chuyên gia

6.2.4 Phương pháp toán thống kê

7 Cấu trúc khóa luận

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG:

Chương 1: Cơ sở lý luận việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào

tạo tại trường Cao đẳng nghề

Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào tạo

tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

Chương 3: Một số biện pháp quản lý của phòng Đào tạo nhằm nâng cao chất

lượng thực hiện chức năng kế hoạch đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt –Đức Hà Tĩnh

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ

ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Quản lý

Thuật ngữ “ Quản lý ” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất của hoạtđộng này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình

“ quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ ổn định”, quá trình “lý” gồm

sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “ phát triển” Nếu người đứngđầu tổ chức chỉ lấy việc “ quản” làm chính thì tổ chức dễ bị trì trệ, ngược lại chỉquan tâm đến việc “ lý” thì sự phát triển của tổ chức không bền vững Do vậy,người quản lý phải luôn xác định và phối hợp tốt, sao cho trong “ quản” phải có

“ lý” và trong “ lý” phải có “ quản”, làm cho trạng thái của hệ thống luôn ở trạngthái cân bằng động

Vậy quản lý chính là quá trình giữ gìn sự ổn định để phát triển và sự pháttriển phải tạo ra được thế ổn định của hệ

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ quản lý được định nghĩa

là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” [15; tr.20]

Quản lý là một hoạt động tất yếu nảy sinh khi có lao động chung củanhiều người, cùng theo đuổi một mục đích Quản lý vừa là khoa học, vừa lànghệ thuật Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, tác giả chỉ đề cập đếnmột số khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “ Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động, nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến” [10, tr.14]

Trang 13

Tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,

có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh

tế v.v bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng “ [3, tr.7].

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý

là tác động có hướng đích, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục đích của tổ chức” [2, tr.1].

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản quản lý là sự tác động liên tục có

tổ chức, có định hướng, có hướng đích của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổchức quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho

tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức

Quá trình tác động này được mô hình hóa như sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình về các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý

Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức, là nơitạo ra các tác động quản lý Đối tượng quản lý là toàn bộ nguồn lực của tổ chức,toàn bộ thành viên của tổ chức…chịu sự tác động quản lý Công cụ quản lý là

Phương phápquản lý

Công cụquản lý

Mục tiêu

Đối tượng quản lý Chủ thể

quản lý

Trang 14

phương tiện tác động có thể là mệnh lệnh (ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ, quyếtđịnh (thông qua văn bản hoặc không bằng văn bản), các văn bản luật, chínhsách, chương trình…Phương pháp là cách thức tác động của chủ thể quản lý lênkhách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Phân loại theo nội dung và

cơ chế tác động có 3 phương pháp quản lý chủ yếu là: Phương pháp tổ chứchành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp tâm lý xã hội

Mục tiêu quản lý là trạng thái được xác định trong tương lai của đối tượngquản lý hoặc của một số yếu tố cấu thành nó Trạng thái được xác định là mongmuốn có thể có (tất yếu), có tính khả thi Mục tiêu có thể do chủ thể quản lý ápđặt, song cũng có thể do sự cam kết giữa chủ thể và đối tượng quản lý để xácđịnh Sự tham gia của đối tượng quản lý vào việc xác định mục tiêu sẽ có ảnhhưởng đến hiệu quả quản lý Thực tế quản lý của nhiều tổ chức khác nhau đãchứng minh rằng hiệu quả quản lý một tổ chức sẽ cao nếu tổ chức đặt các mụctiêu của mình trên cơ sở của sự hòa nhập giữa các nhu cầu và mục đích của các

cá nhân, các nhóm khác nhau trong tổ chức với nhu cầu và mục đích của tổchức Vì vậy sự chia sẻ các mục tiêu của một tổ chức của đối tượng quản lý làmột nhân tố quan trọng góp phần quyết định hiệu quả quản lý một tổ chức

là những phạm trù cơ bản, chiếm vị trí then chốt của quá trình quản lý

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [9; tr.58]

Trang 15

Có nhiều cách hiểu về các chức năng quản lý nhưng về cơ bản đều thốngnhất với 4 chức năng cơ bản của quản lý đó là: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo -Kiểm tra

Kế hoạch: Kế hoạch là một chức năng quản lý và là khởi điểm của một

chu trình quản lý Kế hoạch là quá trình vạch ra các mục tiêu và quyết địnhphương thức đạt mục tiêu đó Khả năng thực hiện chức năng kế hoạch dựa trêncác kỹ năng nhận thức và ra quyết định của chủ thể quản lý

Tổ chức: Là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành

viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành côngcác kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức Chức năng tổ chức cực

kỳ quan trọng, nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điềuphối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực Nếu có kế hoạch tốt nhưng tổ chứckhông khoa học thì một tổ chức không đạt đến mục tiêu đã đề ra

Chỉ đạo: Chỉ đạo là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng đến các thành

viên trong tổ chức để công việc của họ hướng tới các mục tiêu chung đã đặt ra.Tức là chủ thể quản lý phải làm việc với các nhân viên, xem họ thực hiện cácnhiệm vụ của mình như thế nào và phải truyền đạt, thuyết phục về các mục tiêucũng như thúc đẩy họ đạt được các mục tiêu đó bằng nhiều biện pháp khác nhau

Kiểm tra: Kiểm tra là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích

hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của tổ chức Bằng cách thông qua cánhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động vàtiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Nhờ có kiểm tra màngười cán bộ quản lý có được thông tin để đánh giá được kết quả công việc vàkịp thời uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu

Các chức năng quản lý tạo thành một chu trình quản lý, chúng có mốiquan hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng qua lại nhau, khi thực hiện hoạt độngquản lý thì yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa

là điều kiện vừa là phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thể quản lý thực hiện

Trang 16

các chức năng quản lý và đưa ra các quyết định quản lý Thông tin là cơ sở củatri thức, là tài nguyên quan trọng nhất trong xã hội và là một nhu cầu cơ bản củacon người Chất lượng của các quyết định, hiệu quả của các hành động phụthuộc vào số lượng và chất lượng của thông tin.

Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản lý được thể hiện rõ ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản lý

1.1.3 Chức năng kế hoạch trong quản lý giáo dục

a Khái niệm

“Chức năng kế hoạch trong quản lý giáo dục là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đó”.[7, tr.5]

Chức năng kế hoạch có vai trò khởi đầu, định hướng cho quá trình quảnlý; là cơ sở để huy động các nguồn lực; là căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá quátrình thực hiện các mục tiêu

b Nội dung chức năng kế hoạch

Nội dung của chức năng kế hoạch thể hiện ở 4 hoạt động cơ bản sau:

- Xác định và phân tích mục tiêu quản lý giáo dục

Từ những căn cứ để thực hiện chức năng kế hoạch, các nhà quản lý có đủđiều kiện để xác định hệ thống mục tiêu cần thiết của từng cấp hoặc từng cơ sởgiáo dục Mục tiêu quản lý giáo dục là trạng thái được xác định trong tương laicủa đối tượng quản lý giáo dục hoặc của một số yếu tố cấu thành nó Hệ thống

Thông tin quản lý

Trang 17

mục tiêu quản lý giáo dục này cần thể hiện rõ hai nhóm mục tiêu cụ thể: đó lànhóm mục tiêu phát triển giáo dục và nhóm mục tiêu điều kiện để thực hiện mụctiêu giáo dục Xác định mục tiêu quản lý cần đảm bảo nguyên tắc SMARTER

Việc phân tích mục tiêu sẽ giúp cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu

và từ đó xác định đúng chiến lược hành động theo từng mục tiêu cụ thể Kỹthuật phân tích mục tiêu có thể có nhiều cách làm khác nhau, thông thường cácnhà quản lý có thể áp dụng pương pháp phân tích SWOT Từ đó có đủ cơ sở đểxác định hướng đi và biện pháp cần thực hiện tương ứng với các mục tiêu vàđiều kiện cụ thể

- Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu

Khi đã lựa chọn được các mục tiêu hoạt động và xác định chiến lược hànhđộng cho mỗi mục tiêu cụ thể, các nhà quản lý giáo dục cần tiến hành xây dựng

kế hoạch cho các hoạt động

Xây dựng kế hoạch (hay lập kế hoạch) là thiết kế trước các bước đi, biệnpháp thực hiện cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác địnhqua việc sử dụng hợp lý (tối ưu) những nguồn lực đã có và sẽ được khai thác

Lập kế hoạch có thể được tiến hành ở các cấp độ quản lý khác nhau

- Triển khai thực hiện các kế hoạch

Việc triển khai thực hiện các kế hoạch liên quan tới việc tổ chức thực hiệncác kế hoạch, bao gồm:

+ Tổ chức cho các lực lượng trong và ngoài đơn vị giáo dục quán triệtđược kế hoạch cần được triển khai về các vấn đề: mục tiêu cần đạt, bước đi, biệnpháp cần thực hiện, các nguồn lực được sử dụng và các chế độ chính sách hỗ trợ

+ Xây dựng lực lượng cốt cán trong việc triển khai từng hoạt động hoặctừng nhiệm vụ, trong đó làm rõ mối quan hệ từng bộ phận, cá nhân và cơ chếhoạt động

+ Triển khai, hướng dẫn và đôn đốc thực hiện các hoạt động cụ thể

Trang 18

+ Giám sát việc thực hiện các hoạt động và thường xuyên động viên khenthưởng hoặc có thể điều chỉnh kế hoạch hoặc các điều kiện, biện pháp hay bước đi.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Việc kiểm tra đánh giá cần được tiến hành đồng thời với việc lựa chọn cácmục tiêu và xây dựng các loại kế hoạch Theo đó việc kiểm tra đánh giá phải xácđịnh trước chuẩn mực được sử dụng để đánh giá việc thực hiện kế hoạch Nếuchuẩn mực thiếu rõ ràng hoặc không thể đo đạc được các kết quả thực hiện theo

kế hoạch thì cần điều chỉnh lại mục tiêu hoặc các chỉ tiêu cụ thể trong bản kếhoạch

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cần được sơ kết hoặc tổng kết

cụ thể Kết quả này được báo cáo trước tập thể và cơ quan quản lý cấp trên Khicần thiết có thể điều chỉnh lại ở các khâu để đảm bảo việc đạt được những mụctiêu cơ bản đã xác định

và thực hiện trong một thời gian được xác định” [16, tr.485]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “ Kế hoạch là một hệ thống các nhiệm vụ,

có mối quan hệ tổng thể với nhau và hướng đến một mục đích chung, có thời hạn và trình tự thực hiện theo những chương trình và biện pháp nhất định Kế hoạch là văn kiện Nhà nước có hiệu lực pháp luật bắt buộc phải thực hiện” [11,

tr.15]

Như vậy, có thể hiểu kế hoạch là những điều vạch ra một cách có hệ thống vềnhững công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với nguồn lực, cáchthức, trình tự, thời hạn tiến hành để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được

đề ra Khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên

Trang 19

liệu được các tình huống sắp xảy ra; phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân,

tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững “mũi tiến công” vàomục tiêu cuối cùng mình muốn hướng đến Bên cạnh đó, kế hoạch tạo cơ sở đểkiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện một cách dễ dàng

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả” [4, tr.45].

Như vậy, có thể hiểu đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năngnghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học để

họ trở thành người cán bộ, công dân, người lao động “có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh” [1, tr.21] Quá trình này diễn ra trong các cơ sở

đào tạo như: Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trườngdạy nghề theo một kế hoạch, chương trình, nội dung trong một thời gian quiđịnh cho từng ngành nghề cụ thể nhằm giúp cho người học đạt được một trình

độ nhất định trong lao động nghề nghiệp Đào tạo là một hoạt động đặc trưngcủa giáo dục nhằm chuyển giao kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác trongthiết chế tổ chức nhà trường

Trang 20

1.1.6 Quản lý đào tạo

Theo cách tiếp cận chức năng: QLĐT là quá trình phối hợp tất cả cácnguồn lực của cơ sở để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra quátrình đào tạo

Theo cách tiếp cận hệ thống, QLĐT bao gồm việc quản lý các thành tốcủa quá trình đào tạo như: Mục tiêu đào tạo, chương trình, nội dung, kế hoạch,phương pháp đào tạo, người dạy – người học, cơ sở vật chất và kết quả đàotạo… Dưới tác động của quản lý, các yếu tố này tùy thuộc vào yêu cầu đào tạotrong từng thời kỳ mà có những ưu tiên nhất định

Theo tác giả Nguyễn Đức Trí quá trình đào tạo đồng thời phải thực hiện

ba chức năng là giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong mối quan hệ tác động

và ảnh hưởng lẫn nhau nhằm cải biến nhân cách học sinh, sinh viên

Như vậy có thể hiểu QLĐT là sự tác động có ý thức nhằm điều khiển,hướng dẫn quá trình giáo dục, những họat động của cán bộ, giáo viên và họcsinh, sinh viên, huy động tối đa các nguồn lực khác nhau để đạt tới mục đích của

cơ sở đào tạo và phù hợp với quy luật khách quan

1.1.7 Chất lượng

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “ Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của sự vật và phân biệt nó với những sự vật khác” [13; tr.19]

Chất lượng là “ Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn

nhu cầu người sử dụng” ( Tiêu chuẩn Pháp – NFX 50 – 109)

Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự

việc Một định nghĩa “ Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” [5; tr.1] Mục

tiêu ở đây được hiểu một cách rộng rãi, bao gồm các sứ mạng, các mục đích;còn sự phù hợp với mục tiêu là đáp ứng mong muốn của những người quan tâmcần đạt được Tuy nhiên ý nghĩa thực tế của định nghĩa trên là ở chỗ xem xétchất lượng chính là xem xét sự phù hợp với mục tiêu

Trang 21

Theo tác giả Đặng Xuân Hải: “ Chất lượng được coi là sự phù hợp với sử dụng, sự phù hợp với mục đích, hay sự thỏa mãn khách hàng, hoặc sự phù hợp với yêu cầu Đạt chất lượng do xác định được nhu cầu, do thiết kế sản phẩm, do phù hợp với quy định, do bảo dưỡng sản phẩm” [6; tr.16]

Chất lượng sản phẩm là sự đánh giá của chủ thể sử dụng thông qua quátrình thực tiễn, thời gian mà sản phẩm phát huy, thể hiện các tính năng tác dụngcủa nó với đời sống chủ thể Trong thực tế, có các cách hiểu khác nhau về kháiniệm chất lượng, như “ Chất lượng” thường hay dùng theo quan niệm: Chấtlượng tương đối và chất lượng tuyệt đối

Từ những định nghĩa trên ta thấy, chất lượng là phạm trù triết học, nó biểuthị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì và có tính ổn địnhtương đối của sự vật nhằm phân biệt nó với sự vật khác Với các yêu cầu là cácnhu cầu và mong muốn, mong đợi của người sử dụng và các bên có liên quanđược công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán “Chất lượng” có một số đặcđiểm cơ bản sau:

- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của conngười Khi sản phẩm đáp ứng không đầy đủ hoặc không đáp ứng các nhu cầu,mong muốn đã được đề ra, định trước thì sản phẩm đó bị coi là không đạt chấtlượng, chất lượng kém Đây là kết luận có tính then chốt và là cơ sở để các nhà “sản xuất” định ra đường lối, chính sách và chiến lược kinh doanh của mình

- Nhu cầu, mong muốn của người sử dụng và các bên có liên quan luôn có

sự thay đổi, biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian,không gian, điều kiện sử dụng

- Khi xem xét, đánh giá chất lượng của một đối tượng, một sản phẩm cụthể ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sựthỏa mãn những nhu cầu cụ thể Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng

mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhucầu của cộng đồng, xã hội

Trang 22

- Những nhu cầu, mong muốn có thể được công bố dưới dạng văn bản thểhiện ở các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí … nhưng cũng có những nhu cầu khôngđược thể hiện rõ, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng hoặc có khi chỉ pháthiện ra trong chúng trong quá trình sử dụng.

- Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa cụ thể

mà có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình

1.1.8 Nâng cao chất lượng

Theo từ điển Tiếng Việt, nâng cao có nghĩa là đưa đối tượng lên một mứccao hơn

Nâng cao: là tác động thêm vào cái đã có thể làm cho nó thay đổi trạngthái theo hướng phát triển cao hơn, tăng hơn về số lượng và chất lượng

Vậy nâng cao chất lượng có thể được hiểu là những tác động nhằm đưanhững phẩm chất, giá trị của sự vật, sự việc, con người đạt đến trình độ ngàycàng cao hơn để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội

1.1.9 Biện pháp quản lý

a Khái niệm biện pháp:

Theo từ điển tiếng Việt (2001) thì biện pháp là: “ Cách làm, cách giảiquyết một vấn đề cụ thể” [31, tr.64]

b Biện pháp quản lý:

Để tồn tại con người phải lao động Khi xã hội phát triển thì xu hướng lệthuộc lẫn nhau trong cuộc sống và lao động cũng phát triển theo Vì vậy conngười có nhu cầu lao động tập thể, từ đó hình thành nên cộng đồng và xã hội.Trong quá trình hoạt động nói chung, để đạt mục tiêu, các cá nhân cần phải cócác biện pháp như: dự kiến kế hoạch, sắp xếp tiến trình hoạt động, tác động lênđối tượng bằng cách nào đó theo khả năng của mình … Đây cũng chính lànhững biện pháp quản lý giúp con người đi đến mục tiêu Trong quá trình laođộng tập thể lại càng không thể thiếu được các biện pháp quản lý như: xây dựng

kế hoạch hoạt động, sự phân công và điều hành công việc chung, sự hợp tác và

tổ chức công việc …

Trang 23

Trong khoa học quản lý hiện nay, có rất nhiều quan niệm về biện phápquản lý khác nhau:

- Có tác giả cho rằng: Biện pháp quản lý là sự tác động, chỉ huy điềukhiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng pháttriển hợp với quy luật, đạt mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý

- Tác giả nhất trí với quan niệm: Biện pháp quản lý là cách làm, cách giảiquyết những công việc cụ thể trong từng điều kiện cụ thể của công tác quản lýnhằm đạt được mục tiêu quản lý Nói cách khác, biện pháp quản lý là nhữngcách thức quản lý cụ thể trong những công việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tìnhhuống cụ thể

Cần lưu ý rằng: Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động

có thể có và có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thểquản lý để đạt mục tiêu quản lý đề ra

Như vậy phương pháp quản lý rộng hơn biện pháp quản lý

Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý thông quacác phương pháp quản lý và biện pháp quản lý Như vậy phương pháp quản lý

và biện pháp quản lý là nội dung cơ bản của quản lý

1.2 Vai trò việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng.

Kế hoạch cho ta một cách tiếp cận hợp lý tới các mục tiêu chọn trước, lập

kế hoạch là một nhiệm vụ cốt yếu nhất của người quản lý Xây dựng kế hoạchđào tạo (KHĐT) là một nhiệm vụ cốt yếu của các cơ sở giáo dục nói chung vàcác trường Cao đẳng nói riêng KHĐT ở các trường Cao đẳng bao gồm kế hoạchtuyển sinh, kế hoạch tổ chức đào tạo (giảng dạy, thi kiểm tra kết thúc học phần,xét điều kiện tốt nghiệp và thi tốt nghiệp, cấp phát văn bằng…), KHĐT toànkhóa, KHĐT năm học, kế hoạch học kỳ Hoạt động đào tạo ở các trường Caođẳng muốn diễn ra thông suốt, có hiệu quả thì cần phải có KHĐT có chất lượng,khả thi Vì vậy, việc thực hiện chức năng kế hoạch trong QLĐT ở các cơ sở giáo

Trang 24

dục nói chung và các trường Cao đẳng nói riêng có vai trò quan trọng và đòi hỏi

sự đổi mới một cách mạnh mẽ

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch thể hiện ở 4 điểm sau đây:

- Giảm bớt độ bất định và giúp các trường Cao đẳng ứng phó với nhữngthay đổi từ bên ngoài Trong thực tế hoạt động dạy và học ở các cơ sở giáo dụctương đối ổn định, song những bất định và thay đổi ngay trong hoạt động nàykhông phải là không xảy ra do những yếu tố bên trong và bên ngoài nằm ngoài

sự kiểm soát của chúng ta làm cho việc xây dựng KHĐT trở thành một tất yếu.Nếu chúng ta có KHĐT chúng ta sẽ chủ động hơn và giảm thiểu độ bất định

- Tập trung sự cố gắng và sự chú ý của mọi người vào các mục tiêu Dotoàn bộ KHĐT là nhằm đạt được các mục tiêu của cơ sở cho nên chính KHĐT

sẽ tập trung sự chú ý của mọi người vào các mục tiêu Các trường Cao đẳngđang thực sự gặp phải các vấn đề về chất lượng đào tạo, thì họ phải thông quaviệc xây dựng KHĐT để định hướng đào tạo, thậm chí cần phải định kỳ sửa đổi

và bổ sung KHĐT để đạt được mục tiêu đã định

- Tạo khả năng thực hiện công việc một cách kinh tế: việc thực hiện chứcnăng kế hoạch sẽ cực tiểu hóa chi phí vì nó chú trọng vào các hoạt động hiệuquả và sự phù hợp KHĐT thay thế cho sự hoạt động manh mún, không đượcphối hợp bằng sự nỗ lực có định hướng chung, thay thế luồng hoạt động thấtthường bởi một luồng đều đặn và thay thế những sự phán xét vội vàng bằngnhững quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng

- Giúp cho trường Cao đẳng đó thuận lợi hơn trong công tác kiểm tra hoạtđộng giảng dạy, học tập của giảng viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi đánhgiá kết quả học tập của sinh viên để đánh giá đúng chất lượng

1.3 Vai trò phòng Đào tạo trong quản lý Đào tạo của trường cao đẳng.

QLĐT là nhiệm vụ trung tâm của phòng Đào tạo QLĐT bao gồm quản

lý công tác tyển sinh, kế hoạch đào tạọ, kết quả học tập, học bổng, học phí, cấpphát bằng trong đó KHĐT được coi là một trong những khâu quan trọng của

Trang 25

quá trình QLĐT và đơn vị đầu mối thực hiện là phòng Đào tạo Phòng Đào tạo

có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng, quản lí, tổ chức, triển khai thực hiệncông tác đào tạo, bao gồm kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy

và chất lượng giảng dạy theo quy chế đào tạo của Bộ Trong đó, xây dựngKHĐT là một trong những khâu quan trọng của phòng đào tạo KHĐT bao gồm

kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo được xây dựng theo khóa học, năm học,học kỳ KHĐT có một vai trò hết sức quan trọng, xây dựng KHĐT chính xáctrong một khóa học và giữa các khóa học sẽ đảm bảo cho quá trình đào tạo đượcvận hành một cách thông suốt không bị ách tắc và nâng cao được hiệu quả sửdụng nguồn lực từ cơ sở vật chất, phòng học, thư viện đến nguồn lực conngười bao gồm các cán bộ giảng dạy, các cán bộ quản lý đào tạo, các cán bộphòng ban nghiệp vụ

Thông thường các phòng đào tạo của các trường Cao đẳng đều có chứcnăng quản lý công tác đào tạo, xây dựng KHĐT toàn khóa, KHĐT năm học, kếhoạch học kỳ Như vậy, nhiệm vụ đào tạo là nhiệm vụ chính và khâu xây dựngKHĐT là khâu quan trọng vì nó tạo sự vận hành thông suốt cho cơ sở giáo dục

và tạo nề nếp, kỷ cương cho hoạt động dạy và học của GV, SV

1.4 Kế hoạch trong quản lý đào tạo

* Phân loại kế hoạch

- Theo thời gian: kế hoạch dài hạn (10,15 năm); kế hoạch trung hạn (5, 7năm); kế hoạch ngắn hạn (2, 3 năm); kế hoạch năm, quý, tháng, tuần

- Theo mục tiêu: kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến thuật, kế hoạch tácnghiệp

- Theo nội dung công việc: kế hoạch phát triển đội ngũ, kế hoạch pháttriển cơ sở vật chất, kế hoạch đào tạo

- Kế hoạch đào tạo: KHĐT toàn khóa, KHĐT năm học, kế hoạch học kỳ.Trong QLĐT, phòng Đào tạo thường xây dựng KHĐT toàn khóa, KHĐTnăm học, kế hoạch học kỳ

Trang 26

Kế hoạch đào tạo (KHĐT) toàn khóa: là chương trình sử dụng dựa trêntừng ngành, là một bản mô tả tiến trình thực hiện các học phần có trong chươngtrình đào tạo theo quy chế đào tạo KHĐT toàn khóa thể hiện cho cả khóa học,các học phần được sắp xếp theo từng học kỳ và phải đảm bảo điều kiện tiênquyết cho mỗi học phần KHĐT cho một khóa học phải bám sát chương trìnhđào tạo và nguồn lực đào tạo (giảng viên, cơ sở vật chất và tài chính) Kế hoạchphải được triển khai từ đầu khóa học trên website của cơ sở đào tạo KHĐTcàng chi tiết, càng chính xác thì càng an toàn và hiệu quả trong hoạt động đàotạo của cơ sở đào tạo.

Kế hoạch đào tạo năm học: là kế hoạch mô tả tiến trình học tập của cáckhóa trong một năm học theo đúng quy chế đào tạo KHĐT của một năm họcthực chất là kế hoạch hoạt động của cơ sở đào tạo trong năm học đó Kế hoạchbao gồm trình tự thời gian về các hoạt động đào tạo ngoài ra còn thời điểm diễn

ra các hội nghị, hội thảo về đào tạo và nghiên cứu khoa học Kế hoạch phải đượcthiết kế trước ít nhất 3 tháng của một năm học mới và được triển khai ngay từđầu năm học trên website và bảng tin của cơ sở đào tạo

Kế hoạch học kỳ: là cụ thể hóa KHĐT toàn khóa và KHĐT năm học Nhờ

kế hoạch này, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức triển khai các hoạt động đào tạođược đúng tiến độ, đầy đủ nội dung và khối lượng đào tạo của một khóa học vànăm học Kế hoạch học kỳ cũng thường xuyên phải được thiết kế sớm trước ítnhất 2 tháng và phải được triển khai trước mỗi học kỳ ít nhất 2 tuần trên bảng tincủa cơ sở đào tạo kể từ thời điểm bắt đầu học kỳ, có như vậy mới đủ thời gianphổ biến, điều chỉnh và hoàn thiện Kế hoạch học kỳ luôn luôn phải đạt đượccác yêu cầu chính sau đây:

- Đảm bảo tính chính xác tên từng môn học, từng giờ học, buổi học, ngàygiờ, năm tháng, địa điểm, giảng viên chịu trách nhiệm từng học phần

- Đảm bảo tuân theo đúng KHĐT của khóa học hay chương trình đào tạo,phù hợp với kế hoạch năm học đã thiết kế

- Đảm bảo khả năng kiểm tra, thanh tra, thực hiện triển khai

Trang 27

1.5 Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện chức năng kế hoạch tại trường cao đẳng.

* Đảm bảo tính pháp chế và linh hoạt

- Luôn luôn tuân thủ đúng các văn bản: chương trình đào tạo, nội quy, quychế, KHĐT đã được ban hành

- Tuyệt đối thực hiện theo đúng các văn bản quy định như: Điều lệ mẫu

trường dạy nghề (Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy (Ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 05 năm 2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội).

- Trường hợp thay đổi chương trình, KHĐT hay áp dụng linh hoạt quychế, cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo phải có ýkiến phê duyệt của Ban giám hiệu

- Các văn bản QLĐT được soạn thảo theo các quy định hiện hành, khôngđược phóng tác, cần cụ thể, không được chung chung để có thể hiểu theo nghĩanào cũng được

- Kế hoạch đào tạo một khi đã ban hành là có tính pháp chế (KHĐT là

một quyết định của cán bộ QLĐT), mọi người có trách nhiệm thực hiện KHĐT đó.Song vì môi trường khách quan và bản thân nhà trường chịu nhiều biến động chonên có thể có một số chỉ tiêu phản ánh mục tiêu nào đó khó đảm bảo hoặc có thểvượt quá làm mất cân đối chung thì ta cần phải điều chỉnh, đó là tính linh hoạt

* Đảm bảo qui định về thời gian: Công tác tổ chức giảng dạy và học tập

là hai mặt liên quan mật thiết, được thực hiện theo một KHĐT công bố trướcthời gian đào tạo để giảng viên và sinh viên chuẩn bị Đối với kế hoạch học kỳthì hạn chế tối đa việc thay đổi trong kỳ đó, do đó phải coi trọng công tác xâydựng KHĐT, lập KHĐT phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và khả thi

Trang 28

* Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

- Tính khoa học thể hiện ở chỗ khi xây dựng và triển khai KHĐT phải chú

ý đến các quy luật chi phối sự vận động của đối tượng quản lý Nội dung củabản kế hoạch phải rõ ràng, cân đối được nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh đượcmục tiêu cần đạt, thể hiện nhiệm vụ trọng tâm và các nhiệm vụ ưu tiên Tínhkhoa học cụ thể của các bản kế hoạch còn thể hiện ở nhiệm vụ cụ thể, các chỉtiêu của kế hoạch phải rõ ràng, mức độ cụ thể, vừa đủ cho tương lai phát triểncủa nhà trường, đánh giá nhà trường và phải có cơ sở cho các tổ, các bộ phận, cá

nhân xây dựng được kế hoạch của mình “Phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối, chớ đem chủ quan của mình thay thế cho điều kiện thực tế” [8, tr.25]

- Tính thực tiễn thể hiện ở chỗ KHĐT phải khả thi, không xa rời hoàncảnh thực tế và công tác triển khai cần căn cứ vào thực tế nhà trường

- Khoa học là thuộc tính của kế hoạch nói chung và KHĐT nói riêng, sứcsống của một bản KHĐT nhiều hay ít là ở việc thực hiện nguyên tắc này tốt haychưa tốt Thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá KHĐT hợp lý Hai mặt khoa học vàthực tiễn làm tăng tính khả thi của KHĐT

* Đảm bảo tập trung – dân chủ

Tập trung – dân chủ là hai mặt của một nguyên tắc thống nhất không thểtách rời hoặc nhấn mạnh mặt này hay mặt kia Tập trung dân chủ là nguyên tắc

cơ bản của quản lý xã hội chủ nghĩa Kế hoạch nhà trường phải phối hợp tối ưu

cả hai mặt tập trung và dân chủ, thể hiện:

- Mở rộng dân chủ để xây dựng kế hoạch, tìm kiếm nguồn lực, sáng tạobiện pháp thực hiện kế hoạch

- Mở Hội nghị dân chủ về xây dựng và triển khai KHĐT để mọi ngườitrong tổ chức thể hiện ý kiến, nguyện vọng trong kế hoạch

* Đảm bảo tính liên tục phát triển

Liên tục, kế thừa, phát triển là đặc điểm của quá trình giáo dục KHĐT cótính liên tục phát triển thể hiện qua các mặt sau:

Trang 29

- Kế hoạch đào tạo tạo ra nhịp đều, liên tục (đảm bảo không có thời gianrỗng việc hoặc có thời gian nén quá nhiều việc).

- Kế hoạch đào tạo mới được lập ra dựa trên thành tích cũ, hướng vào thếmạnh và khắc phục những mặt còn yếu kém để liên tục phát triển

* Triển khai nghiêm túc kế hoạch đã được phê duyệt:

- Đầu khóa học, trường phải thông báo công khai về nội dung và kế hoạchhọc tập của từng chuyên ngành

- Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo công khai KHĐT năm học

- Đầu mỗi kỳ, trường phải thông báo công khai kế hoạch học kỳ trước ítnhất 2 tuần

- Không tự điều chỉnh, thay đổi, vận hành sai quy định…trong trường hợpcần thiết phải có văn bản hay bút phê của Ban giám hiệu

Kết luận chương 1

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận về chức năng kế hoạch, quản lý

và QLĐT đề tài đã làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản về: quản lý, chức năngquản lý, chức năng kế hoạch, kế hoạch, đào tạo, quản lý đào tạo, chất lượng,nâng cao chất lượng, biện pháp, biện pháp quản lý

Việc tìm hiểu các thuật ngữ có liên quan cũng như những cơ sở lý luận đểlàm tiền đề cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích thực trạng việc thực hiệnchức năng kế hoạch tại trường CĐNVĐHT hiện nay là rất quan trọng

Thực hiện chức năng kế hoạch là một hoạt động quan trọng trong hoạtđộng QLĐT ở các cơ sở giáo dục nói chung và trường cao đẳng nói riêng Việcthực hiện tốt chức năng kế hoạch góp phần quan trọng nâng cao chất lượng vàhiệu quả đào tạo của các trường cao đẳng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụctrong điều kiện hiện nay

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH

2.1 Khái quát về trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

Năm 1997: Chuẩn bị tiếp nhận dự án hỗ trợ đào tạo nghề tại Hà Tĩnh do

Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ;

Năm 1999: Thủ Tướng Chính phủ ký quyết định số 1072/1999/QĐ-TTg

về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường Dạy nghề Kỹ thuật Việt - Đức

Hà Tĩnh

Năm 2000: Dự án được triển khai thực hiện trên cơ sở kết quả trao đổi

công hàm giữa 2 Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàCHLB Đức (công hàm số 6072 BKH/KTDN Bộ KHĐT và công hàm số172/2000 Đại sứ CHLB Đức)

Năm 2002: Trường Dạy nghề Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh được thành

lập tại Quyết định số 919 QĐ/UB-TC ngày 3/5/2002 của UBND tỉnh Hà Tĩnh

Trang 31

Trường đã thực hiện tuyển sinh khóa I (2002-2004)

Năm 2007: Trường Cao Đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh được thành lập tại

Quyết định số 1871/QĐBLĐTBXH ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường DNKT Việt - Đức Hà Tĩnh

-Hiện tại Nhà trường đào tạo 10 chuyên ngành bậc Cao đẳng nghề; 10chuyên ngành bậc trung cấp nghề; Đào tạo hệ Bổ túc THPT và trung cấp nghề;

10 ngành đào tạo liên thông; liên kết đào tạo Đại học kỹ thuật hệ vừa làm vừahọc; 2907 sinh viên của cả 3 khóa là K.8, K.9, K.10; 98 cán bộ, GV, NV

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức

1 Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ởcác trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị chongười học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đủ sứckhoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục họclên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động Tổ chức dạy học hệ

bổ túc Trung học phổ thông và Đào tạo nghề; Đào tạo lái xe Mô tô, tổ chức thicấp GPLX mô tô hạng A1; Liên kết đào tạo nghề với các Trung tâm, các trườngtrong và ngoài tỉnh

2 Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, họcliệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo

3 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề

4 Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp,cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội

5 Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường

đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quyđịnh của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh

6 Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giaocông nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo

Trang 32

quy định của pháp luật.

7 Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề

8 Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp

9 Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người họcnghề trong hoạt động dạy nghề

10 Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham giacác hoạt động xã hội

11 Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề,nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính

12 Đưa nội dung giảng dạy về ngộn ngữ phong tục tập quán, pháp luật cóliên quan của Nhà nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liênquan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội

13 Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính củatrường theo quy định của pháp luật

14 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định

15 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩmquyền giao

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức

Lãnh đạo trường: Một hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng

Khoa chuyên môn: bao gồm 5 khoa

Phòng ban - trung tâm: bao gồm 5 phòng

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo

Giúp hiệu trưởng thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy hằng năm và kế

Trang 33

hoạch đào tạo dài hạn của nhà trường

- Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, họcliệu dạy nghề;

- Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấpbằng, chứng chỉ nghề;

- Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề;

- Quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ cho giảng viên

- Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu bảng về công tácgiáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chấtlượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Laođộng

- Thương binh và Xã hội, của cơ quan quản lý cấp trên và của hiệutrưởng

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của hiệu trưởng

2.1.5 Cơ cấu tổ chức của phòng Đào tạo

Phòng đào tạo trường CĐNVĐHT gồm 4 thành viên trong đó có 1 trưởngphòng và 3 chuyên viên

Trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý toàn diện các hoạt động của phòng vàtrực tiếp phụ trách một số mảng công tác khác Các chuyên viên thực hiệnnhiệm vụ theo sự phân công của trưởng phòng

2.2 Thực trạng việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh.

2.2.1 Khái quát quá trình khảo sát

Để điều tra thực trạng việc thực hiện chức năng kế hoạch trong QLĐT, tác

Trang 34

giả đã được các cán bộ Phòng Đào tạo nhà trường giúp đỡ tổ chức thực hiệnkhảo sát như sau:

- Xây dựng phiếu xin ý kiến cho 46 CBQL, GV và NV; 95 sinh viên của

cả 3 khóa gồm khóa 8, khóa 9 và khóa 10 Phiếu xin ý kiến gồm hai phần: câuhỏi đóng và câu hỏi mở để thu thập ý kiến nhận xét về thực trạng Mục đích củaphiếu nhằm thu thập mức độ thực hiện các hoạt động xác định mục tiêu, xâydựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, triển khai thực hiện kế hoạch và kiểm trađánh giá việc thực hiện kế hoạch

- Nghiên cứu hồ sơ quản lý: nghiên cứu 3 khóa gồm khóa 8, khóa 9 vàkhóa 10 trong 3 năm trở lại đây

- Phỏng vấn, trao đổi với cán bộ, nhân viên, giảng viên và sinh viên củanhà trường

- Quan sát việc xây dựng và triển khai thực hiện một số kế hoạch củaphòng Đào tạo

2.2.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vai trò của việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo

Nhận thức là cơ sở để hành động, nếu nhận thức đúng đắn thì sẽ có nhữnghành động phù hợp Hầu hết CB, GV, NV trường CĐNVĐHT đã đánh giá caovai trò của việc thực hiện chức năng kế hoạch trong QLĐT Kết quả điều tra thuđược như sau: Có 86,96% CB, GV, NV đánh giá ở mức độ rất cần thiết; 13,04%đánh giá ở mức độ cần thiết Như vậy, CB, GV, NV trong nhà trường đã đánhgiá rất đúng vai trò của việc thực hiện chức năng kế hoạch đây là một lợi thế,tiền đề quan trọng trong việc thực hiện các KHĐT trong nhà trường

2.2.3 Thực trạng việc xác định các mục tiêu trong hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh.

Thực trạng việc xác định mục tiêu cho các hoạt động đào tạo ở trường

Trang 35

CĐNVĐHT đã được thể hiện trong bảng sau:

Trang 36

Bảng 2.1: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ xác định các mục tiêu đào tạo của trường CĐNVĐHT

STT Nội dung Tốt Mức độ thực hiện (%) Trung bình Chưa tốt

1 Xây dựng mục tiêu cho các

2 Tính khả thi của các mục tiêu

độ chưa tốt; qua kết quả đánh giá này chứng tỏ nhà trường đã rất coi trọng, quantâm đến hoạt động này Qua quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ tác giả đã thấyrằng, việc xác định các mục tiêu của hoạt động đào tạo nhà trường đã căn cứ vàonhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh nhà; căn cứ vào nghịquyết của Đảng, Nhà nước và của ngành về phát triển nguồn lao động có trình

độ kỹ thuật, tay nghề Ngoài ra nhà trường cũng đã dựa trên những điều kiện cơ

sở vật chất hiện có và những điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực và quỹ thờigian để xác định các mục tiêu đào tạo Chính vì có những căn cứ đúng đắn màviệc xác định mục tiêu được thực hiện có hiệu quả cao, cụ thể khi đánh giá tínhkhả thi của hệ thống các mục tiêu có 71,74% CB, GV, NV đánh giá tốt; có19,57% đánh giá trung bình và chỉ có 8,7% đánh giá ở mức chưa tốt

2.2.4 Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo tại trường

Trang 37

Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh.

Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo

Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo là một trong nhữngkhâu quan trọng để giúp hoạt động đào tạo có nền nếp, đi đúng hướng, đạt đượcmục tiêu đào tạo đã đề ra Trường CĐNVĐHT với nhiệm vụ đã nêu trên, mỗi mộtchuyên ngành đào tạo Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo đã chỉ đạo, tổ chức và yêucầu các khoa trong toàn trường xây dựng chương trình khung hoàn chỉnh cho mỗichuyên ngành để trên cơ sở đó Hội đồng Khoa học nhà trường, Ban Giám Hiệu vàphòng Đào tạo xem xét, nghiên cứu, tổng hợp và tổ chức thực hiện các chươngtrình một cách khoa học, đáp ứng các nhu cầu đào tạo của xã hội Qua nghiên cứu

hồ sơ, quan sát, tác giả nhận thấy Phòng đào tạo đã xây dựng và triển khai thựchiện các KHĐT thuộc phạm vi công việc của mình như: KHĐT cho từng khóa họccủa từng ngành, từng năm học và từng học kỳ; Kế hoạch tuyển sinh trong năm học;

Kế hoạch các kỳ thi trong nhà trường như kế hoạch thi học kỳ, kế hoạch thi tốtnghiệp; Kế hoạch tổ chức hội giảng, thi học sinh giỏi

Nhìn chung, cán bộ chuyên viên của phòng Đào tạo khi xây dựng các bản

kế hoạch trên đã căn cứ vào các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của nhà trường, căn

cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của từng hoạt động để xây dựng kế hoạch Đối vớicác loại KHĐT này đều áp dụng theo quy trình 4 bước trong xây dựng như sau:

Bước 1: Xác định những căn cứ xây dựng kế hoạch

Bước 2: Phòng Đào tạo dự thảo xây dựng kế hoạch

Bước 3: Phòng đào tạo gửi KHĐT dự thảo tới các khoa kèm theo văn bản

xin ý kiến để hoàn thiện

Bước 4: Căn cứ ý kiến góp ý của các Khoa, Phòng đào tạo điều chỉnh kế

hoạch cho phù hợp và trình giám đốc Học viện ký duyệt

Mỗi loại kế hoạch, qui trình này được áp dụng cụ thể Chẳng hạn, trongbước 1 có sự khác nhau về các căn cứ để xây dựng như sau:

* Kế hoạch toàn khóa cần căn cứ vào:

Trang 38

- Chương trình đào tạo mới nhất năm 2008 được Ban giám hiệu nhàtrường ban hành

* Kế hoạch năm học cần căn cứ vào:

- Kế hoạch đào tạo toàn khóa

- Khung thời gian học tập các lớp: thời gian sinh hoạt đầu khóa, thời gianhọc tập, thời gian thi học kỳ, thời gian kiến tập, thực tập, giáo dục quốc phòng,hướng dẫn ôn tập cuối khóa của từng lớp

* Kế hoạch học kỳ căn cứ vào:

- Kế hoạch đào tạo năm học

- Thời gian thực tế của năm học

- Số đơn vị học trình, modul

- Số lượng giảng viên, sinh viên, lớp học

- Phòng học, cơ sở vật chất

* Kế hoạch thi học kỳ căn cứ vào:

- Kế hoạch đào tạo năm học

- Quy chế thi

- Thời gian đào tạo

- Số lượng các môn thi, cán bộ coi thi, sinh viên

- Phòng học, cơ sở vật chất

* Kế hoạch thi tốt nghiệp căn cứ vào:

- Kế hoạch đào tạo toàn khóa

- Quy chế thi, công nhận tốt nghiệp trong các trường Cao đẳng nghề,trung cấp nghề (ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày

24 tháng 05 năm 2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Trang 39

xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo đã xác định trong quản lý đào

tạo tại trường CĐNVĐHT

Mức độ thực hiện (%) Tốt Trung bình Chưa tốt

1 Các kế hoạch được xây dựng có

đáp ứng với mục tiêu đã đề ra 34,78 47,83 17,39

2 Sự phối hợp giữa phòng Đào tạo

với các khoa, bộ môn và phòng

ban khác

3 Xây dựng các kênh để cung cấp

các thông tin, số liệu phục vụ

công tác xây dựng kế hoạch đào

Sau khi xác định, lựa chọn được các mục tiêu cho các hoạt động đào tạo

và xác định chiến lược hành động cho mỗi mục tiêu cụ thể, việc xây dựng kếhoạch cho các hoạt động đó cần phải tiến hành nhanh chóng

Ta thấy rằng việc xác định được hệ thống mục tiêu đào tạo và xây dựngcác bản kế hoạch đáp ứng với mục tiêu đã đề ra là rất quan trọng Theo kết quảbảng trên nhận thấy có 34,78% CB, GV, NV đánh giá hoạt động này ở mức độtốt, có 47,83% đánh giá ở mức trung bình, có 17,39% đánh giá ở mức chưa tốt

Ta thấy rằng công việc này ở nhà trường thực hiện vẫn chưa được tốt, việc xâydựng các bản kế hoạch không phù hợp với mục tiêu đã đề ra sẽ làm cho các hoạt

Trang 40

động đào tạo của nhà trường đi chệch hướng Vì vậy yêu cầu đặt ra là có nhữngbiện pháp để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ lập KHĐTtrong nhà trường.

Như hoạt động của các cỗ máy muốn diễn ra nhịp nhàng đòi hỏi sự vậnhành tốt của các bộ phận, mắt xích Hoạt động đào tạo cũng vậy, để có nhữngcông việc được diễn ra một cách suôn sẻ phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữacác bộ phận, khoa chuyên môn, phòng ban Theo kết quả của việc điều tra tathấy khi đánh giá sự phối hợp giữa phòng Đào tạo với các khoa, bộ môn và phòngban khác trong công việc có 30,43% CB, GV, NV đánh giá ở mức độ tốt; 47,83%đánh giá ở mức độ trung bình; 21,74% đánh giá ở mức độ chưa tốt Sự phối hợpgiữa phòng đào tạo với các khoa, tổ bộ môn và các phòng ban khác trong việc xâydựng KHĐT chỉ ở mức trung bình khá Kết quả cho thấy cơ chế phối hợp vẫn cònnhiều hạn chế và chính điều này đã gây những khó khăn cho phòng đào tạo trongcông tác xây dựng kế hoạch Như vậy, cần đưa ra biện pháp phù hợp nhằm tăngcường cơ chế phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phòng đào tạo xây dựng được

kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu của các hoạt động đào tạo

Về việc xây dựng các kênh để cung cấp các thông tin, số liệu phục vụcông tác xây dựng KHĐT có 28,26% CB, GV, NV đánh giá ở mức độ tốt; 50%đánh giá ở mức độ trung bình; 21,74% đánh giá chưa tốt Từ đó ta thấy việc xâydựng các kênh để cung cấp các thông tin, số liệu phục vụ công tác xây dựngKHĐT chưa được thực hiện tốt, thực trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ

và chất lượng của việc xây dựng KHĐT Như vậy, cần đưa ra biện pháp tăngcường cơ chế phối hợp giữa phòng đào tạo và các phòng ban liên quan đảm bảocác thông tin, số liệu được cung cấp đầy đủ, kịp thời giúp công tác xây dựng kếhoạch được thuận lợi hơn

Trong xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo, sự phân công cụ thểchính xác đúng người đúng việc sẽ phát huy được năng lực sở trường của mỗingười, tăng hiệu quả công việc Khi đánh giá về hoạt động này có 34,78% CB,

Ngày đăng: 14/10/2014, 00:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đặng Quốc Bảo (2000), Bài giảng Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường:Một số hướng tiếp cận. Trường Cán bộ quản lý và đào tạo TW I, Hà Nộị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường:"Một số hướng tiếp cận
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2000
[2] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Mỹ Lộc (2004), Bài giảng: Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo T.W1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở khoahọc về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Mỹ Lộc
Năm: 2004
[3] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học của quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốcgia
Năm: 1997
[4] Nguyễn Minh Đường, Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo, Bộ GD và ĐT -Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo
[6] Đặng Xuân Hải ( 2000). Bảo đảm chất lượng chung và bảo đảm chất lượng GD&ĐT, trường cán bộ Quản lý và Đào tạo TW 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm chất lượng chung và bảo đảm chất lượngGD&ĐT
[7] Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương, Bài giảng khoa học quản lý giáo dục 1, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng khoa học quản lýgiáo dục 1
[9] Nguyễn Ngọc Quang (1988), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, tập bài giảng sau đại học, trường cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục, tập bàigiảng sau đại học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1988
[10] Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo TW1, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1990
[11] Thái Duy Tuyên (1997), Dự báo và kế hoạch hóa phát triển giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo và kế hoạch hóa phát triển giáo dục
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1997
[12] Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB từ điển bách khoa Việt Nam, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnbách khoa Việt Nam
Nhà XB: NXB từ điển bách khoa Việt Nam
[15] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
[19] Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy (Ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 05 năm 2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 05năm 2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội
[5] Trần Ngọc Giao. Một số yếu tố về quản lý chất lượng Giáo dục Khác
[8] Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập IV, NXB Sự thật, Hà Nội Khác
[13] Từ điển bách khoa Việt Nam ( 1995). Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Khác
[14] Từ điển Tiếng Việt thông dụng. Nhà xuất bản Giáo dục ( 1998) Khác
[18] Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 ban hành quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mô hình về các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Sơ đồ 1.1 Mô hình về các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý (Trang 9)
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản lý - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản lý (Trang 12)
Bảng 2.1: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ xác định các mục tiêu đào tạo của  trường CĐNVĐHT - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Bảng 2.1 Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ xác định các mục tiêu đào tạo của trường CĐNVĐHT (Trang 32)
Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến của sinh viờn về mức độ rừ ràng, chi tiết và khả thi của kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo trong quản lý đào tạo tại - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Bảng 2.3 Tổng hợp ý kiến của sinh viờn về mức độ rừ ràng, chi tiết và khả thi của kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo trong quản lý đào tạo tại (Trang 37)
Sơ đồ 2.1: Quy trình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Sơ đồ 2.1 Quy trình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo (Trang 38)
Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến của sinh viên về công tác triển khai các kế hoạch đào tạo của phòng Đào tạo - trường CĐNVĐHT. - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Bảng 2.5 Tổng hợp ý kiến của sinh viên về công tác triển khai các kế hoạch đào tạo của phòng Đào tạo - trường CĐNVĐHT (Trang 39)
Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch đào tạo của phòng Đào tạo - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Bảng 2.6 Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch đào tạo của phòng Đào tạo (Trang 41)
Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra, đánh giá thực hiện KHĐT - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Sơ đồ 3.1 Quy trình kiểm tra, đánh giá thực hiện KHĐT (Trang 55)
Bảng 3.1: Phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ, GV, NV về tính cần thiết và khả năng thực hiện của các biện pháp quản lý được đề xuất. - biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề việt – đức hà tĩnh
Bảng 3.1 Phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ, GV, NV về tính cần thiết và khả năng thực hiện của các biện pháp quản lý được đề xuất (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w