Bộ môn: Sinh học 11 CB Người soạn: Nguyễn Thị Thu ThảoNgày soạn: Lớp dạy: Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I.. - Kể tên được các hoocmôn chủ yếu ả
Trang 1Bộ môn: Sinh học 11 CB Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: Lớp dạy:
Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Nêu được vai trò của nhân tố di truyền trong sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Kể tên được các hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống và động vật có xương sống Đồng thời, nêu được vai trò của các hoocmôn đó
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích hình vẽ trong sách giáo khoa
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và nghiên cứu SGK
- Rèn luyện được kỹ năng khái quát hóa kiến thức
3.Thái độ:
- HS thấy được chế độ dinh dưỡng và luyện tập có ảnh hưởng đến sự tiết hoocmôn ở động vật
- Từ đó học sinh có ý thức ăn uống và vận động thân thể thường xuyên
II Chuẩn bị:
1.Giáo viên
- Giáo án
- PHT
“TÌM HIỂU CÁC HM ẢNH HƯỞNG ĐẾN ST VÀ PT Ở ĐVCXS”
Tên HM Nơi sản
HM
Sinh
trưởng
Thùy trước tuyến yên
-Kích thích sự phân chia tế bào, tăng kích thước của tế bào thông qua tăng tổng hợp protein -Kích thích sự phát triển của xuơng (xương dài và to ra )
-HM tiết ra ít ,làm giảm sự phân chia tế bào ,giảm số lượng và kích thước tế bào
-HM tiết ra nhiều ,tăng sự phân chia tế bào,tăng số lượng và kích thước tế bào
HM
Tyroxin Tuyếngiáp
Kích thích sự chuyển hóa tế bào, kích thích sự ST và PT bình thường của cơ thể
-Iốt là thành phần cấu tạo của Tyroxin.Nếu thiếu Tyroxin:
+Giảm các quá trình chuyển hóa ,giảm quá trình sinh nhiệt→chịu lạnh kém
+Bướu cổ ,trí tuệ chậm phát triển
Trang 2Ơstrogen
Buồng trứng
-Kích thích sự ST và PT mạnh trong giai đoạn dậy thì ở nữ:
+Tăng phát triển xương
+Kích thích phân hóa tế bào, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nữ (tiết sữa, nuôi con, hình thái, )
Rối loạn bài tiết HM Ơstrogen dẫn đến
cơ quan sinh dục phụ phát triển không bình thường, mất bản năng sinh dục
HM
Testosterol Tinh hoàn
-Kích thích sự ST và PT mạnh trong giai đoạn dậy thì ở nam : +Tăng tổng hợp protêin,phát triển mạnh cơ bắp
+Kích thích sự ST và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nam
Rối loạn bài tiết HM Testosterol dẫn đến cơ quan sinh dục phụ phát triển không bình thường, mất bản năng sinh dục
2 Hoc sinh
- Học bài cũ, xem trước bài mới
- Hoàn thành PHT giáo viên giao về nhà
III.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Biến thái là gì? Dựa vào biến thái người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu nào? Cho ví dụ ở từng kiểu?
- So sánh phát triển giữa không qua biến thái và qua biến thái hoàn toàn?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài học: Ở bài 37, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về sự ST và PT ở động vật Tuy nhiên trong thực tế ở người chẳng hạn, có những người ST và PT rất bình thường nhưng chúng ta cũng thấy những trường hợp người tí hon, người khổng lồ Tại sao lại như vậy? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự ST và PT ở động vật Để giải đáp điều này chúng ta
sẽ cùng nhau nghiên cứu bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT
TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
-Hãy kể tên một số nhân tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của động vật?
-Thức ăn, ánh sáng, nhiệt
độ, giống, hoocmôn,…
-Có rất nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của động vật Người ta
chia làm 2 nhóm chính:
Trang 3+Nhân tố bên trong
+Nhân tố bên ngoài
Vậy trong các nhân tố vừa nêu,
hãy phân loại đâu là nhân tố
bên trong? Đâu là nhân tố bên
ngoài?
-Nhân tố bên trong:
hoocmôn, giống -Nhân tố bên ngoài: thức
ăn, ánh sáng, nhiệt độ,
HĐ 1 Tìm hiểu các nhân tố
bên trong
PP: Vấn đáp+ PHT
-Hãy so sánh kích thước và
khối lượng, tuổi thọ, tốc độ lớn
của các loài động vật sau:
Cá heo: 9,5 mét; 10 tấn
Cá điêu hồng: 20cm; 1,2kg
-Rùa: vài trăm năm
Động vật nguyên sinh: vài giờ
-Gà công ngiệp 49 ngày:
2,6Kg
Gà ri 49 ngày: 1,6Kg
-Từ các ví dụ trên có nhận xét
gì về sự sinh trưởng và phát
triển giữa các loài động vật
khác nhau?
-Vậy sự sinh trưởng và phát
triển của loài là do yếu tố nào
quyết định không?
-Cá heo có khối lượng, kích thước lớn hơn so với cá điêu hồng
-Rùa có tuổi thọ lâu hơn so với động vật nguyên sinh -Gà công nghiệp có tốc độ lớn nhanh hơn so với gà Ri
- Mỗi loài có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau về khối lượng, kích thước, tuổi thọ, tốc độ lớn
-Là do nhân tố di truyền quyết định
I.Nhân tố bên trong: 1.Nhân tố di truyền:
- Mỗi loài có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau về khối lượng, kích thước, tuổi thọ, tốc
độ lớn Đó là do nhân tố
di truyền quyết định
5’
-Ở bài 35 chúng ta đã biết về
hoocmôn thực vật, hãy nêu khái
niệm hoocmôn thực vật?
-Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây
2 Nhân tố Hoocmôn: -Khái niệm Hoocmôn động vật:
Trang 4-Dựa vào khái niệm Hoocmôn
thực vật, hãy định nghĩa khái
niệm về hoocmon động vật?
-Hoocmon động vật là các hợp chất hữu cơ do cơ thể động vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống
-Hoocmon động vật là các hợp chất hữu cơ do
cơ thể động vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt đống sống
-Hoocmôn điều tiết hoạt động
sống nào của động vật?
-Hoocmon động vật điều tiết các hoạt động sống sau:
+Tham gia điều tiết sinh trưởng và phát triển của cơ thể
+Tham gia điều tiết TĐC
và NL của cơ thể +Tham gia điều tiết cân bằng bài tiết và quá trình sinh sản
-Vai trò của hoocmôn động vật:
-Tham gia điều tiết sinh trưởng và phát triển của
cơ thể -Tham gia điều tiết TĐC
và NL của cơ thể -Tham gia điều tiết cân bằng bài tiết và quá trình sinh sản
a Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
-yêu cầu HS quan sát hình và
cho biết: Có những Hoocmon
chính nào ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của
động vật có xương sống?
-Hoocmôn sinh trưởng, Tirôxin, Ơstrôgen, Testostêrôn
-Trong các loại Hoocmon đó,
loại nào là Hoocmon sinh
trưởng, loại nào là Hoocmon
sinh sản?
- Hoocmôn sinh trưởng, Tirôxin là Hoocmon sinh trưởng Còn Ơstrôgen, Testostêrôn là Hoocmon sinh sản
Hoàn thành PHT
GV cho đại diện nhóm trả lời
phần HM sinh trưởng và HM
Tyrôxin
-GV nhận xét, hoàn thiện đáp
án PHT và yêu cầu HS chữa
ngay vào vở
-Đại diện từng nhóm lên trả lời
PHT
Trang 51/ Hãy chỉ ra trường hợp nào là
do tuyến yên sản xuất ra quá ít
hoặc quá nhiều hoocmôn sinh
trưởng vào giao đoạn trẻ em?
-Người bé nhỏ là hậu quả
do tuyến yên tiết ra quá ít
HM sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em, còn người khổng lồ là hậu quả do tuyến yên tiết ra quá nhiều
HM sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em
2/ Tại sao tuyến yên sản xuất ra
quá ít hoặc quá nhiều hooc môn
lại gây ra hậu quả như vậy?
Tại vì:
+Nếu HM sinh trưởng tiết
ra ít vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến giảm phân chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào, kết quả là trẻ em ngừng lớn hoặc chậm lớn
+Nếu HM ST được tiết ra quá nhiều vào giai đoạn trẻ
em dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào (thông qua tăng tổng hợp protein và tăng cường phát triển xương), kết quả là cơ thể phát triển quá mức và trở thành người khổng lồ
3/ Tại sao trong thức ăn và
nước uống thiếu iôt thì trẻ em
sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn),
chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn,
trí tuệ thấp?
4/ Tại sao gà trống sau khi cắt
-Iôt là một trong 2 thành phần cấu tạo nên Tirôxin Thiếu Iot dẫn đến thiếu Tiroxin Do đó làm giảm chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào động vật và người chịu lạnh kém Thiếu Tiroxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ
em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp
-Tinh hoàn chính là nơi sản
Trang 6bỏ tinh hoàn thì phát triển
không bình thường: mào nhỏ,
không có cựa, không biết gáy
và mất khả năng sinh dục, ?
-GV: Chúng ta biết rằng chế độ
ăn uống và tập luyện thể dục
thể thao có ý nghĩa quan trọng
trong sự tiết HM của cơ thể , vì
vậy cần đảm bảo :
+ Chế độ ăn uống hợp lý ,
đầy đủ các chất dinh dưỡng
+ Thường xuyên luyện tập
thể dục
+ Làm việc và nghỉ ngơi
hợp lý
xuất Testosteron Mà Testosteron tiết ra có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sơ cấp và thứ cấp như: phát triển mào, cựa, thanh quản, ở động vật Vì vậy khi cắt bỏ tinh hoàn sẽ dẫn đến thiếu Testosteron nên gà trống sẽ phát triển không bình thường
b Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống:
-GV lấy ví dụ ở bướm Bướm
phát triển thông qua kiểu biến
thái nào?
-Biến thái hoàn toàn
-Vậy biến thái hoàn toàn là gì? -Là sự phát triển thông qua
nhiều lần lột xác và hình thái con non khác con trưởng thành
- Có những HM nào ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển
của động vật không xương
sống?
-Nơi sản xuất?
-Ecdixon và Juvenin
-Tuyến trước ngực
*HM Ecdixon:
-Nơi sản xuất: tuyến trước ngực
8’ -Tác dụng của HM Ecdixon? -Gây lột xác ở sâu
bướm,kích thích sâu biến -bướm,kích thích sâu biếnGây lột xác ở sâu
Trang 7-Nếu thiếu Ecdixon thì như thế
nào?
- Nơi sản xuất?
thành nhộng và bướm -Thiếu Ecdixon thì sâu không lột xác ,không biến thành nhộng và bướm được
-Thể Allata
thành nhộng và bướm
- Thiếu Ecdixon thì sâu không lột xác ,không biến thành nhộng và bướm được
*HM juvenin -Thể Allata
-Tác dụng của HM juvenin?
-Tác động của HM juvenin như
thế nào?
Hướng dẫn HS quan sát tranh:
-Mũi tên màu đỏ thể hiện nồng
độ Juvenin và sự nhạt dần của
nó thể hiện điều gì?
+Khi HM Juvenin ngừng tiết
sâu bướm biến thành nhộng và
bướm Vậy tác dụng sinh lý của
HM Juvenin là gì?
+Từ giai đoạn sâu bướm đến
trước khi biến thành nhộng cả
hai HM cùng tác động nhưng từ
giai đoạn nhộng đến trưởng
thành chỉ có HM Ecdixon tác
động Vậy tác dụng sinh lý của
HM Ecdixon là gì?
+ Nếu thiếu Ecdixon gây hậu
quả gì ?
+Nếu Juvenin ngừng tiết sớm
thì sao ?
+Nếu Juvenin tiết ra mãi gây
hậu quả gì ?
- Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm
-Khi Juvenin ngừng tiết sớm, sâu nhanh chóng biến đổi thành nhộng và bướm, sâu chóng già
-Juvenin tiết ra liên tục thì sâu buớm lột xác mãi ,không biến đổi thành nhộng và bướm
-Nồng độ juvenin càng ngày càng giảm
- Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm Khi Juvenin ngừng tiết sớm, sâu nhanh chóng biến đổi thành nhộng và bướm, sâu chóng già -Juvenin tiết ra liên tục thì sâu buớm lột xác mãi ,không biến đổi thành nhộng và bướm
Thí nghiệm Ecđixơn trên toàn
bộ hay chỉ 1 phần của nhộng
cũng đều gây biến thái
Nếu tăng Juvenin: Âu trùng
Trang 8không hóa nhộng và bướm
được
Nếu tăng Ecđixơn: Ấu trùng sẽ
biến thái sớm
4 Củng cố:
Câu 1: tác dụng của hoocmon tiroxin là:
A.Kích thích phát triển xương
B.Gây lột xác ở sâu, bướm
C.Ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhông vầ bướm
D.Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch
Câu 2: Ở giai đoạn trẻ em, nếu tuyến yên tiết quá nhiều hormone sinh trưởng sẽ:
A Trở thành người khổng lồ
B Chậm lớn hoặc ngừng lớn
C Trở thành người nhỏ bé
D Sinh trưởng và phát triển bình thường
5 Hướng dẫn bài tập về nhà:
− Yêu cầu HS trả lời các bài tập SGK
− Chuẩn bị cho bài học mới: Bài 39
IV.Rút kinh nghiệm: